Đề tài Nghiên cứu thống kê và sửa lỗi chính tả của học sinh lớp 4

Đề tài Nghiên cứu thống kê và sửa lỗi chính tả của học sinh lớp 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

A - PHẦN MỞ ĐẦU 3

I - LỜI MỞ ĐẦU 3

II - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

III - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

1. Phạm vi nghiên cứu: 5

2. Đối tượng nghiên cứu: 5

IV - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6

V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

B - PHẦN NỘI DUNG 7

I - MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC 7

II - VAI TRÒ CỦA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC 7

III - THỰC TRẠNG MẮC LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH 7

IV - KẾT QUẢ ĐIỀU TRA LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH 9

1. Số liệu thống kê: 9

2. Thống kê, phân loại các lỗi chính tả mà học sinh mắc phải: 11

V - NGUYÊN NHÂN MẮC LỖI CỦA HỌC SINH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 16

1. Nguyên nhân mắc lỗi về gia đình và địa bàn dân cư: 16

2. Về giáo viên: 16

3. Về học sinh: 16

4. Biện pháp khắc phục: 16

C - PHẦN KẾT LUẬN 21

1. KẾT LUẬN ĐỀ TÀI 21

II - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 22

1. Đối với ngành: 22

2. Đối với nhà trường và đội ngũ giáo viên tiểu học: 23

3. Đối với đội ngũ giáo viên: 23

PHỤ LỤC 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 1638Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu thống kê và sửa lỗi chính tả của học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I - LỜI MỞ ĐẦU
	Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu giáo dục trong giai đoạn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước, hỗ trợ tích cực cho giảng dạy của tôi ở trường tiểu học.
	Được sự đồng ý của Lãnh đạo trường , tôi đã thực hiện nghiên cứu khoa học với đề tài: “Thống kê và cách sửa lỗi chính tả của học sinh lớp 4a2 trường tiểu học Tôn Đức Thắng – Krông Buk - Đăk Lăk.
	Với đề tài này nhằm giúp học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả và biện pháp giúp các em khắc phục những khó khăn vướng mắc đó.
Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức bản thân còn hạn chế, tài liệu tham khảo không nhiều, thời gian lại ít ỏi. Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc để đề tại này được hoàn chỉnh hơn.
Trong khi nghiên cứu đề tài này, tôi luôn được sự giúp đỡ tận tình quý báu của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
II - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Người xưa có câu “Nét chữ nết người” có nghĩa là người ta có thể dựa vào nét chữ để nói lên tính cách của con người. Như vậy, người xưa rất coi trọng nét chữ. Ngày nay với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện, bên cạnh cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về mọi mặt chúng ta cũng cần phải đặt việc rèn chữ viết cho học sinh ngang tầm với nhiệm vụ mới. Bởi vì chữ viết là công cụ để các em tái hiện kiến thức và giao tiếp gián tiếp.Phân môn chính tả nằm trong môn tiếng Việt là phân môn quan trọng. Nó là những mắt xích không thể thiếu được của hoạt động nghe – nói - đọc - viết. Cùng với phân môn tập viết, chính tả giữ vai trò chủ yếu đối với chương trình học ở bậc Tiểu học, đó là dạy viết chữ.Để thực hiện mục tiêu của môn tiếng việt là phải đầu tư việc rèn đọc và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực viết chữ cho học sinh, để học tốt hơn trong quá trình học các môn học khác, vừa giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng, kĩ xảo về chính tả.
 Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng vững chắc trong hệ thống giáo dục quốc dân . Vì vậy mỗi nhà trường nói chung, mỗi giáo viên nói riêng cần phải dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, tốc độ viết theo đúng yêu cầu của mỗi bài ngay từ bậc tiểu học. Bậc học này có nhiều điều kiện để rèn chữ giữ vở cho học sinh, có những môn chủ đạo như chính tả, tập viết Cuối bậc tiểu học học sinh cần phải nắm được: 
- Viết các chữ cái đúng mẫu để ghi âm, vần, tiếng đã học. Viết đúng dấu thanh và đặt đúng vị trí dấu thanh.
- Viết đúng và viết nhanh tất cả các chữ.
- Nắm được qui tắc viết chính tả các phụ âm “ Cờ”, “ gờ”, “ ngờ”.
- Phân biệt và viết đúng các phụ âm:
- đ/ gi/ r	- l/n
- S/ x	- c/ k/ q
- tr/ ch	- v/ d
- Phân biệt dấu thanh- ?/ ~/ .
- Phân biệt và viết đúng các vần:
	- an/ ang	- êt/ êch
	- oan/ oang	- it/ ich
	- ai/oai/ ay/ây/uây	- iêt/ uyêt
	- iên/ uyên	- ưc/ ưt
	- iu/ ưu	- ươn/ ương
	- eu/ iêu	- uôn/ uông	
	- ên/ êch	- ôc/ ôt
Hiện nay trong nhà trường tình trạng học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều. Đăk Lăk là địa bàn dân cư hỗn hợp, có nhiều dân tộc các miền về sinh sống. Vì vậy tình trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh rất đa dạng, xảy ra hầu hết ở các cấp học, đặc biệt và quan trọng nhất vẫn là ở bậc tiểu học.
Bản thân người giáo viên muốn dạy đúng chính tả cho học sinh phải dựa vào nguyên tắc: dạy chính tả “Phải thích hợp với từng đối tượng”. Bởi lẽ, dù là một cộng đồng người Việt Nam, nhưng mỗi người, mỗi vùng miền viết sai chính tả khác nhau.
Ví dụ: 	- Người Miền Bắc lẫn lộn: l/n; ch/tr; r/d/gi
- Người Miền Trung lẫn lộn: gi/d; v/d; e/ơ
- Người Miền Nam lẫn lộn: v/d; ac/at; an/ang
Nếu giáo viên sớm tiến hành điều tra lỗi chính tả ở địa phương mình công tác, để kịp thời sửa sai cho học sinh thì việc viết chính tả của học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn. Trên thực tế, ở trường tiểu học Tôn Đức Thắng – Krông Buk - Đăk Lăk chưa có ai điều tra, nghiên cứu về lỗi chính tả của học sinh trong trường. Vì thế tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu, thống kê sai lỗi chính tả của học sinh lớp 4a2 trường mình công tác, để rút ra những lỗi cơ bản.Nhằm tập trung sửa chữa ở các năm học tới, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy viết chính tả cho học sinh, thực hiện thắng lợi mục tiêu chương trình sách giáo khoa mới. Đó là lí do tôi chọn đề tài“Thống kê và sửa lỗi chính tả của học sinh lớp 4”.
III - PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:
Trường tiểu học Tôn Đức Thăng – Krông Buk - Đăk Lăk.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng chủ yếu là lỗi chính tả thường gặp của học sinh lớp 4a2.
IV - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong quá trình giảng dạy các bộ môn nói chung và dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Để nâng cao hiệu quả của phân môn chính tả cho học sinh, không thể chỉ sử dụng một biện pháp nào duy nhất, mà phải phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong từng trường hợp cụ thể. Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích điều tra lỗi chính tả của học sinh tiểu học, thống kê, phân loại lỗi chính tả, từ đó nắm được tình hình viết sai chính tả của học sinh, để từ cái sai đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những biện pháp khắc phục. Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả, hiểu được bản chất của sự kết hợp các con chữ cái, khắc phục những lỗi sai các em thường mắc phải.
V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
+Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tra cứu hồ sơ, sổ sách, các văn bản, tài liệu về giáo dục, về chuẩn kiến thức kĩ năng có lien quan đến đề tài.
+ Phương pháp thống kê: thống kê tất cả những lỗi mà học sinh mắc phải.
+ Phương pháp phân loại: phân loại các lỗi mà học sinh mắc phải.
+ Phương pháp điều tra: điều tra bài chính tả của học sinh lớp 4a2.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: tìm ra nguyên nhân mắc lỗi chính tả và đề ra biện pháp thích hợp.
+Dạy học thực nghiệm :Là một trong những phương pháp rất quan trọng để đánh giá kết quả cụ thể của từng học sinhvà kết quả chung của cả lớp đó trường đó 
B - PHẦN NỘI DUNG
I - MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC
Chính tả là một trong những phân môn của bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Thuật ngữ “chính tả”: hiểu theo nghĩa gốc là “phép viết đúng” hoặc “lối viết hợp với chuẩn”.
Về nội dung thuật ngữ, chính tả là việc tiêu chuẩn hóa hình thức chữ viết của một ngôn ngữ, thống nhất các từ cụ thể trên phạm vi toàn quốc và ở tất cả mọi loại văn bản viết.
Mục đích dạy chính tả là hình thành cho học sinh kĩ năng viết thành thạo, thành thục chữ viết Tiếng Việt theo các chuẩn chính tả. Nghĩa là giúp học sinh hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả, viết đúng chính tả một cách tự động hóa, không cần trực tiếp nhớ đến các quy tắc chính tả, không cần sự tham gia của ý chí. Trên cơ sở viết đúng, viết chuẩn chính tả sẽ giúp các em hiểu được đúng nghĩa của Tiếng Việt. 
Ngoài ra, chính tả còn là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ. Nó làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo của cá nhân.
II - VAI TRÒ CỦA PHÂN MÔN CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC
Phân môn chính tả trong nhà trường giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt Văn hoá, Tiếng Việt chuẩn mực.
Ngoài ra phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất tốt như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác. Nó còn cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học và những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt, về xã hội, tự nhiên và con người. Bồi dưỡng tình yêu và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Hiện nay trong nhà trường tiểu học, phân môn chính tả được chia làm 3 kiểu bài: Tập chép, Nghe viết, Trí nhớ. Hầu hết các bài chính tả mang tính chất thực hành, thông qua luyện tập liên tục kết hợp với việc ôn tập các quy tắc chính tả. Học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi Tiếng Việt. Tầm quan trọng của phân môn chính tả còn thể hiện ở nhiệm vụ nặng nề hiện nay, khắc phục tình trạng viết sai chính tả khá phổ biến ở học sinh.
III - THỰC TRẠNG MẮC LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
Lỗi chính tả của học sinh hết sức phức tạp, cụ thể các em thường mắc một số lỗi phổ biến như sau:
1. Lỗi do không hình thành được một cách rõ ràng biểu tượng âm thanh thính giác và chưa nắm vững quy tắc ghép chữ cái ghi âm tiết, do năng lực cảm nhận âm thanh còn hạn chế, các em viết sai chủ yếu là không chú ý khi viết bài. Vì vậy mà một âm tiết được viết thành những cách viết khác nhau ở từng học sinh.
Ví dụ: xưa à sưa; chán à cháng; trán à tráng;...
2. Lỗi do phạm quy tắc chính tả hiện hành có thể phân ra làm hai loại:
2.1. Lỗi do học sinh viết ẩu, cẩu thả, lẫn lộn giữa chữ viết in và chữ viết thường, các em viết hoa tự do, tuỳ tiện hoặc viết thường tên riêng chỉ địa danh, chỉ người,...Đặt vị trí thanh điệu không đúng: VD đặt không đúng vị trí thanh điệu ở các trường hợp: uô, ua, ưa, ươ, ia, iê, yê, ya.
2.2. Lỗi do bất hợp lí về chữ viết (học sinh không nắm được chính tự Ngữ pháp Tiếng Việt) thể hiện việc viết lẫn lộn các trường hợp: c/k/q; ng/ngh; g/gh; d/gi; q/v.
3. Lỗi do phát âm địa phương:
Học sinh trường tiểu học Tôn Đức Thắng – Krông Buk - Đăk Lăk, con em của dân địa phương nhiều vùng miền khác nhau. Nên việc sai lỗi chính tả rất đa dạng.
+ Sai phụ âm đầu: ch/tr; x/s; l/n/gi; t/tr; ...
+ Lỗi phần vần: các em thường lẫn lộn giữa vần mang nguyên âm đôi như iê và i; iô và u,ô; ươ và ư, ơ và các vần oa/ao; oe/eo; êu/ơu. Ngoài ra các em còn viết sai các cặp chứa các phụ âm cuối như: n/ng/nh; ng/n; t/c; nh/ch; m/n; ch/n/t; n/p; p/c; ch/c.
+ Lỗi về thanh điệu:
Học sinh thường viết lẫn lộn không có sự phân biệt thanh hỏi; thanh ngã, thanh ngang; thanh nặng; thanh sắc; thanh huyền.
IV - KẾT QUẢ ĐIỀU TRA LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
1. Số liệu thống kê:
Thống kê kết quả các bài chí ... 
Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch ( chan chat, chang chang, chắt chiu, chập chờn.)
Về nghĩa những từ chỉ quan hệ gia đình viết bằng ch ( cha, chú, chồng, chắt.), chỉ đồ dung trong nhà viết bằng ch ( chum, chậu, chai, chõng, chảo..)
Phân biệt s / x 
Khi viết s hoặc x không có qui luật; vì vậy, giáo viên cầ rèn luyện trí nhớ cho học sinh bằng việc đọc nhiều, viết nhiều các từ có chứa s / x
Phân biêt d /gi/ r: Học sinh cần nhớ được qui tắc sau:
R và gi không kết hợp với vần có âm đệm, vần có âm đệm luôn đi với d ( doanh nghiệp,duyên nợ, dọa nạt, .)
Những tiếng của từ Hán -Việt mang thanh ngã, thanh nặng viết với d ( diễn biến, diệu kì), mang thanh hỏi thanh sắc viết với gi ( giải thích, đơn giản.)
b- Lỗi phần vần:
Qua một số trường hợp mắc lỗi của học sinh, giáo viên cần lưu ý hướng dẫn các em nắm được cấu tạo của một số vần khó( đa số là vần có âm đệm) và nắm được sự thể hiện bằng chữ viết của âm đệm trong tiếng Việt.
Trong Tiếng Việt âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm đầu là phụ âm môi như (m-b –ph -v)
Đứng sau “q”, âm đệm viết là “u”, đứng trước a, ă, e âm đệm là 0, đứng trước y, ê, ơ, â âm đệm viết là u ( vd: hoa huệ, huơ tay, mùa xuân.)
c- Lỗi do thanh đệm
Trong Tiếng Việt những âm tiết có âm cuối là (-p-t-c-ch- ) thì chỉ có hai thanh điệu là sắc (/) và thanh nặng (.)
Trong từ láy đôi các thanh thường đi với nhau ( bằng,hỏi, sắc) và (huyền, ngã, nặng) : VD lanh lảnh ,chập chờn
Trong từ đơn không biết biết viết dấu hỏi hay dấu ngã thì tìm từ đồng nghĩa với từ đó. Nếu từ đồng nghĩa có dấu huyền hoặc dấu nặng thì ghi dấu ngã, nếu từ đồng nghĩa có dấu sắc hoặc thanh ngang thì ghi dấu hỏi:VD lời- lãi – lợi
Nếu gặp từ hán việt : Những từ hán việt có phụ âm đầu (m,n,nh,v,l,ng,ngh,d)thì viết dấu ngã
Cần cho học sinh nắm được qui tắc đánh dấu thanh:
Trong tiếng dấu thanh nằm trên âm chính của vần.
Trong trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, dấu thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ cái đầu nếu tiếng đó không có âm cuối, dấu thanh sẽ nằm trên hoặc dưới chữ cái thứ hai nếu tiếng đó có âm cuối.
VD: Kìa, đĩa, địa ( không có âm cuối), điều, tiếng,( có âm cuối)
- 2.4.4. Áp dụng phương pháp “tự phát hiện” để học sinh luyện tập (tức là đưa ra những trường hợp viết sai chính tả để học sinh phát hiện và tự sửa chữa. Từ đó hướng cho học sinh đi đến cái đúng.
 Ví dụ: Đoạn thơ có chỗ viết sai phụ âm đầu l và n. Em hãy viết lại cho đúng.
“Sáng hè đẹp nắm em ơi!
Đầu lon cỏ lục mặt trời đang nên.
Da trời xanh ngắt thần tiên.
Đỏ au đường mới mang tên Bác Hồ.
Trường Sơn mây lúi nô nhô.
Quân đi sóng nượp nhấp nhô bụi hồng.”
2.5. Giáo viên cần phải thật sự nghiêm khắc với học sinh để các em có thói quen ngồi viết đúng tư thế; có cách để vở, để tay, cầm bút khoa học, hợp lí; để từ đó các em tập trung chú ý khi viết, các em sẽ không cẩu thả, tuỳ tiện viết thừa, viết thiếu nét và dấu thanh hoặc đặt dấu thanh không đúng vị trí.
2.6. Tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức (tự quan sát, ghi nhớ, tái hiện) tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua từng bài viết. Từ đó các em sẽ có ý thức tự sửa lỗi chính tả cho bản thân.
C - PHẦN KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
Qua điều tra và thống kê lỗi chính tả của học sinh lớp 4a2 trường Tiểu học Tôn Đức Thắng – Krông Buk - Đăk Lăk. Với những thực trạng trên chúng ta là những người làm công tác giáo dục cần phải có những suy nghĩ: Làm thế nào để tìm các biện pháp tốt nhất đưa vào áp dụng giảng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Để từng bước khắc phục các nhược điểm đối với giáo viên và học sinh tiểu học hiện nay. Đó là một việc làm hết sức cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng học tập cũng như việc sử dụng đúng từ của học sinh trong thực tế giảng dạy.
Muốn thực hiện được điều này cần phải kết hợp tốt nhiều mặt như: sự cố gắng nỗ lực rất lớn của bản thân các em học sinh; sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của các cấp quản lí; sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các bậc phụ huynh. Đặc biệt là lương tâm trách nhiệm của người giáo viên. Theo tôi, người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải kiên trì, nhẫn nại, chịu khó chứ không thể nóng vội. Bởi việc dạy học không phải là một sớm, một chiều mà nó đòi hỏi một quá trình lâu dài. Người giáo viên cần phải thường xuyên uốn nắn, sửa chữa những sai lệch, dẫn dắt các em đi đúng hướng để các em hiểu nói và viết đúng tiếng mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Qua bài tập nghiên cứu này tôi mong góp một phần nhỏ bé công sức của mình cho sự nghiệp trồng người. Rất mong quý thầy cô và các bạn chân tình góp ý kiến thêm cho bài tập nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
II - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua kết quả khảo sát, thống kê và qua trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm dạy lớp 4A2 tôi nhận thấy rằng: vấn đề chính tả trong nhà trường tiểu học là vấn đề cấp thiết, đòi hỏi thực hiện nghiêm khắc và triệt để trên cơ sở điều tra và nắm bắt được lỗi sai của học sinh và dựa vào nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học chính tả cho học sinh tiểu học. Tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau:
1. Đối với ngành:
Xuất phát từ chỗ không nhất quán về cách viết đối với âm i/y,... dẫn đến khi viết tiếng việt mỗi người có thể viết tùy ý của mình. Đối với giáo viên tiểu học khi chấm, chữa bài chính tả cho học sinh sẽ gặp khó khăn khi đánh giá. Đề nghị ngành phải có hướng triển khai chuyên đề cụ thể về viết chính tả để tạo ra một số thống nhất trong cả nước.
2. Đối với nhà trường và đội ngũ giáo viên tiểu học:
2.1. Đối với cán bộ quản lý:
- Xây dựng và duy trì phong trào “rèn chữ - giữ vở” trong đơn vị cơ sở giáo dục do mình phụ trách.
Tổ chức cho giáo viên tự rèn luyện chữ viết đúng, đẹp gương mẫu trước học sinh,dạy thật tốt phân môn tập viết,chính tả , chăm sóc việc rèn luyện chữ viết cho học sinh.
Quan tâm đặc biệt, đúng mức đối với đội ngũ giáo viên khoá (phân công những người có năng lực chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp, có tính cẩn thận dạy lớp 1 để tạo tiền đề cho các em phát triển về sau).
- Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là chữ viết.
3. Đối với đội ngũ giáo viên:
Giáo viên cần theo dõi chữ viết của học sinh suốt cả một năm học để kịp thời uốn nắn và có kế hoạch giúp đỡ các em khắc phục những sai sót.
- Tất cả giáo viên dạy các môn học khác (nếu có) và giáo viên phụ trách lớp khi dạy trên lớp (lúc viết bảng) cũng phải viết đúng, đẹp, tuyệt đối không được viết tuỳ tiện theo thói quen của mình (kể cả việc cho điểm, nhận xét, sửa lỗi trong vở của học sinh).
- Cuối mỗi tháng phải dành thời gian cho việc kiểm tra, đánh giá chữ viết của học sinh.
- Khi dạy chính tả cho học sinh cần coi trọng việc luyện đọc, luyện viết cho học sinh. Những chữ nào học sinh hay viết sai, viết lộn giáo viên cần phải luyện tập kĩ hơn, luyện phát âm đúng chính tả để viết đúng. Nên vận dụng những biện pháp và phương pháp phù hợp với học sinh của mình để nâng cao hiệu quả viết chính tả của học sinh.
Tuy nhiên những đề xuất nói trên có những luận điểm chưa khoa học, chưa lí giải được đầy đủ. Nhưng nó cũng đã cung cấp cho tôi một số tri thức về chính tả và ít nhiều cũng rút ra được những công việc phải làm đối với đơn vị công tác, góp phần nâng cao chất lượng dạy học chính tả cho học sinh.
PHỤ LỤC
Bài: HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Sớm
Xớm
1
02
Lịch
Nịch
1
03
Gần
Ghần
1
04
Nghiệp
Ngiệp
1
05
Chiến
Chến
1
06
Trường
Trườn
1
07
Mặt
Mặc
1
08
Ngã
Ngả
1
09
Chưa
Chứa
1
Bài: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Dữ
Giữ
1
02
Rút
Dút
1
03
Li
Ni
1
04
Nghị
Ngị
1
05
Treo
Cheo
1
06
Phắt
Phất
1
07
Soạt
Sạt
1
08
Trong
Trông
1
09
Vẫn
Vẫng
1
10
Phiên
Phiêng
1
11
Quả
Quã
1
Bài: THẮNG BIỂN
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Trời
Chời
1
02
Lên
Nên
1
03
Gió
Dó
1
04
Sóng
Sông
1
05
Muốn
Mún
1
06
Điên
Điêng
1
07
Đã
Đả
1
08
Khoảng
Khoẵng
1
Bài: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH	
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Sao
Xao
1
02
Trời
Chời
1
03
Lãi
Nãi
1
04
Kính
Cính
1
05
Tiểu
Tểu
1
06
Suất
Sốt
1
07
Buồng
Buồn
1
08
Ngừng
Ngùn
1
09
Cách
Cành
1
10
Nữa
Nửa
1
Bài:	AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC SỐ 1, 2, 3, 4,...?
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Rằng
Dằng
1
02
Nghĩ
Nghỉ
1
03
Làm
Nàm
1
04
Truyền
Chuyền
1
05
Tiếp
Típ
1
06
Vương
Vưng
1
07
Văn
Văng
1
08
Chữ
Chử
1
09
Phải
Phái
1
10
Bảng
Bãng
2
Bài:	ĐƯỜNG ĐI SA PA
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Sau
Xau
1
02
Lá
Ná
1
03
Trắng
Chắng
1
04
Trên
Chên
1
05
Thoắt
Thoát
1
06
Hoa
Hao
1
07
Hẩy
Hẩi
1
08
Những
Nhữnh
1
09
Đất
Đấc
1
10
Quả
Quã
1
Bài:	NGHE LỜI CHIM NÓI
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Lắng
Nắng
1
02
Say
Xay
1
03
Nghe
Ghe
1
04
Tràn
Chàn
1
05
Khiết
Khít
1
06
Chim
Chiêm
1
07
Rừng
Rừn
1
08
Ngỡ
Ngở
1
Bài:	VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Sáng
Xáng
1
02
Là
Nà
1
03
Sỏi
Xỏi
1
04
Nhịp
Nhiệp
1
05
Triều
Trìu
1
06
Vườn
Vường
1
07
Khủng
Khũng
1
08
Trẻ
Tre
1
Bài:	NGẮM TRĂNG. KHÔNG ĐỀ
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Trong
Chong
1
02
Trăng
Chăng
1
03
Soi
Xoi
1
04
Sâu
Xâu
1
05
Trẻ
Chẻ
1
06
Rượu
Riệu
1
07
Bương
Bưng
1
08
Bàn
Bàng
1
09
Dắt
Dắc
1
10
Vườn
Vường
1
11
Hững
Hửng
1
12
Cửa
Cữa
1
Bài:	NÓI NGƯỢC
TT
Tiếng đúng
Tiếng sai
Tần số xuất hiện
01
Rắn
Dắn
1
02
Nằm
Lằm
1
03
Trúm
Chúm
1
04
Trâu
Châu
1
05
Quạ
Cọa
1
06
Lông
Long
1
07
Đuổi
Đủi
1
08
Nuốt
Nuốc
1
09
Chuột
Chuộc
1
10
Chích
Chít
1
11
Biết
Biếc
1
12
Đổ
Đỗ
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt 2 - Lê Phương Nga
2. Chuyên đề giáo dục tiểu học - Tập 5/1999
3. Chữa lỗi chính tả cho học sinh - NXBGD - 1997
4. Tạp chí thế giới trong ta - Tập 1/2001
5. Sách tiếng Việt lớp 4 - Tập 2
6. Sách giáo viên (tiếng Việt) lớp 4 - Tập1, 2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn thong ke loi chinh ta cho hoc sinh lop 4.doc