Tập đọc - kể chuyện
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
TĐ :- Đọc trôi chảy toàn bài ,biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ .
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo: chỉ bằng quan sát ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta
KC : Kể lại được một đoạn của câu chuyện ( HS khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện )
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc - k/c.
Tuần 21 Thứ 2 ngày 28 tháng 1 năm 2013 Tập đọc - kể chuyện Ông tổ nghề thêu I. Mục tiêu: TĐ :- Đọc trôi chảy toàn bài ,biết ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu và sau các cụm từ . - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải sau bài - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo: chỉ bằng quan sát ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của Trung Quốc và dạy lại cho nhân dân ta KC : Kể lại được một đoạn của câu chuyện ( HS khá giỏi biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện ) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc - k/c. III. Các hoạt động dạy học Tập đọc A. Bài cũ: Hai HS đọc lại bài "Chú ở bên Bác Hồ" Trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV Nhận xét, đánh giá. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài học. 2. Luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn bài b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ - Đọc từng câu HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp - Năm HS đọc 5 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải. - Đọc từng đoạn trong nhóm - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1 ? Hồi nhỏ Trần Quốc Khái đã chăm học như thế nào? ? Nhờ chăm học, Trần quốc Khái đã thành đạt như thế nào? - Một HS đọc thầm đoạn 2, cả lớp đọc thầm ? Trần Quốc Khái đi sứ sang Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam? - Cả lớp đọc thầm đoạn 3 ? ở trên lầu cao Trần Quốc Khái đã làm gì để sống? ? Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian? ? Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự? - HS đọc thầm lại đoạn 5 ? Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu? 4. Luyện đọc lại GV chọn đọc diễn cảm đoạn 3 hoặc đoạn 4 trong bài. Một vài HS đọc lại đoạn văn. Ba, bốn HS thi đọc bài văn. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: 2. Hướng dẫn kể chuyện. - HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và mẫu. - GV nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung. - HS đọc thầm, suy nghĩ . Gọi HS xung phông nối tiếp đặt tên cho các đoạn của câu chuyện. - Kể lại một đoạn của câu chuyện. Năm HS nối tiếp đọc 5 đoạn câu chuyện. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ________________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS : - Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số. - Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ Hai HS lên bảng tính và nêu cách tính cộng, cả lớp tính vào vở nháp. 4256 + 3928 5347 + 1562 373 + 269 7842 + 96 GV và cả lớp, nhận xét, đánh giá. B. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài 1: Hai HS nối tiếp đọc kết quả, cả lớp theo dõi bổ sung thêm. Bài 2: Hai HS lên bảng đặt tính. Bài 3: Bài giải Số cam đội hai hái được là: 410 x 2 = 820 (kg) Số cam cả hai đội hái được là: 410 + 820 = 1230 (kg) Đáp số: 1230 kg Bài 4: Một HS nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, đổi vở cho nhau rồi dùng thước kiểm tra. IV. Củng cố, dặn dò GV nhận xét chung tiết học _________________________________ Tự nhiên và xã hội Thân cây I. Mục đích, yêu cầu Sau bài học HS biết: - Nhận dạng và kể được một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo. - Phân loại một số cây theo cách mọc của thân. KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát và so sánh một số loại thân cây. Biết giá trị của thân cây với đời sống của cây , đời sống của động vật và con người . II.Chuẩn bị: Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học 1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm Nhóm đôi quan sát hình 78, 79 và trả lời theo câu hỏi gợi ý bài tập 1 (SGK). Hướng dẫn các em điền kết quả vào bảng sau: Hình Tên cây Cách mọc Cấu tạo Đứng Bò Leo Thân gỗ Thân thảo 1 2 3 4 5 6 HS trình bày kết quả, các nhóm bổ sung - GV chốt ý đúng - Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò. - Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo. - Cây su hào có thân phình to thành củ2. Hoạt động 2: Chơi trò chơi Bin go GV chia lớp làm 2 nhóm GV gắn lên bảng hai bảng câm, phát cho HS các tấm phiếu rời (có tên các loài cây), HS nối tiếp gắn lên bảng - nhóm nào đúng, nhanh nhóm đó thắng cuộc. Chú ý: Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già hoá thân gỗ Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng Bò Leo GV kết luận, nhận xét tiết học. _________________________________ Buổi 2 Đạo đức Thăm đài tưởng niệm I. Mục tiờu: - Cho HS đi thăm viếng, đài tưởng niệm của xó. - Giỏo dục cỏc em lũng biết ơn cỏc anh hựng liệt sĩ đó hi sinh vỡ độc lập, tự do của Tổ quốc. II. Chuẩn bị: Hoa tươi , hương III. Cỏc hoạt động dạy học: - Giới thiệu nội dung , yêu cầu giờ học * HĐ1: Hướng dẫn HS đi thăm viếng đài tưởng niệm. - Tập hợp HS theo hai hàng. - Căn dặn cỏc em một số điều trước khi đi. - Đến nơi tổ chức cho các em thắp hương tưởng niệm. * HĐ2: Hoạt động cả lớp. ? Nêu cảm nghĩ của em khi dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh ? Để biết ơn cỏc anh hựng liệt sĩ đó hi sinh vỡ độc lập, tự do của Tổ quốc. chỳng ta cần làm gỡ . - GV nhận xét các ý kiến của HS . - Tuyên dương những HS có ý kiến hay tâm huyết , cảm động . * HĐ3 : Củng cố dặn dò GV nhận xét gì học , chốt lại nội dung giờ học __________________________________ Luyện Tiếng Việt Luyện tập Tiết1 ( tuần 20 ) I. Mục tiờu: - Luyện đọc bài : Trở thành Vệ quấc quân - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm trong bài . - Cũng cố các kiểu câu Ai thế nào ? Ai làm gì ? Ai là gì ? II. Cỏc hoạt động dạy học: * HĐ1: Giới thiệu bài * HĐ2: Luyện đọc - GV đọc mẫu truyện Trở thành Vệ quấc quân - HS đọc nối tiếp theo câu - Đọc nối tiếp đoạn - HS luyện đọc theo nhóm - Gọi đại diện một số nhóm thi đọc trước lớp * HĐ3: Hướng dẫn tỡm hiểu bài ( Bài 2 VTH ) * HĐ4: Hướng dẫn làm bài ( Bài 3 VTH ) - HS thảo luận theo nhóm đôi để làm bài vào VTH * Luyện đọc lại truyện : GV tổ chức thi đọc theo vai . - Cả lớp theo dõi , bình chọn bạn đọc hay nhất . III. Củng cố - dặn dũ Nhận xét , đánh giá giờ học _________________________________ Tập viết Ôn chữ hoa : O, Ô, Ơ I. Mục đích, yêu cầu - Củng cố cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng: - Viết tên riêng Lãn Ông bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng: ổi Quảng Bá, cá hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người *BVMT: GD yêu quý và tự hào về quê hương đất nước qua câu ca dao trên. II. Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa: O, Ô, Ơ, Lãn Ông III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Một HS nhắc lại âu ứng dụng đã học tiết trước Ba HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Nhiễu, Nguyễn B. Bài mới a. Luyện viết chữ hoa - Tìm những chữ hoa có trong bài? - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ: o, ô, ơ, q, t - HS thực hành luyện viết vào vở nháp. b. Luyện viết từ ứng dụng - HS đọc Lãn Ông - GV giới thiệu: Lãn Ông : Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1792) là một lương y nổi tiếng, sống vào cuối dời nhà Lê. Hiện nay, một phố của thủ đô Hà Nội mang tên Lãn Ông GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào vở nháp. c. Luyện viết câu ứng dụng - HS đọc câu ứng dụng GV giúp HS hiểu: Quảng Bá, hồ Tây, Hàng Đào là những địa danh ở thủ đô Hà Nội. - HS luyện viết: ổi, Quảng, Tây 3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ, HS viết vào vở. 4. Chấm, chữa bài. IV. Củng cố, dặn dò - Biểu dương những HS viết chữ đẹp, có tiến bộ. Nhắc HS luyện viết thêm phần ở nhà. __________________________________ Tiếng Anh GV chuyên dạy __________________________________ Thứ 3 ngày 29 tháng 1 năm 2013 Âm nhạc GV chuyên dạy ___________________________________ Tiếng Anh GV chuyên dạy ____________________________________ Toán Phép trừ trong các số trong phạm vi 10000 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết trừ các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng). - Củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917 GV nêu phép trừ 8652 - 3917 = Sau đó gọi một HS tự đặt tính và tính ở trên bảng, các HS khác làm vào vở nháp. Gọi một và HS nêu lại cách tính (như bài học) rồi cho HS tự viết kết quả của phép trừ: 8652 - 3917 = 4735 GV có thể hỏi HS : Muốn trừ hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào? HS nêu - GV kết luận: Muốn trừ hai số có đến bốn chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: Chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,... rồi viết dấu trừ, kẻ ngang và trừ từ phải sang trái. (cho vài HS nhắc lại) 2. Hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, 3, 4, 5 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Tổ chức cho HS chữa bài: Bà 1, 2, HS nối tiếp đọc kết quả. Bài 3: Hai HS lên bảng làm, cả lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. Bài giải Số đường còn lại là: 4550 - 1935 = 2615 (kg) Đáp số: 2615kg III. Củng cố, dặn dò ___________________________________ Chính tả Ông tổ nghề thêu I. Mục đích, yêu cầu - Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn 1 của truyện Ông tổ nghề thêu - Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn: tr/ ch; dấu hỏi/ dấu ngã. II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: xao xuyến, sáng suốt, xăng dầu, sắc nhọn... Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả GV đọc đoạn viết, một HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK Cả lớp đọc thầm lại, tìm những chữ dễ viết sai viết vào vở nháp để gh ... Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt. LuyệnToán Tháng, năm I. Mục tiêu: - HS biết được các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng. - Biết tên gọi các tháng trong một năm. - Biết số ngày trong từng tháng. - Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm...) II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ; lịch bàn , lịch treo tường III. Các hoạt động dạy học HĐ1 : Củng cố lý thuyết ? Nêu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. ? Nêu tên gọi các tháng trong năm. ? Nêu số ngày trong từng tháng. ? Gọi HS thực hành tính ngày trong tháng bằng cách "nắm bàn tay". ? Mấy năm thì có măn nhuận . Năm nhuận tháng 2 có bao nhiêu ngày . HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập - HS làm vào vở bài tập các bài 1, 2, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Tổ chức cho HS chữa bài: Đổi vở cho nhau kiểm tra bài bạn IV. Tổng kết, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. TH : Mĩ thuật vẽ tranh đề tài ngày tết I. Mục tiêu - HS tiếp tục vẽ đề tài về ngày tết hoặc lễ hội của dân tộc, của quê hương. - Vẽ được một bức tranh hoàn chỉnh có đề tài trên. I. Phương tiện -Tranh ảnh về ngày tết hoặc lễ hội - Bài vẽ của tiết trước III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Hướng dẫn củng cố nội dung đề tài Cho HS quan sát các tranh ảnh về ngày tết, lễ hội đã chuẩn bị. ? Em thấy không khí của ngày tết, lễ hội như thế nào. ? Ngày tết ở các vùng thường có những hoạt động gì. ? Cảnh trang trí trong ngày tết, lễ hội như thế nào. ? Hãy kể những điều em biết về ngày tết hoặc lễ hội ở quê hương em. 2. HĐ2. Hướng dẫn cách vẽ tranh ? Em chọn nội dung gì. Vẽ về những hoạt động nào? ? Trong các hoạt động đó, hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ. ? Màu sắc trong tranh em chọn như thế nào. 3. HĐ3. HS thực hành vẽ HS tiếp tục vễ để hoàn chỉnh bài ở tiết trước. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những HS yếu IV. Tổng kết giờ học - dặn dò HS Luyện Mỹ thuật Nặn con vật em thích I. Mục tiêu - Biết cách nặn tạo dáng một con vật mà em yêu thích. - Biết yêu mến các con vật nuôi trong gia đình. II. Phương tiện Đất nặn III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Xác định con vật em thích ? Kể tên một số con vật mà em biết. ? Trong những con vật đó em thích nhất con vật nào. ? Hãy tả hình dáng bên ngoài của con vật đó. 2. HĐ2. Thực hành HS thực hành nặn con vật mà mình thích. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em yếu. 3. HĐ3. Đánh giá kết quả HS trưng bày sản phẩm của mình - GV đến tận từng bàn nhận xét ghi điểm. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Văn nghệ, thể thao I. Mục đích yêu cầu: GV tổ chức cho HS một số hoạt động văn nghệ thể thao. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. GV hướng dẫn HS: a. Văn nghệ: Bạn lớp phó văn nghệ của lớp ( Mai Hương ) điều hành cả lớp luyện tập, biểu diễn một số tiết mục văn nghệ. b. GV cho cả lớp chơi môn thể thao mà các bạn yêu thích. III. Tổng kết, dặn dò: Tuyên dương tổ và cá nhân thực hiện tốtyêu cầu của tiết học. Luyện tiếng Việt Chính tả: Bàn tay cô giáo I. Mục đích, yêu cầu - Rèn kỹ năng viết chính tả: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo - Biết trình bày bài thơ 4 chữ ngay ngắn cân đối giữa trang vở. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả GV đọc bài thơ, một HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy chữ? Cả lớp đọc thầm lại, tìm những chữ dễ viết sai viết vào vở nháp để ghi nhớ: cô giáo, dập dềnh, sóng vỗ - GV đọc cho HS viết bài. Lưu ý đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải. HS ngồi viết ngay ngắn, viết xong khảo lại bài. - Chấm, chữa bài. III. Củng cố, dặn dò Biểu dương những HS viết chữ đẹp, làm đúng bài tập chính tả. Luyện viết Bàn tay cô giáo I. Mục đích, yêu cầu Rèn kỹ năng viết chính tả , viết chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học. 2. Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc một lần bài thơ, một HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK. - Hai HS đọc thuộc lòng bài thơ ? Mỗi dòng thơ có mấy chữ? ? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào? ? Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? Cho HS đọc thầm lại bài thơ, tự viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả. - HS nhớ và tự viết lại bài thơ. III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét. Yêu cầu về nhà đọc lại đoạn văn ở bài tập 2. ______________________________ Hướng dẫn thực hành Luyện viết : Trên đường mòn Hồ Chí Minh I. Mục đích, yêu cầu HS nghe - viết chính xác đoạn 3 bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh. Biết cách trình bài đoạn văn: Tên bài văn viết ngay ngắn cân đối giữa trang vở, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào ô. Viết đúng các từ khó : Hồ Chí Minh, đường mòn... II. Các hoạt động dạy học 1, GV giới thiệu bài viết 2, Hướng dẫn HS nghe - viết. GV đọc đoạn 1 bài văn, HS đọc thầm theo. Hai HS đọc bài trước lớp. Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao phải viết hoa? HS viết một số tiếng khó vào vở nháp: Hồ Chí Minh, đường mòn... GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn. GV đọc bài, HS viết vào vở. GV nhắc HS viết tên tác giả vào cuối trang vở phía bên phải. HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi. GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi. III. Tổng kết, dặn dò. Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ. Buổi 2 Luyện âm nhạc GV chuyên dạy HDTH ( TNXH ) Thân cây I. Mục đích, yêu cầu Hướng dẫn HS cũng cố các kiến thức đã học về thân cây. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu mục đích yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn ôn tập a. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS củng cố nội dung. HS làm việc theo nhóm : GV theo dõi, giải đáp những thắc mắc của HS. b.Hoạt động 2: ? Kể tên một số cây có thân gỗ? ? Kể tên một số cây có thân thảo? ? Kể tên một số cây có cách mọc đứng? ? Kể tên một số cây có cách mọc bò? ? Kể tên một số cây có cách mọc leo? ? Kể tên một số thân cây làm thức ăn cho người và động vật? ? Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu thuyền, làm bàn ghế, giường tủ,.. ? Kể tên một số thân cây cho nhựa làm cao su, làm sơn. HS lần lượt trả lời trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. III. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Luyện toán Cộng, trừ, giải toán trong phạm vi 10 000 I. Mục tiêu - Luyện tập cộng, trừ các số trong phạm vi 10000 - Giải toán bằng hai phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Trong tuần 21 các em đã học những nội dung toán nào? (GV ghi bảng) Có những bài tập nào chưa hoàn thành? GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK Bài tập ra thêm: - Bài 1. Tìm x: x + 1909 = 2050 x - 586 = 3705 8462 - x = 762 - Bài 2. Một cửa hàng buổi sáng bán được 4578 lít dầu, buổi chiều bán được số dầu bằng số hàng đã bán buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu lít dầu? GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS Chấm một số bài - Chữa bài. III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. HĐTT Tổng phụ trách dạy Buổi 2 Luyện tiếng Việt Luyện đọc, kể chuyện tuần 20, 21 I. Mục đích 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng bài: ở lại với chiến khu; Ông tổ nghề thêu 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: Hiểu nội dung truyện 3. Rèn kĩ năng nói: Biết kể lại câu chuyện theo yêu cầu II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học 2. Hướng dẫn HS ôn luyện a. Luyện đọc - HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, lưu ý những em đọc yếu. - Đọc từng đoạn trong nhóm GV nêu câu hỏi củng cố nội dung bài - HS trả lời b. Kể chuyện - HS đọc yêu cầu của bài tập và mẫu. - GV nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung. - HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân. HS nối tiếp nhau đặt tên cho các đoạn của câu chuyện. - Kể lại một đoạn của câu chuyện. HS nối tiếp kể lại từng đoạn của câu chuyện. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. III. Củng cố, dặn dò Câu chuyện này giúp em hiểu được điều gì? Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Mỹ thuật Thường thức mỹ thuật: Tìm hiểu tượng I. Mục tiêu - HS bước dầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc. - Có thói quen quan sát, nhận xét các pho tượng thường gặp. - Yêu thích môn học: Tập nặn II. Phương tiện Một số pho tượng nhỏ hoặc tranh điêu khắc III. Hoạt động dạy học 1. HĐ1. Tìm hiểu về tượng HS quan sát các pho tượng hoặc tranh ảnh . ? Tượng thường có ở đâu. ? Tượng có gì khác với tranh. ? Hãy kể tên các pho tượng mà em biết. ? Em có nhận xét gì về các pho tượng đó. HS quan sát kỹ hình ở vở MT. ? Hãy nêu tên các pho tượng. ? Pho tượng nào là tượng Bác Hồ. ? Hãy nói chất liệu của từng pho tượng. GV kết luận: Tượng rất phong phú về kiểu dáng, màu sắc. Tượng cổ thường đặt ở những nơi tôn nghiêm như Đình, Chùa, Miếu mạo... Tượng mới thường đặt ở Công viên, cơ quan bảo tàng... Tượng cổ thường không có tên tác giả. 2. HĐ2. Đánh giá giờ học - Dặn dò HS Tự học ( T ) Luyện cộng các số trong phạm vi 10 000. Giải toán I. Mục tiêu - Luyện tập về cộng các số trong phạm vi 10000 - Giải toán bằng hai phép tính. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. ? Nêu cách đặt tính và thực hiện phép cộng các số có 4 chữ số. 2. GV hướng dẫn HS làm các bài tập: - Bài 1. Đặt tính rồi tính 1374 + 3275 2316 + 675 5849 + 436 - Bài 2: Một cửa hàng lương thực buổi sáng bán được 1530 kg gạo, buổi chiều bán được bằng 1/3 buổi sáng. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo? Trong lúc HS làm bài GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS cón lúng túng, chấm một số bài. HS lên bảng trình bày bài giải: Buổi chiều cửa hàng bán được: 1530 : 3 = 510 ( kg ) Cả ngày cửa hàng bán được: 1530 + 510 = 2040 ( kg ) Đáp số: 2040 kg III. Tổng kết, dặn dò: Nhận xét chung tiết học, tuyên dương những HS làm bài tốt.
Tài liệu đính kèm: