TẬP ĐỌC
Tiết 19, 20: Ngôi nhà
I. Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài tập đọc Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến,lảnh lót, thơm phức,mộc mạc,ngõ,
Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
Hiểu được nội dung bài:Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà.
Trả lời được các câu hỏi 1 trong SGK.
Giáo dục các em biết yêu quý ngôi nhà
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Đọc mẫu lần 1.
Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân.
Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: hàng xoan, xao xuyến,lảnh lót, thơm phức,mộc mạc,
Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc.
(đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ)
Cho HS mở SGK luyện đọc:
Luyện đọc câu:
HS đọc nối tiếp câu, khổ thơ, cả bài.
Goí HS đọc cá nhân một số em
TUẦN 28 Thứ hai ngày 19 tháng 3 năm 2012 THỂ DỤC (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC Tiết 19, 20: Ngôi nhà I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài tập đọc Ngôi nhà. Đọc đúng các từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến,lảnh lót, thơm phức,mộc mạc,ngõ, Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. Hiểu được nội dung bài:Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà. Trả lời được các câu hỏi 1 trong SGK. Giáo dục các em biết yêu quý ngôi nhà II. Đồ dùng dạy học: Tranh III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đọc mẫu lần 1. Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: hàng xoan, xao xuyến,lảnh lót, thơm phức,mộc mạc, Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc. (đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ) Cho HS mở SGK luyện đọc: Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu, khổ thơ, cả bài. Goí HS đọc cá nhân một số em Giải lao Hoạt động 2:Ôn những vần đã học Gọi HS đọc câu hỏi 1 Đọc những dòng thơ có tiếng yêu. Gọi HS đọc cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu: HS tìm viết bảng con: buổi chiều, chiếu phim , đọc Gọi HS đọc câu hỏi 3: Nói câu chứa tiếng có vần iêu? Gọi HS đọc câu mẫu: Bé được phiếu bé ngoan. . HS tìm câu có vần iêu, nói Em rất yêu mẹ. Con Mèo nhà em rất đáng yêu. Nhận xét – Tuyên dương Gọi HS đọc bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học . Tiết 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Vừa rồi các em học bài gì?(Ngôi nhà ) Cho HS mở SGK GV đọc mẫu, HS đọc thầm Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 1 Ở ngôi nhà mình bạn nhỏ: Nhìn thấy gì? Nghe thấy gì? Ngửi thấy gì? Gọi HS đọc câu hỏi 2 Đọc những dòng thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn liền với tình yêu của đất nước.( Khổ thơ cuối) Cho HS học thuộc lòng 1 khổ thơ mà em thích. Gọi HS xung phong đọc. Nhận xét – Tuyên dương. Giải lao Hoạt động 2: Luyện nói Cho HS nhìn tranh QST và TLCH. Chủ đề luyện nói: Nói về ngôi nhà em mơ ước Cho HS nói về mơ ước ngôi nhà của mình trong tương lai. Gọi HS nói, nhận xét, bổ xung. Nhận xét- Tuyên dương. Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét tiết học . Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 7: Ngôi nhà I.Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 3 bài Ngôi nhà: trong khoảng 10 phút đến 12 phút. Điền đúng vần iêu, yêu; chữ c, k vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK) HS nhớ qui tắc chính tả: k + e, ê, i. Giáo dục các em viết cẩn thận chính xác. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: Ngôi nhà Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép GV đọc mẫu bài viết. Gọi HS đọc lại. Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp. Cho HS viết bảng con: ngôi nhà, mộc mạc, đát nước. Gọi HS đọc lại các từ khó vài em Cho HS viết đoạn văn vào tập. Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi) Chấm điểm một số tập. Giải lao Hoạt đông 2: Làm bài tập Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: * Điền vần iêu hoặc yêu. “Hiếu chăm ngoan, học giỏi, có năng khiếu vẽ. Bố mẹ rất yêu quí Hiếu” Một em lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. * Bài tập điền chữ c hoặc k: Ông trồng cây cảnh Bà kể chuyện Chị xâu kim Cho HS làm nhóm . Nhận xét chấm điểm một số tập. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------- TẬP VIẾT Tiết 26: Tô chữ hoa :H, J, K. I.Mục tiêu: Tô được các chữ hoa :H, J, K. Viết đúng các phần :iêt, uyêt, iêu, yêu; các từ ngữ :hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải. kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.). Giáo dục các em cẩn thận khi viết và biết “ Nét chữ nết người ” II. Đồ dùng dạy học : Chữ mẫu :E, Ê, G. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu bài + Hướng dẫn HS tô chữ hoa Đính chữ mẫu : H Hướng dẫn HS quan sát. Chữ H gồm có những nét nào ? GV viết mẫu H. HS tô H Cho HS viết bảng con * Chữ J, K tương tự H + Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ: Viết mẫu các vần, từ ngữ: Gọi HS đọc các vần: iêt, uyêt, iêu, yêu. Gọi HS đọc các từ: hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải. Cho HS viết bảng con: iêt, uyêt, iêu, yêu. hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải. + Hướng dẫn HS tô, viết Hướng dẫn HS tô các chữ hoa, nhắc nhở HS cách cầm bút bằng viết GV viết mẫu HS chú ý , HS viết GV quan sát uốn nắn sửa chửa, cứ như vậy HS viết các vần từ đến hết bài . Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò + Chấm điểm một số tập Tuyên dương những em viết nhanh đúng đẹp ( có tiến bộ ) Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 109: Giải bài toán có lời văn I. Mục tiêu: Hiểu bài toán có một phép trừ: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? Biết trình bày bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính, đáp số. Giáo dục II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải Cho học sinh đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? ( nhà An có 9 con gà. mẹ bán 3 con) Bài toán hỏi gì?( còn lại mấy con?) Muốn biết còn lại mấy con làm sao?( làm phép trừ) Nêu cách trình bày bài giải.(Lời giải, phép tính, đáp số) 1 em lên bảng giải. Lớp làm vào nhp. Hoạt động 2: Luyện tập. .Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu bài. Bài toán cho gì?( An có 7 viên bi, cho 3 viên) Bài toán hỏi gì?(An còn lại mấy viên bi?) Muốn biết còn lại mấy viên làm sao?( tính trừ) GV hướng dẫn Học sinh ghi tóm tắt. Học sinh giải bài: 1 em lm bảng phụ, cả lớp lm vo tập. Bài 2: Tiến hành tương tự. Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà em đã học? Dựa vào đâu để biết?(câu hỏi) Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì?(tính cộng) Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì?( tính trừ) Ngoài ra nếu thêm vào, gộp lại thì thực hiện tính cộng. Nếu bớt đi thực hiện tính trừ. Giaùo vieân ñöa ra baøi toaùn.( Hoïc sinh noùi nhanh pheùp tính vaø keát quaû cuûa baøi toaùn). Chuẩn bị tiết sau luyện tập. Em nào còn sai về nhà làm lại bài. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Tiết 28 : Chào hỏi và tạm biệt ( Tiết 1) I . Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể,quen thuộc hàng ngày. Có thái độ tôn trọng lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ. Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp. * Kĩ năng giao tiếp. Giáo dục các em biết câu “ Tiếng chào cao hơn mâm cỗ ” II. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai . Bài hát “ Con chim vành khuyên ” (Hoàng Vân ) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Giới thiệu trò chơi “Vòng tròn Chào hỏi ” Mục tiêu : Học sinh biết cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau Giáo viên giới thiệu và ghi đầu bài trên bảng Tổ chức chơi “ Vòng tròn chào hỏi ” Giáo viên điều khiển trò chơi đứng giữa 2 vòng tròn và nêu các tình huống để Học sinh đóng vai chào hỏi . HS ra sân đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm , đối diện nhau . Số người 2 vòng bằng nhau * Vd : + Hai người bạn gặp nhau + Học sinh gặp thầy giáo cô giáo ở ngoài đường. + Em đến nhà bạn chơi gặp bố mẹ bạn . + Hai người bạn gặp nhau trong nhà hát đang giờ biểu diễn . Hoạt động 3 : Thảo luận lớp Mục tiêu : Học sinh hiểu chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo các câu hỏi : + Cách chào hỏi trong các tình huống giống hay khác nhau ? Khác nhau như thế nào ?( Chào hỏi trong các tình huống khác nhau phụ thuộc vào đối tượng , không gian , thời gian .) + Khi chia tay với bạn em nói như thế nào ?( Em nói “ Chào tạm biệt ”) + Em cảm thấy như thế nào khi : Được người khác chào hỏi .( Em rất vui khi được người khác chào hỏi mình ) Em chào họ và được đáp lại .( Em rất vui) Em gặp một người bạn , em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại ?( Rất buồn và em sẽ nghĩ ngợi lan man không biết mình có làm điều gì buồn lòng bạn để bạn giận mình không) Giáo viên kết luận :Cần chào hỏi khi gặp gỡ , tạm biệt khi chia tay . Chào hỏi tạm biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau . Cho Học sinh đọc câu tục ngữ : “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực . Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I.Mục đích , yêu cầu : 1. HS đọc trơn toàn bài: Ngôi nhà. Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó: hàng xoan, xao xuyến,lảnh lót, thơm phức,mộc mạc,ngõ, 2. Ôn vần : - Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : - Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu ( dấu chấm và dấu phẩy, dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy ) - Nhắc lại nội dung bài . II. Đồ dùng dạy học : - Bộ TH Tiếng Việt . - Bảng phụ chép bài đọc . III. Các hoạt động dạy – học : * Luyện đọc bài: - Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài . - GV sửa cho học sinh . ** Luyện đọc tiếng , từ - Luyện đọc tiếng , từ khó: - Nhận xét . ** Luyện đọc câu : - Cho học sinh đọc từng câu . - Nhận xét **Ôn lại các vần : - Cho học sinh nêu tiếng , từ có vần : - Nhận xét . **Luyện đọc toàn bài . - Gọi học sinh thi đọc diễn cảm từng bài *Luyện tập : - Cho học sinh thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần : - Cho học sinh nêu lại nội dung bài . * Làm bài tập - Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở BTTV Luyện viết:Ngôi nhà I.Mục đích , yêu cầu : - Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn cuối của bài: Bàn tay mẹ trình bày đúng bài viết .Viết đúng tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút . - Giáo dục HS c ... 8 hình tam giác, tô màu 4 hình) Bài toán hỏi gì?(số hình tam giác không tô màu) Để biết được số hình không tô màu ta làm tính gì?( tính trừ) Cho HS làm theo nhóm Nhận xét – Tuyên dương. Hoạt động 2: Trò chơi Thi đua: Ai nhanh hơn. Chia làm 2 đội: Đội A đặt đề toán, đội B giải toán, và ngược lại. Đội nào nhanh sẽ thắng. Nhận xét- Tuyên dương Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012 THỦ CÔNG (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC Tiết 23, 24: Vì bây giờ mẹ mới về I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu. Hiểu được nội dung bài:Cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc. Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: Tranh III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đọc mẫu lần 1. Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp:cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt, Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc. (đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ) Cho HS mở SGK luyện đọc: Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu, đoạn , cả bài. Goí HS đọc cá nhân một số em Giải lao Hoạt động 2:Ôn những vần đã học Gọi HS đọc câu hỏi 1 Tìm tiếng trong bài có ưt. Gọi HS tìm tiếng có ưt ghi bảng con ( đứt tay), đọc cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 2: Tìm tiếng ngoài bài có ưt, có vần ưc. HS tìm viết ra bảng con: nứt nẻ, Nóng nực, Nói câu chứa tiếng có vần ưt, có vần ưc? Gọi HS đọc câu mẫu:. Cá mực nướng rất thơm . . HS tìm câu có vần ưc, nói: Trời hôm nay thật nóng bức. HS tìm câu có vần ưt. Gọi HS đọc câu mẫu: Mứt tết rất ngon Vết nứt trên tường rất to. Nhận xét – Tuyên dương Gọi HS đọc bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học . Tiết 2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài Vừa rồi các em học bài gì?(Vì bây giờ mẹ mới về) Cho HS mở SGK GV đọc mẫu, HS đọc thầm Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 1 Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? Gọi HS đọc câu hỏi 2 Lúc nào cậu mới khóc? Vì sao? Gọi HS đọc câu hỏi 3 Bài này có mấy câu hỏi và câu trả lời? Gọi vài em đọc lại bài. Giải lao Hoạt động 4: Luyện nói Cho HS nhìn tranh QST và TLCH. Chủ đề luyện nói: Hỏi nhau M: Bạn có hay làm nũng bố mẹ không? Tôi là con trai, tôi không thích làm nũng mẹ. Bạn có thể xem làm nũng ba,mẹ là tính xấu không? Hãy kể 1 lần bạn làm nũng ba mẹ. Con gái thường hay làm nũng ông bà, cha mẹ. Chúng ta đã lớn làm nũng để làm gì. Chỉ có trẻ em mới hay làm nhõng nhẻo làm nũng cha mẹ Gọi HS nói, nhận xét, bổ xung. Nhận xét- Tuyên dương. Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét tiết học . Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 111: Luyện tập I.Mục tiêu: Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có một phép trừ Rèn tính nhanh, chính xác. Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài II. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu: Tiếp tục luyện tập kiến thức đã học Hoạt động 1: Luyện tập. Bài 1: Đọc đề bài. Bài toán cho biết gì?(Lan gấp được 14 cái thuyền, cho bạn 4 cái thuyền) Đề bài hỏi gì?(Lan còn bao nhiêu cái thuyền) Hướng dẫn HS tóm tắt và giải toán 1 em làm bảng phụ,cả lớp làm vào tập Nhận xét, ghi điểm. Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: Cho dạng sơ đồ. Một sợi dây dài 13 cm, đ cắt đi 2 cm . Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu cm? Học sinh nêu GV ghi tóm tắt . Học sinh giải bài. Sửa ở bảng lớp, chấm điểm. Bài 4: Giải bài tóan theo tóm tắt sau: * Trò chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 em lên tham gia chơi. Viết sẵn đề bài toán và giấy, phát cho các em. Khi nói bắt đầu mới được chơi. Đội nào giải nhanh, đúng ở mỗi bài sẽ được 10 điểm. Đội nhiều điểm sẽ thắng. Nhận xét – Tuyên dương. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 8 : Quà của bố I.Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 2 bài quà của bố khoảng 10 đến 12 phút . Điền đúng chữ s hoặc x; vần im hay iêm vào chỗ trống. Làm được bài tập 2a và 2b. Giáo dục hs tình cảm của ba mẹ dành cho con thật to lớn. II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2a và 2b III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: Quà của bố Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép GV đọc mẫu bài viết. Gọi HS đọc lại. Bố gửi quà gì cho bạn nhỏ? Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp. Cho HS viết bảng con:nghìn, lời chúc, hôn. Gọi HS đọc lại các từ khó vài em . Cho HS nhìn bài viết ở bảng lớp, GV đọc từng cụm từ cho HS viết vào tập. Cho HS viết đoạn văn vào tập. Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi) Chấm điểm một số tập. Nhận xét bài viết. Giải lao Hoạt đông 2: Làm bài tập Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: a). Điền chữ x hoặc s. (xe lu,dòng sông) Một em lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. b). Điền vần im hoặc iêm: (trái tim, kim tiêm) Cho HS làm nhóm . Nhận xét chấm điểm một số tập. Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà viết lại những chữ viết sai ở cuối bài. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 112 : Luyện tập chung I. Mục tiêu: Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán. Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán. Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu: luyện tập chung. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Đọc yêu cầu bài 1a. Nhìn xem đề bài còn thiếu gì? Số trong phần đề bài có không? Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm , câu hỏi. Giải được không?( không giải được) Viết tiếp phần câu hỏi vào (Nhìn tranh rồi viết). Học sinh viết câu hỏi. Đọc đề toán. Trong bến có 5 ô tô, có thêm 2 ô tô vào bến. Hỏi bến có tất cả bao nhiêu ô tô? Bài giải Số ô tô có tất cả là: 5 + 2 = 7 (ô tô) Đáp số: 7 ô tô. 1 em ghi tóm tắt, 1 em giải. Nhận xét. Tương tự cho bài 1b. Tóm tắt Có: 6 con chim Bay đi: 2 con chim Còn lại con chim? Bài 2 thực hiện tương tự. Cho HS làm theo nhóm Nhận xét – tuyên dương. Hoạt động 2: Trò chơi Giáo viên đưa ra 1 số tranh ảnh, mô hình để học sinh nêu bài toán rồi giải. Gắn 12 hình tam giác xanh và 3 hình tam giác vàng. Có 7 cái thuyền, cho đi 3 cái thuyền. Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 em lên tham gia: + 1 em đọc đề bài. + 1 em tóm tắt. + 1 em giải. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Cộng các số trong phạm vi 100. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------ KỂ CHUYỆN Tiết 4 : Bông hoa cúc trắng I. Mục tiêu: Kể lại 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ. Giáo dục hs biết kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. Đồ dùng để đóng vai: khăn để đóng vai mẹ, gậy để đóng vai cụ già. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : * giới thiệu bài và ghi tựa. Hôm nay các em sẽ nghe câu chuyện cổ tích Nhật Bản có tên là: Bông hoa cúc trắng. Câu chuyện kể về một bạn nhỏ nhà nghèo rất hiếu thảo, yêu thương người mẹ đang ốm nặng. Tấm lòng hiếu thảo của bạn nhỏ đã làm cảm động cả thần tiên khiến thần tiên giúp bạn chữa khỏi bệnh cho mẹ. Vì sao truyện có tên là Bông hoa cúc trắng? Các em sẽ nghe cô kể lại câu truyện này để biết điều đó nhé. Hoạt động 1: Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé cụ thể: Lời người dẫn chuyện: kể chậm rãi cảm động. Lời người mẹ: mệt mỏi yếu ớt. Lời cụ già: ôn tồn. Lời cô bé: ngoan ngoãn lễ phép khi trả lời cụ già; lo lắng, hốt hoảng khi đếm các cánh hoa: “ Trời ! Mẹ chỉ còn sống được 20 ngày nữa! ”. Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Trong một túp lều người mẹ ốm nằm trên giường, trên người đắp một chiếc áo. Bà nói với con gái ngồi bên: “Con mời thầy thuốc về đây” Câu hỏi dưới tranh là gì ? Người mẹ ốm nói gì với con? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. 4 học sinh hoá trang theo vai và thi kể mẫu đoạn 1. Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. Hoạt động 3: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này cho em biết điều gì ? Là con phải yêu thương cha mẹ. Con cái phải chăm sóc yêu thương khi cha mẹ đau ốm. Tấm lòng hiếu thảo của cô bé đã làm cảm động cả thần tiên. Tấm lòng hiếu thảo của cô bé giúp cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ. Bông hoa cúc trắng tượng trưng cho tấm lòng hiếu thảo của cô bé với mẹ. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện (các em có thể nói theo suy nghĩ của các em). 4 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ ------------------------------------------------------------------------------- Nhận xét của Ban Giám Hiệu Nhận xét của Tổ trưởng CM ..
Tài liệu đính kèm: