Học vần
Bài 46: ôn- ơn
I. Mục tiêu:
- Đọc được ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.
- Viết được ôn, ơn, con chồn, sơn ca
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
II. Đồ dung dạy học:
- Bộ ghép chữ Học vần.
III. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
- Cho HS viết ân, ăn, cái cân, con trăn vào bảng con
- GV nhận xét, ghi điểm.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
* Vần ôn:
a). Nhận diện vần:
- GV viết bảng vần ôn và nói: Đây là vần ôn.
b). Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV yêu cầu HS phân tích vần ôn
- GV yêu cầu HS ghép vần ôn trong bộ học vần.
- GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần ô – nờ - ôn – ôn. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV cho HS phân tích tiếng chồnvà ghép tiếng chồnbằng bộ học vần.
- GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng chồn.
- GV đánh vần mẫu chờ - ôn – chôn – huyền – chồn – chồn. Gọi HS đọc cá nhân, lớp.
- GV đưa tranh rút ra từ khóa con chồn, viết bảng, gọi HS phân tích và đọc từ khóa: con chồn.
* Vần ơn: Tiến hành tương tự như dạy vần ôn.
- GV cho HS so sánh vần ôn và vần ơn:
TUẦN 12 (Từ ngày 04/11 đến ngày 10/11/2013) Thứ, ngày Tiết Môn PPCT Tên bài dạy Hai 03/11 1 2 3 4 5 Chào cờ Học vần Học vần Thể dục Đạo đức 12 101 102 12 12 Chào cờ đầu tuần ôn- ơn (Tiết 1) ôn- ơn (Tiết 2) Nghiêm trang trong khi chào cờ( T1) Ba 04/11 1 2 3 4 Toán Học vần Học vần Hát nhạc 45 103 104 12 Luyện tập chung en- ên (Tiết 1) en- ên (Tiết 2) Tư 05/11 1 2 3 4 Toán Học vần Học vần TNXH 12 46 105 106 Phép cộng trong phạm vi 6 in- un (Tiết 1) in- un (Tiết 2) Nhà ở (BVMT) Năm 06/11 1 2 3 4 5 Toán Học vần Học vần Mĩ Thuật Thủ công 47 107 108 12 12 Phép trừ trong phạm vi 6 iên- yên (Tiết 1) iên- yên (Tiết 2) Ôn tập, kiểm tra chương xé giấy. Sáu 07/11 1 2 3 4 5 Toán Học vần Học vần KNS SHL 12 109 110 12 12 Luyện tập uôn- ươn (Tiết 1) uôn- ươn (Tiết 2) Bài 6: Bài vàng trong giao tiếp (Tiết 2) Sh cuối tuần- HĐ ngoại khóa Thứ hai, ngày 03 tháng 11 năm 2014 Học vần Bài 46: ôn- ơn I. Mục tiêu: - Đọc được ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng. - Viết được ôn, ơn, con chồn, sơn ca - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn. II. Đồ dung dạy học: - Bộ ghép chữ Học vần. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm cho HS. - Cho HS viết ân, ăn, cái cân, con trăn vào bảng con - GV nhận xét, ghi điểm. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy vần: * Vần ôn: a). Nhận diện vần: - GV viết bảng vần ôn và nói: Đây là vần ôn. b). Phát âm và đánh vần tiếng: - GV yêu cầu HS phân tích vần ôn - GV yêu cầu HS ghép vần ôn trong bộ học vần. - GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần ô – nờ - ôn – ôn. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV cho HS phân tích tiếng chồnvà ghép tiếng chồnbằng bộ học vần. - GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng chồn. - GV đánh vần mẫu chờ - ôn – chôn – huyền – chồn – chồn. Gọi HS đọc cá nhân, lớp. - GV đưa tranh rút ra từ khóa con chồn, viết bảng, gọi HS phân tích và đọc từ khóa: con chồn. * Vần ơn: Tiến hành tương tự như dạy vần ôn. - GV cho HS so sánh vần ôn và vần ơn: c). Hướng dẫn viết vần ôn, ơn, con chồn, sơn ca: - GV hướng dẫn HS viết ôn, ơn, con chồn, sơn ca vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách giữa các âm. 3. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn. - GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp. - GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng. - Gọi HS đọc toàn bài trên bảng. TIẾT 2 4. Luyện tập: a). Luyện đọc: - Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp. - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng. Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b). Luyện viết: - HS luyện viết ôn, ơn, con chồn, sơn ca vào tập viết 1. c). Luyện nói: - GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói Mai sau khôn lớn. - GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Bạn nhỏ trong tranh ước mơ lớn lên làm gì? Em ước mơ lớn lên sẽ làm gì?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh. III. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 47. - Nhận xét tiết học. - 3 HS đọc bài. - HS viết ân, ăn, cái cân, con trăn theo yêu cầu của GV vào bảng con. - HS quan sát. - HS phân tích vần ôn gồm 2 âm ghép lại với nhau, âm ô đứng trước, âm n đứng sau. - HS ghép vần ôn trong bộ chữ học vần. - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân, lớp. - HS phân tích tiếng chồn và ghép tiếng chồn bằng bộ học vần. - HS quan sát. - HS đánh vần cá nhân, lớp. - HS phân tích và đọc từ khóa con chồn cá nhân, lớp. - HS so sánh: + Giống: đều kết thúc bằng âm n. + Khác: vần ôn bắt đầu bằng âm ô, vần ơn bắt đầu bằng âm ơ. - HS viết bảng con ôn, ơn, con chồn, sơn ca. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân, lớp. - HS lắng nghe. - HS đọc toàn bộ bài cá nhân, lớp. - HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp. - HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh cả nhà cá đang bơi lội. - HS lắng nghe. - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp. - HS luyện viết vào tập viết 1. - HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi thành câu. - HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp. - HS lắng nghe. ĐẠO ĐỨC (Tiết 1) Bài 5: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ I. MỤC TIÊU: - Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam. - Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì. - Biết: Nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Quốc kì, bài hát Quốc ca. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học Sinh TIẾT 1 I. Giới thiệu bài: II. Dạy bài mới: 1. Hoạt động 1:Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại: * Mục tiêu: HS biết được ai cũng có một quốc tịch. Biết được quốc tịch của các em là Việt Nam. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (3 phút) quan sát tranh bài tập 1 và trả lời câu hỏi: + Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? + Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết? - Gọi đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam. - GV giải thích: quốc tịch có nghĩa là mình là người nước nào. Ví dụ: chúng ta là người Việt Nam nên chúng ta có quốc tịch là Việt Nam. 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại. * Mục tiêu: HS biết được quốc kì của nước Việt Nam, biết được những việc cần làm khi chào cờ. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh bài tập 2 và trả lời câu hỏi: + Những người trong tranh đang làm gì? + Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ trong ảnh 1 và ảnh 2? + Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ Tổ quốc lên trong ảnh 3? - Gọi đại diện một vài nhóm HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV kết luận: Quốc kì tượng trưng cho một nước. Quốc kì Việt Nam màu đở, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. (GV đính Quốc kì lên bảng, vừa chỉ vừa giới thiệu). Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ (GV bật bài hát Quốc ca (nếu có) cho HS nghe). Khi chào cờ cần phải: + Bỏ mũ, nón. + Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho ngay ngắn, chỉnh tề. + Đứng nghiêm. + Mắt hướng nhìn Quốc kì. Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam. - GV gọi HS nhắc lại một số việc nên làm khi chào cờ. 3. Hoạt động 3: HS làm bài tập 3: * Mục tiêu: củng cố lại các việc làm đúng khi chào cờ. - Yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ? - Gọi HS trả lời cá nhân. - GV kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng. TIẾT 2 1. Hoạt động 1: HS tập chào cờ. * Mục tiêu: giúp HS biết được tư thế đúng khi đứng chào cờ. - GV hỏi: Khi chào cờ, chúng ta phải như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - GV đính Quốc kì lên bảng và làm mẫu đứng chào cờ: đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng về hướng Quốc kì. - Gọi HS lên tập chào cờ trên bảng. Cả lớp theo dõi nhận xét. GV chỉnh sửa tư thế cho HS. - Cả lớp tập đứng chào cờ theo hiệu lệnh của GV. 2. Hoạt động 2: Thi chào cờ giữa các tổ. * Mục tiêu: giúp HS thực hành đứng nghiêm trang khi chào cờ. - GV phổ biến yêu cầu cuộc thi: Tổ nào xếp hàng nhanh, trật tự khi chào cờ, làm đúng theo hiệu lệnh thì thắng. * Vòng 1: + Tổ 1 thi với tổ 2. + Tổ 3 thi với tổ 4. - Chọn ra 2 tổ thắng cuộc vòng 1. * Vòng 2: + 2 tổ thắng cuộc vòng 1 thi với nhau. Tổ thắng cuộc (xếp hạng nhất) đạt 2 điểm A+, tổ xếp hạng 2 đạt 1 điểm A+. + 2 tổ thua cuộc vòng 1 thi với nhau. Tổ thắng cuộc (xếp hạng 3) đạt 2 điểm A. Tổ thua cuộc (xếp hạng 4) đạt 1 điểm A. - Từng tổ thi đứng chào cờ theo hiệu lệnh của GV. - Cả lớp nhận xét và bình chọn tổ thắng cuộc. 3. Hoạt động 3: Vẽ và tô màu Quốc kì (bài tập4). * Mục tiêu: giúp HS biết vẽ và tô màu đúng Quốc kì Việt Nam. - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu Quốc kì. - Gọi HS giới thiệu bài vẽ của mình. - Cả lớp và GV nhận xét bài vẽ của các bạn. - Hướng dẫn HS đọc câu thơ cuối bài: Nghiêm trang chào lá Quốc kì, Tình yêu đất nước em ghi vào lòng. III. Củng cố - Dặn dò: - GV gọi vài HS nêu tư thế đúng khi đứng chào cờ. - Dặn HS thực hành tư thế đúng khi chào cờ vào ngày thứ hai hàng tuần. - Nhận xét tiết học. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời: + Các bạn nhỏ đang giới thiệu về nước của mình. + Các bạn là người Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Trung Quốc. Vì các bạn nói nơi mình đến. - Đại diện các nhóm HS trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và hiểu nghĩa từ quốc tịch. - HS thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi: + Trang 1 và 2 họ đang chào cờ. + Đứng nghiêm khi chào cờ như thế mới tỏ lòng tôn kính Quốc kì, tình yêu với Tổ quốc. + Vì đã làm rạng danh đất nước với các nước khác. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - HS lắng nghe. - Vài HS nêu lại các việc cần làm khi chào cờ. - HS trả lời: Bạn nam và bạn nữ đứng hàng thứ 2 chưa nghiêm trang khi chào cờ vì hai bạn còn nói chuyện riêng khi đang chào cờ. - HS lắng nghe. - HS trả lời: Khi chào cờ, chúng ta phải đứng nghiêm, phải bỏ mũ nón, chỉnh sửa áo quần gọn gàng, không được làm ồn. - HS quan sát. - Từng tổ lần lượt lên thực hành theo hiệu lệnh của GV: Nghỉ, nghiêm, chào cờ. - Cả lớp thực hành. - HS lắng nghe GV phổ biến cuộc thi. - Lần lượt các tổ thi với nhau. - HS tự vẽ và tô màu Quốc kì trong SGK. - HS vừa lắng nghe vừa đọc theo GV. - HS lắng nghe. Thứ ba, ngày 04 tháng 11 năm 2014 TOÁN Bài: LUYỆN TẬP CHUNG (tr.64) I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học - Phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0. - Biết viế ... đồ dùng phổ biến trong nhà. * Mục tiêu: giúp HS nhận biết được một số đồ dùng cần thiết trong nhà, biết giữ gìn nhà ở luôn gọn gàng, sạch sẽ. - HS làm việc nhóm 2, kể tên các đồ dùng được vẽ trong hình. - Gọi đại diện vài nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét, bổ sung (nếu cần). - Yêu cầu HS kể tên các đồ dùng có trong nhà em mà trong hình không vẽ và hỏi HS “Bao lâu thì nhà em mua sắm những đồ dùng mới?” - GV kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. - GDBVMT: + Trong các hình trên, nhà nào gọn gàng, sạch sẽ? Nhà nào chưa gọn gàng, sạch sẽ?. + Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường sống của chúng ta gọn gàng, sạch sẽ? + Để giữ gìn chỗ ở gọn gàng, sạch sẽ chúng ta phải làm sao? - Kết luận: chúng ta phải giữ gìn chỗ ở của chúng ta gọn gàng, sạch sẽ để chúng ta khỏe mạnh, không bị bệnh tật, có môi trường trong lành. Chúng ta phải năng dọn dẹp nhà cửa và xung quanh nơi ở để chúng gọn và sạch sẽ hơn. 3. Hoạt động 3: Vẽ tranh (nếu còn thời gian). *Mục tiêu: HS biết vẽ ngôi nhà của mình. - Yêu cầu HS vẽ ngôi nhà mình đang ở và giới thiệu cho các bạn cùng biết. - GV kết luận chung cho bài: - Mỗi người đều mơ ước có nhà ở tốt và đầy đủ những đồ dùng sinh hoạt cần thiết. - Nhà ở của các bạn trong lớp rất khác nhau. - Các em cần nhớ địa chỉ nhà ở của mình. - Phải biết yêu quí, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hằng ngày với những người thân yêu. IV. Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS nêu lại một số cần làm để giữ gìn nhà ở luôn sạch sẽ, ngăn nắp. - Nhận xét tiết học. - HS làm việc nhóm 2,quan sát và trả lời câu hỏi: + Nhà của Nam ở nông thôn. + Những ngôi nhà này là ở khu chung cư, ở miền núi và ở thành thị. + Ngôi nhà dùng để ở, học tập, làm việc, nghỉ ngơi và vui chơi của mọi người trong gia đình. - Đại diện nhóm trả lời trước lớp. - HS lắng nghe. - HS tự kể cá nhân. - HS lắng nghe. - HS làm việc nhóm 2. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - HS tự kể cá nhân. - HS lắng nghe. + 4 nhà đầu tiên gọn gàng, sạch sẽ; nhà thứ 5 không gọn gàng, sạch sẽ. + Như thế chúng ta mới có môi trường sống trong lành, khỏe mạnh và tránh được bệnh tật. + Phải siêng năng dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp. - HS lắng nghe. - HS tự vẽ tranh về ngôi nhà của mình. - HS lắng nghe. - HS trả lời cá nhân. Thứ sáu, ngày 07 tháng 11 năm 2014 TOÁN Bài: LUYỆN TẬP (tr. 67) I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6. - Làm BT1 (dòng 1), BT2 (dòng 1), BT3 (dòng 1), BT4 (dòng 1), BT5 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách giáo khoa III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I. Kiểm tra bài cũ: - GV ghi đề kiểm tra bài cũ lên bảng, gọi lần lượt 5 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. 6-1=... 6-2=..... 6-3=...... 6-4=... 6-5=..... - GV gọi 2-3 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 6. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. II. Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng. III.Luyện tập: * Bài 1: - GV ghi đề bài tập dòng 1 lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào tập. * Bài 2: - GV ghi đề bài tập dòng 1 lên bảng và yêu cầu HS làm bài vào tập. * Bài 3: - GV ghi đề bài tập dòng 1 lên bảng, nêu yêu cầu bài tập và cho HS làm bài vào tập. * Bài 4: - GV ghi đề bài tập dòng 1 lên bảng, nêu yêu cầu bài tập và cho HS làm bài vào tậP. * GV sửa và chấm bài cho HS. * Bài 5: GV yêu cầu HS làm bài vào SGK, đọc kết quả, GV ghi kết quả lên bảng. 6 - 2 = 4 III. Dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà làm vào Vở bài tập toán. - 5 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. - 2-3 HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 6. - HS làm bài. Lời giải: 5 6 4 6 3 6 + - + - + - 1 3 2 5 3 6 6 3 6 1 6 0 - HS làm bài Lời giải: 1+3+2=6 6-3-1=2 6-1-2=3 - HS làm bài Lời giải: 2+3 5 - HS làm bài. Lời giải: 3 + 2 = 5 3 + 3 = 6 1 + 5 = 6 - HS làm bài vào SGK. Học vần Bài 50:uôn- ươn I. MỤC TIÊU: - Đọc được uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng. - Viết được uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ ghép chữ Học vần. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh TIẾT 1 I. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc lại bài cũ. GV nhận xét, ghi điểm cho HS. - Cho HS viết iên, yên, đèn điện, con yến vào bảng con. - GV nhận xét, ghi điểm. II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy vần: * Vần uôn: a). Nhận diện vần: - GV viết bảng vần uôn và nói: Đây là vần uôn. b). Phát âm và đánh vần tiếng: - GV yêu cầu HS phân tích vần uôn. - GV yêu cầu HS ghép vần uôn trong bộ học vần. - GV phát âm mẫu và gọi HS phát âm vần u – ô – nờ - uôn – uôn. GV chú ý chỉnh sửa phát âm cho HS. - GV cho HS phân tích tiếng chuồnvà ghép tiếng chuồn bằng bộ học vần. - GV nhận xét bài ghép của HS và viết bảng tiếng chuồn. - GV đánh vần mẫu chờ - uôn – chuôn – huyền – chuồn – chuồn. Gọi HS đọc cá nhân, lớp. - GV đưa tranh rút ra từ khóa chuồn chuồn, viết bảng, gọi HS phân tích và đọc từ khóa: chuồn chuồn * Vần ươn: Tiến hành tương tự như dạy vần uôn. - GV cho HS so sánh vần uôn và vần ươn: c). HD viết vần uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai: - GV hướng dẫn HS viết uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai vào bảng con. GV chú ý HS điểm đặt bút, điểm dừng bút, khoảng cách giữa các âm. 3. Đọc từ ngữ ứng dụng: - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn. - GV gọi HS đánh vần, đọc trơn cá nhân, lớp. - GV đọc mẫu, giải thích nghĩa các từ ứng dụng. TIẾT 2 4. Luyện tập: a). Luyện đọc: - Luyện đọc lại các vần, tiếng, từ ứng dụng cá nhân, lớp. - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV giới thiệu và viết bảng câu ứng dụng Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. Chỉ và đọc mẫu câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cá nhân, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. b). Luyện viết: - HS luyện viết uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai vào tập viết 1. c). Luyện nói: - GV treo tranh minh họa và giới thiệu chủ đề luyện nói Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. - GV đặt câu hỏi cho HS luyện nói: Tranh vẽ gì? Chuồn chuồn có màu gì? Châu chấu có màu gì? Thức ăn của chúng là gì?...GV chú ý chỉnh sửa cho HS nói thành câu hoàn chỉnh. III. Củng cố - Dặn dò: - Cho HS đọc lại toàn bộ bài học cả lớp. - Dặn HS về nhà ôn lại bài, xem trước bài 51. - Nhận xét tiết học. - 3 HS đọc bài. - HS viết iên, yên, đèn điện, con yến theo yêu cầu của GV vào bảng con. - HS quan sát. - HS phân tích vần uôn gồm 2 âm ghép lại với nhau, nguyên âm đôi uô đứng trước, âm n đứng sau. - HS ghép vần uôn trong bộ chữ học vần. - HS lắng nghe GV phát âm mẫu, sau đó phát âm cá nhân, lớp. - HS phân tích tiếng chuồn và ghép tiếng chuồn bằng bộ học vần. - HS quan sát. - HS đánh vần cá nhân, lớp. - HS phân tích và đọc từ khóa chuồn chuồn cá nhân, lớp. - HS so sánh: + Giống: đều kết thúc bằng âm n. + Khác: vần uô bắt đầu bằng nguyên âm đôi uô, vần ươn bắt đầu bằng nguyên âm đôi ươ. - HS viết bảng con uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. - HS đánh vần, đọc trơn các tiếng ứng dụng cá nhân, lớp. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc lại bài cá nhân, lớp. - HS quan sát tranh và trả lời: Tranh vẽ cảnh đàn chuồn chuồn đang bay lượn trên giàn hoa. - HS lắng nghe. - HS đọc mẫu câu ứng dụng cá nhân, lớp. - HS luyện viết vào tập viết 1. - HS quan sát, lắng nghe. - HS trả lời câu hỏi thành câu. - HS đọc lại toàn bộ bài cả lớp. - HS lắng nghe. THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG Bài 6: BÀI VÀNG TRONG GIAO TIẾP (TIẾT 2) Đã soạn ở tuần 11 – Tiết 1 SINH HOẠT LỚP CHỦ ĐIỂM: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO I. MỤC TIÊU: - Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy cô giáo. - Kiểm điểm lại các hoạt động về học tập, chuyên cần của HS trong tuần qua.. II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Công việc chuẩn bị : chuẩn bị câu hỏi, bài hát về ngày 20.11 Thời gian tiến hành:Thứ sáu, ngày 7 tháng 11 năm 2014 Địa điểm: Tại phòng học lớp 1A5 Nội dung hoạt động: Kiểm điểm lại tình hình của lớp trong tuần, rèn cho HS có thái độ biết ơn và kính trọng thầy cô giáo. Tiến hành hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nhận xét chung về tình hình của lớp trong tuần 12 + Về học tập: nhắc nhở những HS tiếp tục thực hiện tốt các bài tập về nhà mà GV giao cho. Khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập. + Về chuyên cần: nhắc nhở HS còn đi học trễ. + Về nề nếp, trật tự: nhắc HS không xả rác, không vẽ bậy lên tường, lên bàn, không phá hoa trang trí trong lớp học. + Nhắc những HS được viết bút mực phải chuẩn bị giấy nháp, khăn lau, không được giũ bút xuống sàn, lên tường. + GV hướng dẫn HS cách bảo quản viết mực. - GV rút ra những điểm đã làm được và những điểm chưa làm được trong tuần qua. Tuyên dương những HS thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, nhắc nhở những HS chưa thực hiện tốt. - Triển khai chủ điểm của tháng: « Tôn sư trọng đạo »: đây là tháng thể hiện lòng biết ơn của HS đối với thầy cô giáo, là HS các em cần cố gắng học tập đạt nhiều điểm 10 để chào mừng ngày 20.11. - Ôn luyện cho HS thi kể chuyện theo sách. - Tổ chức cho HS thi tìm hiểu về ngày 20.11: chia lớp thành 4 đội : Mỗi đội trả lời 1 câu hỏi ngẫu nhiên: + Ngày 20.11 là ngày gì ? +Thầy cô giáo làm việc gì ? +Để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo, học sinh phải làm gì ? +Khi gặp thầy cô giáo các em phải làm gì ? Sau khi trả lời câu hỏi : các đội sẽ thi nhau kể tên các thầy cô giáo trong trường. Đội nào trả lời đúng nhiều tên thầy cô giáo là đội thắng cuộc. * Sau 2 lượt chơi, GV tổng kết điểm và tuyên dương đội thắng cuộc. - Sinh hoạt văn nghệ: cho HS nghe bài hát” Bụi phấn”. - Thông qua trò chơi và bài hát GV giáo dục tư tưởng tôn sư trọng đạo cho HS. - HS lắng nghe - Những em bị nhắc nhở đứng lên trước lớp và hứa lần sau không tái phạm. - Lắng nghe. - Cả lớp vỗ tay khen các bạn thực hiện tốt. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Các đội thi. - Nghe bài hát. Soạn xong tuần 12 Người soạn Khối trưởng kí duyệt Hoàng Thị Lệ Trinh Nguyễn Thị Thanh Tuyết
Tài liệu đính kèm: