Đạo đức:
Bài 1. Em là học sinh lớp 1
I. MỤC TIÊU
Giúp hs biết :
_ Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học
_ Vào lớp 1em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ
_ Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành hs lớp 1
_ Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo trường lớp
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động 1 : trò chơi “vòng tròn giới thiệu tên” (bài tập 1)
_ Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi và phỏng vấn hs đã chơi rút ra kết luận.
Kết luận : Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên.
Hoạt động 2 : Hs giới thiệu sở thích của mình (bài tập 2)
_ Từng hs trong lớp được nói về sở thích của mình với các bạn, với cô giáo
Kết luận: Trẻ em cũng có sở thích của riêng mình, các em muốn được mọi người xung quanh biết và giúp đỡ.
III. Củng cố, dặn dò.
_ Trẻ em đủ tuổi có quyền được đi học, được kết bạn và có những sở thích riêng. Các em cần được thầy, cô giáo, các bạn giúp đỡ để học tập tốt.
Tuần 1 Thứ hai ngày 18 tháng 8 năm 2008 Đạo đức: Bài 1. Em là học sinh lớp 1 I. MỤC TIÊU Giúp hs biết : _ Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học _ Vào lớp 1em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ _ Vui vẻ phấn khởi đi học, tự hào đã trở thành hs lớp 1 _ Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo trường lớp II. Các hoạt động dạy- học Hoạt động 1 : trò chơi “vòng tròn giới thiệu tên” (bài tập 1) _ Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi và phỏng vấn hs đã chơi rút ra kết luận. Kết luận : Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em cũng có quyền có họ tên. Hoạt động 2 : Hs giới thiệu sở thích của mình (bài tập 2) _ Từng hs trong lớp được nói về sở thích của mình với các bạn, với cô giáo Kết luận: Trẻ em cũng có sở thích của riêng mình, các em muốn được mọi người xung quanh biết và giúp đỡ. III. Củng cố, dặn dò. _ Trẻ em đủ tuổi có quyền được đi học, được kết bạn và có những sở thích riêng. Các em cần được thầy, cô giáo, các bạn giúp đỡ để học tập tốt. _______________________________________ Thực hành: Toán – Tiếng Việt Hướng dẫn học sinh sắp xếp sách vở theo thời khoá biểu. I.Yêu cầu Giúp hs: _ Ghi nhớ được các môn học trong TKB. _ Nhận biết được các loại sách vở,vở bài tập ,vở luyện của từng môn. _ Tập sắp xắp sách vở từng môn học mỗi ngày. II. Các bước hướng dẫn 1. Hướng dẫn cho hs ghi nhớ TKB _ Gv đọc chậm cho hs nghe, kết hợp giới thiệu các môn học:Toán ,Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Kỹ thuật, Mỹ thuật,Hát nhạc, Thể dục. _ Hs nhắc lại được tên các môn học trong từng ngày học. 2. Hướng dẫn hs nhận biết từng loại sách, vở bài tập của từng môn học. _ Môn Tiếng Việt có: + sách Tiếng Việt + Vở bài tập Tiếng việt + Vở luyện tập + Vở tập viết + Vở ghi _ Môn toán gồm: + Sách toán + Vở luyện tập + Vở bài tập toán + Vở ghi _ Môn tự nhiên và xã hội: + Sách tự nhiên và xã hội + Vở bài tập tự nhiên và xã hội _ Môn đạo đức: + Vở bài tập đạo đức _ Môn kỹ thuật: + Vở tập vẽ 3.Hướng dẫn hs tập sắp xếp sách vở của mình theo TKB. _ Gv đọc TKB từng ngày, hs lấy sách vở . III. Củng cố, dặn dò _ Hs thi sắp xắp sách vở theo TKB giữa các tổ, cá nhân với nhau. Thứ ba ngày 19 tháng 8 năm 2008 Tiếng Việt Ôn các nét cơ bản. I.Yêu cầu Giúp hs: _ Đọc đúng các nét: thẳng, ngang, xiên, móc ngược, móc xuôi, móc hai đầu, cong hở phải, cong hở trái, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới. _ Tập tô, viết các nốt đã đọc. II.Các hoạt động ôn 1.Đọc :_ Hs nhắc lại tên các nét cơ bản đã học, gv ghi lại bằng kí hiệu lên bảng. _ Gv chỉ vào kí hiệu các nốt, yêu cầu hs đọc lại nhiều lần để ghi nhớ. 2. Viết:_ Hs mở vở tập viết tập tô các nét cơ bản. _ Gv giúp đỡ uốn nắn các em tô còn yếu, nhắc nhở, sửa sai các tư thế ngồi, cầm bút. _ Hs lấy vở ghi tập viết các nốt vào vở, mỗi nốt viết một dòng _ Gv nhắc nhở các em viết nắn nốt. Chú ý đến các em viết còn yếu : Thịnh, Tiệm, Trọng, Hoàng, Hải Anh. 3. Củng cố, dặn dò _ Nhận xết đánh giá từng bài viết. ________________________________________________ Toán Ôn về khái niệm nhiều hơn, ít hơn I.Mục tiêu Giúp hs: _ Biết so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật, con vật. _ Biết sử dụng các từ “ nhiều hơn , ít hơn’’ khi so sánh về số lượng. _ Biết vận dụng khái niệm“ nhiều hơn, ít hơn’’ để làm bài tập. II.Các hoạt động ôn 1.Ôn tập:_ Hs nhắc lại cách so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật: nối một đồ vật ở nhóm này với một đồ vật ở nhóm kia.Nhóm nào có đối tượng thừa ra thì nhóm đó có số lượng nhiều hơn nhóm kia. Nhóm nào đối tượng thiếu thì nhóm đó có số lượng ít hơn. _ Gv gắn lên bảng 2 nhóm con vật _ Hs nêu được số con thỏ nhiều hơn số con gà, số con gà ít số con thỏ. 2.Bài tập:_ Hs mở vở luyện tập toán làm bài tập Bài 1. So sánh cốc với thìa: số cốc nhiều hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc. Bài 2. So sánh củ cà rốt với con thỏ: số cà rốt ít hơn số con thỏ, số con thỏ nhiều hơn số củ cà rốt. Bài 3. So sánh vung xoong với xoong: số vung xoong nhiều hơn số xoong, số xoong ít hơn số vung xoong. Bài 4. so sánh cây có quả với cây không có quả: số cây có quả nhiều hơn cây không có quả, số cây không có quả ít hơn số cây có quả. 3. Củng cố, dặn dò _ Hs chữa bài, sửa sai(nếu có). _ Gv nhận xét đánh giá bài làm và câu trả lời của hs. _ Về nhà xem lại bài tập đã làm. _______________________________________________ Thực hành Toán – Tiếng việt I.Mục tiêu Giúp hs: _ Làm bài tập ở vở bài tập toán: nhiều hơn, ít hơn. _ Tập sử dụng bộ thực hành toán, tiếng việt. II. Các hoạt động thực hành 1.Toán: làm các bài tập Bài 1. So sánh mũ với hs cần có mũ: số mũ nhiều hơn số hs, số hs ít hơn số mũ. Bài 2. So sánh cặp tóc với mái tóc: số cặp tóc nhiều hơn số mái tóc, số mái tóc ít hơn số cặp tóc. Bài 3. So sánh áo với quần: số áo nhiều hơn số quần, số quần ít hơn số áo. 2. Hướng dẫn sử dụng bộ thực hành toán, tiếng việt. _ Gv giới thiệu bộ thực hành toán gồm: thước dắt, thước đo, que tính, các chữ số, các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, thẻ que tính, các dấu =, . ._ Hs tập dắt các con số vào thước theo yêu cầu của gv. _ Gv giới thiệu bộ thực hành tiếng việt gồm: thước dắt, các chữ cái được xếp theo thứ tự, các dấu thanh. _ Hs tập dắt các chữ cái vào thước theo yêu cầu của gv. 3. Củng cố, dặn dò. _ Gv nhận xét đánh giá giờ học. __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008 Tiếng việt Ôn bài 2 I.Mục tiêu Gv giúp hs: _ Đọc, viết đúng b, be. _ Nói đúng tên đồ vật, con vật có chứa b, e. _ Tìm thêm được tên một số con vật, đồ vật khác có chứa b. II. Các hoạt động ôn 1.Đọc:_ Hs mở sách tiếng việt đọc bài theo thứ tự hàng dọc. _ Hs tìm dắt chữ b, e, be trên bộ thực hành. 2.Làm bài tập ở luyện _ Hướng dẫn hs đánh dấu vào hình đúng: bé, bê, bóng, bà, hình chữ b. _ Hs tập tô chữ be, gv giúp đỡ uốn nắn những em viết còn yếu, chậm. _ Hs tập viết vào vở li chữ b, be. Mỗi chữ viết một dòng. _ Yêu cầu hs viết nắn nét đúng có chữ. 3.Tìm thêm tiếng mới có chứa b: bố, bé, bò, bẩn, bòng.. III. Củng cố dặn dò _ Hs chữa bài sửa sai (nếu có). _ Gv nhận xét đánh giá bài tập, giờ học. __________________________________________ Toán Ôn hình vuông, hình tròn. I. Mục tiêu Giúp hs: _ Củng cố về hình tròn, hình vuông. _ Gọi đúng tên hình tròn, hình vuông qua các đồ vật. II. Các hoạt động ôn 1. Làm bài tập ở vở luyện (trang 3). Bài 1: Hình tròn: tô màu xanh. Hình vuông: tô màu đỏ. Bài 2: Tô màu: Bài 3: Vẽ hình o hoặc hình ¡ thích hợp vào ô trống: 2. Đọc tên hình các đồ vật sau: _ Quả bóng, bánh xe, con lật đật, khăn mùi xoa 3. Củng cố dặn dò _ Gv chấm bài, hs chữa bài sửa sai. _ Các em về nhà xem lại bài tập. _______________________________________________ Thực hành Toán –Tiếng việt I. Mục tiêu _ Thực hành toán: hình tam giác. _ Thực hành tiếng việt: bài 2 II. Các hoạt động thực hành 1. Toán: làm vở bài tập (trang 6). Bài1. Tô màu hình tam giác. Bài 2. Tô màu Bài 3. Vẽ thêm hình 2. Tiếng việt: thực hành vở bài tập. Bài 1. Nối hình đúng với b: bí, bò, búa Bài 2. Tô b 3. Củng cố dặn dò. _ Gv chấm bài tập tiếng việt, hs chữa bài sửa sai (nếu có). _ Về nhà các em xem lại các bài tập đã làm. __________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2008 Tiếng việt Ôn bài 3 I. Mục tiêu Giúp hs: _ Nắm được một cách chắc chắn về thanh sắc. _ Biết ghép be với / để tạo thành bé. _ Phân biệt được tiếng có chứa thanh sắc trong phát âm. II. Các hoạt động ôn 1.Đọc:_ Hs mở sách đọc bài theo thứ tự hàng dọc bài 3. _ Gv đọc: cá, lá, bố, xe, mẹ, bàhs phân biệt và đọc lại tiếng có chứa thanh sắc: cá, lá, bố. _ Hs tìm thêm tiếng có chứa sắc: cá, gió, bố, xé 2.Bài tập: _ Hs mở vở luyện tập làm các bài tập. Bài 1. Đánh dấu ¨ dưới hình đúng: bí, núi, lá. Bài 2. Tô bé _ Hs tập viết bé vào vở, gv giúp đỡ uốn nắn hs còn viết yếu và ngồi sai tư thế: 3.Củng cố dặn dò _ Gv chấm bài viết ở vở li, sửa sai cho từng em. _ Nhận xét đánh giá giờ học. ____________________________________________ Toán Ôn hình tam giác I.Mục tiêu Giúp hs: _ Củng cố về hình tam giác. _ Gọi đúng tên hình tam giác qua các đồ vật. II.Các hoạt động ôn 1. Nhận biết hình tam giác. _ Hs chỉ ra hình tam giác trong các hình mà gv đưa ra (hình vẽ ngôi nhà trang 9 sgk) _ Hs có thể nêu rõ đặc điểm của hình tam giác theo ý hiểu của riêng mình: hình tam giác có 3 đầu nhọn, 3 có cạnh. _ Hs gọi tên các đồ vật có hình tam giác: khăn quàng đỏ, thước ê ke, lá cờ đuôi nheo 2. Làm bài tập trong vở luyện tập ( trang 4 ). Bài 1. Tô màu: hs tự chọn màu tô các hình tam giác. Bài 2. Tô màu: các em hãy tô màu vào hình tam giác sao cho các hình ở những vị trí khác nhau có màu sắc phù hợp: hình tam giác ở mái nhà có màu khác với hình tam giác ở thân nhà Bài 3. Xếp các hình sau: _ Hình chữ nhật _ Hình vuông _ Hình thang _ Hình bình hành 3. Củng cố dặn dò _ Hs chữa bài , sửa sai (nếu có). _ Gv nhận xét, đánh giá giờ học. _ Về nhà các em ghép tiếp hình để tạo ra những hình mới khác nữa. ___________________________________________ Sinh hoạt lớp 1.Gv nhắc nhở hs thực hiện tốt nền nếp đi học đều, đúng giờ. Đến lớp có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Học bài, làm bài trước khi đến lớp. 2. Gv hướng dẫn lớp trưởng, tổ trưởng các tổ theo dõi báo cáo các mặt hoạt động của tổ mình hàng tuần vào các buổi sinh hoạt: trong tổ có bao bạn có nhiều điểm 10, bạn còn nhiều lần không học bài, đi học muộn, giúp đỡ bạn 3. Nêu nhiệm vụ tuần sau.
Tài liệu đính kèm: