Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 17 - Trường tiểu học Việt Mỹ

Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 17 - Trường tiểu học Việt Mỹ

Học vần

BÀI 69 : ăt - ât

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc và viết được : ăt, ât, mặt, vật, rửa mặt, đấu vật.

- Đọc được câu ứng dụng : Cái mỏ tí hon

 Cái chân bé xíu

 Lông vàng mát dịu

 Mắt đen sáng ngời

 Ơi chú gà ơi

 Ta yêu chú lắm.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ngày chủ nhật.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.

III. Các hoạt động dạy học.

 

doc 17 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 17 - Trường tiểu học Việt Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2005
SINH HOẠT TOÀN TRƯỜNG
_______________________
Học vần
BÀI 69 : ăt - ât 
I. 	Mục đích yêu cầu:
Đọc và viết được : ăt, ât, mặt, vật, rửa mặt, đấu vật.
Đọc được câu ứng dụng : 	Cái mỏ tí hon
	Cái chân bé xíu
	Lông vàng mát dịu
	Mắt đen sáng ngời
	Ơi chú gà ơi
	Ta yêu chú lắm.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Ngày chủ nhật.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Đàm thoại
Giảng giải
Luyện tập
1/. Bài cũ:
Đọc và viết : bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt.
2/. Bài mới:
	A/. Dạy vần :
	ăt	
	a/. Nhận diện vần 
Gắn âm ă lên bảng và hỏi : cô có âm gì đây ? Gắn âm t lên bảng và hỏi : cô lại có âm gì nữa ?
Cô có âm ă đứng trước, âm t đứng sau, cô có vần ăt. Hôm nay chúng ta học vần ăt.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần ăt.
Đánh vần và đọc trơn : ă – tờ – ăt. 
Hãy ghép âm m vào trước vần ăt và dấu nặng ở dưới con chữ ă. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ? Hãy phân tích tiếng : mặt.
Đánh vần và đọc trơn : mờ – ăt – măt – nặng – mặt.
Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Cô có từ : rửa mặt. 	
	ât
	a/. Nhận diện vần:
Gắn bảng âm â và hỏi : cô có âm gì ?
Gắn bảng âm t và hỏi : cô thêm âm gì nữa ?
Cô có âm â đứng trước, âm t đứng sau, cô có vần ât. Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một vần nữa đó là : vần ât. Hãy phân tích cấu tạo của vần ât.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần ât.
Đánh vần và đọc trơn mẫu : â – tờ – ât.
Hãy thêm âm v vào trước vần um và dấu nặng ở dưới con chữ â. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ?
Hãy phân tích cho cô tiếng : vật.
Đánh vần và đọc trơn : vờ – ât – vât – nặng – vật.
Treo tranh và hỏi : Trong tranh vẽ gì ? Cô có từ : đấu vật.
So sánh vần ât và ăt. 
c/. Viết:
Viết bảng : ăt, ât, rửa mặt, đấu vật. Lưu ý nét nối giữa â và t, ă và t.
	d/. Đọc từ ứng dụng:
Thật thà : Không nói dối, giả dối.
Đọc mẫu.
	TIẾT 2
3/. Luyện tập:
	a/. Đọc:
	Đọc lại các âm ở Tiết 1.
	Đọc câu ứng dụng:
	Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Đọc câu ứng dụng. 
	Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
	Đọc mẫu.
	b/. Viết:
	c/. Nói:
	Bức tranh vẽ gì ? Con thường đi công viên vào dịp nào ? Ngày chủ nhật bố mẹ chở con đi đâu chơi ? Nơi con đến có gì đẹp ? Con thấy gì ở đó ? Con thích đi chơi ở đâu vào ngày chủ nhật ? Vì sao ?
Viết bảng con.
1 hs đọc câu ứng dụng.
âm ă.
âm t.
2 hs nhắc lại : ăt.
Ghép tiếng mặt
Tiếng : mặt.
Cá nhân đánh vần, đọc tiếp sức : rửa mặt.
âm â.
âm t.
2 hs nhắc lại : ât
Âm â đứng trước, âm t đứng sau.
Cá nhân, nhóm đánh vần.
Tiếng : vật.
Cá nhân đọc thi đua.
Tổ, lớp đọc trơn : đấu vật
Giống : âm t
Khác : ât bắt đầu bằng â
Viết bảng con : ăt, ât, mặt, vật.
Cá nhân đọc.
Cá nhân đọc tiếp sức.
Cá nhân đọc câu.
Viết vở Tập viết.
Cá nhân đọc câu chủ đề luyện nói
Cá nhân trả lời.
Đạo đức 
BÀI : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC ( TIẾT 2 )
I. 	Mục tiêu: 
	Như ở Tiết 1.
II. 	Các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thảo luận
Giảng giải
Đàm thoại
Trực quan
1/. Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận.
Các bạn trong tranh đang ngồi học như thế nào ?
è Kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng không đùa nghịch, nói chuyện riêng, phải giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
2/. Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4.
	a/. Hướng dẫn hs chỉ tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học.
	b/. Hs thảo luận :
Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó ?
Chúng ta có nên học tập các bạn đó không ? Vì sao ?
è Kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học.
3/. Hoạt động 3: Hs làm bài tập 5.
	Cả lớp thảo luận :
Việc làm của hai bạn đó đúng hay sai ? Vì sao ?
Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì ?
è Kết luận: Hai bạn giằng nhau cuốn truyện, gây mất trật tự trong giờ học.
Tác hại của mất trật tự trong giờ học :
Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu được bài.
Làm mất thời gian của cô giáo.
Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
Hs cùng gv đọc hai câu thơ.
è Kết luận chung: 
Khi ra vào lớp, cần xếp hàng trật tự đi theo hàng, không chen lấn xô đẩy, đùa nghịch.
Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
Giữ gìn trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập tốt của mình.
Thảo luận cặp đôi theo ý kiến của Gv. Đại diện cá nhân trình bày. Lớp nhận xét và bổ sung.
Tô màu vào quần áo của các bạn giữ trật tự trong gời học.
Thảo luận nhóm 4.
Đại diện trả lời, lớp bổ sung.
Làm bài tập 5.
Thảo luận đôi.
Thảo luận theo gợi ý.
Từng tổ lần lượt lên thi đua xếp hàng ra vào lớp.
Học vần 
BÀI 76 : oc – ac 
I.	Mục đích yêu cầu:
Đọc và viết được : oc, ac, con sóc, bác sĩ.
Đọc được câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : vừa vui vừa học.
II.	Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ ngữ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Đàm thoại 
Giảng giải
1/. Bài cũ
Đọc và viết : chót vót, bát ngát, Việt Nam
2/. Bài mới
	A/. Dạy vần
	oc
	a/. Nhận diện vần:
Gắn âm o lên bảng và hỏi : cô có âm gì ? gắn âm c lên bảng và hỏi cô có thêm âm gì nữa ?
Cô có âm o đứng trước, âm c đứng sau. Cô có vần oc. Hôm nay chúng ta sẽ học vần oc.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần oc.
Đánh vần và đọc mẫu : o – tờ – oc. Hãy thêm âm s vào trước vần oc và dấu sắc trên con chữ o. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ? Hãy phân tích tiếng sóc ? Đánh vần và đọc trơn : sờ – oc – soc – sắc – sóc.
Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Cô có từ : con sóc
Đọc trơn.
	ac 
	a/. Nhận diện vần:
Gắn lên bảng âm a và hỏi : Cô có âm gì ? Gắn lên bảng âm c và hỏi : cô có thêm âm gì nữa ? Cô có âm a đứng trước, âm c đứng sau. Cô có vần ac. Hôm nay chúng ta học thêm một vần nữa : vần ac. 
b/. Đánh vần:
Ghép vần act, đánh vần và đọc mẫu : a – tờ – ac.
Hãy thêm âm b trước vần ac và dấu sắc trên con chữ a. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ? Hãy phân tích tiếng : bác ? Đánh vần và đọc trơn : bờ – ac – bac – sắc – bác.
Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Cô có từ : bác sĩ
Đọc mẫu.
	 c/. Viết:
	Viết bảng con : oc, ac, con sóc, bác sĩ. Lưu ý nét nối giữa o và c.
	 d/. Đọc từ ứng dụng:
Con vạc : gần giống như con cò.
Con cóc : loài vật nhỏ bé da xù xì khi trời mưa nó nghiến răng.
Đọc mẫu.
	TIẾT 2
3/. Luyện tập:
	a/. Đọc:
	Đọc lại các âm ở tiết 1. 
 Đọc câu ứng dụng : 
	Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Đọc câu ứng dụng.
	Đọc mẫu.
	b/. Viết:
	c/. Nói
	Bức tranh vẽ những con gì ? Bạn nữ áo đỏ đang làm gì ? Ba bạn còn lại đang làm gì ? Con có thích vừa vui vừa học không ? tại sao ? Kể tên những trò chơi mà con được học ở lớp. Con đã nghe những chuyện nào mà cô giáo kể trong giờ học ? Con thấy đực học như vậy có vui không ?
Viết bảng con
Đọc câu ứng dụng
âm o.
âm c.
2 hs nhắc lại.
Đánh vần và đọc tiếp sức cá nhân : oc
Tiếng sóc.
Cá nhân đọc trơn : con sóc
âm a.
âm c.
2 hs nhắc lại : ac.
cá nhân đánh vần đọc tiếp sức.
Tiếng : bác.
cá nhân đánh vần tổ, nhóm đọc trơn.
Cá nhân đọc theo bàn.
Hs viết bảng con : oc, ac, sóc, bác.
Cá nhân đọc theo bàn.
Cá nhân đọc câu ứng dụng.
Viết vở Tập viết.
Cá nhân trả lời.
Âm nhạc
Có giáo viên âm nhạc dạy hs
Thứ ba ngày 27 tháng 12 năm 2005
Mỹ thuật
Toán
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp hs củng cố về 
Cấu toạ mỗi số trong phạm vi 10
Viết các số theo thứ tự cho biết.
Xem tranh tự nêu bài toán rồi giải và viết phép tính giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Luyện tập
Bài 1: Số ?
Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
Bài 4: Vẽ hình thích hợp vào ô trống.
Làm bài và sửa bài. 
Làm bài 2 và đổi vở sửa bài.
Có 4 bạn đang chạy xe, 2 bạn nữa chạy đến. Hỏi tâ1 cả có bao nhiêu bạn ?
Hs nêu : 2 hình vuông thì có 2 hình tròn. Hs tự tìm và vẽ thêm vào.
Học Vần
BÀI 77 : ăc – âc 
I.	Mục đích yêu cầu:
Đọc và viết được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
Đọc được câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ruộng bậc thang.
II.	Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ ngữ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Đàm thoại 
Giảng giải
1/. Bài cũ
Đọc và viết : hạt thóc, bản nhạc, con cóc, con vạc.
2/. Bài mới
	A/. Dạy vần
	ăc
	a/. Nhận diện vần:
Gắn âm ă lên bảng và hỏi : cô có âm gì ? gắn âm c lên bảng và hỏi cô có thêm âm gì nữa ?
Cô có âm ă đứng trước, âm c đứng sau. Cô có vần a ...  cụ gì ?
Thảo luận theo câu hỏi gợi ý :
Lớp học em đã sạch đẹp chưa ?
Lớp học em có những góc trang trí như trong tranh trang 36 không ?
 Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn chưa ?
Cặp mũ nón đã để đúng nơi qui định chưa ?
Em có viết, vẽ bẩn lên bàn, ghế, bảng trường không 
Em có vứt rác hay khạc nhổ bừa bãi ra lớp không ?
Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch đẹp ?
Kết luận:Để lớp học sạch đẹp, mỗi hs chúng ta phải luôn có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học sạch đẹp.
2/. Hoạt động 2: Thảo luận và thực hành theo nhóm
Biết cách sử dụng một số dụng cụ để làm vệ sinh lớp học.
Chia nhóm 4 và phát cho mỗi nhóm một, hai dụng cụ.
Những dụng cụ này được dùng vào việc gì ?
Cách sử dụng dụng cụ như thế nào ?
Kết luận: Phải biết sử dụng dụng cụ hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể.
Tổng kết: Lớp học sạch đẹp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch đẹp.
Quan sát tranh ở trang 36 SGK
Hs trả lời trước lớp.
Thảo luận nhóm 4.
Cá nhân trả lời trước lớp.
Thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi gợi ý, cá nhân trình bày.
Ôn luyện
	ÔN LẠI CÁC VẦN ĐÃ HỌC TỪ TUẦN 1 – 16 
Thứ năm ngày 29 tháng 12 năm 2005
Học vần
BÀI 79 : ôc - uôc 
I. 	Mục đích yêu cầu:
Đọc và viết được : ôc, uôc, thợ mộc, ngọn đuốc.
Đọc được câu ứng dụng. 	
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Tiêm chủng, uống thuôc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Đàm thoại
Giảng giải
Luyện tập
1/. Bài cũ:
Đọc và viết : máy móc, cúc vạn thọ, lọ mực, nóng nực.
2/. Bài mới:
	A/. Dạy vần :
	ôc	
	a/. Nhận diện vần 
Gắn âm ô lên bảng và hỏi : cô có âm gì đây ? Gắn âm c lên bảng và hỏi : cô lại có âm gì nữa ?
Cô có âm ô đứng trước, âm c đứng sau, cô có vần ôc. Hôm nay chúng ta học vần ôc.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần ôc.
Đánh vần và đọc trơn : ô – cờ – ôc. 
Hãy ghép âm m vào trước vần ôc và dấu nặng ở dưới con chữ ô. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ? Hãy phân tích tiếng : mộc.
Đánh vần và đọc trơn : mờ – ôc – môc – nặng – mộc.
Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Cô có từ : thợ mộc
Đọc mẫu. 	
	uôc
	a/. Nhận diện vần:
Gắn bảng âm uô và hỏi : cô có âm gì ?
Gắn bảng âm c và hỏi : cô thêm âm gì nữa ?
Cô có âm uô đứng trước, âm c đứng sau, cô có vần uôc. Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một vần nữa đó là : vần uôc. Hãy phân tích cấu tạo của vần uôc.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần uôc.
Đánh vần và đọc trơn mẫu : uô – cờ – uôc.
Hãy thêm âm đ vào trước vần uôc và dấu sắc trên con chữ ô. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ?
Hãy phân tích cho cô tiếng : đuốc.
Đánh vần và đọc trơn : đờ – uôc – đuôc – sắc – đuốc.
Treo tranh và hỏi : Trong tranh vẽ gì ? Cô có từ : ngọn đuốc.
So sánh vần uôc và ôc. 
c/. Viết:
Viết bảng : ôc, uôc, mộc, thợ mộc, ngọn đuốc. Lưu ý nét nối giữa đ và u.
	d/. Đọc từ ứng dụng:
Gốc cây : phần dưới cùng của cây trên mặt đất.
Thuộc bài : là học bài nhớ kiõ bài ở trong đầu không cần nhìn sách vở nữa.
Đọc mẫu.
	TIẾT 2
3/. Luyện tập:
	a/. Đọc:
	Đọc lại các âm ở Tiết 1.
	Đọc câu ứng dụng:
	Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Đọc câu ứng dụng. 
	Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
	Đọc mẫu.
	b/. Viết:
	c/. Nói:
	Bức tranh vẽ gì ? Bạn trai trong tranh đang làm gì ? Thái độ của bạn ra sao ? Con đã tiêm chủng uống thuốc ngừa lần nào chưa ? Khi nào ta phải uống thuốc ? Uống thuốc và tiêm chủng để làm gì ?
Viết bảng con.
1 hs đọc câu ứng dụng.
âm ô.
âm c.
2 hs nhắc lại : ôc.
Ghép tiếng mộc
Tiếng : mộc
Cá nhân đánh vần, đọc tiếp sức : thợ mộc
âm uô.
âm c.
2 hs nhắc lại : uôc
Âm uô đứng trước, âm c đứng sau.
Cá nhân, nhóm đánh vần.
Tiếng : đuốc.
Cá nhân đọc thi đua.
Tổ, lớp đọc trơn: ngọn đuốc
Giống : âm c
Khác : uôc bắt đầu bằng uô
Viết bảng con : ôc, mộc, uôc, đuốc.
Cá nhân đọc.
Cá nhân đọc tiếp sức.
Cá nhân đọc câu ứng dụng.
Viết vở Tập viết.
Cá nhân trả lời.
Toán
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Thủ công
BÀI : GẤP CÁI VÍ ( TIẾT 1 )
I. Mục tiêu:
Giúp hs biết cách gấp cái ví bằng giấy.
Gấp được cái ví bằng giấy.
II. Chuẩn bị:
Giấy thủ công, vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Giảng giải
1/. Gv huướng dẫn hs quan sát và nhận xét :
	Cho hs quan sát mẫu cái ví, chỉ cho hs thấy cái ví có 2 ngăn đựng, và được gấp từ tờ giấy hình chữ nhật.
	Gv thao tác gấp ví trên tờ giấy hình chữ nhật to.
2/. Gv hướng dẫn hs mẫu cách gấp : 
	BƯỚC 1 : Lấy đờng dấu giữa
	Đặt gâiý màu trước mặt để dọc giấy mặt màu ở dưới gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa. Sau khi lấy xong, mở ra.
	BƯỚC 2 : Gấp 2 mép ví
	Gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 1 ô.
	BƯỚC 3 : Gấp ví
	Gấp tiếp 2 phần ngoài vào trong sao cho 2 miệng ví sát vào đường dấu giữa. Lật ra mặt sau theo bề ngang giấy, gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa bề dài và bề ngang của ví. Gấp đôi theo đường dấu giữa, cái ví hoàn chỉnh.
Hs quan sát cái ví và nhận xét.
Hs quan sát các bước gấp.
Hs quan sát và tập gấp cái ví ở giấy nháp.
Vi tính
Có giáo viên vi tính dạy học sinh
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2005
Thể dục
Có giáo viên thể dục dạy học sinh
Toán
ÔN TẬP THI HỌC KỲ I
Học vần
BÀI 80 : iêc – ươc 
I. 	Mục đích yêu cầu:
Đọc và viết được : iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn.
Đọc được câu ứng dụng. 	
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Xiếc, múa rối, ca nhạc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Đàm thoại
Giảng giải
Luyện tập
1/. Bài cũ:
Đọc và viết : đôi guốc, gốc cây, con ốc, thuộc bài.
2/. Bài mới:
	A/. Dạy vần :
	iêc	
	a/. Nhận diện vần 
Gắn âm iêâ lên bảng và hỏi : cô có âm gì đây ? Gắn âm c lên bảng và hỏi : cô lại có âm gì nữa ?
Cô có âm iêâ đứng trước, âm c đứng sau, cô có vần iêc. Hôm nay chúng ta học vần iêc.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần iêc.
Đánh vần và đọc trơn : iêâ – cờ – iêâc. 
Hãy ghép âm x vào trước vần iêc và dấu sắc ở trên con chữ ê. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ? Hãy phân tích tiếng : xiếc.
Đánh vần và đọc trơn : xờ – iêc – xiêc – sắc – xiếc.
Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Cô có từ: xem xiếc
Đọc mẫu. 	
	ươc
	a/. Nhận diện vần:
Gắn bảng âm ươ và hỏi : cô có âm gì ?
Gắn bảng âm c và hỏi : cô thêm âm gì nữa ?
Cô có âm ươ đứng trước, âm c đứng sau, cô có vần ươc. Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một vần nữa đó là : vần ươc. Hãy phân tích cấu tạo của vần ươc.
	b/. Đánh vần:
Ghép vần ươc.
Đánh vần và đọc trơn mẫu : ươ – cờ – ươc.
Hãy thêm âm r vào trước vần uôc và dấu sắc trên con chữ ơ. Các con vừa ghép được tiếng gì vậy ?
Hãy phân tích cho cô tiếng : rước.
Đánh vần và đọc trơn : rờ – ươc – rươc – sắc – rước
Treo tranh và hỏi : Trong tranh vẽ gì ? Cô có từ : rước đèn.
So sánh vần ươc và iêc. 
c/. Viết:
Viết bảng : iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn. Lưu ý nét nối giữa x và e, r và ư.
	d/. Đọc từ ứng dụng:
Cá diếc : cá gần giống cá chép nhưng nhỏ.
Đọc mẫu.
	TIẾT 2
3/. Luyện tập:
	a/. Đọc:
	Đọc lại các âm ở Tiết 1.
	Đọc câu ứng dụng:
	Treo tranh và hỏi : Tranh vẽ gì ? Đọc câu ứng dụng. 
	Đọc câu ứng dụng dưới bức tranh.
	Đọc mẫu.
	b/. Viết:
	c/. Nói:
	Bức tranh vẽ gì ? Con hãy chỉ đâu vẽ cảnh biểu diễn ca nhạc ? Con thích nhất loại hình nghệ thuật nào trong các loại hình trên ? Con đã đi xem xiếc máu rối vào những dịp nào ?
Viết bảng con.
1 hs đọc câu ứng dụng.
âm iêâ.
âm c.
2 hs nhắc lại : iêc.
Ghép tiếng xiếc.
Tiếng : xiếc.
Cá nhân đánh vần, đọc tiếp sức : xem xiếc
âm ươ.
âm c.
2 hs nhắc lại : ươc.
Âm ươ đứng trước, âm c đứng sau.
Cá nhân, nhóm đánh vần.
Tiếng : ruớc.
Cá nhân đọc thi đua.
Tổ, lớp đọc trơn: rước đèn.
Giống : âm c
Khác : iêc bắt đầu bằng iê.
Viết bảng con : iêc, xiếc, ươc, rước.
Cá nhân đọc: cá diếc, công việc, cái lược, thước kẻ
Cá nhân đọc tiếp sức.
Cá nhân đọc câu ứng dụng.
Viết vở Tập viết.
Cá nhân trả lời.
Tập viết
xay bột – nét chữ – kết bạn
I. Mục đích yêu cầu:
Luyện hs viết đúng mẫu, đúng cỡ các từ : xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học:
Phấn màu, vở Tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Phương pháp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trực quan
Thực hành
1/. Giới thiệu bài:
2/. Giáo viên viết mẫu:
Viết mẫu các từ : xay bột, nét chữ, kết bạn, chim cút, con vịt, thời tiết.
3/. Thực hành:
4/. Củng cố dặn dò:
Chấm vở vài học sinh.
Viết bảng con các từ trên.
Viết vở Tập viết
KIỂM TRA NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2005
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Thị Tuynh

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an - tuan 17.doc
  • docKe hoach 17.doc