Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

Tiết 2- 3 Tập đọc

Trường em

I. Mục tiêu

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.

- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh.

- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK .

- Kính trong thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Tranh vẽ ngôi trường và tranh phần luyện nói

2. Học sinh

- Bảng con, SGK.

 

doc 32 trang Người đăng hungdq21 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 1 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25
( Ngày 4/03 đến ngày 8/3)
THỨ
Tiết
Môn
Tên bài học
Hai
4/03
1
2
3
4
HĐTT
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Chào cờ
Trường em (tiết 1)
Trường em (tiết 2)
Luyện tập
Ba
5/03
1
2
3
4
5
Toán
Tập viết
Chính tả
Âm nhạc 
Thủ công
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình 
Tô chữ hoa: A, Ă, Â, B
Trường em
GV chuyên
Cắt, dán hình chữ nhật 
Tư
603
1
2
3
4
Tập đọc
Tập đọc
Toán
 TNXH
Tặng cháu 
Tặng cháu (Tiết 2) 
Luyện tập chung
Con cá
Năm
7/03
1
2
3
4
5
Chính tả
 Toán
Đạo đức
Mĩ thuật
Tặng cháu
Luyện tập 
Ôn tập và thực hành 
GV chuyên
Sáu 
8/03
1
2
3
4
Tập đọc
Tập đọc
Kể chuyện
Thể dục
HĐTT
Cái nhãn vở
Cái nhãn vở (Tiết 2)
Rùa và thỏ 
Bài thể dục – trò chơi vận động
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai ngày 5 tháng 3 năm 2018
Tiết 1 Hoạt động tập thể
Chào cờ
Chào cờ xong nhắc nhở HS thực hiện những điều triển khai dưới cờ.
========================
Tiết 2- 3 Tập đọc
Trường em
I. Mục tiêu
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: cô giáo, dạy em, điều hay, mái trường.
- Hiểu nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó, thân thiết với bạn học sinh. 
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK .
- Kính trong thầy cô giáo và yêu quý bạn bè.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh vẽ ngôi trường và tranh phần luyện nói	
2. Học sinh
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
 3’
35’
3’
2’
35’
3’
1. Hoạt động khởi động
- HS cả lớp hát.
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Giới thiệu học phần: GV nêu khái quát về phân môn Tập đọc.
* Giới thiệu bài: Trường học là nơi các em đến học hằng ngày, ở trường gồm có những ai, những gì? Mở đầu chủ điểm “Nhà trường” các em cùng tìm hiểu bài tập đọc: “Trường em”.
Hoạt động 1: Luyện đọc
a, Đọc mẫu đoạn văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b. HS luyện đọc:
Luyện đọc tiếng, từ:
- GV cho luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, điều hay, mái trường 
- Gọi HS đọc: Cô giáo
+ Cho HS phân tích tiếng “giáo” (có âm gi đứng đầu, vần ao đứng sau, thanh sắc đặt trên chữ a).
+ Gọi HS đánh vần đọc trơn tiếng “giáo”, từ cô giáo.
* Quy trình tương tự với các tiếng còn lại.
- Dùng phấn màu gạch chân âm, vần.
- GV giải nghĩa các từ: cô giáo, dạy em, rất yêu, thứ hai, điều hay, mái trường.
Luyện đọc câu: (kết hợp giải thích từ).
- Câu 1: “Trường họccủa em”
Có từ: ngôi nhà thứ hai: trường học giống như một ngôi nhà vì ở đó có những người rất gần gũi, thân yêu.
- Câu 2: “Ở trường cónhư anh em”.
Từ thân thiết: rất thân, rất gần gũi.
- Câu 3: Trường họcngười tốt.”
- Câu 4: “Trường học điều hay”
Từ điều hay: Biết nhiều thứ, nhiều cái hay.
- Câu 5: Em rất yêucủa em.”
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp các câu.
Luyện đọc cả đoạn, bài:
- Chia bài thành 3 đoạn. Từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Nhận xét, điều chỉnh cách nghỉ hơi của HS.
- Cho HS đọc đồng thanh cả bài.
Giải lao giữa tiết
Hoạt động 3: Ôn các vần ai, ay 
a. Tìm tiếng trong bài:
Có vần ai: thứ hai, mái trường.
Có vần ay: dạy em, điều hay.
b. Tìm tiếng ngoài bài:
Có vần ai: con nai, bài học, ..
Có vần ay: máy bay, cái chày,.
c. Nói câu chứa tiếng có vần ai, ay.
- Cho HS nói câu mẫu trong SGK.
- Yêu cầu HS dựa vào câu mẫu nói tự nhiên các câu chứa vần ai, ay.
GV gợi ý, nói mẫu:
+ Surung Iệa NĂNG GIữ Ở trường em có hai bạn thân.
+ Em phải rửa mặt sạch sẽ trước khi đến trường.
+ Hoa mai vàng rất đẹp.
+ Em phải rửa tay trước khi ăn.
+ Cô giáo hát rất hay
3. Hoạt động nối tiếp
- Cho HS đọc lại toàn bài một lần.
 - Nhận xét tiết học.
Tiết 2
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát.
2. Hoạt động 2
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài
- Cho HS đọc câu 1 và hỏi: Trong bài, trường học còn được gọi là gì?
 Là ngôi nhà thứ hai của em
- Cho HS đọc tiếp câu 2, 3, 4 và hỏi: Vì sao trường học lại là ngôi nhà thứ hai của em?
 Vì có cô giáo hiền như mẹ, có bè bạn thân thiết như anh em. Ở trường dạy em thành người tốt. Ở trường dạy em những điều hay.
- GV đọc mẫu lần 2 sau đó cho HS luyện đọc diễn cảm.
Giải lao giữa tiết
Hoạt động 3: Luyện nói 
- Nêu yêu cầu của bài luyện nói trong SGK: Hỏi nhau về trường, lớp.
- Yêu cầu HS từng cặp hỏi-đáp theo nội dung:
+ Trường của bạn học là trường gì?
+ Cô giáo chủ nhiệm của là cô giáo nào?
+ Bạn thích đi học không?
+ Ở trong lớp bạn chơi thân với bạn nào nhất?
+ Hằng ngày, bạn thường đi học lúc mấy giờ?....
- Nhận xét, chốt ý.
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố:
+ Gọi HS đọc lại bài.
+ GV nhận xét tiết học, khen ngợi sự cố gắng của HS.
- Dặn dò: Nhắc những HS đọc bài chưa tốt, về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Hát
- Bỏ đồ dùng lên bàn.
- Quan sát tranh trong SGK.
- Lắng nghe
- Lắng nghe GV đọc bài
- HS đọc cá nhân, nhóm, tổ,..
- HS đọc
+ HS phân tích tiếng
+ Một số HS đọc
- Quan sát
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- Đọc nối tiếp các câu
- HS nối tiếp nhau đọc bài
- Lắng nghe
- HS đọc đồng thanh
- HS tìm
- HS tìm
- Nhiều HS nói
- Đọc đồng thanh
- Lắng nghe
- HS hát.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- Lắng nghe và thực hiện
- Lắng nghe và nhắc lại
- Tiến hành hỏi đáp theo nhóm đôi
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- Gọi nhiều HS đọc từ khó.
- Giúp đỡ HS đọc
- Tăng thời lượng đọc cho HS
Giúp HS tìm được tiếng chứa vần ai, ay. 
Giúp HS nói được câu chứa tiếng có vần ai, ay. Hỏi-đáp theo mẫu về trường, lớp của mình. 
========================
Tiết 4 Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu 
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục, biết giải toán có tính cộng.
- Làm được bài 1, 2, 3, 4.
- Thích thú học môn Toán, cẩn thận khi làm tính.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng phụ dạy toán.
- Phiếu bài tập.
2. Học sinh
- SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ
 5’
32’
3’
1. Hoạt động khởi động
- Phát phiếu cho HS làm bài tập trắc nghiệm 
Em hãy khoanh vào câu có đáp án đúng trong bài tập sau:
a. 70 – 20 +10 = 60
b. 70 – 20 + 10 = 50
c. 70 – 20 + 10 = 40
- Nhận xét và chốt ý đúng.
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn Luyện tập thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS đặt rồi tính.
- HS tự làm bài. 
- GV nhận xét, sửa bài: 
70 – 50 = 20 60 - 30 = 30 
90 – 50 = 40 80 – 40 = 40
40 – 10 = 30 90 – 40 = 50
Bài 2: Số?
- Yêu cầu HS Đọc các chữ ở ngoài bông hoa để nối với các số ở mỗi cánh hoa.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
90 – 20 = 70 – 30 =
 40 – 20 = 20 + 10 = 
Bài 3: Đúng ghi đ, sai ghi s:
- Hướng dẫn HS tính để ghi đúng và sai vào các câu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
a) 60cm – 10cm = 50 (s)
b) 60cm – 10cm = 50cm (đ)
c) 60cm – 10cm = 40cm (s)
Bài 4: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV sửa bài:
 Bài giải:
 Nhà Lan có tất cả là:
 20 + 10 = 30 (cái bát)
 ĐS: 30 cái bát
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố
+ HS nhắc lại cách đặt tính.
+ GV nhận xét tiết học, tuyên dương các em làm bài tốt.
- Dặn dò : HS về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài mới “Điểm ở trong. Điểm ở ngoài một hình”.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài.
- HS sửa bài.
- HS đọc.
- HS tự làm vào vở.
- Lắng nghe và tự làm bài.
- Làm bài
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS sửa bài.
- HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
GV hướng dẫn, giúp đỡ HS làm được các bài tập.
========================
Thứ Ba ngày 5 tháng 3 năm 2019
Tiết 1 Toán
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình
I. Mục tiêu 
 - Nhận biết được điểm ở trong, ở ngoài một hình, biết vẽ điểm ở trong hoặc ở ngoài một hình ; biết cộng, trừ các số tròn chục, giải bài toán có phép cộng. 
- Thích thú học môn Toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên 
- Sách toán lớp 1, Phiếu bài tập.
2. Học sinh
- Bảng con, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ
5’
30’
5’
1. Hoạt động khởi động
- Gv phát phiếu cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
- Hướng dẫn HS khoanh tròn vào câu em cho là đúng:
a) 60cm – 10cm = 50 
b) 60cm – 10cm = 50cm 
c) 60cm – 10cm = 40cm 
- Nhận xét bài làm HS.
2. Hoạt động cơ bản
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu điểm ở trong ở ngoài một hình 
a) Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình (hình vuông).
- Vẽ hình vuông và các điểm A, N lên bảng.
 - Cho HS quan sát và
A .
 nói đây là hình vuông N .
- Điểm A nằm trong hình vuông. 
- Điểm N nằm ngoài hình vuông. 
 b) Giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài một hình (hình tròn). 
- Hướng dẫn hs xem hình tròn trong SGK rồi tự giới thiệu điểm ở trong, ở ngoài hình tròn
O.
 P .
 Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : Đúng ghi đ, sai ghi s :
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Hỏi: Những điểm nào nằm trong hình tam giác ?
 B .
 A . I . 
 Điểm A ở trong hình tam giác 
 Điểm B ở trong hình tam giác 
 Điểm E ở trong hình tam giác 
 Điểm C ở trong hình tam giác 
 Điểm I ở trong hình tam giác 
 Điểm A ở trong hình tam giác 
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS cách làm bài tập.
- Cho HS tự nêu các làm rồi tự làm bài và chữa bài.
a) Vẽ 2 điểm ở trong hình vuông
 Vẽ 4 điểm ở trong hình vuông
b) Vẽ 3 điểm ở trong hình tròn
 Vẽ 2 điểm ở trong hình tròn 
Giải lao (5’)
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
 Cho HS làm khi tự học
20 + 10 + 10 = 60 + 10 + 20 =
30 + 10 + 20 = 60 – 10 – 20 =
30 + 20 + 10 = 70 + 10 – 20 =
- Gọi HS nêu kết quả
- Nhận xét, sửa bài
Bài 4: 
- Gọi HS nêu bài toán
- Cho HS nêu cách làm rồi tự giải
- Nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: GV chốt lại nội dung bài đã học.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị bài tiết học sau.
Làm bài
Quan sát
Quan sát
Làm nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- Làm vào phiếu học tập
- Nêu bài toán rồi tự làm vào vở
- Nhiều HS nêu
- HS nêu bài toán.
Làm cá nhân.
- Lắng nghe
Hướng dẫn HS biết được điểm nằm trong và điểm nằm ngoài một hình.
Theo  ... khi học, khi chơi.
+ Vì sao chúng ta phải đi đúng quy định?
Để phòng tránh tai nạn giao thông có thể xảy ra
- Dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn HS về chuẩn bị bài sau: “Cảm ơn, xin lỗi”.
- HS giơ thẻ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Một số HS trả lời câu hỏi.
- Cùng nhận xét thái độ đúng hay sai của các bạn.
- Trả lời cá nhân.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Nhận xét việc thực hiện các hành vi của từng HS.
- GV nêu những việc làm của HS thực hiện hằng ngày-
HS khác nhận xét: đúng, sai. 
*********************************
Tiết 4 Mĩ thuật
GV chuyên
=======================
Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 năm 2019
 Tiết 1- 2 Tập đọc
Cái nhãn vở
I. Mục tiêu 
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen.
- Biết được tác dụng của nhãn vở
- Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.
- Biết giữ gìn sách vở và nắn nót viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
2. Học sinh
- SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ
 2’
 35’
3’
2’
35’
3’
1. Hoạt động khởi động
- Tổ chức cho các tổ thi đọc thuộc bài thơ tặng cháu
- Nhận xét
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hôm nay các em sẽ học bài Cái nhãn vở để biết cách đọc một nhãn vở, biết viết nhãn vở, hiểu tác dụng của nhãn vở đối với học sinh.
Hoạt động 2: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu đoạn văn: giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm
b) HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ
- GV cho luyện đọc tiếng từ ngữ khó: quyển vở, nắn nót, viết, ngay ngắn, khen
- Gọi HS đọc: quyển vở
- Cho HS phân tích tiếng “quyển” (có âm qu đứng trước, vần uyên đứng sau, dẩu hỏi đặt trên chữ ê)
- Gọi HS đánh vần đọc trơn tiếng “quyển”, từ quyển vở
* Quy trình tương tự với các tiếng còn lại
- Dùng phấn màu gạch chân âm, vần 
- GV giải nghĩa các từ: nắn nót, ngay ngắn
* Luyện đọc câu (kết hợp giải thích từ)
- GV chỉ bảng từng tiếng hướng dẫn học sinh đọc từng chữ câu thứ nhất, tiếp tục đọc các câu sau; 3, 4 HS đọc trơn câu thứ nhất
- Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu 
* Luyện đọc cả đoạn, bài
- GV chia bài thành 2 đoạn (đoạn 1: 3 câu đầu, đoạn 2: câu còn lại)
- Yêu cầu HS đọc từng nhóm 2 HS (mỗi em đọc 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài (nhắc HS nghỉ hơi đúng sau các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy)
- Đọc toàn bài 
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 3: Ôn các vần ang, ac 
- Tìm tiếng trong bài có vần ang, ac?
Giang, trang, bảng, con hạc, bản nhạc,
- Tìm tiếng ngoài bài có 2 vần?
+ ang: cây bàng, càng cua, tảng đá, cái thang
+ ac: bác cháu, vàng bạc, con vạc, đo đạc,
- Cho HS đọc lại các từ vừa tìm
- GV giải thích 
3. Hoạt động nối tiếp
- Gọi HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2
1. Hoạt động khởi động
- HS cả lớp hát.
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động: Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu học sinh đọc 3 câu văn đầu tiên, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở?
Bạn viết tên trường, tên lớp, vở, họ và tên của mình, năm học vào nhãn vở.
- Yêu cầu 1 HS đọc 2 dòng tiếp theo và trả lời:
+ Bố bạn Giang khen bạn như thế nào?
Bố khen bạn ấy đã tự viết được nhãn vở.
Giải lao giữa tiết 
- GV hỏi thêm HS về tác dụng của nhãn vở
- GV chốt ý: Nhãn vở giúp ta biết đó là vở Toán, Tiếng Việt hay Đạo đức,..
Nhờ nhãn vở chúng ta không nhầm lẫn vở của mình với vở của bạn khác.
- GV đọc diễn cảm lại bài
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố: 
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm
+ GV nhận xét tiết học, khen ngợi sự cố gắng của HS.
- Dặn dò: Nhắc những HS đọc bài chưa tốt, về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- HS các tổ thi đọc.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- 2 HS
- HS phân tích
- HS đọc
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- Theo dõi
- HS đọc nối tiếp theo nhóm
- HS đọc diễn cảm
- HS đọc toàn bài
- HS tìm tiếng có 2 vần
- HS đọc ĐT
- HS cả lớp đọc lại bài.
- Cả lớp hát.
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
- HS trả lời.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS thi đọc theo tổ
- Lắng nghe
Gọi một số HS đọc từ khó: My, Huy, Nhật.
Giúp HS đọc
Tăng thời lượng đọc
Giúp HS tìm thêm các tiếng ngoài bài học
Giúp HS đọc bài và trả lời câu hỏi
HS biết tự viết nhãn vở
************************************************
Tiết 3 Kể chuyện
Rùa và Thỏ
I. Mục tiêu
- Kể lại được một đoạn câu truyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Chớ nên chủ quan, kiêu ngạo.
- Chăm chỉ siêng năng, không coi thường người khác.
II. Chuẩn bị	
1. Giáo viên
- Tranh minh họa câu chuyện Rùa và Thỏ
2. Học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ
 2’
33’
5’
1. Hoạt động khởi động
- HS hát.
- Nhận xét
2. Hoạt động cơ bản
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Kể chuyện
- Kể chuyện để HS biết câu chuyện
- Kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện
 Hoạt động 3: HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh 
- Cho HS quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi
- Tranh 1
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? 
Rùa tập chạy, Thỏ mỉa mai, coi thường nhìn theo Rùa.
- Đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh
+ Thỏ nói gì với Rùa? 
Chậm chạp như Rùa mà cũng đòi tập chạy.
- Cho HS kể lại tranh 1
- Tranh 2
+ Tranh 2 vẽ cảnh gì?
 Rùa đang nói chuyện với Thỏ
- Đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh
+ Rùa trả lời ra sao? 
Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn ai.
- Cho HS kể lại tranh 2
- Tranh 3
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì?
 Thỏ và Rùa đang thi chạy
- Đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh 
+ Thỏ làm gì khi Rùa cố sức chạy? 
Thỏ ỷ mình chạy nhanh không lo chạy. Nhìn trời nhìn mây nhấm nháp cỏ non. Sực nhớ thì Rùa đã đến đích.
- Cho HS kể lại tranh 3
- Tranh 4
+ Tranh 4 vẽ cảnh gì? 
Rùa thắng cuộc
- Đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh
+ Cuối cùng ai thắng cuộc? 
Rùa thắng cuộc
- Cho HS kể lại tranh 4
Giải lao giữa tiết 
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- GV đặt câu hỏi
+ Vì sao Thỏ thua Rùa? (Vì chủ quan, kiêu ngạo, coi thường bạn)
+ Câu chuyện khuyên các em điều gì? (Chớ nên kiêu ngạo, ỷ lại sẽ thất bại)
* GDKNS:
- Hãy học tập Rùa, Rùa chậm chạp thế mà nhờ kiên trì và nhẫn nại đã thành công.
- Mỗi người có một khả năng khác nhau.Đừng thấy người khác kém hơn mình điều gì mà tỏ ra coi thường.Chủ quan, kiêu ngạo sẽ dẫn tới thất bại dù đó là dễ nhất. Biết tự tin, kiên trì quyết tâm thì việc khó cũng thành công.
3. Hoạt động nối tiếp
- Củng cố:
+ Gọi 4 HS kể lại 4 bức tranh của câu chuyện.
+ Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà tập kể lại chuyện này. Chuẩn bị trước chuyện: “Cô bé trùm khăn đỏ”.
- HS hát.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Quan sát, trả lời
- Trả lời cá nhân
- HS kể lại tranh 1
- Quan sát, trả lời
- HS kể lại tranh 2
- HS kể lại tranh 3
- Quan sát, trả lời
- HS kể lại tranh 4
- Trả lời cá nhân
- HS lắng nghe
- Mỗi học sinh kể một bức tranh.
- Lắng nghe
Gợi ý câu hỏi để HS biết kể lại từng tranh
Giúp HS trả lời được các câu hỏi
*************************************
Tiết3 Thể dục
Bài 25: Bài thể dục- trò chơi
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục đã học: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp và điều hòa. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác.
- Làm quen vơi trò chơi “tâng cầu”. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
- Nghiêm túc thực hiện bài thể dục.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Địa điểm: Sân trường, đảm bảo an toàn.
+ Phương tiện: 1 còi, cầu
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hỗ trợ
 10’
22’
 8’
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học
- Khởi động chung
- HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản 
* Bài thể dục 
- GV nhắc lại thứ tự 7 động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng, phối hợp và điều hòa. GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS cùng tập theo 1 lần, lần 2 GV chỉ hô cho cả lớp tập xen kẽ nhận xét uốn nắn động tác sai
- Chia tổ tập luyện
- Từng tổ lên tập
- Nhận xét chung 
* Đội hình đội ngũ (2’3’)
- GV hô nhịp cho lớp ôn lại tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, dàn hang, dồn hàng
*Trò chơi “Tâng cầu”(10-12’)
- GV giới thiệu quả cầu, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích cách chơi, các có thể tầng cầu bằng bảng con hoặc bằng tay GV cho HS đứng thành vòng tròn để tần cầu. Gv quan sát sửa sai cho HS
- Nhận xét chung
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng và hát
- Nhận xét và củng cố
- Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tập hợp và báo cáo
- Khởi động
- Tại chỗ hát
- Giậm chân tại chỗ
- Tham gia chơi trò chơi
- Quan sát động tác mẫu
- Tập theo nhịp hô của GV
- Chia tổ tập luyện
- Từng tổ lên tập
- Lắng nghe
- Tập theo sự điều khiển của GV
- Tham gia chơi trò chơi tầng cầu theo sự điều khiển của GV
- Lắng nghe
- Thả lỏng và hát
- Củng cố bài học
- Về ôn 7 động tác thể dục
Củng cố kĩ thuật tầng cầu cho HS
*****************************
Tiết 5 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được ưu, khuyết điểm trong tuần
- Giáo dục lòng ham học của HS.
II. Nội dung
1. Nhận biết hoạt động của lớp trong tuần qua 
- HS đi học đều, đúng giờ.
- ĐDHT chuẩn bị đầy đủ
- Đồng phục đi học tốt
- Đa số các em có tinh thần học tập tốt nhưng vẫn còn một vài em chưa chú ý học tập. 
- Vẫn còn một số em quên vở Tập viết ở nhà. Một số em chưa bao bìa, dán nhãn. 
2. Kiểm điểm các hoạt động trong tuần. (10’)
- Nhận xét quá trình học tập của học sinh trong tuần.
- Tuyên dương, phê bình.
- Tuyên dương một số HS vâng lời, tiến bộ trong tuần
- Nhắc nhở HS còn vi phạm trong tuần
- Nhắc nhở HS truy bài đầu giờ.
III. Phương hướng tuần 26
1. Chuyên cần.
- Các em đi học đều đặn, đúng giờ. 
2. Học tập.
- Về nhà học bài và xem bài mới trước. 
- HS cần mua đầy đủ sách vở bút mực.
- Sách vở phải có nhãn.
3. Các hoạt động khác.
- Nhắc nhở HS giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Duy trì sĩ số HS.
Nhận xét của tổ trưởng
.
.
Ngày..tháng. năm 2019
TT
Trần Thị Hà
Nhận xét của BGH
.
.
.
Ngày..tháng. năm 2019

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_1_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.doc