HỌC VẦN
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC (2 TIẾT)
I. Yêu cầu
- Học sinh nắm được nội qui của trường của lớp đề ra (nề nếp, ra vào lớp, học tập, thể dục, vệ sinh )
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong các tiết học, buổi học.
II. Đồ dùng dạy hoc
- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ1. Giới thiệu bài
HĐ2. Những quy định về nề nếp
- Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có phép.
- Có đầy đủ dụng cụ học tập, luôn giữ gìn sách, vở sạch sẽ
- Nắm chắc các nội quy của trường của lớp đề ra.
* Nề nếp học trong lớp:
- Trong lớp phải chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Hăng say thảo luận nhóm, không được nói chuyện riêng trong giờ học.
- Không được ăn quà trong lớp .
- Không đánh nhau, không chửi bậy.
- Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
- Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- Không lấy lẫn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp,
* Vệ sinh: Luôn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ
- Ăn mặc đầu tóc gọn gàng.
- Mặc đúng đồng phục những ngày Đội quy định.
- Không được vứt rác bừa bãi, đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định,.
* Lao động: Chăm chỉ bắt sâu nhỏ cỏ bồn hoa trước lớp
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Bỏ rác đúng nơi quy định. Không được vứt rác bừa bãi.
Tuần 1 Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010 Chào cờ ____________________________________ Học vần ổn định tổ chức (2 tiết) I. Yêu cầu - Học sinh nắm được nội qui của trường của lớp đề ra (nề nếp, ra vào lớp, học tập, thể dục, vệ sinh) - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập. - Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong các tiết học, buổi học. II. Đồ dùng dạy hoc - Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên. III. Các hoạt động dạy học HĐ1. Giới thiệu bài HĐ2. Những quy định về nề nếp - Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có phép. - Có đầy đủ dụng cụ học tập, luôn giữ gìn sách, vở sạch sẽ - Nắm chắc các nội quy của trường của lớp đề ra. * Nề nếp học trong lớp: - Trong lớp phải chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Hăng say thảo luận nhóm, không được nói chuyện riêng trong giờ học. - Không được ăn quà trong lớp . - Không đánh nhau, không chửi bậy. - Đoàn kết giúp đỡ bạn bè. - Nhặt được của rơi trả người đánh mất. - Không lấy lẫn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp, * Vệ sinh: Luôn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ - Ăn mặc đầu tóc gọn gàng. - Mặc đúng đồng phục những ngày Đội quy định. - Không được vứt rác bừa bãi, đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định,.. * Lao động: Chăm chỉ bắt sâu nhỏ cỏ bồn hoa trước lớp - Vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Bỏ rác đúng nơi quy định. Không được vứt rác bừa bãi. * Thể dục: Xếp hàng nhanh thẳng, tập đúng đều các động tác thể dục giữa giờ và các bài thể dục nội khoá. - Tham gia tíh cực các hoạt đông tập thể: tập thể dục, ca múa hát sân trường HĐ4. Các động hình học tập: * Các ký hiệu trên bảng: + Vòng tay lên bàn: O + Giở sách: S; Cất sách: S + Giở vở: V; Cất vở: V + b : đưa bảng ra; b : cất bảng + C: đưa bảng cài và bộ chữ ra; C: cất bảng cài và bộ chữ * Quy định cách cầm bảng và giơ bảng: Cầm bảng ở tay trái, ngang tầm với mặt. - GV gõ thước: + Lần 1: HS giơ bảng lên + Lần 2: Quay bảng ra sau + Lần 3: Để bảng xuống và đọc * GV gõ thước cho HS thực hiện HS thực hiện theo lệnh của cô. HĐ5. Quy định về sách vở và đồ dùng học tập: - Giới thiệu với HS các loại sách vở, đồ dùng học tập cần để học môn Tiếng việt. - Hướng dẫn các em cách sử dụng và bảo quản sách, vở, Đ D học tập. * Kiểm tra sách, vở đồ dùng học tập của từng em. - Nhận xét tuyên dương HS có đủ sách, vở, đồ dùng học tập. HĐ 6. Củng cố dặn dò: - Giáo viên cho học sinh nhắc lại cácđộng hình và các kí hiệu đã học. - Nhắc nhở các em thực hiện tốt các nềp nếp đã quy định. _______________________________________ Toán Tiết học đầu tiên I. Mục tiêu - Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiêụ về mình. - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học Toán. II. Đồ dùng dạy học - SGK toán - Sách bài tập toán - Bộ đồ dùng học toán III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên HĐ1. Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng sách Toán 1. - Giới thiệu cho HS xem sách Toán 1 và giới thiệu: - Mỗi bài học đều có: tên bài, phần bài học, phần thực hành. - Hướng dẫn HS cách mở, gấp và bảo vệ giữ gìn sách. - Nhắc HS cách mở sách nhẹ nhàng. Hoạt động của học sinh - HS mở sách Toán trang 4,5. - HS mở sách Toán quan sát. - HS thực hành mở sách, gấp sách, lấy sách, cất sách. HĐ 2: Hướng dẫn làm quen với một số hoạt động học Toán -Yêu cầu HS quan sát tranh ở bài: “Tiết học đầu tiên”. -Trong tiết học toán HS thường có những HĐ nào? -Khi học toán cần sử dụng những dụng cụ nào? HĐ 3: Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán. - Sau khi học Toán các em biết: + Đếm, đọc số, viết số, so sánh các số từ 0 -> 100 + Biết làm tính cộng trừ trong phạm vi 100 + Giải toán có lời văn, biết đo độ dài HĐ 4: Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán 1 - HS mở sách quan sát thảo luận theo N2 - Học đếm, tập đo độ dài, học nhóm,... hoạt động cả lớp, HĐ cá nhân. - Bảng con, que tính, phấn, giẻ lau, thước kẻ, vở , bút. - GV giơ từng đồ dùng ở bộ đồ dùng học Toán lần lượt giới thiệu tên từng đồ dùng. - Tác dụng của mỗi loại đồ dùng? - GV đọc tên đồ dùng - Nhắc HS sắp đặt đúng thứ tự từng loại theo quy định. - Nhận xét tiết học, khen những em chăm chú nghe giảng. - HS mở hộp đồ dùng, lấy đồ dùng theo đúng tên gọi - Que tính dùng để đếm, thước để kẻ, các loại hình dùng để nhận dạng hình,. - HS lấy đồ dùng theo tên gọi GV nêu. ________________________________________ Đạo đức Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1) I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. * HS khá giỏi biết thêm: - Quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt. - Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn. II. Đồ dùng - Vở bài tập đạo đức - Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em: Trường em , Đi học, Em yêu trường em, Đi đến trường. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên HĐ 1: Vòng tròn giới thiệu tên Hoạt động của học sinh - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi - HD các em điểm số và giới thiệu tên mình với các bạn trong tổ. - Cho học sinh thảo luận nội dung sau: 1. Trò chơi giúp các em điều gì ? 2. Em có thấy sung sướng tự hào khi tự giới thiệu tên mình với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không? - GV kết luận: Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên. - Các em có biết tên lớp, trường mình đang học tên gì không? - Cô giáo dạy các em là ai? - Ai là hiệu trưởng của nhà trường. HĐ 2: Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình (BT2) - Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh về những điều em thích. - Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ? - GV kết luận: Mỗi người đều có nhiều điều mình thích và không thích, những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này với người khác. Chúng ta cần tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. HĐ3: HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình ( BT3) - Em đã chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? -Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã quan tâm chuẩn bị cho em đi học như thế nào? - Em có thích đi học lớp 1 không? Em có thích trường, lớp mới của mình không? - Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một? * GV kết luận: Vào lớp 1 em có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ được học nhiều điều mới lạ. - Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. - Em rất vui và tự hào mình là học sinh lớp1. - Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi và ngoan ngoãn. - Cho cả lớp hát bài hát: Đi đến trường, Em yêu trường em - Học sinh đứng thành vòng tròn mỗi nhóm 8 em. Điểm số từ 1 đến hết. - Em thứ nhất giới thiệu tên mình - Em thứ 2 giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. - Em thứ ba giới thiệu tên hai bạn trước và tên mìnhđến hết. - Học sinh thảo luận nhóm - Biết được tên của các bạn trong lớp. - Đại diện nhóm lên trình bày - Các bạn khác nhận xét bổ sung - Lớp 1B - Trường tiểu học Cẩm Quang. - HS tự giới thiệu trong nhóm 2 em - 5 em trình bày trước lớp. - 3 em khá giỏi giới thiệu trước lớp. - HS thảo luận nhóm 4 - 5 em trình bày trước lớp _______________________________________________________ Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010 học vần các nét cơ bản I. Mục tiêu Bước đầu giúp HS : - HS nắm được tên các nét cơ bản. - Đọc, viết được các nét cơ bản. II. Chuẩn bị - GV viết mẫu các nét cơ bản lên bảng lớp II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên HĐ1. Giới thiệu các nét cơ bản - GV chỉ vào các nét cơ bản và nêu tên gọi của từng nét: + Nét ngang: ( - ) + Nét sổ: ( ) + Nét xiên trái: ( \ ) + Nét xiên phải: ( / ) + Nét móc xuôi: ( ) + Nét móc ngược: ( ) + Nét móc hai đầu: ( ) HĐ2. Hướng dẫn viết các nét cơ bản - GV viết mẫu và nêu quy trình viết: + Nét ngang ( - ): Đưa bút từ trái sang phải. + Nét sổ ( ): Đưa bút từ trên xuống dưới. + Nét xiên trái: ( \ ): Đưa bút từ trên xuống, từ trái sang phải. + Nét xiên phải: ( / ): Đưa bút từ trên xuống từ phải sang trái. + Nét móc xuôi ( ): Đặt bút trên đường kẻ thứ hai, đưa hơi xiên sang phải và kéo thẳng xuống + Nét móc ngược ( ): đặt bút trên đướng kẻ thứ ba, kéo thẳng xuống và đưa xiên phải. + Nét móc hai đầu ( ): đặt bút trên đường kẻ thứ bađưa xiên lên đường kẻ thứ ba rồi kéo thẳng xuống và đá lên. + Nét cong hở trái ( ) ): là một nét cong không khép kín và hở bên trái. + Nét cong hở phải ( ( ): là một nét cong không khép kín và hở bên phải. + Nét cong kín ( 0 ): là một nét cong kín. + Nét khuyết trên ( ): đặt bút từ trên đường kẻ thứ 2 đưa xiên sang phải vòng sang trái và kéo thẳng xuống. + Nét khuyết dưới ( ): đặt bút trên đường kẻ thứ nhất kéo thẳng xuống đưa vòng sang trái rồi đưa xiên sang phải. + Nét thắt ( ): đưa bút từ dưới lên đưa vòng sang phải rồi thắt lại. * Độ cao 2 ly với các nét: * Độ cao 5 ly với các nét: Hoạt động của học sinh - HS đọc nối tiếp tên các nét cơ bản + Nét cong hở trái: ( ) ) + Nét cong hở phải: ( ( ) + Nét cong kín: ( 0 ) + Nét khuyết trên: ( ) + Nét khuyết dưới: ( ) + Nét thắt: ( ) - HS theo dõi cô viết mẫu và viết lần lượt từng nét vào bảng con. Tiết 2 HĐ1. Luyện đọc tên các nét cơ bản - Gọi HS đọc tên các nét cơ bản - Nhắc HS ghi nhớ tên gọi các nét HĐ2. Luyện viết - Gv nhắc lại cách viết từng nét và y/ c HS viết vào vở mỗi nét viết 1 dòng. - Theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu HĐ3. Củng cố dặn dò - GV viết nhanh bất kỳ nét cơ bản đã học - Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà viết lại các nét cơ bản đã học. - Cá nhân, tổ cả lớp đọc - HS tập viết các nét cơ bản vào vở ô ly. - HS thi nói nhanh và đúng tên nét _______________________________________ Toán nhiều hơn, ít hơn I. Mục tiêu - Học sinh biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật . Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơ n khi so sánh các nhóm đồ vật. - Học sinh có kĩ năng nhận biết về nhiều hơn, ít hơn khi so sánh. II. Chuẩn bị - Giáo viên: tranh trong SGK và 1 số nhóm đồ vật cụ thể. - Học sinh: Sách, bộ học toán. III. Hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên HĐ1. Hướng dẫn HS cách so sánh số lượng Giáo viên ... iện theo sự điều khiển của cô. - HS chơi theo đội hình 3 hàng dọc. - HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát bài: Quê hương tươi đẹp. ____________________________________ Học vần Bài 25 : ng – ngh I. Mục tiêu - HS đọc được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ; từ và câu ứng dụng. - Viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bê, nghé, bé. * HS khá, giỏi đọc trơn các tiếng, từ trong bài. Nói được 4 -5 câu về chủ đề: Bê, nghé, bé. II. Đồ dùng dạy học - Bộ Đ D học Tiếng Việt - Củ nghệ ( vật thực) III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động của giáo viên HĐ1. Kiểm tra - GVcho HS đọc trên bảng con: q, qu, gi, chợ quê, cụ già. - Đọc cho HS viết: q, qu, gi, chợ quê, cụ già. HĐ2. Dạy bài mới - Giới thiệu và ghi bảng ghi bảng: ng ngh * Dạy chữ ghi âm ng - Viết chữ ng lên bảng và đọc mẫu. - Âm ng được ghi bằng mấy con chữ? - Hãy tìm các chữ ghi âm ng cài vào bảng. - Có âm ngờ muốn có tiếng ngừ ta ghép thêm âm gì? - Tìm các chữ ghi âm ghép chữ ngừ. - Đánh vần: ngờ – ư – ngư – huyền – ngừ - Giới thiệu cá ngừ qua tranh và ghi bảng: cá ngừ *Dạy âm ngh: (các bước tương tự như dạy âm ng) * Ngờ ( ngh) có 3 con chữ nên gọi là ngờ kép Âm ngh kép được ghi bằng mấy con chữ? Con chữ nào trước con chữ nào sau? *Lưu ý: ngờ kép chỉ ghép được với âm: e, ê, i. HĐ3. Hướng dẫn đọc từ ứng dụng. Ghi bảng: ngã tư nghệ sĩ ngõ nhỏ nghé ọ - Đọc mẫu và giải thích từ ứng dụng. HĐ4. Hướng dẫn HS tập viết ở bảng con - Cho HS xem chữ mẫu ng, ngh - Viết mẫu và giảng cách viết các chữ : ng,ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Chữ ng gồm có mấy con chữ, con chữ nào trước, con chữ nào sau? - Tương tự HD viết các chữ còn lại. Cần lưu ý HS viết đúng các nét nối; khoảng cách giữa các chữ trong 1 từ. Hoạt động của học sinh - Cá nhân đọc. - Viết ở bảng con - HS đọc đồng thanh: ngờ - Cá nhân, tổ, cả lớp đọc : ngờ - Âm ngờ được ghi bằng 2 con chữ, con chữ n trước, con chữ g sau. - HS cài vào bảng ng. - Thêm âm ư vào sau âm ng và thêm dấu huyền trên đầu chữ ư. - HS cài vào bảng ngừ và đọc. - Cá nhân, nhóm, cả lớp đánh vần và đọc trơn tiếng ngừ. - Cá nhân, nhóm, cả lớp đọc từ: cá ngừ - Có 3 con chữ: con chữ n trước, con chữ g giữa và con chữ h cuối. - HS cài vào bảng - HS nhắc lại: ngờ kép chỉ ghép được với âm: e,ê, i. - Cá nhân , tổ, cả lớp đọc và phân tích từ ứng dụng - HS quan sát nhận xét cấu tạo chữ ng, ngh - Chữ ng viết thường có 2 con chữ: con chữ n trướcnối sang con chữ h. - Viết lần lượt từng chữ vào bảng con: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. Tiết 2 HĐ1. Luyện đọc - Đọc lại bài ở tiết 1. - HD đọc bài trong SGK - Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng - Ghi bảng: nghỉ hè chi Kha ra nhà bé nga. - Đọc mẫu và chỉ từng chữ gọi HS đọc và y/ c HS phân tích một số chữ. HĐ2. Luyện viết - Nhắc lại quy trình viết chữ: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Theo dõi HS viết chữ còn xấu, nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế . - Chấm 10 vở nhận xét HĐ3. Luyện nói - Tranh vẽ những gì? - Nghé là con của con gì? Nó có màu gì? - Bê là con của con gì? nó có màu gì? - Ba con vật trong tranh có gì chung? - Nhà em có nuôi bê, nghé không? - Bê nghé thường ăn những thức ăn gì? -Nhận xét tuyên dương những em nói rõ ràng lưu loát. HĐ4. Củng cố dặn dò - Chỉ bài trên bảng không theo thứ tự - Thi tìm các tiếng có âm mới học - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Cá nhân ( 5 em ), tổ đọc . - Đọc theo N2 , 6 em đọc trước lớp. - HS quan sát tranh SGK nêu nội dung tranh. - HS khá, giỏi biết đọc trơn câu ứng dụng, HS TB và yếu đánh vần câu ứng dụng - Tổ, cả lớp đọc câu ứng dụng - 2 HS đọc bài viết trong vở - HS viết vào vở TV in mỗi chữ viết 1 dòng. Đối với HS khá, giỏi phải hòcn thành bài viết trong vở. - 2 HS đọc tên bài luyện nói - HS thảo luận N4 - Nghé là con của con trâu. - Bê là con của con bò. - Đều còn bé. - Thường ăn thức ăn như: rơm, rạ, cỏ, lá cây,.. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cá nhân đọc, tổ đọc. - HS thi đua theo tổ. ____________________________________ toán luyện tập chung I. Mục tiêu - So sánh được các số trong phạm vi 10; cấu tạo của số 10. Sắp xếp được các số theo thứ tự đã được xác định trong phạm vi 10. - Nhận biết các hình đã học. * HS khá, giỏi làm thêm BT 5. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập 2 0 Bài 1: Điền số HD - Ta điền số mấy vào ô trống vì sao? - Yêu cầu HS làm các phần còn lại rồi chữa bài ở bảng. Bài 2: Điền dấu >, <, = Làm mẫu: 45 ta điền dấu gì vào ô trống? Vậy: 4 < 5 - Chữa bài và củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10. Bài 3: Số? - Tiến hành tương tự như bài 2. Bài 4: GV nêu y/ c bài tập. - Gọi 2 em lên bảng xếp 2 dãy. * GV kết luận: Căn cứ theo thứ tự các số trong phạm vi 10 số nào bé viết trước, số nào lớn viết sau và ngược lại. Bài 5: Vẽ hình lên bảng 1 2 - Chữa bài HĐ2. Củng cố dặn dò Trò chơi Nhanh tay, nhanh trí Ghi bài ở bảng phụ: Điền Đ / S vào chỗ chấm. 4 = 3 5 < 6 < 7 7 > 6 . 9 > 7 .. 8 < 5 . 10 = 1 Nhận xét giờ học. Hoạt động của học sinh - HS viết vào SGK - Điền số 1 vào ô trống liền sau số 0 là số 1, liền trước số 2 là số 1. - HS nêu y/ c rồi tự làm bài - Điền dấu bé hơn vì 4 bé hơn 5. - HS đọc lại bài mẫu rồi tự làm bài. - HS làm bài vào SGK rồi đọc bài làm - HS chữa bài trên bảng lớp. a. Theo thứ tự từ bé đến lớn: 2, 5, 6, 8, 9. b. Theo thứ tự từ lớn đến bé: 9, 8, 6, 5, 2. - Bài này dành cho HS khá, giỏi - HS quan sát và đếm số hình tam giác có trên hình vẽ: Có 3 hình tam giác là H1, H2, H3 gồm 1 và 2. - Lớp chia thành 2 nhóm mỗi nhóm cử 6 em lên điền tiếp sức. ___________________________________________ Thứ 6 ngày 1 tháng 10năm 2010 Âm nhạc Tìm bạn thân (GV chuyên trách dạy) ___________________________________________ Học vần Bài 26 : y – tr I. Mục tiêu - HS đọc được: y, tr, y tá, tre ngà; từ và câu ứng dụng. - Viết được: y, tr, y tá, tre ngà. - Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Nhà trẻ. * HS khá, giỏi đọc trơn các tiếng, từ trong bài. Nói được 4 -5 câu về chủ đề: Nhà trẻ II. Đồ dùng dạy học - Bộ Đ D học Tiếng Việt - Tranh vẽ: Cây tre ngà III. Các hoạt động dạy học Tiết 1 Hoạt động của giáo viên HĐ1. Kiểm tra - GVcho HS đọc trên bảng con: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ. - Đọc cho HS viết: ng, ngh, nghệ sĩ, bé nga. * Cần lưu ý với HS: ngh chỉ ghép được với e, ê, i. HĐ2. Dạy bài mới - Giới thiệu và ghi bảng ghi bảng: y - tr * Dạy chữ ghi âm y - Viết chữ y lên bảng và đọc mẫu. - Âm y được ghi bằng con chữ y. - Hãy tìm chữ ghi âm y cài vào bảng. * GV lưu ý: Cách phát âm giống i ngắn nhưng cách víêt và sử dụng khác nhau. Y dài thường đứng một mình tạo thành tiếng ví dụ: y tá, y sĩ, * Dạy chữ ghi âm tr (tiến hành tương tự như dạy âm y) - Âm tr có 2 con chữ: con chữ t trước con chữ r sau HĐ3. Hướng dẫn đọc từ ứng dụng. Ghi bảng: y tế cá trê chú ý trí nhớ HĐ4. Hướng dẫn HS tập viết ở bảng con - Cho HS xem chữ mẫu y tr - Viết mẫu và giảng cách viết các chữ : y, tr, y tá, tre ngà. - Chữ y viết thường có 3 nét: 1 nét xiên ngắn đưa tờ dưới lên cao 1 ly, 1 nét móc ngược cao 2 ly và 1 nét móc ngược cao 5 ly. - Tương tự HD viết các chữ còn lại. Cần lưu ý HS viết đúng các nét nối; khoảng cách giữa các chữ trong 1 từ. Hoạt động của học sinh - Cá nhân đọc. - Viết ở bảng con - HS đọc đồng thanh: y, trờ - Cá nhân, tổ, cả lớp đọc : y - HS cài vào bảng y. - Cá nhân, nhóm, cả lớp đánh vần và đọc trơn từ: y tá - HS cài vào bảng: tr tre - Cá nhân , tổ, cả lớp đọc: tr – tre- tre ngà - HS nhận diện âm mới trong các từ ứng dụng lên bảng gạch chân, đánh vần tiếng có âm mới học - HS khá, giỏi đọc trơn từ ứng dụng - HS quan sát nhận xét cấu tạo chữ : y , tr - Viết lần lượt từng chữ vào bảng con: y, tr, y tá, tre ngà. Tiết 2 HĐ1. Luyện đọc - Đọc lại bài ở tiết 1. - Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng - Ghi bảng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã. - Đọc mẫu và chỉ từng chữ gọi HS đọc và y/ c HS phân tích một số chữ. HĐ2. Luyện viết - Nhắc lại quy trình viết chữ: y, tr, y tá, tre ngà. Yêu cầu HS khá, giỏi hoàn thành bài viết trong vở. - Theo dõi HS viết chữ còn xấu, nhắc HS ngồi viết, cầm bút đúng tư thế . - Chấm 15 vở nhận xét HĐ3. Luyện nói Gợi ý: tranh vẽ cảnh ở đâu? - Cô giáo đang làm gì? - Các em bé đang làm gì? - Đi nhà trẻ có gì vui? -Nhận xét tuyên dương những em nói rõ ràng lưu loát. HĐ4. Củng cố dặn dò - Chỉ bài trên bảng không theo thứ tự - Thi tìm các tiếng có âm mới học - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài 27: Ôn tập - Cá nhân ( 5 em ), tổ đọc . - HS quan sát tranh SGK nêu nội dung tranh. -10 em đọc, tổ, cả lớp đọc câu ứng dụng. - HS khá, giỏi đọc trơn được câu ứng dụng. - 2 HS đọc bài viết trong vở - HS viết vào vở TV in mỗi chữ viết 1 dòng. - 2 HS đọc tên bài luyện nói: Nhà trẻ - HS thảo luận N4 - Đại diện các nhóm trình bày. HS trung bình và yếu nói được 2- 3 câu, HS khá, giỏi nói được 4 -5 câu. - Cá nhân đọc, tổ đọc. - HS thi đua theo tổ. ___________________________________ Hoạt động tập thể sinh hoạt lớp I. Nhận xét các hoạt động trong tuần * Sĩ số chuyên cần đảm bảo. - Nề nếp lớp tương đối tốt * Học tập : Có nhiều em tiến bộ về đọc và viết như Huệ, Nam, Đức, Yến. - Chưa cố gắng về chữ viết: Phúc, Trung, Kiên, Từ, Dương. - Chưa mặc đồng phục đúng quy định: Chiến. - Công tác đóng nộp trong tuần còn chậm, Bảo hiểm dóng nộp chưa đủ chỉ tiêu. * Tuyên dương: Trí, Lâm, P Anh, Quân, Thái, Chi, Long. - Nhắc nhở về ngồi học chưa chú ý: Trường, Phúc, Diễm . II. Kế hoạch tuần 7 - Tiếp tục thực hiện đi học chuyên cần. - Thực hiện tốt các kế hoạch của trường, Đội, lớp đề ra. - Mặc đồng phục đúng quy định vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh lớp học sạch sẽ. - Cần tăng cường luyện chữ nhiều hơn với em: Phúc, Trung, Kiên, Từ, Dương . - Luyện đọc nhiều hơn với các em: Phúc, Trung, Kiên, Từ, Dương, Bích, Trang. - Tiếp tục nộp các khoản tiền còn thiếu. ______________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: