ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 1 – CGD CẢ NĂM
NĂM HỌC 2010 -2011
I. MỤC ĐÍCH
Đo nghiệm các kỹ năng: đọc, viết và năng lực phân tích ngữ âm của học sinh sau khi học xong 35 tuần theo phân phối chương trình Tiếng Việt 1- CGD
II. CÁCH LÀM
1. Bài đo nghiệm 2 – kỹ năng đọc: đo nghiệm từng học sinh
2. Bài đo nghiệm 1, 3 – đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm và kỹ năng viết: đo nghiệm cả lớp cùng một lúc.
III. NỘI DUNG BÀI ĐO NGHIỆM
Bài 1: Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm ( 10 điểm)
1. Yêu cầu: Kiểm tra đọc về các kiến thức đã học
- Phân tích ngữ âm
- Ghi mô hình
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 1 – CGD CẢ NĂM NĂM HỌC 2010 -2011 I. MỤC ĐÍCH Đo nghiệm các kỹ năng: đọc, viết và năng lực phân tích ngữ âm của học sinh sau khi học xong 35 tuần theo phân phối chương trình Tiếng Việt 1- CGD II. CÁCH LÀM 1. Bài đo nghiệm 2 – kỹ năng đọc: đo nghiệm từng học sinh 2. Bài đo nghiệm 1, 3 – đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm và kỹ năng viết: đo nghiệm cả lớp cùng một lúc. III. NỘI DUNG BÀI ĐO NGHIỆM Bài 1: Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm ( 10 điểm) 1. Yêu cầu: Kiểm tra đọc về các kiến thức đã học - Phân tích ngữ âm - Ghi mô hình 2. Nội dung: Em hãy đọc và đưa các tiếng sau vào mô hình: Thiều, chín, lê, xuân 3. Cách tiến hành: - Phô tô phụ lục 1 và 2, mỗi học sinh 1 tờ - Giáo viên ghi tên trường, huyện, tỉnh vào phần đầu. - Giáo viên phát đề cho học sinh và hướng dẫn như sau: + Hướng dẫn học sinh tự ghi tên mình vào phần đầu trang. + Giáo viên nêu yêu cầu của đề + Học sinh nhắc lại hiệm vụ + Học sinh tự đọc các tiếng cần phân tích. + Học sinh làm bài. 4. Thời gian thực hiện: 20 phút 5. Cách tính điểm: - Mỗi tiếng ghi đúng được 2,5 điểm ( 2,5 x 4 = 10 điểm) Bài 2: Đo nghiệm kỹ năng đọc (10 điểm) 1. Yêu cầu: - Đọc trơn, đọc đúng, to, rõ ràng. - Tốc độ đọc giai đoạn này là 30 tiếng / 1 phút 2. Nội dung: - Học sinh đọc bài đọc có độ dài 30 tiếng. - Cho học sinh mở SGK TV1 tập ba trang 38, Giáo viên chọn bất kỳ 1 đoạn trong bài “Vượn mẹ ” cho học sinh đọc. 3. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu kiểm tra đọc trước lớp: từng em đọc trơn bài đọc, đọc to, rõ ràng, đọc nhanh. - GV cho từng học sinh đọc thầm bài đọc trước 1 lần ( không quá 5 phút). - GV gọi từng học sinh đọc to bài đọc. - GV ghi các thông số cần thiết vào bảng tổng hợp: họ tên học sinh, dân tộc, giới tính, điểm * Chú ý: Những tiếng học sinh chưa đọc được có thể cho bỏ qua, chuyển sang tiếng khác, sau đó quay lại đọc sau. Nếu vẫn không đọc được GV cho học sinh phân tích lại tiếng đó.Các tiếng không đọc trơn được cần ghi lại để sau kỳ kiểm tra GV cho học sinh luyện tập các âm ( vần) đó kỹ hơn. - Mục ghi chú trong bảng tổng hợp GV ghi những lỗi nhiều học sinh trong lớp mình, địa phương mình mắc về cả ba kỹ năng kiểm tra. 4. Cách tính điểm: - 9,10 điểm ( giỏi): Đọc đúng, to, rõ ràng, dưới 1 phút đến 1 phút - 7,8 điểm ( khá): Đọc đúng, to, rõ ràng, từ 1 phút đến 3 phút - 5,6 điểm ( trung bình): từ 3 đến 5 phút - Dưới 5 điểm (kém): trên 5 phút. 5. Thời gian thực hiện: Tùy theo số lượng học sinh của lớp mình. Bài 3: Đo nghiệm kỹ năng viết (10 điểm) 1. Yêu cầu: - Yêu cầu học sinh có tư thế ngồi viết đúng - Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa - Trình bày sạch đẹp. 2. Nội dung: Bài 1: Nghe – viết - Học sinh viết bài chính tả có độ dài khoảng 35 chữ. - GV mở sách giáo khoa trang 40 sách TV1( tập 3), đọc cho học sinh viết đoạn: “Cách đây.Ông phản công. ” Trong bài “ Chiến thắng Bạch Đằng.” Bài 2: Điền vào chỗ trống: ( tr/ ch ) : mặt.ăng, cây.anh ( c / k) : con .... ênh, phong.ảnh 3. Cách tiến hành: Bài 1: - GV đọc trước cho học sinh nghe một lần. - GV nêu yêu cầu viết chính tả: Viết kiểu chữ thường, cỡ vừa, trình bày sạch đẹp. - GV đọc cho học sinh viết - GV thu bài chấm, ghi điểm vào phiếu đo nghiệm và những nhận xét về cách viết của học sinh Bài 2: GV chép đề lên bảng cho học sinh làm vào giấy kiểm tra.GV nói lên từng tiếng, học sinh điền chữ thích hợp vào giấy kiểm tra. Làm lần lượt từng trường hợp. 4. Cách tính điểm: - Bài 1: ( 8 điểm): Mỗi tiếng viết sai hoặc không viết được trừ 0,25 điểm - Bài 2: ( 1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm. - Trình bày: 1 điểm.( Yêu cầu: không bẩn, không gạch xóa là được cộng 1 điểm, kể cả những bài viết sai, viết thiếu). 5. Thời gian thực hiện: 20 phút Bài đọc VƯỢN MẸ Bác thợ săn thấy một con vượn đang bế con ngồi trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút tên, bắn trúng tim vượn mẹ. Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên, lại nhìn bác thợ săn bằng đôi mắt căm giận. Bác thợ săn đứng im, hồi hộp. Vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống,vơ vội nắm rác gối lên đầu con, rồi hái một cái lá to, vắt sữa vào đó, đặt kề miệng con. Xong nó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, rú lên một tiếng, rồi gục xuống. Bác thợ săn lặng người đi, hai giọt nước mắt lăn trên má.Bác mắm môi, bẻ gãy cái nỏ, lẳng lặng quay gót trở về. Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. Chính tả Bài 1: Nghe – viết CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG Cách đây hơn một ngàn năm, Ngô Quyền cho đóng cọc nhọn dưới đáy sông Bạch Đằng. Chờ thủy triều lên, Ông nhử thuyền giặc vào trận địa ngầm, đến lúc nước rút mạnh, Ông phản công. Bài 2: Điền vào chỗ trống: a.( tr/ ch ) : mặt.ăng, cây.anh b.( c / k) : con .... ênh, phong.ảnh Họ và tên:.. Lớp:.Trường: TH : Tân Thạnh Huyện: Tân Biên, Tỉnh: Tây Ninh Thời gian đo nghiệm: 7 giờ 00 ngày 04 tháng 05 năm 2011 Đề đo nghiệm kiến thức ngữ âm Điểm Lời phê của giáo viên Em hãy đọc và đưa các tiếng sau vào mô hình: Thiều, chín, lê, xuân
Tài liệu đính kèm: