Bài 66: Học vần
UÔM - ƯƠM
A. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh có thể:
- Nhận biết được cấu tạo vần uôm, ươm, tiếng buồm, bướm.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uôm, ươm để học và viết đúng các vần, tiếng, từ khoá: Cánh buồm, đàn bướm.
- Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ong, bướm, chim, cá cảnh.
B. Đồ dùng dạy - học
- Sách tiếng việt 1, tập 1
- Bộ ghép chữ tiếng việt
- Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006 Chào cờ Hoạt động đầu tuần Bài 66: Học vần Uôm - Ươm A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể: - Nhận biết được cấu tạo vần uôm, ươm, tiếng buồm, bướm. - Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uôm, ươm để học và viết đúng các vần, tiếng, từ khoá: Cánh buồm, đàn bướm. - Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ong, bướm, chim, cá cảnh. B. Đồ dùng dạy - học - Sách tiếng việt 1, tập 1 - Bộ ghép chữ tiếng việt - Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói C. Các hoạt động dạy - học Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Viết và đọc: âu yếm, quý hiếm, thanh kiếm. - Đọc đoạn thơ ứng dụng - Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con - 3 HS đọc II- Dạy - học bài mới 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Dạy vần: Uôm: a- Nhận biết vần: - Ghi bảng vần uôm và hỏi: - Vần uôm do mấy âm tạo nên là những âm nào? - Vần uôm do 2 âm tạo nên là âm uô và m. - Hãy so sánh vần uôm với ươm? - Giống: Đều kết thúc bằng m Khác: âm bắt đầu. - Hãy phân tích vần uôm ? - Vần uôm có âm uô đứng trước, âm m đứng sau. b- Đánh vần: (+) Vần: Vần uôm đánh vần như thế nào ? - uô - mờ uôm - GV theo dõi, chỉnh sửa. - HS đánh vần CN, nhóm , lớp (+) Tiếng khoá: - Yêu cầu học sinh tìm và gài vần uôm ? - Tìm thêm chữ ghi âm b và dấu huyền gài với vần uôm ? - HS sử dụng bộ đồ dùng học tập để gài uôm, buồm. - Hãy đọc tiếng vừa gài ? - 1 em đọc: Buồm. - GV ghi bảng: Buồm. - Hãy phân tích tiếng Buồm ? - Tiếng Buồm có âm b đứng trước, vần uôm đứng sau, dấu huyền trên ô. - Hãy đánh vần tiếng Buồm ? - Bờ - uô - mờ uôm - huyền - buồm. - GV theo dõi, chỉnh sửa. - HS đánh vần, đọc (CN, nhóm , lớp) (+) Từ khoá: - Treo tranh cho học sinh quan sát và hỏi - Tranh vẽ gì ? - Tranh vẽ cánh buồm. - Ghi bảng: tiếng buồm (gt) - GV chỉ vần, tiếng, từ không theo thứ tự cho học sinh đọc - HS đọc trơn: CN, nhóm, lớp c- Viết - HS đọc ĐT - GV viết mẫu: uôm, tiếng buồm lên bảng và nêu quy trình viết - GV theo dõi, nhận xét và chỉnh sửa - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con ươm: (quy trình tương tự) + Chú ý: - Cấu tạo: Vần ươm được tạo nên bởi ươ & m - So sánh vần uôm và ươm: giống: kết thúc = m Khác: Vần uôm bắt đầu = u, vần ươm bắt đầu bằng ư. - Đánh vần: ươ - mờ ươm; bờ - ươ - mờ - ươm - sắc - bướm; đàn bướm. - Viết: Lưu ý nét nối giữa ươ và m ; giữa b và vần ươm dấu sắc trên ơ - HS thực hiện theo HD d- Đọc từ ứng dụng: - Hãy đọc cho cô các từ ứng dụng có trong bài. - 1 vài em đọc - GV ghi bảng - 1 HS lên tìm tiếng có vần và gạch chân. - Cho HS phân tích tiếng có vần và đọc + GV đọc mẫu và giải nghĩa từ: ao chuôm, ao nói chung. - 1 vài em. - Nhuộm vải: Làm cho vải có màu khác đi. - Vườn ươm: Là vườn chuyên dùng để ươm cây giống. - Cháy đượm: Cháy rất to và sau khi cháy hết để lại than hồng. - HS nghe sau đó luyện đọc CN, nhóm, lớp. - GV theo dõi chỉnh sửa. đ- Củng cố - dặn dò: Trò chơi: Tìm tiếng, từ có vần vừa học - HS chơi thi giữa các tổ - Cho HS đọc lại bài (GV chỉ không theo thứ tự) - NX chung giờ học - Lớp đọc ĐT Tiết 2: 3- Luyện đọc: a- Luyện đọc: + Đọc lại bài tiết 1 - GV chỉ không theo TT cho HS đọc - GV theo dõi, chỉnh sửa + Đọc đoạn thơ ứng dụng: - Treo tranh cho HS quán sát và hỏi - HS đọc CN, nhóm, lớp - HS quan sát tranh. - Tranh vẽ gì ? - Tranh vẽ đàn bướm trong vườn hoa cải. - GV ghi bảng câu ứng dụng. - GV đọc mẫu và giao việc. - GV theo dõi chỉnh sửa - 1 vài em đọc. - HS đọc CN, nhóm, lớp b- Luyện viết: - HD HS viết uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm vào vở tập viết. - GV viết mẫu, nêu quy trình viết, lưu ý viết nối giữa các con chữ. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu - NX bài viết của HS. - HS tập viết theo HD vào vở tập viết. c- Luyện nói: - Hãy đọc cho cô tên bài luyện nói - GV hướng dẫn và giao việc - Tranh vẽ những gì ? - Con chim sâu có lợi ích gì? - 2 HS đọc: ong, bướm, chim, cá cảnh. - HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 và nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay. - Con bướm thích gì? - Con ong thích gì? - Con cá cảnh để làm gì? - Ong và chim có lợi ích gì cho nhà nông? - Em biết những loài chim gì? - Bướm thường có màu gì - Trong các con vật trên em thích nhất con vật gì? - Nhà em có những con vật gì? + Trò chơi: Thi nói về con vật em yêu thích. 4- Củng cố - Dặn dò: - Hôm nay học bài gì ? - Hãy đọc lại toàn bài - Nhận xét giờ học và giao bài về nhà - HS: vần uôm, at - 1 vài em đọc trong SGK - HS nghe và ghi nhớ Tiết 15: Đạo đức Trật tự trong trường học A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trường là nơi thầy cô giáo dạy và HS học tập, giữ trật tự giúp cho việc học tập, rèn luyện của HS được thuận lợi, có nền nếp. - Để giữ trật tự trong giờ học các em cần thực hiện tốt nội quy nhà trường, quy định của lớp mà không được gây ồn ào, chen lấn, xô đẩy. 2. Kỹ năng: - Biết giữ trật tự không gây ồn ào chen lấn, xô đẩy, đánh lộn trong trường học. B. Tài liệu và phương tiện: - Vở BT đạo đức 1 - Một số cờ thi đua, màu đỏ, vàng. - Học sinh:- Vở bài tập đạo đức 1. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải đi học đúng giờ. - Làm thế nào để đi học đúng giờ? - Giáo viên nhận xét và cho điểm. - 1 vài em nêu II- Dạy - Học bài mới: 1. Giới thiệu bài (linh hoạt ) 2. Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi (BT1) - GV hướng dẫn các cặp học sinh quan sát 2 tranh ở BT1 vầthỏ luận. - ở tranh 1 các bạn thảo luận như thế nào? - ở tranh 2các bạn ra khỏi lớp như thế nào? - Việc ra khỏi lớp như vậy có tác hại gì? - Em cần thực hiện theo các bạn ở tranh nào? Vì sao? - Yêu cầu học sinh nêu kết quả thảo luận. - GVKL: Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự, các em không được làm gì trong giờ học chen lấn xô đẩy gây mất trật tự có khi ngã. - Từng cặp học sinh thảo luận. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung. 3. Hoạt động 2: Thảo luận toàn lớp. - GV nêu yêu cầu thảo luận. - Để giữ trât tự các em có biết nhà trường, cô giáo quy định những điều gì? - Để tránh mất trật tự các em không được làm gì trong giờ học, khi nào ra lớp, trong giờ ra chơi? - Việc giữ trật tự ở lớp ở trường có lợi ích gì cho việc học tập, rèn luỵên của các em? - Việc gây mất trật tự có hại gì cho vịêc học, của các em? + Giáo viên kết luận : Để giữ trật tự trong trường học các em cần thực hiện các quy định như trong lớp, thực hiện các yêu cầu của cô giáo , xếp hàng vào lớp, ra vào lớp nhẹ nhàng nói khẽ..mà không được làm việc riêng chêu nhau trong lớp. - Việc giữ trật tự giúp các em tập rèn luyện thành những trò ngoan. Nếu gây mất trật tự trong lớp sẽ gây ảnh hưởng đến việc học tập của bản thân và của mọi người và bị mọi người chê cười. - HS thảo luận, Nêu bổ xung ý kiến cho nhau theo từng nội dung. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 4. Hoạt động 3: HS liên hệ thực tế. - GV hướng dẫn học sinh từ liên hệ việc các bạn trong lớp đã biết giữ trật tự trong giờ học chưa. - Bạn nào luôn chăm chú, thực hiện các yêu cầu của cô giáo trong giờ học? - Bạn nào còn chưa trật tự trong giờ học? Vì sao? - Tổ nào thường xuyên thực hiện tốt nề nếp việc xếp hàng ra vào lớp ? Tổ nào chưa thực hiện tốt? - GVKL: Khen ngợi những tổ, cá nhân biết giữ trật tự. Nhắc nhở những tổ cá nhân còn vi phạm trật tự trong giờ học. - HS tự liên hệ thực tế và bản thân để trả lời. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 5 - Củng cố - dặn dò: - Vì sao phải giữ trật tự trong giờ học?- - Mất trật tự trong giờ học có tác hại gì? - 1 vài em nêu - GV phát động thi đua giữ trật tự. - Tổ nào giữ trật tự tốt sẽ được cắm cờ đỏ. - Tổ nào chưa giữ trật tự sẽ phải nhận cờ vàng. - HS chú ý lắng nghe. - Nhận xét chung giờ học. * Thực hiện theo hướng dẫn giờ học. Tiết 57: Toán: Luyện tập A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh được củng cố và khắc sâu kiến thức. - Các bảng cộng và trừ đã học. - So sánh các số trong phạm vi 9. - Đặt đề toán theo tranh. - Nhận dạng hình vuông. B. Đồ dùng dạy học: - Bảng giấy màu, bút màu. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. Kiẻm tra bài cũ: - Cho 2 học sinh lên bảng: 9 - 0 = 9 - 6 = 9 - 3 = 9 - 4 = - 2 học sinh lên bảng tính. 9 - 0 = 9 9 - 6 = 3 9 - 3 = 6 9 - 4 = 5 - Gọi học sinh đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 9. - 3 học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét cho điểm. II. Hướng dẫn học sinh làm lần lượt các BT trong SGK. Bài 1: Tính. - Cho học sinh nêu yêu cầu BT. - Tính nhẩm. - Giáo viên cho học sinh làm BT sau đó lần lượt gọi học sinh theo dãy bàn đứng lên đọc kết quả. - Cả lớp nhận xét. Yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau để sóat lỗi. - HS đổi vở KT chéo. 8 + 1 = 9 1 + 8 = 9 9 - 8 = 1 Bài 2: Số? - GV cho HS nêu yêu cầu của BT. - Điền số thích hợp vào chỗ trống. - HD HS sử dụng các bảng tính đã học để làm bài. - HS làm bài rồi lên bảng chữa. 4 + 5 = 9 9 - 3 = 6 4 + 4 = 8 7 - 2 = 5 2 + 7 = 9 5 + 3 = 8 - Giáo viên nhận xét và cho điểm. Bài 3: - Bìa yêu cầu gì? - Điền số thích hợp vào chỗ chấm. - Giáo viên cho cả lớp làm bài sau đó gọi học sinh xung phong lên bảng chữa - Thực hiện phép tính trước sau đó mới lấy kết quả so sánh với số còn lại. 5 + 4 = 9 6 <5 + 3 9 - 2 5 + 1 - Giáo viên nhận xét cho điểm. Bài 4: Viết phép tính tích hợp. - Cho học sinh quan sát tranh sau đó mô tả lại bức tranh. - Tranh vẽ 9 con gà con, 6 con ngoài lồng & 3 con gà ở trong lồng. Hỏi tất cả có mấy con gà? 6 + 3 = 9. - Cho HS đặt đề toán và viết phép tính. - Có 6 còn gà ở ngoài lồng và 3 con trong lồng. Hỏi tất cả có mấy con gà? 6 + 3 = 9 - Lưu ý HS có những cách đặt đề toán khác nhau. - GV nhận xét và cho điểm. Bài 5: - Treo tranh cho HS quan sát và hỏi. -Tranh vẽ gồm mấy hình vuông? - Tranh vẽ có tất cả 5 hình vuông. - Yêu cầu HS lên bảng chỉ lại hình vuông đó cho cả lớp xem. - HS theo dõi nhận xét. - GV nhận xét chỉnh xửa. III. Củng cố dặn dò: + Trò chơi: Đúng sai. + Mục đích: - Giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học. - Tạo không khí thoải mái sau giờ học. + Cách chơi: Cử 2 đội mỗi đội 5 em chơi tiếp sức,2 đội sẽ phải nhanh chóng ghi đúng, sai vào các phé ... . - GV NX, cho điểm. - 2 HS lên bảng mỗi em 1 cột 7 - 2 + 5 = 10 2 + 8 - 9 = 1 5 + 5 - 1 = 9 4 - 2 + 8 = 10 - 3 HS. II- Dạy - Học bài mới: 1- Giới thiệu bài (linh hoạt) 2- Lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10. - GV gắn lên bảng mô hình như SGK - Y/c HS quan sát, đặt đề toán và ghi phép tính thích hợp. + Cho HS đọc thuộc bảng trừ bằng cách xóa dần và thiết lập lại - HS tự lập bảng trừ theo HD 10 - 1 = 9 10 - 9 = 1 10 - 2 = 8 10 - 8 = 2 10 - 3 = 7 10 - 7 = 3 10 - 4 = 6 10 - 6 = 4 10 - 5 = 5 10 - 5 = 5 - HS đọc thuộc bảng trừ. 3- Thực hành: Bài 1: Tính - Cho HS nêu Y/c của bài tập. - Thực hiện phép tính theo cột dọc - GV đọc phép tính cho HS làm theo tổ - HS ghi vào bảng con và làm 10 10 10 9 2 3 1 8 7 - GV nhận xét và sửa sai b- Tính nhẩm: - Bài Y/c gì ? - Tính nhẩm - Cho cả lớp làm vào SGK sau đó gọi HS nêu miệng kết quả - HS làm BT theo hướng dẫn 1 + 9 = 10 10 - 1 = 9 - Cho HS quan sát các phép tính trong 1 cột tính để khắc sâu mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 2: - Bài Y/c gì ? - Y/c HS nêu cách làm ? - Điền số thích hợp vào ô trống - Ta điền vào ô trống các số sao cho khi lấy các số đó cộng với các số tương ứng ở hàng trên thì được tổng = 10 - HS khác theo dõi, NX, bổ xung - Cho HS làm vào SGK sau đó gọi HS lên bảng chữa - GV nhận xét và cho điểm Bài 3: - Cho HS nêu Y/c của bài - Y/c HS nêu cách làm - Điền dấu thích hợp vào ô trống - Tính kết quả của phép tính trước rồi lấy kết quả để so sánh 9 < 10 6 + 4 = 10 3 + 4 < 10 6 = 10 - 4 - Cho HS làm bài rồi gọi 2 HS lên bảng chữa - GV nhận xét, chỉnh sửa Bài 4: - Cho HS quan hệ tranh, đặt đề toán và ghi phép tính tương ứng. - Nhận xét, chỉnh sửa - HS thực hiện theo HD Bài toán: Có 10 quả bí, mang đi 4 quả. Hỏi còn lại mấy quả ? 10 - 4 = 6 4- Củng cố - Dặn dò: + Trò chơi: Đúng, sai - Cho HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 10 - Nhận xét chung giờ học, giao bài cho nhà - HS chơi theo tổ - 1 vài em đọc Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2006 Tiết 15: Âm nhạc: Ôn tập hai bài hát Đàn gà con - Sắp đến tết rồi. A- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Ôn lại hai bài hát: Sắp đến tết rồi và đàn gà con - Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ - Tập đọc thơ 4 chữ. 2- Kỹ năng: - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca - Biết hát kết hợp với vỗ tay và đệm theo tiết tấu - Biết thực hiện vận động phụ hoạ và đọc được thơ 4 chữ. 3- Giáo dục: Yêu âm nhạc. B- Chuẩn bị: - Một số nhạc dụng cụ C- Các hoạt động dạy - học: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: - Giờ trước các em học bài hát gì ? - Bài hát do ai sáng tác ? - Em hãy hát lại bài hát ? - Giáo viên nhận xét, cho điểm - Bài hát Sắp đến tết rồi - Bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân - Một vài em II- Dạy - Học bài mới: 1- Giới thiệu bài: (linh hoạt) 2- Hoạt động 1: Ôn bài hát "Đàn gà con" - Cho HS hát thuộc lời ca - Cho HS hát và vỗ tay theo tiết tấu trông kìa đàn gà con lông vàng x x x x x x x - Cho HS ôn lại các động tác phụ hoạ - Cho HS tập biểu diễn - Cho HS tập hát đối đáp - HS hát nhóm, CN, lớp - HS thực hiện theo tổ, lớp - HS thực hiện theo HD - HS biểu diễn CN, nhóm - Mỗi tổ hát một câu và vòng lại 3- Hoạt động 2: Ôn bài hát "Sắp đến tết rồi" + Tập hát thuộc lời ca + Cho HS hát kết hợp với vỗ tay x x x x x x x x + Cho HS ôn lại động tác vận động phụ hoạ + Cho HS tập biểu diễn. - Hát ôn nhóm, CN, lớp - HS hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca - HS thực hiện CN, nhóm, lớp - HS biểu diễn trước lớp CN, nhóm 4- Hoạt động 3: Tập đọc thơ 4 chữ - GV ghi bảng. Em đi đến trường Vui chơi trên đường Chim ca chào đón Ngàn hoa ngát hương - GV HD và giao việc - HS đọc theo tổ, 1 tổ đọc lời thơ theo tiết tấu, 1 tổ gõ đệm theo. - GV theo dõi và HD thêm 5- Củng cố - dặn dò: + Chúng ta vừa ôn những bài hát gì ? - 1 HS nêu - Hãy hát lại bài hát vừa ôn - HS hát 1 vài em - NX chung giờ học. ờ: Ôn lại bài hát cho thuộc và tập biểu diễn cho tự nhiên. - HS nghe và ghi nhớ. Bài 70: Học vần: ôt - ơt A- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể - Nhận biết được cấu tạo vần ôt, ơt và các tiếng cột, vợt - Nhận biết sự khác nhau giữa các vần ôt, ơt để đọc và viết đúng được vần, tiếng, từ khoá. - Đọc đúng các từ ứng dụng và câu ứng dụng. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Những người bạn tốt B- Đồ dùng dạy - học: - Sách tiếng việt 1 tập 1. - Bộ ghép chữ tiếng việt - Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói - Quả ớt, cái vợt C- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: Giáo viên Học sinh I- Kiểm tra bài cũ: -Viết và đọc: đôi mắt, bắt tay, thật thà - Cho HS đọc từ, câu ứng dụng - GV nhận xét, cho điểm - Mỗi tổ viết một từ vào bảng con - 2 học sinh đọc II- Dạy - học bài mới: 1- Giới thiệu bài (trực tiếp) 2- Dậy vần: ốt: a- Nhận diện vần: - GV ghi bảng vần ôt và hỏi - Vần ôt do mấy âm tạo nên là những âm nào? - Vần ôt do 2 âm tạo nên là âm ô và t - Giống: kết thúc = t - Hãy so sánh vần ôtt với at ? - Khác: ôt bắt đầu từ = ô at bắt đầu = a - Hãy phân tích vần ôt? - Vần ôt có âm ô đứng trức, âm t đứng sau. b- Đánh vần: + Vần: - y vần ôt đánh vần như thế nào ? - GV theo dõi, nhận xét - ô - tờ - ôt - HS đánh vần CN, nhóm, lớp + Tiếng khoá: - Yêu cầu HS tìm và gài vần ôt ? - Yêu cầu HS tìm tiếp chữ ghi âm t và dấu nặng gài với vần ôt ? - HS sử dụng bộ đồ dùng để gài: ôt, cột - Ghi bảng: cột - Hãy phân tích tiếng cột ? - Hãy đánh vần tiếng cột ? - GV theo dõi, sửa sai + Từ khoá: - Treo tranh cho HS quan sát và hỏi/ -Tranh vẽ gì ? - HS đọc lại - Tiếng cột có âm c đứng trước vần ôt đứng sau, đấu nặng dưới ô - Cờ - ôt - côt - nặng - cột - HS đánh vần và đọc (CN, nhóm, lớp) - Tranh vẽ cột cờ - Ghi bảng: Cột cờ (gt). - GV chỉ không theo TT các vần, từ tiếng cho HS đọc. c- Viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình viết - GV nhận xét, chỉnh sửa - HS đọc trơn (CN, nhóm, lớp) - HS đọc ĐT - HS tô chữ trên không sau đó viết trên bảng con ơt: (Quy trình tương tự) + Chú ý: - Cấu tạo: Vần ơt do âm ơ và t tạo nên - So sánh vần ơt với ôt Giống: Kết thúc = t Khác: ôt bắt đầu tư = ô ơt bắt đầu bằng = ơ - Viết: Lưu ý nét nối giữa các con chữ và vị trí đặt dấu - HS thực hiện theo hướng dẫn d- Đọc từ ứng dụng : - Hãy đoc từ ứng dụng cho cô - 3 HS đọc - GV ghi từ ứng dụng lên bảng, đọc mẫu & giải nghĩa từ. Cơn sốt: Nhiệt độ có thẻ tăng lên đột ngột gọi là cơn sốt. Xoay bột: Tức là làm cho các hạt gạo, ngô, đỗ bị nhỏ ra. Quả ớt: Quả làm gia vị , thuốc ăn vào rất cay Ngớt mưa: Khi đang mưa to mà tạnh dần thì gọi là ngớt mưa. - HS chú ý theo dõi - GV theo dõi , chỉnh sửa - HS luyện đọc CN , nhóm , lớp. đ- củng cố - dặn dò - Các em vừa học những vần gì ? - Vần ốt & ớt có gì giống & khác nhau? - 2 HS nêu - Hãy tìm từ, tiếng có vần ốt ớt. - HS tìm & nêu - Cho cả lớp đọc lại bài. - HS đọc ĐT 1 lần - Nhận xét chung giờ học . Tiết 2 Giáo viên Học sinh 3 - Luyện tập: a - luyện đọc: * Đọc lại bài tiết 1 - GV chỉ không theo TT cho HS đọc - GV theo dõi chỉnh sửa * Đọc câu ứng dụng: - Treo tranh cho HS quan sát & hỏi: - tranh vẽ gì ? - GV nói: Đay là cây lâu năm không rõ bao nhiêu tuổi , tán lá xoè ra che mát cho dân - HS đọc CN , nhóm , lớp - HS quan sát tranh - Cây rất to làng. Đó là nọi dung đoạn thơ ứng dụng dưới tranh - Yêu cầu HS dọc đoạn thơ - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần vừa học - GV hướng dẫn & đọc mẫu - HS đọc CN , nhóm , lớp - HS tìm : một - 1số em đoc lại c- Luyện viết: - HD HS viết vần ôt, ơt, các từ cột cờ, cái vợt vào vở. - GV viết mẫu, nhắc lại quy trình, cách viết, lưu ý nét nối giữa chữ ô, ơ với t giữa chữa c, v với ôt, ơt và vị trí đặt dấu thanh - GV theo dõi, chỉnh sửa - NX bài viết. - HS tập viết theo mẫu vào vở Tiết 2: C- Luyện nói: - Các em đã chuẩn bị bài ở nhà. Vậy hôm nay chúng ta luyện nói về chủ đề gì ? - GV HD và giao việc - HS: chủ đề người bạn tốt - HS qs tranh, thảo luận nhóm hai, nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay. + Gợi ý: - Tranh vẽ gì ? - Các bạn trong tranh đang làm gì ? - Em nghĩ họ có phải là những người bạn tốt không ? - Em có nhiều bạn tốt không ? - Hãy gt tên người bạn em thích nhất ? - Vì sao em thích bạn đó nhất ? - Người bạn tốt phải như thế nào ? - Em có muốn trở thành người bạn tốt của mọi người không ? - Em có thích có nhiều bạn tốt không ? 4- Củng cố - dặn dò: - Hôm nay học vần gì ? - HS: ot, ơt - Y.c HS đọc lại toàn bài - HS đọc trong SGK (3HS) + Trò chơi: Thi chỉ nhanh, đúng từ - HS chơi thi theo tổ. - GV nhận xét, đánh giá ờ: - Học lại bài - Xem trước bài 71 Tiết 59: Thủ công Gấp cái quạt. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được cách gấp cái quát bằng giấy. 2. Kỹ năng: Biết các gấp cái quạt, gấp được cái quạt theo mẫu. 3. Giáo dục: Giáo dục học sinh yêu thích sản phẩm của mình làm ra. B. Chuẩn bị: 1. GV quạt giấy mẫu, một tờ giấy HCN và một tờ giấy có kẻ ô, môt sợi chỉ , bút chì, hồ gián, vở thủ công. C. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh I. KTBC: - KT sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học. - GV nhận xét sau kiểm tra. II. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. HD HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát cái quạt mẫu. - Em có nhận xét gì về nếp gấp? - Các nếp gấp cách đều bằng nhau, các đường gấp được miết phẳng. - Em còn có nhận xét gì nữa? - Giữa quạt mẫu có dán hồ, có sợi dây len buộc ở chính giữa. 3. Giáo viên HD mẫu. - B 1: GV đặt giấy mầu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều. - HS theo dõi và thực hành gấp trên giấy có kẻ ô. - GV theo dõi uốn nắn thêm. - B 2: + Gấp đôi hình vừa gấp để lấy đường dấu giữa, sau đó dùng chỉ hay len buộc chặt phần giữa và phết mầu lên phần giấy ngoài cùng. - HS theo dõi và thực hành theo hướng dẫn. - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. - B 3: Gấp đôi dùng tay ép chặt để hai phần đã phết hồ dính sát vào nhau, khi hồ không mở ra ta được chiếc quạt. - Theo dõi uốn nắn cho HS yếu. 4. Củng cố dặn dò. - Nhận xét về tinh thần và sự chuẩn bị của học sinh. - Tập gấp quạt trên giấy nháp. - Chuẩn bị cho tiết sau. Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 15
Tài liệu đính kèm: