Tiết 1,2: Học vần
ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
I. Mục đích, yêu cầu:
- Cho HS làm quen với môn học Tiếng Việt.
- Biết một số đồ dùng học tập cần cho việc học môn Tiếng Việt.
- Làm cho các em yêu thích môn Tiếng Việt từ đó biết yêu quý tiếng mẹ
đẻ của mình.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.
- Bảng con + phấn +bút chì + thước kẻ + vở tập viết tập một.
III. Các hoạt động dạy- học:
1.GV giới thiệu tên môn học:” Tiếng Việt ” phần học vần
- GV giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt 1 tập 1. HDẫn HS cách giở sách, cách gấp bài học.
- HS thực hành mở, gấp, cất sách.
- GV kiểm tra HD thêm cho những em còn lúng túng.
2.Giới thiệu một số đồ dùng cần thiết cho môn học này.
- GV: Để học tốt môn Tiếng Việt các em cần có:
+ Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành.
+ Vở tập viết in + vở ô li thực hành luyện viết.
+ Bảng con + thước kẻ + phấn + bút chì.
- GV: + Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
+ H dẫn cách bảo quản giữ gìn sách vở.
Tuần 1 Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010 Tiết 1,2: Học vần ổn định tổ chức I. Mục đích, yêu cầu: - Cho HS làm quen với môn học Tiếng Việt. - Biết một số đồ dùng học tập cần cho việc học môn Tiếng Việt. - Làm cho các em yêu thích môn Tiếng Việt từ đó biết yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình. II. Đồ dùng dạy- học: - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành. - Bảng con + phấn +bút chì + thước kẻ + vở tập viết tập một. III. Các hoạt động dạy- học: 1.GV giới thiệu tên môn học:” Tiếng Việt ” phần học vần - GV giới thiệu cuốn sách Tiếng Việt 1 tập 1. HDẫn HS cách giở sách, cách gấp bài học. - HS thực hành mở, gấp, cất sách. - GV kiểm tra HD thêm cho những em còn lúng túng. 2.Giới thiệu một số đồ dùng cần thiết cho môn học này. - GV: Để học tốt môn Tiếng Việt các em cần có: + Bộ đồ dùng học Tiếng Việt thực hành. + Vở tập viết in + vở ô li thực hành luyện viết. + Bảng con + thước kẻ + phấn + bút chì. GV: + Kiểm tra đồ dùng của học sinh. + H dẫn cách bảo quản giữ gìn sách vở. 3. Những ký hiệu trong sách. GV nói rõ từng việc từng yêu cầu cho HS rõ các mục ở SGK như: Nghe- đọc- nói- viết. 4.Nêu yêu cầu cần phải đạt sau khi học xong môn Tiếng Việt. Học xong chương trình lớp 1 các em phải đạt được như: viết được, hiểu được những âm vần, tiếng, từ, bài được in sẵn trong SGK và từ đó chúng ta sẽ đọc được những bài báo, sách truyện... 5. Nhận xét- dặn dò: Tuyên dương một số em ngồi học nghiêm túc. _______________________________________ Tiết3: Toán Tiết học đầu tiên I.Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toá, các hoạt động hoạt động trong giờ học toán. II.Đồ dùng dạy- học: - Sách toán 1. - Bộ đồ dùng học toán 1. III.Các hoạt động dạy- học: 1. Hdẫn HS xem sách toán 1. - GV cho HS xem sách toán 1. - GV hdẫn HS lấy sách toán 1: HS mở SGK trang có bài” Tiết học đầu tiên” - GV giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1: Cho HS thực hành mở, gấp sách, cách lật sách, cách bảo vệ sách. 2. Hdẫn HS làm quen với 1 số hoạt động học toán ở lớp 1. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ảnh 1: Có khi làm việc với que tính. ảnh 2: Đo độ dài bằng thước. ảnh 3: Có khi làm việc chung trước lớp. ảnh 4: Có khi phải học nhóm để trao đổi chung với các bạn. 3. Giới thiệu với HS các yêu cầu đạt được sau khi học toán 1. GV: Học toán 1 các em sẽ biết: + Đếm từ 1 đến 100. + Đọc các số như: 5, 1, 0, 16, 20, 99...( năm, một, không...) + Viết số như: 4, 25, 16, 89... + So sánh 2 số: 3 và 5 (3 < 5) + Làm tính cộng trừ: 2 + 3 = 5 10 + 5 =15 4 - 2 = 2 26 - 4 = 22 4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS: - GV cho HS lấy bộ đồ dùng học toán lớp 1 và gọi tên các đồ dùng học toán theo GV . Ví dụ: hình tròn, hình vuông, que tính, đồng hồ... - GV Hdẫn cách bảo quản đồ dùng học toán. 5. Nhận xét- dặn dò: Nhận xét chung tiết học. ______________________________ Tiết4: Đạo đức: Em là học sinh lớp Một (T.1) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học. - Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo , một số bạn bè trong lớp. - Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp. II.Tài liệu, phương tiện: - Vở bài tập đạo đức lớp 1. - Thuộc các bài hát: Đi học, Trường em, Em yêu trường em. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động 1:” Vòng tròn giới thiệu tên ” Bài tập 1 - Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên mình và nhớ tên các bạn trong lớp, biết trẻ em có quyền có họ tên. - Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn điểm danh từ 1 đến hết. Lần lượt giới thiệu tên của mình cho bạn nghe. - Thảo luận: ? Trò chơi giúp em điều gì. - GV nêu kết luận: Mỗi người đều có một cái tên của mình. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. Hoạt động 2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình. - GV nêu cách chơi - HS tự giới thiệu. - GV gọi 1 số HS nêu trước lớp. - GV kết luận: Mỗi người chúng ta có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống và khác nhau... Hoạt động 3: Kể về ngày đầu tiên đi học của mình. - GV nêu nhiệm vụ: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của mình. - GV nêu một số ví dụ: Em mong chờ ngày đi học... - HS tự nêu trước lớp. GV kết luận: Vào lớp 1 em sẽ có thêm nhiều bạn, nhiều thầy giáo, cô giáo mới... + Được đi học là quyền lợi, là niềm vui của trẻ em. + Em rất vui và tự hào vì mình là HS lớp 1 + Em và các bạn sẽ cố gắng học rất giỏi thật chăm, ngoan. IV.Nhận xét- dặn dò: Nhận xét chung tiết __________________________________ Chiều: Tiết1: Luyện Toán ổn định tổ chức ___________________________________ Tiết 2: Luyện Tiếng việt ổn định tổ chức __________________________________ Tiết3: Luyện Âm nhạc Cô Oanh soạn giảng ________________________________ Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010 Tiết 1: Mĩ thuật Cô Nga soạn giảng _________________________________ Tiết 2: Toán Nhiều hơn- ít hơn I. Mục tiêu: - Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật, biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật. II . Đồ dùng dạy- học: III. Các hoạt động dạy- học: HĐ1: So sánh số lượng cốc và số lượng thìa. GV đưa 1 số cốc và 1 số thìa. Gọi 1 em lên bảng đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa và hỏi cả lớp” còn cốc nào chưa có thìa ” ( cho HS trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa) GV nói: Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói” số cốc nhiều hơn số thìa ”. - Gọi 1 HS nhắc lại: Số thìa ít hơn số cốc. - Gọi 1 số HS nêu:” Số cốc nhiều hơn số thìa” rồi nêu: “ số thìa ít hơn số cốc” HĐ2:Hdẫn HS quan sát từng hình vẽ trong bài học, giới thiệu cách so sánh số lượng hai nhóm số lượng như sau: - Ta nối 1... chỉ với 1... - Nhóm nào có đối tượng( chai và nút chai, ấm đun nước...) bị thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm kia có số lượng ít hơn. - HS nêu: Số chai ít hơn nút chai, số nút chai nhiều hơn số chai. HĐ3: Trò chơi: Nhiều hơn, ít hơn. GV đưa ra hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Cho HS thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có số lượng nhiều hơn , nhóm nào có số lượng ít hơn. - HS phải nêu được:” Số bạn gái nhiều hơn số bạn trai, số bạn trai ít hơn số bạn gái”, “ Số bút chì ít hơn số vở, số vở nhiều hơn số bút chì ”... IV.Nhận xét- dặn dò: Nhận xét chung giờ học. _____________________________ Tiết3,4: Học vần Học các nét cơ bản I . Mục tiêu: - HS nhận biết các nét cơ bản trong khi viết chữ cái. - HS biết gọi tên và viết đúng các nét cơ bản đó. - Bước đầu biết sử dụng bảng con, phấn, bút chì, vở. II. Đồ dùng dạy- học: GV thuộc các nét đó và viết mẫu lên bảng. III. Các hoạt động dạy- học: Tiết 1 Giới thiệu bài: Học các nét cơ bản. - GV kẻ bảng viết các nét cần học lên bảng. - HS nhìn và đọc tên các nét. GV Hdẫn từng nét. + Nét ngang (-) + Nét cong hở- phải ( ) + Nét xiên trái ( \ ) + Nét cong hở- trái ( ) + Nét xiên phải ( / ) + Nét cong kín ( ) + Nét móc xuôi ( ) + Nét khuyết trên ( ) + Nét móc ngược ( ) + Nét khuyết dưới ( ) + Nét móc hai đầu ( ) + Nét thắt ( ) Luyện viết các nét vào bảng con: - GV viết mẫu ở bảng ( lưu ý điểm bắt đầu ) - HS luyện viết vào bảng con. Mỗi nét viết 3 lần. - GV theo dõi giúp đỡ những em viết yếu. Tiết 2 Luyện tập a. Luyện đọc viết ở bảng GV gọi HS lên bảng đọc cá nhân + đồng thanh. b. Luyện viết các nét vào vở tập viết: - GV h/dẫn HS tập tô các nét. - GV đi từng bàn h dẫn cách cầm bút, để vở. - GV chấm bài và nhận xét bài viết của HS. 4. Nhận xét- dặn dò: Nhận xét chung tiết học. _____________________________ Chiều: Tiêt1 Luyện Toán Luyện tập Nhiều hơn , ít hơn. I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS về “So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật” - HS sử dụng cac từ “Nhiều hơn”, “ít hơn” để diễn tả hoạt động so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật thành thạo. II. Chuẩn Bị: HS: Vở BT Toán1 III.Các hoạt động dạy học: 1. HĐ kiểm tra bài cũ: GVđưa ra 1 nhóm đồ vật có số lượng chêch lệch nhau rồi yêu cầu HS so sánh và nêu kết quả. (2HS so sánh ,nêu kết quả) 2. Hoạt động lĩnh hội bài mới: HĐ1: Hướng dẫn HS so sánh các nhóm đồ vật ở VBTT1(trang 4) - GV hướng dẫn HS so sánh số lượng hai nhóm đồ vật - HS quan sát các bức tranh vẽ ở vở BTT1/1 so sánh số lượng hai nhóm đồ vật. - GVđI từng bàn HDthêm cho HS còn lúng túng. HĐ2: HS sử dụng các từ “nhiều hơn”, “ít hơn”diễn tả lại kết quả so sánh sốlượng của hai nhóm đồ vật - GV theo dõi HS yếu. 3.HĐ củng cố : - Cho HS tìm và nêu tên các nhóm đồ vật có chênh lệch về số lượng. Ví dụ: số bút chì so với bút màu,. GV nhận xét , tuyên dương những HS trả lời đúng. ___________________________________ Tiết2: Luyện viết Các nét cơ bản I. Mục tiêu: - HS làm quen với tiết tập viết ở cuối tuần trong vở tập viết. - HS tô đúng các nét cơ bản đã học. II. Đồ dùng dạy- học: Vở tập viết 1 tập 1, bút chì. III.Các hoạt động dạy- học: 1. GV kẻ bảng viết mẫu các nét cơ bản cần viết. - Hướng dẫn cách viết: GV cho HS quan sát các nét do GV viết ( Điểm bắt đầu, điểm dừng bút của các nét ). - HS viết trên không. 2. HS luyện viết vào vở: GV hướng dẫn viết các nét cơ bản sau đó viết thêm các nét ở ô tiếp theo. GV theo dõi hướng dẫn HS viết đúng. Giúp đỡ HS yếu. Nhận xét- dặn dò: Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp và sạch sẽ. _____________________________________ Tiết3: Luyện Thủ công ổn định tổ chức Kiểm tra đồ dùng học thủ công Giáo viên kiểm tra đồ dùng học Thủ công của từng em để có kế hoạch bổ sung. Quy định của đồ dùng học Thủ công như sau: - Giấy màu thủ công - Thước kẻ, kéo - Hồ dán ... Em nào còn thiếu nhắc các em ngày mai bổ sung ngay. Nhận xét - dặn dò. ___________________________________ Thứ 4 ngày 25 tháng 8 năm 2010 Tiết 1, 2 Học vần Bài 1: E I.Mục tiêu: - Nhận biết được chữ và âm e. - Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.( HS khá, giỏi Luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ( hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve. - Tranh minh hoạ phần luyện nói về các” lớp học” của loài chim, ve, ếch, gấu và của học sin ... nhân, tổ, nhóm, cả lớp. GV nhận xét và sữa sai cho HS.. b.Luyện viết: HS tập tô chữ b,be trong vở tập viết. GV theo dõi và giúp đỡ thêm. c.Luyện nói: Việc học tập của từng cá nhân. - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi: + Ai đang học bài? Ai đang viết chữ e? Bạn voi đang làm gì? Bạn ấy có biết đọc chữ không? Ai đang kẻ vở ? Hai bạn gái đang làm gì? + Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? IV. Củng cố- dặn dò: - HS nhìn SGK đọc lại toàn bài. - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau. ________________________________________ Chiều Tiết 1: Luyện Thể dục Ôn đội hình đội ngũ I.Muùc tieõu : -Laứm quen vụựi taọp hụùp haứng dọc, doựng haứng. Yeõu caàu thửùc hieọn ụỷ mửực ủuựng cụ baỷn, coự theồ coứn chaọm. II.Chuaồn bũ : -Coứi, saõn baừi III. Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc : 1.Phần mở đầu: Thoồi coứi taọp trung hoùc sinh thaứnh 4 haứng doùc, cho quay thaứnh haứng ngang. Phoồ bieỏn noọi dung yeõu caàu baứi hoùc. ẹửựng taùi choó voó tay vaứ haựt (2 phuựt) Giaọm chaõn taùi choó theo nhũp 1 – 2, 1 – 2, (2 phuựt) ủoọi hỡnh haứng ngang hoaởc haứng doùc. 2.Phaàn cụ baỷn: Taọp hụùp haứng doùc, doựng haứng doùc (10 - 12 phuựt ) GV vửứa hoõ vửứa giaỷi thớch vửứa laứm maóu ủoọng taực cho hoùc sinh xem. GV hoõ khaồu leọnh doựng haứng doùc, nhaộc hoùc sinh nhụự baùn ủửựng trửụực vaứ sau mỡnh, roài cho giaỷi taựn. Sau ủoự laùi taọp hụùp laùi (moói laàn laứm nhử vaọy GV giaỷi thớch theõm). Yeõu caàu caực toồ taọp luyeọn nhieàu laàn. 3.Phaàn keỏt thuực : Giaọm chaõn taùi choó theo nhũp 1 – 2, 1 – 2, ẹửựng taùi choó voó tay vaứ haựt. GV cuứng HS heọ thoỏng baứi hoùc. 4.Nhaọn xeựt giụứ hoùc. Hửụựng daón veà nhaứ thửùc haứnh. _______________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện đọc, viết b I. Luyện đọc chữ b - GV ghi chữ b, be lên bảng: - HS luyện đọc theo cá nhân, tổ , cả lớp. - GV nhận xét, sửa sai cho các em. II. Luyện viết: 1. Luyện viết vào bảng con: + GV viết mẫu chữ b, be + HS viết vào bảng con - GV nhận xét và sửa sai cho các em. 2. Luyện viết vào vở ô ly: - HS luyện viết chữ b, be vào vở - Gv giúp đỡ thêm những em viết chậm, yếu. - GV chấm bài và nhận xét bài viết của HS. III. Nhận xét - dặn dò: Tuyên dương những em viết bài đẹp. ___________________________________________ Thứ 6 ngày 27 tháng 8 năm 2010 Tiết 1,2: Học vần Dấu sắc I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được dấu và thanh sắc. - Ghép được tiếng bé. -Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các tiếng:bé, cá, lá( chuối), chó, khế - Tranh minh hoạ phần luyện nói: một số sinh hoạt của bé ở nhà và ở trường( SGK). III. Các hoạt động dạy- học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ: - HS viết vào bảng con: e, be. - HS lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng : bé, bê, bóng, bà. B.Dạy- học bài mới: HĐ1. Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các tranh này vẽ ai và vẽ gì? - GV giải thích: bé, cá, lá (chuối), chó, khế là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có dấu và thanh sắc. - GV nói tên dấu này là dấu sắc. HĐ2. Dạy dấu thanh: GV viết lên bảng dấu sắc a. Nhận diện dấu: - GV tô lại dấu sắc và nói: dấu sắc là một nét sổ nghiêng phải. - GV cho HS lấy bộ đồ dùng học vần và lấy dấu sắc. - HS phát âm dấu sắc theo: cá nhân, tổ, cả lớp. b.Ghép chữ và phát âm: - HS lấy bộ đồ dùng ra.HS lấy âm b, lấy tiếp âm e và thêm dấu sắc ta được tiếng bé. - GV viết trên bảng - GV viết lên bảng và HS đọc: cá nhân, tổ, nhóm. - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nói: Vị trí của dấu sắc trong dấu bé( dấu sắc được đặt bên trên con chữ e) c.Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: - GV viết mẫu trên bảng. Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình viết. HS viết trên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết vào bảng con. - HS viết vào bảng con dấu sắc, tiếng bé. GV theo dõi giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và sữa lỗi cho HS Tiết 2 HĐ3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS lần lượt phát âm tiếng bé theo: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét và sữa lỗi cho HS. b. Luyện viết: - HS tập tô be, bé trong vở tập viết. - GV theo dõi giúp đỡ thêm. c. Luyện nói: - GV cho HS quan sát tranh trong SGK và nêu câu hỏi gợi ý: ? Quan sát tranh các em thấy những gì. ? Các bức tranh này có gì giống nhau. ? Các bức tranh này có gì khác nhau. ? Em thích bức tranh nào nhất?Vì sao?. ? Em và các bạn em ngoài các hoạt động kể trên còn những hoạt động nào nữa. ? Ngoài giờ học tập em thích làm gì nhất. ? Em đọc tên của bài này. IV.Củng cố- dặn dò: - HS đọc lại toàn bài trong SGK. - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau _______________________________ Tiết 3: Thủ công Giới thiệu một số loại giấy bìa, dụng cụ thủ công I Mục tiêu: - HS biết một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. II. Phương tiện: GV chuẩn bị các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ... III. Các hoạt động dạy- học: HĐ1. Giới thiêu giấy, bìa: Giấy, bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như: tre, nứa, bồ đề... Giấy là phần bên trong mỏng, bìa được đóng phía ngoài dày hơn. GV giới thiêu giấy màu để học thủ công, mặt trước là các màu: xanh, đỏ, tím...Mặt sau có kẻ ô ( H1). HĐ2. Giới thiệu dụng cụ học thủ công: - Thước kẻ:thước được làm bằng gỗ hoặc nhựa,thước dùng để đo chiều dài.Trên mặt thước có vạch chia và đánh số ( h2 ) - Kéo: Dùng để cắt giấy, bìa khi sử dụng kéo cần chú ý tránh đứt tay . - Hồ dán: Dùng để dán giấy thành sản phẩm hoặc dán sản phẩm vào vở. Hồ dán được chế biến từ bột sắn có pha chất chống gián, chuột và đựng trong hộp nhựa. IV. Nhận xét- dặn dò: Nhận xét chung tiết học. Dặn dò: HS chuẩn bị giấy trắng, giấy màu, hồ dán để tiết sau học bài:” Xé dán hình chữ nhật, tam giác ”. _______________________________ Tiết 4: Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Đánh giá tổng kết mọi hoạt động của lớp diễn ra trong tuần. - Thông báo cho học sinh biết chuẩn bị tiến hành họp phụ huynh đầu năm học. - Phổ biến kế hoạch tuần tới. II. Các bước tiến hành: 1. Cán sự lớp báo cáo tình hình của lớp diễn ra trong tuần. 2. Gv đánh giá nhận xét lại các mặt cụ thể nh sau: - Về nề nếp: ổn định tốt nề nếp lớp học, ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. HS đi học đúng giờ. - Sách vở HS đợc đóng bọc cẩn thận,đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. - Về tinh thần học tập: Một số em có ý thức học tập tốt song vẫn có 1 số em cha tự giác nh em Vinh, Trường... - Vệ sinh: Có ý thức giữ vệ sinh chung, công tác vệ sinh tự quản trong tuần đã có nhiều cố gắng. 3. GV tuyên dương một số em ý thức tốt nh em Dương, Oanh, . 4. Kế hoạch tuần tới: -Tiến hành họp phụ huynh đầu năm học. - Giữ tốt nề nếp lớp học. - Chăm chỉ học tập, có ý thức giữ vở sạch – viết chữ đẹp từ đầu năm - Có ý thức giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. - Tiếp tục tham gia các khoản đóng đậu. _______________________________ Chiều: Tiết1: Luyện Toán Luyện Hình tam giác I. Mục tiêu: - Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của tiết 4 đã học. - Giúp HS nắm vững hơn về nhận dạng các hình, tập tô đẹp , đúng mẫu hơn. II. Các hoạt động dạy- học: 1. Hướng dẫn làm các bài tập tiết 4. *Tô các hình ( các hình cùng dạng thì tô cùng màu ). Hướng dẫn HS tập tô: không nhoè ra ngoài hình, không tô quá đậm. 2.Hướng dẫn HS làm hết các bài tập - GV hướng dẫn giúp đỡ HS yếu làm hết bài. - Chám bài và chữa bài. - Nhận xét tiết học- dặn dò. ______________________________ Tiết2: Luyện Mĩ thuật Cô Nga soạn giảng ______________________________ Tiết3: Hoạt động tập thể Sinh hoạt Sao Đội thực hiện - phụ trách GV theo dõi - uôn nắn thêm ______________________________ Tập viết Tô các nét cơ bản I. Mục tiêu: Cho HS làm quên với tiết tập viết ở cuối tuần trong vở tập viết. - HS tô đúng các nét cơ bản đã học. II. Phương tiện dạy- học: Vở tập viết 1 tập 1, bút chì. III.Các hoạt động dạy- học: 1. GV kẻ bảng viết mẫu các nét cơ bản cần tô - Hướng dẫn cách tô: GV cho HS quan sát các nét do GV viết ( Điểm bắt đầu, điểm dừng bút của các nét ). - HS viết trên không. 2. HS luyện viết vào vở: GV hướng dẫn tô các nét cơ bản sau đó viết thêm các nét ở ô tiếp theo. GV theo dõi hướng dẫn HS tô đúng. Giúp đỡ HS yếu. 3. Nhận xét- dặn dò: Tuyên dương những HS tô đúng, đẹp và sạch sẽ. _____________________________________________________ Tiết 2: Luyện Tự nhiên xã hội Cơ thể chúng ta I. Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài1: HS biết - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể. - Biết một số cử động của đầu cổ, mình, chân, tay. - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình trong bài 1 ở SGK. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Quan sát tranh. * HS hoạt động theo cặp. + GV cho hs quan sát các hình ở trang 4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. + GV theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động. - Hoạt động cả lớp: GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể. (Chú ý khuyến khích HS yếu trả lời). 2. Quan sát tranh Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình, tay và chân. Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm nhỏ Yc HS quan sát các hình trang 5 SGK. ? Hãy chỉ và nói xem các bạn trong hình đang làm gì?. ? Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm có mấy phần. - Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, tay và chân như các bạn trong hình. ? Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần. * Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng. - GV làm trọng tài, bấm thời gian( khoảng 1 phút). - 1 HS lên nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trong thời gian 1 phút. - HS khác đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ có đúng vị trí của bộ phận đó không. Bạn nào kể được nhiều nhất các bộ phận bên ngoài của cơ thể và kể đúng là thắng cuộc. IV. Nhận xét- dặn dò: GV tuyên dương những em tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài.
Tài liệu đính kèm: