Giáo án dạy các môn Tuần 4 - Khối 1

Giáo án dạy các môn Tuần 4 - Khối 1

Học vần

BÀI 13: N M

I. Mục tiêu:

- Đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng.

- Viết được: n, m ,nơ, me.

- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.

- HS khá, giỏi biết đọc trơn.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: nơ, me.

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê, phần luyện nói: bố mẹ, ba má.

III. Các hoạt động dạy- học:

 A. Kiểm tra bài cũ:

 - HS viết vào bảng con: i, a, bi, cá.

 - 2 HS đọc câu sau: bé hà có vở ô li.

 - GV nhận xét, cho điểm.

 B.Dạy- học bài mới:

 

doc 23 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy các môn Tuần 4 - Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010
Học vần
Bài 13: n m
I. Mục tiêu: 
- Đọc được: n, m, nơ, me; từ và câu ứng dụng. 
- Viết được: n, m ,nơ, me. 
- Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Bố mẹ, ba má.
- HS khá, giỏi biết đọc trơn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: nơ, me.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: bò bê có cỏ, bò bê no nê, phần luyện nói: bố mẹ, ba má.
III. Các hoạt động dạy- học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: i, a, bi, cá.
 - 2 HS đọc câu sau: bé hà có vở ô li.
 - GV nhận xét, cho điểm.
 B.Dạy- học bài mới:
 Tiết 1
HĐ1. Giới thiệu bài:
GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 ? Các tranh này vẽ gì.
 - GV: Trong tiếng nơ và me chữ nào đã học?
 - GV: Hôm nay, chúng ta học các chữ và âm mới còn lại: n - m GV viết lên bảng n - m.
 - HS đọc theo GV: n- nơ , m - me.
 HĐ2. Dạy chữ ghi âm:
 n
 a.Nhận diện chữ:
 - GV đưa mẫu chữ n mẫu ra cho HS quan sát và nói: Chữ n gồm nét xuôi và nét móc hai đầu.
 ? So sánh chữ n với các đồ vật, sự vật trong thực tế.
 b. Phát âm và đánh vần:
 * Phát âm.
 - GV phát âm mẫu n ( đầu lưỡi chạm lợi, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi)
 - HS nhìn bảng, phát âm. GVchỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Đánh vần.
 - GV cho HS lấy BDDHọc vần ra. GV cho HS lấy âm n ghép với âm ơ ta được tiếng nơ.
 - GV viết lên bảng nơ và đọc nơ.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS trả lời vị trí của hai chữ trong nơ ( n đứng trước, ơ đứng sau).
 - GV hướng dẫn HS đánh vần: nờ- ơ- nơ.
 - HS đánh vần: lớp, nhóm, bàn, cá nhân.
 m
 ( Quy trình dạy tương tự như âm n)
Lưu ý:
 - Chữ m gồm hai nét móc xuôi và một nét móc hai đầu.
 - So sánh chữ n với m có gì giống và khác nhau.
 - Phát âm: Hai môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi.
 c. Đọc tiếng ứng dụng:
 - HS đọc tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
 - GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS 
 d. Hướng dẫn viết chữ ( chữ đứng riêng)
 - GV viết mẫu lên bảng lớp chữ cái n, m theo khung ô li được phóng to. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình. HS viết lên không trung bằng ngón trỏ cho định hình trong trí nhớ trước khi viết chữ ở bảng con.
 - HS viết vào bảng con: n, m.
 - GV theo dõi và sửa sai cho HS.
 Hướng dẫn viết tiếng:
GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: nơ, me. Lưu ý nét nối giữa n và ơ, nét nối giữa m và e.
 - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
Tiết 2
HĐ3: Luyện tập
a. Luyện đọc
 Luyện đọc lại các âm ở tiết 1:
 - HS nhìn trong SGK đọc n, m, nơ, me . GV sửa phát âm cho HS.
 - HS đọc các từ tiếng ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 Đọc câu ứng dụng:
 - HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu đọc ứng dụng.
 - HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS khi đọc câu ứng dụng
 - GV đọc mẫu câu ứng dụng.
b. Luyện viết:
 - HS viết vào vở tập viết: n, m, nơ, me.
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
c. Luyện nói:
 - HS đọc tên bài luyện nói: bố mẹ, ba má.
 - HS quan sát tranh tromg SGK và trả lời câu hỏi theo sách hướng dẫn
IV. Củng cố dặn dò:
 - GV chỉ bảng cho học sinh theo dõi và đọc theo.
 - HS tìm chữ vừa học ( trong SGK, trong các tờ báo ).
 - Dặn học sinh học lại bài và xem trước bài sau.
 _____________________________
Toán
Bằng nhau - Dấu =
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết được sự giống nhau về số lượng, mỗi số bằng chính nó (3 = 3, 4 = 4) ; biết sử dụng từ bằng nhau và dấu bằng (=) để so sánh các số.
- Làm bài tập 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các mô hình, đồ vật phù hợp với tranh vẽ của bài học
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Nhận biết quan hệ bằng nhau
a. Hướng dẫn HS biết 3 = 3
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ của bài học, trả lời các câu hỏi của GV để biết:
 + Có 3 hình tam giác, có 3 hình vuông, cứ mỗi hình tam giác lại có( duy nhất) một hình vuông( và ngược lại) nên số hình tam giác ( 3 ) bằng số hình vuông ( 3 ) ta có 3 = 3.
 + có 3 chấm tròn đỏ và có 3 chấm tròn xanh, cứ mỗi chấm tròn xanh lại có ( duy nhất ) một chấm tròn đỏ ( và ngược lại ) nên số chấm tròn xanh ( 3 ) bằng số chấm tròn đỏ ( 3 ) ta có 3 = 3 .
 - GV giới thiệu: “ ba bằng ba” được viết như sau:
 3 = 3 ( dấu bằng đọc là dấu bằng ; GV chỉ 3 = 3 gọi HS đọc: 
 ( ba bằng ba ) .
b. Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4 .
 GV hướng dẫn lần lượt tương tự như đối với 3 = 3 .
c. GV cho học sinh nêu vấn đề tương tự như phần b, chẳng hạn để giải thích 2 = 2 . Từ đó khái quát thành: Mỗi số bằng chính số đó và ngược lại nên chúng bằng nhau.
 Đọc chẳng hạn 3 = 3 từ trái sang phải cũng giống như từ phải sang trái; còn 
 3 3 ) .
2. Thực hành:
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài 1, 2, 3, vào vở bài tập toán trang 15 .
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài- chữa bài.
 Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài: viết dấu = và 5 = 5 .
 Bài 2 : Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài , 1 em lên bảng làm.
 Lớp nhận xét bổ sung thêm.
 Bài 3: Gọi một HS nêu yêu cầu của bài.
 Gọi 4 em lên bảng làm, mỗi em làm một cột.
 Lớp nhận xét- bổ sung thêm.
 Bài4: GV đọc yêu cầu của bài: Làm cho bằng nhau. 
 GV: ở bên trái có mấy hình tam giác và mấy hình tròn ( 4 hình tam giác và 3 hình tròn) .
 Bây giờ nối với ô nào ở bên phải để có số hình tam giác và hình tròn bằng nhau ( cột thứ 3 ) 
 * Cột bên trái của ô thứ hai nối với cột bên phải của ô thứ nhất .
 * Cột bên trái của ô thứ 3 nối với cột bên phải của của ô thứ hai.
3. Nhận xét- dặn dò:
 Về nhà xem lại các bài tập trong SGK .
 _______________________________
Đạo đức:
Gọn gàng, sạch sẽ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Biết lợi 
ích của ăn mặc gọn gàng sạch sẽ. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
- HS khá: Phân biệt được giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng sạch sẽ.
II. Đồ dùng:
Vở bài tập, Tranh VBT, Bài hát “ Rửa mặt như mèo”
III. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra:
II. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
 * HS làm bài tập 3
- Yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? Bạn có gọn gàng, sạch sẽ ko? Em có muốn làm như bạn ko?
- Cho HS thảo luận theo cặp. Gọi HS trình bày trước lớp. Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung.
KL: Chúng ta nên làm như các bạn trong tranh 1, 3, 4, 5, 7, 8.
HĐ3: HS giúp nhau sửa lại trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
- GV hướng dẫn HS sửa lại quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ cho bạn. (- HS tự sửa cho nhau theo cặp).
 * GV nhận xét, khen ngợi.
HĐ4: Cho cả lớp hát bài: “Rửa mặt như mèo”.
- GV hỏi: Lớp mình có ai giống như “mèo” ko? Chúng ta đừng ai giống “mèo” nhé!
GV nhắc nhở HS giữ gìn quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
HĐ5: Gv hướng dẫn hs đọc câu thơ trong vở bài tập đạo đức.
III. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn thực hiện theo bài học. Xem trước bài tiếp theo.
________________________________________
Chiều: Luyện Tiếng việt
Ôn : n – m
I. Mục tiờu: HS đọc và viết được õm: n, m. Nắm được cấu tạo cỏc nột chữ: n, m Tỡm được tiếng cú chứa õm n, m từ trờn bỏo, sỏch, ....Làm tốt vở bài tập tiếng việt
 II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Đọc, viết bài 13.
	- HS đọc bài và viết bảng con cỏc từ GV đọc.
 * GV nhận xét ,cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2: Đọc bài SGK
- Yờu cầu HS mở SGK.
- GV ghi bảng: n, m, nơ, me, no, nụ, nơ, mo, mụ, mơ,ca nụ, bú mạ,...
- Y/cầu tỡm và gạch chõn dưới cỏc tiếng cú chứa õm n, m trong cỏc từ trờn.
+ HS xung phong lờn bảng tỡm và gạch chõn dưới õm n, m.
+ Đọc cỏ nhõn, nhúm đụi, tổ, đồng thanh.
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS.
HĐ3: Viết bảng con.
- Gv đọc cho HS tự đỏnh vần và viết vào bảng con: n, m, nơ, me, mo, no, nụ, mụ, nơ, mơ, no nờ, bố mẹ...
- GV nhận xét, khen ngợi những HS viết có tiến bộ.
HĐ4: Hướng dẫn làm vở bài tập
Bài 1: GV nờu yờu cầu bài tập 1 cỏ nhõn quan sỏt tranh và nối ở VBT.
- GV nhận xột 
Bài 2: - Gọi 1HS nờu yờu cầu 
- GV hướng dẫn học sinh điền vào chỗ trống sao cho đỳng từ : Nơ, nỏ, mỏ. 
- Cả lớp làm trong vở. 
- GV theo dừi giỳp đỡ những HS cũn viết yếu
Bài 3: - HS viết vào vở: Ca nụ 1 dũng , bú mạ 1 dũng 
GV chấm bài - nhận xột. 
III. Củng cố - Dặn dũ: 
	- Nhận xét tiết học
 - Xem trước bài 14: d, đ. 
 ____________________________________________________________
Thứ 3 ngày 21 tháng 9 năm 2010
Mỹ thuật
Cô Nga soạn giảng
______________________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, để so sánh các số trong phạm vi 5.
II. Đồ dùng: 
Bảng con, bảng phụ.
II. Các hoạt động dạy - học:
 HS làm các bài tập 1, 2, 3 vào vở bài tập toán trang 16.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài- chữa bài.
 Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài. Gọi 4 em kết quả bài làm của mình. Lớp nhận xét.
 Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài: Nhìn tranh viết số và dấu , = vào ô trống
 Chẳng hạn: GV cho HS quan sát tranh vẽ và hỏi:
? Hàng trên có mấy cục tẩy ( 4 ) Vậy chúng ta viết số 4 vào chỗ nào.
 	? Hàng dưới có mấy cái bút chì ( 3 ) Vậy ta viết số 5 vào chỗ nào.
 So sánh số 4 và số 5 như thế nào? ( 4 bé hơn 5 ). Ta điền dấu gì vào ở giữa.
 Cứ làm tương tự như thế với 2 bức tranh còn lại.
 Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài: ( Làm cho bằng nhau )
GV hướng dẫn HS làm: Cho HS nhìn vào hình vẽ thứ nhất và hỏi:
 ? Hàng trên có mấy hình vuông đậm ( 4 )
 ? Hàng dưới có mấy hình vuông trắng ( 3 )
 ? Vậy còn thiếu mấy hình vuông trắng để bằng số hình vuông đậm ( 1 )
 	Vậy ta nối hình vẽ thứ nhất với hình có 1 hình vuông trắng
 Cứ làm như thế với các hình còn lại.
III.Củng cố - Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.Tuyên dương những bạn làm bài tốt.
_______________________________
Học vần
Bài 14: d - đ
I. Mục tiêu:
- Đọc được: d, đ, dê, đò; từ và câu ứng dụng. Viết được: d, đ, dê, đò. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Dế, cá cờ, bi ve, lá đa. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: dê, đò.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ, phần luyện nói: dế, cá cờ, bi ve, lá đa.
III. C ... Đ3. Luyện viết trên bảng con:
 - GV viết mẫu - HS viết vào bảng con. - GV hướng dẫn giúp đỡ HS viết - Nhận xét cách viết.
HĐ3: Luyện viết ở vở tập viết:
 - GV nêu yêu cầu bài viết - HS thực hành viết. GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết.
 - HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
III. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện thêm.
 - Xem và chuẩn bị cho bài học sau.
_______________________________
Tập viết
Tuần 4: mơ , do , ta , thơ
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng các chữ: Mơ, do, ta, thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập 1. HS khá, giỏi: Viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập 1.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ chữ dạy tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
I. Kiểm tra:
 HS viết bảng con: Bờ, hổ. GV nhận xét
II. Bài mới: 
 HĐ1Giới thiệu bài ...
HĐ2: Hướng dẫn cách viết
- GV giới thiệu chữ viết mẫu.
GV viết mẫu lần 1. GV viết mẫu lần 2 vừa viết vừa h/dẫn.
+ Chữ mơ: Có chữ cái m, nối liền với ơ.
+ Chữ do: Gồm có chữ d nối liền nét với chữ o.
+ Chữ ta: Gồm có chữ t cao 3 ô, nối liền với chữ a.
+ Chữ thơ: Gồm chữ th nối với chữ ơ.
HĐ3. Luyện viết trên bảng con:
 - GV viết mẫu - HS luyện viết trên bảng con: mơ, do, ta, thơ.
 - GV hướng dẫn giúp đỡ HS viết - Nhận xét cách viết.
HĐ4. Luyện viết ở vở tập viết:
 - GV nêu yêu cầu bài viết - HS thực hành viết. GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết.
 - HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
IV. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà luyện thêm.
 - Xem và chuẩn bị cho bài học sau.
__________________________________________
Thủ công
Xé, dán hình vuông
I. Mục tiêu: 
 - HS làm quên với kỷ thuật xé, dán giấy để tạo thành hình.
 - Xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách xé dán cho cân đối.
II. Chuẩn bị:
 - Bài mẫu xé, dán hình vuông, hình tròn.
 - Hai tờ giấy màu khác nhau.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài – ghi tên bài
HĐ2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 - Các em hãy quan sát và phát hiện 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông?
 GV: Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình vuông. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của các hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
HĐ3. GV hướng dẫn mẫu:
a. Vẽ và xé dán hình vuông
 - GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
 - GV làm thao tác xé từng cạnh một như HCN
 - Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hình vuông và xé hình vuông
b. Hướng dẫn thực hành:
 Sau khi đã xé được hình vuông . GV hướng dẫn dán hình.
 - Xếp hình cân đối trước khi dán.
 - PhảI dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng , đều.
IV. Củng cố - dặn dò:
 - Đánh giá chung sản phẩm
 - Nhận xét tiết học . Dặn: HS chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài sau.
_____________________________________________
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc viết t - th
I. Mục tiêu: 
 - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn về các tiếng có chứa t - th đã học .
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập của bài t - th
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Luyện đọc, viết t - th
a. Hướng dẫn HS đọc: Cá nhân, tổ, cả lớp đọc ở SGK bài t - th 
b. Luyện viết ở bảng con: t , th , tổ , thỏ
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: 2 dòng chữ t, 2 dòng chữ th, 2 dòng chữ tổ, 3 dòng chữ thỏ.
2. Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập của bài 15 vở BTTV.
 - GV hướng dẫn HS làm từng bài- HS tìm hiểu nội dung của từng bài.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - GV chấm bài- chữa bài.
 Bài1: HS đọc bài làm của mình- Lớp nhận xét.
 Bài 2: Điền t hay th.
 HS làm bài- Lớp nhận xét bổ sung.
 Bài 3: HS viết: ti vi, thợ mỏ.
3. Nhận xét tiết học- Dặn dò:
 Tuyên dương những em làm bài tốt.
_____________________________________
Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2010 
Tập viết
Tuần 3: Lễ, cọ, bờ, hổ
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS viết đúng đẹp các chữ đã học trong tuần.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, cần cù trong khi viết
 - Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ chữ dạy tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện viết trên bảng con:
 - GV viết mẫu - HS luyện viết trên bảng con: Lễ, cọ, bờ, hổ.
 - GV hướng dẫn giúp đỡ HS viết - Nhận xét cách viết.
2. Luyện viết ở vở tập viết:
 - GV nêu yêu cầu bài viết - HS thực hành viết. GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết.
 - HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xétbài viết của HS.
3. Nhận xét - dặn dò:
 Nhận xét chumg tiết học.
_______________________________
Tiết 2 Tập viết
Tuần 4: mơ , do , ta , thơ
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS viết đúng đẹp các chữ đã học trong tuần.
 - Rèn luyện tính cẩn thận, cần cù trong khi viết
 - Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ chữ dạy tập viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện viết trên bảng con:
 - GV viết mẫu - HS luyện viết trên bảng con: mơ, do, ta, thơ.
 - GV hướng dẫn giúp đỡ HS viết - Nhận xét cách viết.
2. Luyện viết ở vở tập viết:
 - GV nêu yêu cầu bài viết - HS thực hành viết. GV lưu ý cách để vở, cầm bút, tư thế ngồi viết.
 - HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xétbài viết của HS.
3. Nhận xét - dặn dò:
 Nhận xét chumg tiết học. 
__________________________________________
Thủ công
Xé, dán hình vuông
I. Mục tiêu: 
 - HS làm quên với kỷ thuật xé, dán giấy để tạo thành hình.
 - Xé được hình vuông, theo hướng dẫn và biết cách xé dán cho cân đối.
II. Chuẩn bị:
 - Bài mẫu xé, dán hình vuông, hình tròn.
 - Hai tờ giấy màu khác nhau.
 - Hồ dán, giấy trắng làm nền.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 - Các em hãy quan sát và phát hiện 1 số đồ vật xung quanh mình có dạng hình vuông, hình tròn nào?
GV: Xung quanh ta có rất nhiều đồ vật có dạng hình vuông, hình tròn. Em hãy ghi nhớ đặc điểm của các hình đó để tập xé dán cho đúng hình.
2. GV hướng dẫn mẫu:
a. Vẽ và xé dán hình vuông
 - GV làm mẫu các thao tác vẽ và xé
 - GV làm thao tác xé từng cạnh một như HCN
 - Sau khi xé xong lật mặt màu cho HS quan sát.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hình vuông và xé hình vuông
b. Vẽ và xé dán hình tròn
 - GV thao tác vẽ hình vuông.
 - Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu
 - Lần lượt xé 4 góc của hình vuông theo đường vẽ ( H3 ) sau đó xé dần, chỉnh sửa thành hình tròn.
 - HS lấy giấy nháp ra vẽ hìnhtròn và xé dán hình tròn
3. Hướng dẫn thực hành:
 Sau khi đã xé được hình vuông và hình tròn. GV hướng dẫn dán hình.
 - Xếp hình cân đối trước khi dán.
 - Phải dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng , đều.
IV. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Đánh giá chung sản phẩm
 Dặn: HS chuẩn bị giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài sau.
_____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
Tiết 2 Tự học ( Toán )
Luyện tập số 6
I. Mục tiêu:
 - Cũng cố khái niệm ban đầu về số 6
 - Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6
II. Phương pháp: Luyện tập thực hành.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện tập ở bảng con:
a. Hướng dẫn viết số 6.
 - GV kẻ bảng cho HS quan sát chữ mẫu của GV
 - HS luyện viết số 6 ở bảng con.
 GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Làm bài tập vào bảng con:
6 ..... 5 4 ...... 6 6 ...... 6
 HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
 Nhận xét bài làm của HS.
2. Luyện tập vào vở ô ly:
Bài 1: Viết số 6: 2 dòng
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm
 ..... > 4 ....... > 5 ........ < 5
 ...... < 6 ....... = 6 3 = ........
Bài 3: Điền dấu ( , = ) thích hợp vào chỗ chấm:
 3 ..... 6 6 .... 5 6 ....... 6
 2 ......6 6 ..... 4 5 ........5
- HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu
 - Chấm bài - chữa bài
III. Trò chơi: “ Xếp số đúng và nhanh ”
 - GV nêu luật chơi. GV chuẩn bị các số từ 1 đến 6 để ở bàn, mỗi em lấy 1 số và xếp nhanh dãy số đã học: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và ngược lại.
 - Tổ nào xếp nhanh và đúng thì tổ thắng.
IV. Nhận xét - dặn dò:
 Tuyên dương những em làm bài tốt
________________________________________________
Thể dục
Ôn đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu: 
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng, nhanh, trật tự và kỉ luật hơn.
 - Ôn trò chơi: “ Diệt các con vật có hại ” Yêu cầu biết tham gia trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Phương tiện - Địa điểm:
 Trên sân trường - GV chuẩn bị 1 cái còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 1. Phần mở đầu
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 GV giúp cán sự tập hợp lớp thành 2 hàng dọc, sau đó quay thành 3 hàng ngang.
 - Đứng vỗ tay và hát.
 - Giậm chân tại chỗ.
 2. Phần cơ bản
 - Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, đứng nghiêm, đứng nghỉ: 2 - 3 lần.
 Sau mỗi lần GV nhận xét, cho HS giải toán rồi tập hợp.
 Lần 3: Để cán sự lớp tập hợp.
 - Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ: 2 lần ( do GV điều khiển ).
 - Ôn trò chơi: Diệt các con vật có hại.
 3. Phần kết thúc
 - Đứng vổ tay và hát.
 - GV nhận xét giờ học.
 _________________________________
Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Tiết 1 Luyện đọc , viết các âm đã học
I. Mục tiêu: - HS đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ đã học trong tuần: i, a, n, m, d, đ, t, th, e, b, ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.
 - Đọc đúng các từ ngữ mà do cô giáo viết thêm.
II. Luyện đọc các âm đã học: ê, b, e, v, l, h, o, c, ô, ơ, i, a, n, m, d, đ, t, th
 - GV viét các âm đã học lên bảng.
 - HS đọc: cá nhân, tổ, lớp.
III. Trò chơi: Tìm tiếng nhanh và đúng
 - GV cho HS thi tìm tiếng chứa các âm đã học.
 Tổ nào có nhiều bạn tìm được tiếng đúng và nhanh thì tổ đó thắng. GV thưởng và tuyên dương.
IV. Luyện viết:
Luyện viết ở bảng con:
 - GV chọn 1 số âm mà các em viết chưa đẹp thì cho HS tập viết vào bảng con: l, h, n, m, t, th.
 - GV nhận xét và sửa sai cho HS.
b. Luyện viết vào vở:
 - GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết cho HS
 - GV đọc cho HS viết :l, h, n, m, t, th
 - HS viết bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm
 - Chấm bài - chữa bài
V. Nhận xét - dặn dò:
Nhận xét chung giờ học
 ________________________________
 ________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan4.doc