Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam - Singapore

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam - Singapore

Một số nhận định tổng quát về tình hình giáo dục hiện nay:

Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã được xác định trong các văn kiện của Đảng:

- Về mục tiêu giáo dục: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

 

doc 26 trang Người đăng trvimsat Lượt xem 3776Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết Việt Nam - Singapore", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT
VIỆT NAM SINGAPORE
 Tác giả: Kiều Trọng Sỹ
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Võng Xuyên A 
 Phúc Thọ - Hà Nội
BÀI THU HOẠCH 
LỚP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
THEO CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VIỆT NAM-SINGAPORE
Hà Nội- 2010
 Tác giả: Kiều Trọng Sỹ
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Võng Xuyên A 
 Phúc Thọ - Hà Nội
 BÀI THU HOẠCH 
LỚP BỒI DƯỠNG HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
THEO CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT VIỆT NAM-SINGAPORE
Hà Nội- 2010
1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
1.1. Những thuận lợi, khó khăn
	* Thuận lợi
Một số nhận định tổng quát về tình hình giáo dục hiện nay:
Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đã được xác định trong các văn kiện của Đảng:
- Về mục tiêu giáo dục: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Về quan điểm chỉ đạo: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
- Các nhiệm vụ trọng tâm là: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập.
Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Giáo dục, Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 về thực hiện phổ cập trung học cơ sở (THCS) với mục tiêu là :
 Đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, phù hợp với thực tế Việt Nam, tiếp cận trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Vào năm 2010 tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS.
Đối với đội ngũ Nhà giáo và cán bộ Quản lý: Có lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề và những nỗ lực trong công việc. Đội ngũ này không chỉ truyền đạt các kiến thức chuyên môn, mà còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh, sinh viên; giải thích các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong nhân dân, trong xã hội. Những giáo viên công tác ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đóng góp to lớn vào sự nghiệp trồng người.
Những thuận lợi của đơn vị:	
Trường Tiểu học Võng Xuyên A được thành lập từ năm 1989 trên cơ sở tách ra từ trường PTCS xã Võng Xuyên. Tháng 05/2001 trường đón nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 (1996-2000). Hiện nay nhà trường được sử dụng khuôn viên với 9220 m2 với các khối nhà học với hai dãy nhà tầng được xây dựng khang trang, sân trường rộng rãi có cây xanh thoáng mát. Hệ thống tổ chức của nhà trường gồm: Cấp uỷ, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chuyên môn. Tuy vậy, vượt lên khó khăn, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt, nên năm học đầu tiên trường tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%, góp phần lớn vào công tác xoá mù chữ trên địa bàn xã Võng Xuyên.
 Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội của địa phương, những thiếu thốn, vất vả ban đầu của trường dần qua đi. Sau 20 năm kiên trì phấn đấu và trưởng thành, trường Tiểu học Võng Xuyên A đã có một cơ ngơi khá bề thế: đến năm học 2008-2009, trường đã có 24 phòng học, trong đó có 1 phòng Hội đồng, 1 phòng Thiết bị thư viện, 1 phòng Ban giám hiệu và Tài vụ, 1 phòng máy vi tính, và đang xây dựng thêm 12 phòng học , phòng chức năng nữa. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng, 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, có 16 giáo viên có trình độ Đại học, 10 CSTĐ cấp cơ sở trong nhiều năm liền. Chất lượng dạy và học ngày càng được khẳng định. Tỉ lệ học sinh giỏi, chất lượng học sinh đại trà ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, sau 3 năm thực hiện cuộc vận động 2 không của Bộ GD & ĐT, tỉ lệ học sinh hoàn thành CTTH của trường được nâng cao dần: năm học 2006 -2007 là 99 %, năm học 2007-2008 là 100% và năm học 2008-2009 là 100%.
	Song song với việc nâng cao chất lượng văn hoá, nhà trường thường xuyên chăm lo công tác giáo dục toàn diện cho học sinh; làm tốt công xã hội hóa giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao của trường luôn dành được giải cao trong Huyện. Với những thành tích đó, trường đã được Hội đồng Đội Thành phố tặng Bằng khen về phong trào hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và tặng Liên đội đạt Liên đội mạnh xuất sắc cấp Thành phố năm học 2008-2009. 
Với nhận thức “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, con người là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Cán bộ, giáo viên nhà trường luôn có ý thức nâng cao vai trò, trách nhiệm của người thầy trong thời đại mới. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự say mê, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, bằng các biện pháp trong quản lí dạy học, sự phối hợp giữa chuyên môn với Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và sự hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Phúc Thọ, trường TH Võng Xuyên A đã cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong những chặng đường xây dựng và phát triển.
 	20 năm xây dựng và phát triển, bề dày thời gian chưa phải là dài, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn so với nhiều trường tiểu học kh¸c, nhưng những thành quả ban đầu của trường đã khẳng định được vị thế của nhà trường, tạo được sự tin cậy trong lòng nhân dân và các bạn đồng nghiệp gần xa, là điểm sáng về giáo dục đào tạo của quê hương Võng Xuyên anh hùng.
Đặc biệt trong năm học 2008–2009 nhà trường đã được đón nhận nhiều thành tích đáng kể:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội khen ngợi đã có thành tích xuất sắc trong công tác Bồi dưỡng chu kì III;
+ UBND huyện Phúc Thọ tặng giấy khen cho đơn vị có thành tích tiên tiến xuất sắc cấp Huyện;
+ Liên đội đạt liên đội mạnh cấp Thành phố;
+ UBND huyện tặng giấy khen đơn vị có thành tích xuất sắc cấp trong công tác Bảo hiểm y tế học sinh;
	Khó khăn của đơn vị: 
Nhà trường còn thiếu phòng học chức năng, các thiết bị dạy học chưa đầy đủ. 
Giáo viên lớn tuổi còn hạn chế về việc sử dụng công nghệ thông tin.
1.2. Thời cơ thách thức:
 	* Thời cơ: 
Hiện nay kinh tế - xã hội (trong đó có giáo dục) ở mọi quốc gia trên thế giới đang đứng trước những thời cơ đang phát triển và các thách thức phải vượt qua. Đó là phải giải quyết có hiệu quả các mối quan hệ chủ yếu mang tính thời đại. 
 	Mục tiêu phát triển giáo dục: 
- Mục tiêu tổng thể phát triển giáo dục đến 2020: 
	Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.
- Mục tiêu cụ thể và phát triển giáo dục: 
	+ Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. 
	+ Chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo được nâng cao.
	+ Các nguồn lực cho giáo dục huy động đủ, phân bố và sử dụng có hiệu quả. 
- Mục tiêu phát triển giáo dục, phổ thông: 
	+ Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi được nâng cao và duy trì. 
	+ Đến năm 2010 có 63/63 tỉnh thành phố đạt chuẩn phổ cập THCS; Đến 2020 có 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ THPT. 
	+ Mạng lưới trường phổ thông được phát triển khắp toàn quốc.
 	* Thách thức: 
- Giữa toàn cầu và cục bộ; 
- Giữa phổ biến và riêng lẻ; 
- Giữa truyền thống và hiện đại; 
- Giữa dài hạn và ngắn hạn;
- Giữa trình độ phát triển phi thường về kiến thức và khả năng con người tiếp thu nó;
- Giữa trí tuệ và vật chất.
 Những yếu kém: 
- Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp. 
- Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền còn mất cân đối.
- Đội ngũ giáo viên vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ. 
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu.
- Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới; chậm hiện đại hoá. 
- Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. 
	Nguyên nhân: 
- Tư duy giáo dục chậm đổi mới. 
- Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Nhân lực và quản lý nhân lực giáo dục giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 
- Đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với mong muốn về yêu cầu chất lượng và hiệu quả. 
- Phương pháp và hình thức giáo dục chưa thật sự phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và kỹ năng sống cho người học. 
2. TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN HIỆN NAY, NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG PHỔ THÔNG PHẢI CÓ VAI TRÒ KÉP VỪA NHÀ LÃNH ĐẠO VỪA LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ. 
2.1. Nhà lãnh đạo: 
- Tạo sự thay đổi để thích ứng với thử thách. 
- Xác định tầm nhìn - định hướng tương lai. 
- Linh hoạt. 
- Nhà chiến lược.
- Tạo cảm hứng, truyền động lực, thúc đẩy. 
- Nhà kiến trúc sư, người huấn luyện việc đá bóng. 
2.2. Nhà quản lý: 
- Tạo sự ổn định để thực hiện mục tiêu. 
- Xác định và thực hiện theo kế hoạch. 
- Kiên định. 
- Nhà chiến thuật. 
- Tổ chức điều hành thực hiện. 
- Nhà quân sư. 
2.3. Các vai trò lãnh đạo và quản lý của người hiệu trưởng: 
- Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật chính sách. Điều lệ, quy chế giáo dục và thực hiện các quy định về mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông. 
- Hạt nhân thiết lập bộ máy tổ chức, phát triển, điều hành đội ngũ nhân lực. 
- Người chủ chốt trong việc tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất.
- Tác nhân xây dựng mối quan hệ giữa  ... o chuẩn của cán bộ quản lý, 100% có trình độ Đại học và Cở nhân về quản lý văn hoá giáo dục. 100% tổ trưởng chuyên môn có trình độ đại học.
	- 100% đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp.
	- Chất lượng đội ngũ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá xếp loại đạt Khá, Giỏi đạt từ 90% trở lên, không có Yếu, Kém.
	- 100% cán bộ giáo viên có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo CNTT phục vụ cho chuyên môn của mình. 
3.2. Học sinh
- Qui mô trường lớp:
	+ Số lớp: 24
	+ Số học sinh: từ 700-750 HS
- Chất lượng giáo dục:
	+ Đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của các bậc CMHS trong huyện Phúc Thọ và thành phố Hà Nội; học sinh không chỉ được học tập kiến thức mà còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá về kiến thức, hoạt động giao lưu, hoà nhập
	+ Học sinh được rèn luyện, hình thành thói quen về cách học, phương pháp học, tự học một cách chủ động tích cực.
	+ Trên 80% học sinh được xếp loại văn hoá Khá, Giỏi
	+ 100% học sinh được đánh giá Hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ. 
	+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản cần thiết nhất, có khả năng giao tiếp. 
	3.3. Cơ sở vật chất
	- Củng cố và tăng cường CSVC, tham mưu với cấp trên sửa chữa nâng cấp và xây mới hệ thống phòng học, phòng học chức năng
	- Tăng cường mua sắm thêm các thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại.
	- Xây dựng môi trường sư phạm trong sạch lành mạnh đảm bảo “ Xanh – Sạch - Đẹp “.
IV. Chương trình hành động
1. Xây dựng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
	- Làm tốt công tác qui hoạch đội ngũ, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kế cận, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng năng lực sở trường trong các lĩnh vực công tác. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ.
	- Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá giỏi, có trình độ Tin học, có khả năng ứng dụng tốt CNTT vào đổi mới dạy học và quản lý giáo dục.
	- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một tập thể đoàn kết, có tinh thần hợp tác, thân thiện, có phong cách sư phạm mẫu mực, có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
	Người phục trách: Ban chi uỷ, ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
	- Trú trọng công tác giáo dục toàn diện, quan tâm, đổi mới hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, chương trình ngoại khoá, sinh hoạt tập thể và hoạt động giao lưu.
	- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đổi mới cách đánh giá học sinh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
	Người phục trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn.
3. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
	Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất theo hưởng chuẩn hoá, hiện đại, thiết thực hiệu quả đảm bảo tính khoa học.
	Người phụ trách: Phó hiệu trơưởng phụ trách cơ sở vật chất, kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng tăng cường học ngoại ngữ
	- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học, trong quản lý giáo dục, trong kế toán thống kê và trong quản lý thư viện.
	Người phụ trách: Phó hiệu trưởng. 
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
	- Tập trung xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn nhà trường văn hoá, nhà trường thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện tốt dân chủ hoá trong nhà trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
	- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động mọi nguồn lực của các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, của cá nhân tham gia vào xây dựng và phát triển nhà trường.
	- Thực hiện tốt quí chế chi tiêu nội bộ, phân bổ sử dụng các nguồn ngân sách, ngoài ngân sách, nguồn từ CMHS, nguồn hỗ trợ một cách hợp lý cho các hoạt động giáo dục. 	
	Người phục trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trươởng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên và Hội CMHS.
6. Xây dựng thương hiệu, uy tín của nhà trường
	- Củng cố khẳng định uy tín của nhà trường trong ngành giáo dục - đào tạo huyện Phúc Thọ và tiến tới là trường xuất sắc cấp Thành phố Hà Nội.
 	- Xác lập tín nhiệm, thương hiệu đối với từng cá nhân trong đội ngũ CBGV, nhân viên , học sinh và CMHS.
	- Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, phát huy truyền thống nhà trường, khơi dạy và phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên đối với tập thể trong quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
	Người phụ trách: Ban giám hiệu,tập thể CBGV, CNV, học sinh và CMHS.
V. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược, theo dõi, kiểm tra đánh giá
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược.
	- Tuyên truyền và xác lập nhận thức tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2010 – 2020.
	- Phổ biến rộng rãi kế hoạch chiến lược, tới toàn thể hội đồng sư phạm, tới học sinh, CMHS và các tổ chức xã hội quan tâm tới nhà trường.
2. Tổ chức điều hành.
	- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường có trách nhiệm điều phối, triển khai tới các bộ phận chức năng, các nhóm công tác triển khai có kế hoạch thực thi các nội dung tiêu chí của kế hoạch chiến lược.
	- Thực hiện tốt công tác sơ tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời kế hoạch trong từng giai đoạn cho phù hợp với điều kiện thực thi.
3. Lộ trình thực hiện.
	- Từ năm 2010 – 2012: Xác lập nề nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nề nếp; hình thành các tiêu chí cơ bản tạo nên một Nhà trường có chất lượng giáo dục cao.
	- Từ năm 2012 – 2015: Xác lập, khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường là một cơ sở giáo dục xuất sắc của huyện Phúc Thọ và của Thành phố bậc tiểu học.
	- Từ 2015 – 2020: Thực hiện được sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường là “ Mỗi học sinh có năng lực tư duy độc lập sáng tạo, có khả năng tự học và có khả năng hợp tác, thích ứng ”
4. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
	- Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường tới tất cả các đối tượng trong phạm vi liên quan của kế hoạch.
	- Thành lập các ban, tiểu ban, các bộ phận công tác chức năng. Đặc biệt là ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch.
5. Trách nhiệm của các phó hiệu trưởng
	Thực hiện các nội dung công tác được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung cụ thể, kiểm tra đánh giá, đề xuất tham mưu các giải pháp thực hiện kể cả điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện trong từng giai đoạn.
6. Đối với các tổ chức đoàn thể
	- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản trong từng năm học. Làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
	- Củng cố, xây dựng khối đoàn kết, vận động tuyên truyền CBGV thực hiện tốt cuộc vận động “ Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm ” cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” 	- Giúp Ban giám hiệu làm tốt công tác Xã hội hoá giáo dục.
7. Đối với hệ thống tổ trưởng chuyên môn
	- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác, phân công trách nhiệm cho từng thành viên; tổ chức học tập nội qui, qui chế, kỷ luật lao động.
	- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong đơn vị tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung công tác của các thành viên.
	- Theo dõi, giám sát, tìm ra những nguyên nhân không thực hiện được kế hoạch chiến lược đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi.
8. Đối với toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên.
	- Lập kế hoạch thực hiện kế hoạch chiến lược theo các nội dung công tác liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành viên.
	- Lập kế hoạch tu dưỡng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ CNTT.
	- Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch theo tháng, kỳ, năm 
9. Đối với đội ngũ học sinh và CMHS.
	Thực hiện nghiêm nề nếp kỷ cương; thực hiện tốt các nội dung công tác từng tuần, tháng kỳ, năm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và của tổ chức đoàn thanh niên.
	Tăng cường hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Chú ý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
	Đẩy mạnh hoạt động hội CMHS trong tất cả các ban chi hội, làm tốt công tác XHHGD trong và ngoài nhà trường.
5. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ
 Đa số Hiệu trưởng trưởng thành từ giáo viên chưa được đào tạo, cần duy trì từ các lớp bồi dưỡng theo từng chủ đề và cho đi học tập thực tế là dịp Hiệu trưởng nâng cao hiểu biết, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp và đơn vị bạn.
 	Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động tạo điều kiện nhà trường thực hiện các mục tiêu đổi mới.
 	Cải tiến chế độ chính sách tiền lương đảm bảo giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với nghề, giành nhiều thời gian cho chuyên môn.
 	Giao thêm quyền tự chủ cho hiệu trưởng, có điều kiện chủ động thực hiện đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông.
 	Mở rộng đối tượng bồi dưỡng mọi ngành, mọi người hiểu đổi mới lãnh đạo và quản lý trường học là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn mới để họ đồng hành cùng hiệu trưởng thực hiện thành công đổi mới giáo dục phổ thông. 
Tóm lại: Thế kỷ 21 người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, có trí để đổi mới lãnh đạo và quản lý để theo kịp thời đại CNH, HĐH đất nước biết ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công tác, biết tư duy huy động mọi nguồn lực từ mọi phía để phát triển trường học. Xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" và biết lập kế hoạch chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để làm thay đổi diện mạo ngôi trường mình lãnh đạo và quản lý có thương hiệu và uy tín trong giáo dục của ngành và địa phương trên địa bàn trường đóng.
	 Võng Xuyên, ngày 15 tháng 8 năm 2010
	 NGƯỜI VIẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docBài Tiểu luận lớp Bồi dưỡng Hiệu trưởng Kiều Sỹ TH Võng Xuyên A 8-8-10.doc