Tiết1: THỦ CÔNG:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI
GIẤY, BÌA VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ môn học.
- Kể được tên các dụng cụ của môn học.
- Giáo dục HS biết giữ an toàn, vệ sinh trong giờ học, yêu thích môn học.
- Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy,bìa để làm thủ công như:giấy báo ,hoạ báo;giấy vở HS ;lá cây
II.Đồ dùng:
Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công
- Đồ dùng của HS.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng môn thủ công
- GV nhận xét đánh giá
3. Bài mới:
Tuần 1 Ngày soạn:5/9/2009 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009. Tiết1: Thủ công: giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công I.Mục tiêu: Giúp HS: - Biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ môn học. - Kể được tên các dụng cụ của môn học. - Giáo dục HS biết giữ an toàn, vệ sinh trong giờ học, yêu thích môn học. - Biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy,bìa để làm thủ công như:giấy báo ,hoạ báo;giấy vở HS ;lá cây II.Đồ dùng: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ học thủ công - Đồ dùng của HS. III. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng môn thủ công - GV nhận xét đánh giá 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Giới thiệu bài: * Giới thiệu giấy, bìa: - Cho HS quan sát giấy, bìa - GV: Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như tre, nứa, bồ đề, - Yêu cầu HS quan sát quyển vở chỉ ra đâu là bìa đâu là giấy? chúng có gì khác nhau? => Giấy là phần bên trong mỏng hơn bìa, bìa đóng bên ngoài dày hơn. - Cho HS quan sát giấy màu học thủ công nêu nhận xét? => mặt là các màu, mặt sau có kẻ ô. * Giới thiệu dụng cụ học thủ công: - GV cho quan sát từng dụng cụ yêu cầu nêu tên và công dụng sau đó mới kết luận. + Thước kẻ: Làm bằng gỗ hay nhựa dùng để đo chiều dài, trên mặt thước có chia vạch và đánh số. + Bút chì: Dùng để kẻ đường thẳng, vẽ, viết. + Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa. + Hồ dán: Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. 4. Củng cố : - Thi kể tên và công dụng một số dụng cụ học môn thủ công. 5 Dặn dò: - Nhận xét giờ, khen tổ cá nhân có tinh thần học. - Về nhà chuẩn bị dụng cụ thủ công cho giờ sau. - HS quan sát. - Bìa dày và cứng hơn giấy. - HS quan sát. - HS lấy các dụng cụ thủ công.( thước kẻ, bút chì,kéo,hồ dán . .) - 2,3 HS nhắc lại. - Từng cặp thi kể. ___________________________________________________ Tiết 2: Toán : Ôn tiết học đầu tiên. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được những việc cần làm trong các tiết học toán. - Bước đầu biét yêu cầu đạt được trong yêu cầu học tập môn toán. II. Đồ dùng dạy học : - Vở bài tập toán1 - Bộ đồ dùng học toán của HS. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. +.GV hướng dẫn HS sử dụng vở bài tập Toán1 tập 1. - GV cho HS xem vở BT Toán 1. - GV giới thiệu ngắn gọn về vở BT toán 1. - Cho HS thực hành gấp vở, mở vở, hướng dẫn HS giữ gìn vở. Thực hành: - GV hướng dẫn HS thực hành ( T3) - Quan sát tranh 1. + Bức tranh vẽ gì? + Các bạn cần những đồ dùng gi để học toán? - Quan sát tranh 2 + Bạn nữ đang làm gì ? - Quan sát tranh 3. + Bạn nam đang làm gì ? 3 Củng cố: - Kể tên các đồ dùng để học toán. 4. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị sách vở và đồ dùng học toán. - HS mở vở BT toán 1. - Các bạn đang xem đồ dùng học toán. - Bạn đang xếp hình. - Bạn đang viết bảng. - 3 HS nêu. _________________________________________ Tiết 3 : Tiếng việt : Ôn :ổn định tổ chức I. Mục tiêu: Giúp HS:- Nắm được nội quy học tập trong lớp học. - Nhớ được vị trí chỗ ngồi và cách chào hỏi GV khi ra vào lớp. - Biết được các kí hiệu, hiệu lệnh của GV đã quy định trong giờ học . - Bầu ban cán sự lớp.biết được các loại sách vở và đồ dùng cần có. - Biết cách bọc và giữ gìn sách vở của mình. II. Đồ dùng dạy học - Đồ dùng sách vở của HS. - GV dự kiến ban cán sự lớp. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: _ GV kiểm tra đồ dùng HS. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS. * GV giới thiệu bài. - GV đọc nội quy lớp học ( 2 lần) ? Khi đi học các em cần phải tuân theo những quy định gì? * GV nhắc lại. + GV sắp xếp chỗ ngồi và chia tổ. - Xếp chỗ ngồi cho HS - Chia lớp thành 3 tổ. - GV đọc tên từng HS trong tổ. ? Những em nào ở tổ 1 giơ tay? ? Những em nào ở tổ 2 giơ tay? ? Những em còn lại ở tổ nào? * GV chốt lại. + Bầu ban cán sự lớp - GV đưa ra dự kiến về ban cán sự lớp gồm: ( lớp trưởng, lớp phó, quản ca, tổ trưởng) - Nêu nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong ban cán sự lớp. - Hướng dẫn thực hiện. 4. Củng cố: - Khi đi học em cần phải tuân theo những nội quy gì? 5.Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau. - HS chú ý nghe. - Đi học đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến. - HS ngồi theo vị trí quy định của GV - HS nghe để xem mình ở tổ nào. - HS giơ tay - ở tổ 2 - ở tổ 3 - HS nghe và láy biểu quyết. - HS nghe và nhắc lại nhiệm vụ của mình. - 2 HS nêu. _____________________________________________________________ Ngày soạn: 6/9/2009. Ngày giảng: Thứ 3 ngày 8 tháng 9 năm 2009. Tiết 1. Âm nhạc: Học bài hát quê hương tươi đẹp. I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca. - Biết bài hát là dân ca của dân tộc Nùng và lời của tác giả Anh Hoàng. - Bước đầu biết vỗ tay theo nhịp. - Giáo dục các em luôn nhớ và tự hào về quê hương mình. II. Đồ dùng dạy học. - Hát chuẩn xác bài hát "Quê hương tươi đẹp" - Chép sẵn lời ca lên bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra đồ dùng , sách của môn học. - GV nhận xét. 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV giới thiệu bài và ghi bài. * GV hát mẫu. H. Bài này hát nhanh hay chậm? - Dễ hát hay khó hát ? - Tên của bài hát này là gì? GV : Đây là một bài hát hay mà cũng dễ hát . - GV cho học sinh tập đọc lời ca. * GV dạy hát từng câu. - GV hát câu 1 và bắt nhịp yêu cầu học sinh nghe và hát nhẩm theo. - Các câu 2, 3, 4, 5 dạy tương tự. * Hát kết hợp gõ đệm. - Hát và gõ theo tiết tấu lời ca. - Khi hát 1 tiếng trong lời ca các em sẽ gõ 1 cái. - GV làm mẫu. - GV bắt nhịp cho học sinh. - GV nhận xét và sửa cho học sinh. 4. Củng cố. - Các em vừa học bài hát gì? - Em có thích bài hát này không? 5. Dặn dò. Về nhà ôn lại bài hát cho thuộc và tập gõ đệm. - HS nghe. - ..hát chậm. -dễ hát. -Quê hương tươi đẹp. -..học sinh đọc lời ca. - HS hát. Quê hương em biết bao tươi đẹp. Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây. Khi mùa xuân thấm tươi đang trở về. Ngàn lời ca vui mừng chào đón. Thiết tha tình quê hương. Quê hương em biết bao tươi đẹp x x x x x x x - HS hát và gõ theo đệm. - Quê hương tươi đẹp. - HS trả lời. ____________________________________________ Tiết 2: Toán: Ôn tiết học đầu tiên. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được những việc cần làm trong các tiết học toán. - Bước đầu biét yêu cầu đạt được trong yêu cầu học tập môn toán. II. Đồ dùng dạy học : - Vở bài tập toán1. - Bộ đồ dùng học toán của HS. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. +.GV hướng dẫn HS sử dụng vở bài tập Toán1 tập 1. - GV cho HS xem vở BT Toán 1. - GV giới thiệu ngắn gọn về vở BT toán 1. - Cho HS thực hành gấp vở, mở vở, hướng dẫn HS giữ gìn vở. Thực hành: - GV hướng dẫn HS thực hành ( T3) - Quan sát tranh 1. + Bức tranh vẽ gì? + Các bạn cần những đồ dùng gi để học toán? - Quan sát tranh 2 + Bạn nữ đang làm gì ? - Quan sát tranh 3. + Bạn nam đang làm gì ? 3 Củng cố: - Kể tên các đồ dùng để học toán. 4. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị sách vở và đồ dùng học toán. - HS mở vở BT toán 1. - Các bạn đang xem đồ dùng học toán. - Bạn đang xếp hình. - Bạn đang viết bảng. - 3 HS nêu. ________________________________________ Tiết 3: Tiếng việt : Ôn các nét cơ bản I . Mục tiêu - Củng cố về đọc, viết các nét cơ bản. - Nắm được quy trình viết các nét cơ bản, độ cao, rộng,nét bắt đầu và kết thúc. - Giáo dục HS có ý thức chăm học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ , sợi dây để minh hoạ các nét. - Vở bài tập TV1. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sách, vở và đồ dùng của môn TV. - GV nhận xét . 2. Bài mới: * GV giới thiệu bài . - GV ghi các nét cơ bản lên bảng - Gọi học sinh đọc lần lượt từng nét - GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh + GV hướng dẫn học sinh viết bảng con GV cho HS viết lần lượt từng nét đến hết. - GV nhận xét. ( nếu học sinh quên bảng con GV cho học sinh lên bảng viết ) * GV hướng dẫn HS viết. - GV nhắc nhở học sinh trước khi viết bài : cách cầm bút đặt vở và tư thế ngồi viết ngồi ngay ngắn không tỳ ngực vào bàn mắt cách vở 25 đến 30 cm - Mỗi nét viết 1 dòng - GV thu vở chấm. - Nhận xét. 3 Củng cố : - Các em vừa ôn lại các nét cơ bản nào? 4. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Về đọc viết lại bài - HS quan sát. - Học sinh đọc bài cá nhân - HS viết bảng con lần lượt từng nét _ HS viết vở. - Chấm 2/3 lớp. - Học sinh đọc lại bài 2-3 em _____________________________________________________________ Ngày soạn:7/9/2009 Ngày giảng: Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009 Tiết 1: Toán:(tiết 2) ÔN BàI Nhiều hơn, ít hơn I.Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. - Nắm được cách sử dụng các từ “nhiều hơn” “ít hơn” khi so sánh về số lượng đồ vật.Biết so sánh 2 nhóm đồ vật. - Biết chỉ ra được nhóm nào nhiều hơn ,nhóm nào ít hơn. - Giáo dục HS có ý thức trong giờ học. II.Đồ dùng: - Tranh vẽ trong vở BT Toán 1 III. Các hoạt động dạy và học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: - Kiểm tra vở BT của HS - GV nhận xét đánh giá 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS. * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn so sánh số lượng cây có quả và cây không có quả: . Có mấy cây có quả? . Có mấy cây không có quả? . Hãy so sánh số cây có quả với số cây không có quả? - HS nhìn vào hình vẽ rồi so sánh. - Nhận xét,chỉnh sửa cho HS * Quan sát hình vẽ bạn nữ và hình vẽ bạn nam. + Hình vẽ bạn nữ: . Có mấy bông hoa? . Có mấy quả cam? . Số hoa so với số quả ntn? - Gọi HS nêu,nhận xét chỉnh sửa cho HS. + Hình vẽ bạn nam: . Có mấy cái cốc? . Có mấy cái thìa? . Số cốc so với số thìa ntn? - Nhận xét,chỉnh sửa cho HS khi so sánh. *Hướng dẫn so sánh số lợng hai nhóm đồ vật trong vở BT Toán. - Q/sát hình vẽ so sánh số mũ với số bạn HS như thế nào? - Quan sát hình vẽ so sánh số chim với số thuyền như thế nào? - ... ài Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm chắc bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép cộng. - Biết vận dụng làm các bài tập. II.Đồ dùng dạy học - Bảng phụ. - Bộ ĐD Toán. III.Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: - Đọc bảng cộng phạm vi 3. - Làm bảng con bảng lớp: 1 + 1 = ; 2 + 1 = - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV giới thiệu bài và ghi bài. Bài 1(31): a) Số ? - ? Nêu yêu cầu BT 1? - Chữa BT. Đọc phép cộng. - Nhận xét kết quả và vị trí số của hai phép tính vừa điền ? b) + ? GV hướng dẫn học điền dấu. - Nhận xét và ghi điểm. Bài 2(31): Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - ? Nêu yêu cầu BT ? - Chữa BT * Lưu ý. Kết quả phải điền thẳng cột. Bài 3(31): Số ? - ? Nêu yêu cầu BT ? - Chấm chữa BT. - Gv chấm bài * GV cho học sinh đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3 HS làm bài, 1àm bảng nhóm. 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3 - vị trí các số đổi chỗ nhưng kết quả không thay đổi. - HS làm vào SGK, 1 lên bảng. -2 HS nêu. - HS điền số vào SGK. 1 + 1= 2 2 + 1 = 3 3 = 2 + 1 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 3 = 1 + 2 1 + 1 =2 2 + 1 = 3 1 + 2=2 +1 - 2, 3 HS đọc. 4. Củng cố: -Trò chơi điền nhanh điền đúng. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò. Về xem lại bài tập đã làm. _______________________________________ Tiết 2. Tiếng việt Ôn chữ thường và chữ hoa. I. Mục tiêu. - Củng cố cho học nắm được các chữ viết thường và các chữ viết hoa. - Luyện cho các em biết phân biệt chữ viết hoa và chữ viết thường. - Vận dụng làm các bài tập. II. Đồ dùng dạy học. - Vở bài tập TV1. - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - 2,3 học sinh đọc bài . - Gv nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS. * GV giới thiệu bài và ghi bài * GV cho học sinh đọc bài. - Cho học đọc lại các âm đã học. - GV nhận xét và ghi điểm. * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1 (29) Nối. - Gv cho HS đọc thầm. - GV hướng dẫn học sinh nối. Bài 2(28) Nối. - GV cho HS đọc thầm. - GV hướng dẫn học sinh nối. _ Gọi học sinh đọc toàn bài. Bài 3. ( Phụ đạo học sinh yếu.) - Cho học sinh tìm các chữ có âm đầu là chữ viết hoa. - GV nhận xét và sửa cho học sinh. 4. Củng cố. - Cho học sinh đọc lại nội dung bài. 5. Dặn dò. - Về nhà ôn bài và chuản bị bài sau. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. - 2 em nêu yêu cầu. - HS đọc thầm. - HS đọc cá nhân.và nối. na rì Sa Pa trà mi Ba Vì sa pa Na Rì ba vì Trà Mi - HS nêu Y/c -Lớp đọc thầm. - HS nối. võ thu hà Lê Sĩ A ngô tử quý Đỗ Thị Kỉ đỗ thị kỉ Ngô Tử Quý lê sĩ a Võ Thu Hà. - HS đọc lại toàn bài. - HS tìm các chữ viết hoa. - 2, 3 HS đọc lại bài. Tiết 3. An toàn giao thông. Bài 5. Đi bộ và qua đường an toàn. I. Mục tiêu. - Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường. - Nhận biết vạch đi bộ qua qua đường là nối đi dành cho người đi bộ. - Nhận biết tiếng còi và tiếng động cơ của ô tô, xe máy. - Có ý thức khi qua đường. II. Đồ dùng dạy học. - Sách an toàn giao thông. - HS ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. III. Hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Trẻ em khi qua đường cần phải làm gì? ( nắm tay người lớn) 3. Bài mới. Hoạt đông của GV Hoạt động của HS * GV giới thiệu bài và ghi bài. * Hoạt động 1.Quan sát đường phố. MT. HS biết quan sát, lắng nghe, phân biệt âm thanh của động cơ, ô tô, xe máy. - GV hướng dẫn học sinh quan sát. H. Đường phố phố rộng hay hẹp? - Đường phố có vỉa hè không? - Em thấy người đi bộ đi ở đâu? - Các loại xe chạy ở đâu? - Em có thấy những tiếng động cơ nào ? * GV KL. - Không đi một mình và phải đi cùng người lớn, nắm tay người lớn khi qua đường.Quan sát xe cộ cẩn thận trước khi qua đường.Không chơi đùa dưới lòng đường.Đi bộ và qua đường phải an toàn. * Hoạt động 2. -Thực hành đi qua đường. MT. Biết cách đi bộ qua đường. - GV chia nhóm. 2 em làm 1 nhóm. Một em đóng vai người lớn, một em đóng vai trẻ em.dắt tay đi qua đường. * Kết luận. Chúng ta cần làm đúng những quy định khi qua đường. 4. Củng cố. - Khi qua đường phố em cần phải làm gì? 5. Dặn dò. Về nhà học thuộc bài và thực hiện cho tốt. - Học sinh quan sát đường phố. - HS trả lời. - người đi bộ đi trên vỉa hè,.. -..các loại xe chạy ở dưới lòng đường. - ..tiếng động cơ nổ, tiếng còi ô tô.xe máy. - HS nghe. - Lớp thực hành. - 2 học sinh làm 1 nhóm. - HS đóng vai. - Lớp nhận xét. - qua đường phải nắm tay người lớn, nhìn tín hiệu đèn. ________________________________________________________________ - GV chấm bài - nhận xét tuyên dương. 4. Củng cố: - GV cho học sinh đọc lại các số 1,2,3. 5. Dặn dò: - Về nhà đọc và viết các số 1,2,3. - 2 HS đọc. ___________________________________________ Tiết 2. Tiếng việt: Ôn bài 6. I. Mục tiêu: - Giúp học sinh đọc được be, bè, bẽ, bé, bẹ, bẻ. - Đọc , viết được các dấu đã học và ghép được với các tiếng. - Biết nối tranh với tiếng và làm các bài tập. - Giáo dục học sinh có ý thức học tốt. II. Đồ dùng dạy học. - Vở bài tập TV1. - Bộ đồ dùng học TV. III. Hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 4 em đọc bài 6. - GV nhận xét và ghi điểm. 3. Bài mới. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV giới thiệu bài và ghi bài. * GV hướng dẫn học sinh đọc. - GV đọc mẫu - cho học sinh đọc. - GV nhân xét và đánh giá điểm. * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài1.(7) Nối. - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ rồi nối với ô chữ. - Nối bẻ với hình vẽ bẻ ngô. - Nối bẹ với hình vẽ cái bẹ cau. - GV nhận xét . Bài 2.(7): Tô. - Gv hướng dẫn học sinh tô chữ dưới tranh vẽ. - Tô chữ e, be,bè,bé,bẻ,bẽ,bẹ. - GV nhận xét.chấm điểm. Bài 3. ( Học sinh khá- giỏi) - GV cho học sinh thi tìm tiếng có các dấu đã học. - GV nhận xét và tuyên dương. 4. Củng cố: - GV gọi học sinh đọc bài. 5. Dặn dò: Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài. - HS mở SGK. - HS đọc cá nhân. -..HS nêu yêu cầu. - HS đọc chữ be, bẹ . - HS nối. - HS nêu yêu cầu. - Học tô chữ e, be, bè, bé,bẹ bẽ.bẻ.. - Chấm 1/2 lớp. - HS nêu. có, cỏ, mẹ, bố, _______________________________________ Tiết 3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học nội quy của lớp. I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được nội quy của lớp và của trường đề ra. - Học sinh thực hiện đúng nội quy khi đến lớp. - Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. II. Hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. Học sinh hát. 2. Kiểm tra bài cũ. - GV kiểm tra vệ sinh cá nhân. - Nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS. * GV giới thiệu bài và ghi bài. * GV nêu nội quy của lớp. 1. Đi học đúng giờ. 2. Xếp hàng nhanh và thẳng. 3. Trong lớp chú ý nghe giảng. 4. Học bài đầy đủ trước khi đến lớp. 5.Vệ sinh sạch sẽ trường và lớp. 6.Đi vệ sinh đúng nơi quy định. 7. Ngoan ,lễ phép với thầy cô giáo. 8. Vệ sinh cá nhân gọn gàng, sạch sẽ. 9. Chăm sóc cây xanh. 10. Không ăn quà vặt ở trường,lớp. * GV nhắc lại nội quy của lớp. 4. Củng cố: - GV cho học sinh nhắc lại nội quy của lớp. 5. Dặn dò. Học sinh thực hiện tốt nội quy trên. - Học sinh nghe. - 3,4 em nhắc lại. - 1em nhắc lại. _______________________________________________________________ Tiết 3: An toàn giao thông. Bài 3.Đèn tín hiệu giao thông. I.Mục tiêu: - Biết tác dụng,ý nghĩa hiệu lệnh cả các tín hiệu đèn giao thông. - Biết nơi có tín hiệu đèn giao thông. - Xác định vị trí của đèn tín hiệu giao thông ở những phố giao nhau,gần ngã ba,ngã tư. - Đi theo đúng tín hiệu đèn giao thông để đảm bảo an toàn. II. Đồ dùng dạy học: - 3 tấm bìa có vẽ sẵn đèn tín hiệu xanh,đỏ,vàng. - ảnh chụp 2 góc phố có đèn tín hiệu. III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm chung của đường phố? - Nhận xét HS trả lời. 2.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV giới thiệu bài và ghi bài. * Hoạt động 1: - Giới thiệu đèn tín hiệu giao thộng. - HS nắm được đèn tín hiệu giao thông được đặt ở nơi có đường giao nhau gồm 3 màu xanh,đỏ, vàng( Theo thứ tự từ trên xuống) - Có hai loại đèn tín hiệu: Đèn dành cho các loại xe,đèn dành cho người đi bộ. * Đàm thoại: +Đèn tín hiệu giao thông đặt ở đâu? +Tín hiệu đèn có mấy màu? +Thứ tự các màu như thế nào? * GV giơ tấm bìa cho HS quan sát: + Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe? + Loại đèn tín hiệu nào cho người đi bộ? * Kết luận: Đèn tín hiệu giao thông đặt ở nơi có đường giao nhau. Các cột đèn tín hiệu đặt ở bên phải đường.ba màu đèn theo thứ tự đỏ,vàng,xanh.Có 2 loại đèn tín hiệu dành cho xe,dành cho người đi bộ. * Hoạt động 2: Quan sát tranh. - HS nắm được tác dụng của đèn tín hiệu giao thông và nội dung hiệu lệnh của các loại đèn. - Quan sát tranh 1: +Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì? + Xe cộ khi đó dừng lại hay đi? +Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ lúc đó bật màu gì? +Người đi bộ dừng lại hay đi? - Quan sát tranh 2: +Tín hiệu đèn giao thông màu gì? +Các loại xe và người đi bộ như thế nào? *Thảo luận: + Đèn tín hiệu giao thông để làm gì? +Khi gặp tín hiệu đèn đỏ thì các loại xe và người đi bộ phải làm gì? +Khi gặp tín hiệu đèn xanh bật lên thì sao? +Tín hiệu đèn vàng bật sáng để làm gì? * Kết luận: - Tín hiệu đèn là hiệu lệnh chỉ huy giao thông,điều khiển các loại xe và người trên đường. - Khi tín hiệu đèn xanh bật lên thì xe và mọi người được đi,khi có tind hiệu đèn đỏ thì tất cả phải dừng lại.Còn tín hiệu đèn vàng bật thì bao hiệu chuẩn bị dừng xe và chuẩn bị đi. 3. Củng cố: - Nêu thứ tự của ba màu đèn giao thông? - Có mấy loại đèn tín hiệu? 4. Dặn dò: VN quan sát đường giao thông gần nhà,chuẩn bị cho giờ sau. - đặt ở nơi có đường giao nhau. - có 3 màu -đỏ,vàng,xanh 3 HS trả lời - đèn màu vàng HS quan sát tranh 3 HS trả lời 2 HS trả lời - Đèn tín hiệu bật màu vàng. 3 HS trả lời 2 HS trả lời 4 HS trả lời - các loại xe và người đi bộ phải dừng lại. - các loại xe và người được đi. -xe đang đi dừng lại,xe đang dừng chuẩn bị đi. 4 HS nhắc lại 3 HS trả lời 2 HS trả lời ________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: