Bài 21 Địa lý
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể:
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), đọc tên và nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
- Hiểu và nêu được:
+ Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp.
+ Trung Quốc là nước có dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ Các nước châu Á.
Phiếu học tập của học sinh. Các hình minh hoạ của SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Bài 21 Địa lý CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh có thể: - Dựa vào lược đồ (bản đồ), đọc tên và nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc. - Hiểu và nêu được: + Cam-pu-chia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. + Trung Quốc là nước có dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ tự nhiên châu Á. Bản đồ Các nước châu Á. Phiếu học tập của học sinh. Các hình minh hoạ của SGK. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : HĐ Giáo viên Học sinh 1. Cam-pu-chia 2. Lào 3. Trung Quốc A. Kiểm tra bài cũ: + Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng nào? Tại sao? + Dựa vào lược đồ kinh tế một số nước châu Á em hãy cho biết: cây lúa gạo và cây bông được trồng nhiều ở những nước nào? Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất nhiều ô tô? + Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? - GV nhận xét cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV treo lược đồ các nước châu Á và yêu cầu học sinh chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta (HS chỉ và nêu: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia). Đó là ba nước láng giềng rất gần gũi với nước ta. Trong giờ học này các em sẽ cùng tìm hiểu về ba nước này. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - GV yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Cam-pu-chia. + Em hãy nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia ? (nằm ở đâu? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào?) + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Cam-pu-chia? + Nét nổi bật của địa hình Cam-pu-chia? + Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này? + Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt? + Mô tả kiến trúc đền Ăng-co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam-pu-chia? - GV yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Lào. + Em hãy nêu vị trí địa lí của Lào? (nằm ở đâu? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào?) + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Lào? + Nét nổi bật của địa hình Lào? + Kể tên các sản phẩm của Lào + Em hãy cho biết người dân Lào chủ yếu theo đạo gì? - GV yêu cầu học sinh dựa vào lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Trung Quốc. + Em hãy nêu vị trí địa lí của Trung Quốc? (nằm ở đâu? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào?) + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô củaTrung Quốc? + Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung Quốc? + Nét nổi bật của địa hình Trung Quốc? + Kể tên các sản phẩm của Trung Quốc? + Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành? - Gọi 3 học sinh lên bảng, trả lời câu hỏi. - Theo dõi. - Quan sát lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á. + HS chỉ và nêu. + HS chỉ và nêu. + HS nêu. + HS nêu. + HS trả lời. + HS trả lời. - Quan sát lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á. + HS chỉ và nêu. + HS chỉ và nêu. + HS nêu. + HS kể. + HS trả lời. - Quan sát lược đồ các khu vực châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á. + HS chỉ và nêu. + HS chỉ và nêu. + HS nhận xét. + HS nêu. + HS kể. + HS nêu. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Châu Âu.
Tài liệu đính kèm: