Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

TẬP ĐỌC

BÀI: ĐẦM SEN ( TR 90).

A. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại.

B¬uớc đầu biết nghỉ hơi ở chỗ dấu câu.

- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hư¬ơng sắc loài sen.

- Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK)

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc và mẫu câu, phần luyện nói và sách giáo khoa.

2. Học sinh: SGK, bảng con, vở.

 

docx 34 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 1 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn: 23/3/2019	 Ngày giảng:T2/25/3/2019
TẬP ĐỌC
BÀI: ĐẦM SEN ( TR 90).
A. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại. 
Buớc đầu biết nghỉ hơi ở chỗ dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
- Trả lời câu hỏi 1,2 (SGK)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc và mẫu câu, phần luyện nói và sách giáo khoa.
2. Học sinh: SGK, bảng con, vở.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1 ( 35’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định ( 1’)
II. Bài cũ ( 5’)
- Gọi HS đọc bài “Mẹ đã về phân vai: bé, mẹ, người dẫn chuyện.
? Vì sao khi bị đứt tay cậu bé không khóc mà chờ mẹ về mới khóc.
III. Bài mới (29-30’)
1. GTB ( 2’)
- GV đa tranh cho HS quan sát.
? Tranh vẽ gì.
- Nước ta có nhiều loại hoa, loại hoa đẹp nhất là hoa sen. Sen vừa đẹp, vừa thơm, lại có ích, nhân dân ta có câu
 Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
...
- GV ghi bảng
2. Giảng bài 
a. GV đọc mẫu ( 1’)
- Giọng đọc chậm rãi, khoan khoái.
b. Hướng dẫn luyện đọc (6’)
- Lớp đọc nhẩm bài và tìm cho thầy từ ngữ khó đọc trong bài.
- Cho HS đọc đồng thanh
- Gọi HS phân tích tiếng HS đọc sai
- Giải nghĩa từ.
+ Nhụy: Bộ phận sinh sản của hoa.
+ Thanh khiết: trong sạch.
+ Thu hoạch: lấy.
* Luyện đọc câu (10’)
- Bài có mấy câu.
- Cho HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu.
* Luyện đọc đoạn, cả bài (7’)
- Bài chia làm mấy đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn.
2. Ôn vần en, oen (7’)
a. Tìm tiếng trong bài có vần en.
- Phân tích cấu tạo tiếng.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần en, oen.
- Chia lớp 2 đội.
+ Đội 1: en
+ Đội 2:oen
c. Nói câu chứa tiếng có vần en, oen.
- Cho HS quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì? Đọc câu duới tranh.
- Phân tích cấu tạo tiếng có vần en, oen.
Tiết 2 (35’)
I. Ổn định ( 1’)
II. Bài cũ ( 2’)
- Tiết 1 chúng ta học bài gì?
- 1 HS đọc toàn bài.
III. Luyện đọc và tìm hiểu bài (20’)
a. Tìm hiểu bài.
- GV đọc mẫu.
- Khi nở hoa sen trông đẹp ntn
* Sen có màu đỏ nhạt xòe ra. 
- Lá sen và hoa sen rất đẹp, vậy hoa sen thì sao? Bạn nào tìm được cho thầy câu văn tả hương sen.
- Ngan ngát, huơng sen tỏa rộng, mùi rất thơm.
- Gọi HS đọc toàn bài
b. Luyện nói: Nói về hoa sen.
- GV cho HS quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì.
? Cây sen mọc ở đâu.
? Lá sen có màu gì.
? Cánh hoa sen ntn.
? Huơng sen ntn.
IV. Củng cố dặn dò (2’)
- Về nhà đọc bài, làm bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Vì muốn làm nũng mẹ, muốn mẹ yêu chiều, mẹ thương.
- HS nhắc lại
- Xanh mát, đài sen, ngan ngát, xòe ra, thanh khiết, sáng sáng.
- CN- ĐT.
- 8 câu.
- CN đọc từng câu.
- CN đọc bất kì 1 câu.
- CN đọc nối tiếp câu.
- Nhóm đọc nối tiếp câu.
- 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mát.
+ Đoạn 2: ... xanh thẫm.
+ Đoạn 3: ... còn lại.
- CN đọc từng đoạn.
- CN đọc nối tiếp đoạn.
- Nhóm đọc nối tiếp đoạn.
- Đồng thanh toàn bài.
- Sen, chen, ven.
- Chia lớp 2 đội.
- chen chúc, xe ben, bén rễ, bẽn lẽn, đánh chén, đèn sài đẹn, ghen, hen, kén, khen thưởng, thổi kèn, dế mèn, phèn chua, ven đường...
- Nhoẻn cời, hoen hoen...
- Chuyện dế mèn phiêu lưu ký rất hay.
- Lia nhoẻn miệng cười.
- Mèn, nhoẻn.
- Hàng cây ven đường.
- Chía đuợc khen thưởng.
- Xe ben chở đá.
- Máy ca chạy xoèn xoẹt.
- Mồm nói xoen xoét.
- Hát.
- Đầm sen.
- Gọi HS đọc đoạn 1-2 
- Khi nở cánh hoa đỏ nhạt, xèo ra phô đài sen và nhị vàng.
- Hương sen ngan ngát, thanh khiết.
- Thảo luận cặp 2.
- Cây sen mọc giữa đầm lầy.
- Lá sen màu xanh mát.
- Cánh hoa đỏ nhạt, khi nở thì xòe ra, phô đài sen và nhị vàng.
- Hương sen ngan ngát, thanh khiết. Vì vậy người ta thường nói sen là một loài hoa gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
_____________________________________________
TOÁN
TIẾT 114: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 (CỘNG KHÔNG NHỚ) (TR 154)
A. MỤC TIÊU:
- Nắm được cách cộng số có hai chữ số, biết đặt tính và làm tính cộng (không nhớ) số có hai chữ số, vận dụng để giải toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: SGK, giáo án, các bó que tính và 1 số que tính rời.
2. Học sinh: SGK, vở, bảng, que tính.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định (1’)
II. Bài cũ (5’)
 Tóm tắt
 Có : 6 con chim
 Bay đi: 2 con chim
 Còn lại ... con chim?
- Nhận xét tuyên dương.
III. giảng bài (29-30’)
1. GTB ( 2’)
- Tiết hôm nay thầy cùng lớp cộng các số trong phạm vi 100.
- GV ghi bảng.
2. Giảng bài
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ (15’)
a. Trường hợp phép cộng dạng 35 + 24
- GV đưa 1 thẻ que tính và hỏi: 
? Thầy có mấy thẻ que tính và mỗi 1 thẻ có bao nhiêu que tính.
- Lớp lấy cho thầy 3 thẻ que tính, và 5 que tính rời.
? Em lấy ra bao nhiêu que tính?
? 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị
? Lấy thêm 2 thẻ que tính và 4 que tính rời
? Em lấy ra bao nhiêu que tính nữa.
? 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
- Gộp 35 que tính và 24 que tính, tất cả có bao nhiêu que tính.
- 59 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
* Kỹ thuật tính.
 35 + 24 = ?
Vậy 35 + 24 = ?
b. Giới thiệu phép cộng dạng 
 35 + 20 = ? 35 + 2 = ?
- Chia lớp 2 nhóm
- N1: Lấy
 Lần 2
- N2: Lần 1
 Lần 2
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trên que tính.
- Đại diện 2 nhóm, lên viết phép tính đặt tính.
- Nhận xét: 35 + 20 = ?
 35 + 2 = ?
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1 (154) 5’ Bảng con.
Bài 2: (155) Đặt tính rồi tính (Nối tiếp) 5’
Bài 3: (155) Phiếu học tập 7’
? Bài toán cho biết gì.
? Bài toán hỏi gì
? Muốn biết cả 2 lớp có bao nhiêu cây ta làm tính gì?
Bài 4:( HS khá, giỏi) Đo độ dài của đoạn thẳng rồi viết số đo (3’)
A B
 9 cm
 13 cm
C 
	D
 12 cm
	N
M
IV. Củng cố - dặn dò (2’)
- Về nhà làm bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 1 HS giải - Lớp làm bảng con
Bài giải
Số chim còn lại là:
 6 -2 = 4 ( con chim)
 Đáp số: 4 con chim
- HS nhắc lại.
- Có 1 thẻ que tính, và 1 thẻ là 10 que tính, hay 1 chục que tính.
- HS lấy 3 thẻ que tính và 5 que tính rời.
- Em lấy ra 35 que tính.
- 3 chục và 5 đơn vị.
- HS lấy que tính.
- 24 que tính.
- 2 chục và 4 đơn vị.
- 59 que tính.
- 5 chục và 9 đơn vị.
- 1 HS nêu cách đặt tính.
- Gọi HS nêu miệng cách thực hiện.
- Bảng 59.
- 3 thẻ que tính và 5 que tính rời.
- Lấy 20 que tính rời.
- Lấy 35 que tính.
- Lấy 2 que tính.
- N1: 35 que tính thêm 20 que tính tất cả có 55 que tính.
- N2: 35 que tính thêm 2 que tính, tất cả có 37 que tính.
5 + 0 = 5 viết 5
3 + 2 = 5 viết 5 
 5 + 2 = 7 viết 7
 3 hạ 3 viết 3
- Số thứ nhất giống còn số 2 phép tính thứ 2 có 2 đơn vị, còn phép tính thứ nhất là 2 chục.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
- HS đọc yêu cầu.
35 + 12 = 47
41 + 34 = 75
60 + 36 = 96
22 + 40 = 62
6 + 43 = 49
54 + 2 = 56
- HS đọc đề.
- Lớp 1A: 35 cây.
- Lớp 2A: 50 cây.
? Cả 2 lớp ... cây.
- Tính cộng
- 1 HS giải
- Lớp làm phiếu học tập
Bài giải
Cả hai lớp trồng đợc là:
35 + 50 = 85 (câyc)
 Đáp số: 85 cây
- HS làm SGK - 3 HS làm bảng lớp.
_____________________________________________
MĨ THUẬT:
BÀI 29: VẼ TRANH ĐÀN GÀ
(GDBVMT: Mức độ bộ phận)
I. MỤC TIÊU:
- Tập vẽ một hoặc hai con gà và tô màu.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Giáo án, tranh ảnh về đàn gà, sưu tầm một số bài vẽ tranh đàn gà của học sinh.
- HS: Vtv1, chì, tẩy, màu. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức: 1'
2. Kiểm tra đồ dùng: 1'
3. Bài giảng: 31'
Giới thiệu bài: Theo nội dung bài học. Bài mới:
HĐ1: Quan sát nhận xét: 
- Giới thiệu tranh ảnh con gà:
? Trên tranh có những con gì? là những con gà nào?
? Hình dáng chúng có giống nhau không? có các phần chính nào?
? Dáng vẻ mỗi con như thế nào? có đặc điểm gì?
- Nhận xét bổ xung.
? Em hãy tả hình dáng, đặc điểm, màu sắc một vài con gà mà em đã thấy?
- Cho học sinh xem tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước:
? Trong bài vẽ con gà có dáng vẻ như thế nào? nó đang làm gì? có đặc điểm và màu sắc ra sao?
? Ngoài những con gà còn có những hình ảnh nào khác?
- Nhận xét chốt ý.
HĐ2: Cách vẽ:
+ Tìm hiểu mục đích đề tài có những nội dung gì và tìm chọn những hình ảnh muốn vẽ (là tranh vẽ về những con gà và vẽ thành đàn gà với những hình dáng khác nhau)
+ Vẽ đầu cúi hay ngẩng...hoặc mình trước và vẽ các chi tiết sau như: mỏ, mào, chân...sắp xếp vẽ thành đàn, bầy.
+ Vẽ hình ảnh xung quanh cho bức tranh sinh động hơn như: ăn ở ngoài sân có ai cho gà ăn, trong sân có hình ảnh gì xung quanh: cây, hàng rào...hay đang chơi trong vườn, quanh đống rơm...
+ Tìm chọn màu tô theo ý thích không cần phải giống thật), màu tô sao cho những con gà nổi bật rõ ràng nhất trong tranh (màu cánh có thể khác màu thân, màu thân khác màu chân...) tô màu kín gọn, và tìm chọn màu cho những hình ảnh xung quanh cùng màu nền (nền trời và đất).
HĐ3: Thực hành: 
- Cho học sinh xem tham khảo một số bài vẽ của học sinh năm trước qua: bố cục, cách vẽ sắp xếp hình dáng, đặc điểm, màu sắc và những hình ảnh xung quanh không vẽ quá nhiều hay thưa thớt cùng màu sắc tươi sáng rõ ràng...
- Hs khá giỏi: Vẽ được tranh Đàn gà, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
- Quan sát gợi ý cho học sinh vẽ tạo dáng sinh động cho bài vẽ có sự thay đổi phong phú về hình và màu.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá: 
- Gợi ý cho học sinh nhận xét một số bài có nội dung hình ảnh màu sắc phù hợp (sáng tạo) với đề tài.
- Nhận xét bổ xung và cùng học sinh đánh giá xếp loại.
4. Củng cố, dặn dò: 2'
? Vẽ tranh đàn gà như thế nào cho đẹp và sinh động? cách vẽ như thế nào?
- Nhận xét chốt ý kết luận bài.
- Những học sinh chưa vẽ xong yêu cầu về nhà vẽ hoàn thành bài. Chuẩn bị cho bài sau: Vtv1.
GDBVMT:
- Em hãy kể tên 1 số con vật khác mà em biết?
- Em cón thích những con vật đó không?
- Em sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ các con vật đó?
+ Tranh có gà trống, gà mái, gà con.
+ Hình dáng khác nhau.
+ Mỗi con một dáng vẻ (học sinh mô tả theo ý hiểu và nhìn nhận riêng).
- Học sinh mô tả theo trí tưởng tượng riêng.
- Học sinh chú ý quan sát theo dõi hướng dẫn cụ thể.
- Học sinh thực hành theo gợi ý hướng dẫn, yêu cầu nội dung của bài và theo cảm nhận riêng.
- Học sinh nhận xét theo gợi ý và cmr nhận riêng.
-  ...  biết lớp học sạch đẹp và biết giữ lớp học sạch đẹp.
* Bước 1: 
- Treo ảnh đã sưu tầm - HD học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
? Bức ảnh minh hoạ gì?
? Nêu rõ các bạn đang làm những gì?
? Dụng cụ các bạn sử dụng là những gì?
? Việc làm đó có tác dụng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời một số câu hỏi:
? Theo em, thế nào là làm cho lớp sạch đẹp?
- GV nhận xét, kết luận chung
Hoạt động 2: 14 p - cả lớp: Thực hành quét dọn lớp học.
Bước 1: 
- GV hướng dẫn học sinh làm quét dọn lớp học.
- Phân công công việc cho mỗi nhóm
- Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
- HD học sinh cách sử dụng dụng cụ hợp lí.
Bước 2:
- Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá
- Đánh giá kết quả làm việc
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố, dặn dò 2p
 - Nhắc nhở HS thực hiện vệ sinh lớp...
 - Nhận xét chung tiết học .
- Hát
- 2 HS đặt lên mặt bàn.
- Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh lớp học. 
+ Quét rác, xách nước, ...
+ Chổi nan, xô nước, ...
+ Lớp học sạch sẽ
- HS thảo luận và trả lời:
- Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
- Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
- HS lắng nghe.
- Làm vệ sinh theo nhóm.
- Phân công nhóm trưởng
- Nhóm 1 Quét lớp 
- Nhóm 2: Lau bàn ghế , lau bảng 
- Nhóm 3: Quét mạng nhện 
- Các nhóm làm nhiệm vụ được giao.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả
- Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.	
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
________________________________________________________
Ngày soạn: 27/03/2019	 Ngày giảng: T6/29/03/2019
CHÍNH TẢ - (TẬP CHÉP)
TIẾT 10: MỜI VÀO
A. MỤC TIÊU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 1, 2 bài Mời vào khoảng 15 phút.
- Điền đúng vần ong, hay oong, chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
- Bài tập 2, 3 SGK.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Bảng phụ chép bài. 
2. HS: Vở, bảng, SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định (1’)
II. Bài cũ (5’)
- GV chấm vở 1 số em.
- Kiểm tra việc chuẩn bị và làm bài tập của HS.
III. Bài mới ( 29-30’)
1. GTB:
- Tiết hôm nay cô cùng lớp viết chính tả bài “Mời vào.
- GV ghi bảng.
2. Giảng bài.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết (25’)
- GV cho HS đọc 2 khổ thơ đầu.
- Đọc nhẩm thầm tự viết ra những từ tiếng mà em cảm thấy khó viết.
- GV đọc bài cho HS viết bài.
- Chú ý: Đầu dòng thơ viết hoa, đầu dòng thơ đối thoại đặt dấu chấm kết thúc câu.
- HS viết xong bài, GV đọc lại cho HS soát bài.
- GV đọc thong thả, dừng lại ở những chữ HS viết sai.
- Thu bài chấm.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập (5’) 
1, Điền vần ong và oong.
2. Điền vào ng hay ngh.
? Âm ngh được ghép với âm nào.
IV. Củng cố - dặn dò (2’)
- Về nhà tập chép lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- HS nhắc lại.
- Nếu, xem, ai, gạc.
- HS dùng bút chì gạch chân tiếng có âm vần viết sai.
- HS làm bài tập vào vở.
Nam học giỏi bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan Vịnh Hạ Long. Đứng trên boong tàu ngắm mặt biển. Nam mong lớn lên sẽ trở thành thủy thủ.
- ngôi nhà.
- nghề nghiệp.
- nghe nhạc.
- i, e, ê.
KỂ CHUYỆN
TIẾT 29: NIỀM VUI BẤT NGỜ
(THVLTTGĐĐHCM)
A. MỤC TIÊU:
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quí Bác Hồ.
+ ĐĐHCM: Giúp học sinh hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Tranh minh họa truyện trong SGK.
2. HS: Vở- SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định (1’)
II. Bài cũ (5’)
- Gọi HS kể chuyện “Bông hoa cúc trắng. 
- GV nhận xét.
III. Bài mới (29-30’)
1. GTB: (2’)
Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Để biết được điều đó cô cùng lớp vào câu chuyện “Niềm vui bất ngờ.
- GV ghi bảng.
2. Giảng bài.
a. GV kể mẫu (3’)
- GV kể 2 lần.
b. Hướng dẫn HS kể (25’)
- Tranh 1: Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua phủ chủ tịch.
- Tranh 2: Chuyện gì diễn ra sau đó.
- Tranh 3: Bác Hồ trò chuyện với các bạn ra sao.
- Tranh 4: Cuộc chia tay diễn ra như thế nào.
- Gọi HS kể nối tiếp mỗi em 1 tranh.
- Gọi HS kể 2 tranh.
- Gọi HS kể toàn chuyện.
? Qua câu chuyện trên giúp em điều gì.
TH HCM:- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi, vậy em sẽ học tập ntn? để không phụ lời dạy của Bác?
IV. Củng cố - dặn dò (2’)
- Về nhà tập kể chuyện nhiều lần.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- HS nhắc lại.
- HS mẫu giáo đi qua phủ chủ tịch, khi đi qua các cháu xin: Cô ơi! Cho chúng cháu vào thăm Bác Hồ đi.
- Cô giáo đang lúng túng thì cánh cổng mở ra, bác bảo vệ mời cô và các cháu thăm bác, các cháu chạy ùa vào thăm Bác Hồ. 
- Bác Hồ râu tóc bạc phơ. Ngồi giữa các cháu, quây quần quanh Bác. Bác hỏi: Các cháu có ngoan không? Các cháu đồng thanh đáp “Cháu ngoan ạ ... Bác đã dẫn các cháu vào vườn thăm 2 cây vú sữa Miền Nam, thăm ao cá bác nuôi. Bác còn dặn các cháu phải ngoan vâng lời cô giáo, học giỏi.
- Đã đến giờ Bác phải chia tay các cháu. Cô giáo cho các em ra về, Bác vẫy chào các cháu, cùng lưu luyến ra ...
- Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.
- Bác Hồ rất gần gũi thân ái với các cháu.
___________________________________________________________
TOÁN
TIẾT 116: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
A. MỤC TIÊU:
- Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ ) số có hai chữ số, biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Các bó que tính và que tính rời.
2. Học sinh: SGK, vở.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định (1’)
II. Bài cũ (5’) 
- GV nhận xét tuyên dương.
III. Giảng bài (29-30’)
1. GTB ( 1’)
- Để biết cách trừ các số trong phạm vi 100 không nhớ thầy cùng lớp vào bài.
- GV ghi bảng.
2. Giảng bài.
* Hoạt động 1: Giới thiệu các số trong phạm vi 100 trừ không nhớ dạng 57 - 23
? Em đã lấy ra bao nhiêu que tính.
? 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
? Tách cho thầy 2 thẻ que tính và 3 que tính rời.
? Em vừa tách ra bao nhiêu que tính.
? 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
? 57 que tính tách 23 que tính còn lại bao nhiêu que tính.
? 34 gồm mấy chục và mấy đơn vị.
* Hướng dẫn đặt tính.
- Hãy nêu cách đặt tính
 7 trừ 3 = 4 viết 4
 5 - 2 = 3 viết 3
? 34 là kết quả của phép tính nào.
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Tính ( 158)
a. Tính
b. Đặt tính rồi tính
- Khi đặt tính lưu ý điều gì?
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
a.
 S S S S
b.
 Đ S Đ Đ
Bài 3 (158 sgk)
? Bài toán cho biết gì.
? Bài toán hỏi gì
? Muốn biết số sách còn lại bao nhiêu ta làm tính gì.
IV. Củng cố - dặn dò (2’)
- Về nhà làm bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 2 HS lên bảng.
20 cm + 10 cm = 30 cm
14 cm + 5 cm = 19 cm
30 cm + 40 cm = 70 cm
25 cm + 4 cm = 29 cm
- HS nhắc lại.
- Lấy 5 thẻ que tính và 7 que tính rời.
- 57 que tính.
- 5 chục và 7 đơn vị.
- HS tách
- 23 que tính.
- 2 chục và 3 đơn vị.
- 34 que tính.
- 3 chục và 4 đơn vị.
- Viết 57 trước, viết 23 dưới số 57, thẳng cột với hàng đơn vị, chục.
- 57 - 23 = 34.
- HS làm bảng con.
- Viết các số thẳng cột.
- Chia lớp 2 đội, mỗi đội 4 em, mỗi em điền chữ Đ và S vào.
- Gọi HS đọc đề bài.
Có: 64 trang sách.
Đã đọc: 24 trang.
Còn lại ... trang?
- Tính trừ. 
- Lớp làm phiếu học tập
Bài giải
Số trang sách còn lại là:
 64- 24 = 40 ( trang)
 Đáp số: 40 trang.
___________________________________________________
TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn chậm bài: Chú công.
 - Đọc tương đối đúng từ ngữ nâu gạch, rực rỡ, xanh sẫm, xòe tròn, lóng lánh. Biết ngắt nghỉ sau các dấu câu.
 - Ôn vần oc, ooc. Viết đoạn 1 bài chú công cỡ chữ nhỏ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc thuộc lòng bài thơ Mời vào
- Nhận xét chữa
3. Luyện đọc:
a. Gới thiệu ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc
- Đọc và nối tiếp từng câu
- Hướng dẫn hs luyện đọc đoạn
- Thi đọc cả bài
- GV cựng hs nhận xét
c. Ôn vần oc, ooc
Cho hs đọc mẫu câu trong sgk
Mẫu: Con cóc là cậu ụng trời
Bé mặc quần sooc
- Thi nói câu chứa tiếng có vần oc, ooc
4. Đọc sgk
- GV đọc mẫu diễn cảm
- HS đọc cả bài
- Bình chọn hs đọc hay nhất
5. Luyện viết:
- Đọc bài viết 1 lần
- Gọi hs đọc bài
- Viết từ khó: nâu gạch, xoè, xanh sẫm
- GV nhận xét chữa
6. Viết bài:
- Hướng dẫn hs chép bài vào vở
- HS nhìn bảng chép bài
- GV giúp đỡ hs yếu
- Chữa lỗi phổ biến
7. Củng cố:
- Cho hs quan sát 1 số bài viết đẹp
- Về nhà đọc bài: Chuyện ở lớp
- Nhận xét tiết học
- 2,3 hs đọc
- HS nhắc lại đầu bài
- HS đọc nối tiếp
- Đọc CN – ĐT
- HS đọc
- Thi nói câu chứa tiếng tiếng có vần oc, ooc.
- Thi đọc diễn cảm
- cả lớp đọc ĐT
- 2, 3 em đọc cá nhân
- Hs đọc
- Viết bảng con
- HS nghe.
- HS soát bài
- HS quan sát
- HS nghe.
____________________________________________________________
SINH HOẠT – HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 29
A.MỤC TIÊU
+ Sinh hoạt tập thể : Âm nhạc
- Bài 29: Hòa bình cho bé
+ Sinh hoạt lớp:
- HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần
- Thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần
- Biết tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục
- Nắm được kế hoạch tuần 30
B. LÊN LỚP:
I- Hoạt động ngoại giờ: Học hát bài: Hòa bình cho bé.
- Hátt theo nhóm, tổ, song ca, tam ca, tốp ca..thi hát giữa các tổ, nhóm với nhau.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung và chốt lại.
II- Nhận xét chung:
1- Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ đúng giờ
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng
- Vệ sinh đúng giờ và sạch sẽ.
2- Tồn tại:
- Giờ truy bài còn chưa tự giác
- Trong giờ học còn chầm, nhút nhát.
- Kỹ năng đọc, viết yếu: - Giữ gìn sách vở bẩn:
- Một số bạn vẫn hay nghỉ học .
III - Kế hoạch tuần 30 :
- Khắc phục những tồn tại của tuần 29
Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết)
Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch đẹp
100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ
Rèn đọc và viết đúng tốc độ
Duy trì giờ truy bài có hiệu quả
Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp.
Học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
Các em cần có ý thức học tập , rèn luyện để trở thành công dân tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dien_tu_lop_1_tuan_29_nam_hoc_2018_2019.docx