Giáo án Lớp 1 - Chuẩn KTKN - Tuần 9

Giáo án Lớp 1 - Chuẩn KTKN - Tuần 9

Môn : Tiếng việt

Bài : UÔI - ƯƠI

I/ Mục tiêu :

-Học sinh đọc và viết được :uôi-ươi, múi bưởi, nải chuối.

-Đọc được câu ứng dụng : Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chuối, bưởi, vú sữa.

II/ Chuẩn bị :

 Giáo viên :Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.

 Học sinh :bảng con, bộ đồ dùng học tập TV.

III/ Các hoạt động dạy học :

 *Kiểm tra bài cũ: HS đọc và viết các từ trong bài :ui-ưi (GV tự chọn).

TIẾT 1

 *Giới thiệu bài:

 * Hoạt động 1: Dạy vần uôi.

 +Mục tiêu :Học sinh biết đọc các tiếng có mang vần uôi.

 +Cách tiến hành:

 -GV ghi uôi.

- Hỏi :Vần “uôi” gồm mấy âm tạo thành.

- GV giới thiệu âm đôi “uô”.

-Phát âm mẫu – HS đọc theo ( cá nhân, tổ,đồng thanh)

-Hỏi :Có vần uôi, muốn có tiếng chuối, ta làm thế nào?

- HS trả lời:Thêm âm “ch” đứng trước vần “ uôi”và dấu sắc trên đầu âm “ ô”.

-Cho HS ghép tiếng “chuối” ở bảng cài.

-GV ghi : chuối.

-HD HS phân tích, đánh vần và đọc trơn tiếng chuối.

-Cho HS xem vật thật, giới thiệu từ :nải chuối.

-HS đọc trơn từ :nải chuối (cá nhân, tổ)

-HS đọc từ trên xuống : uôi-chuối-nải chuối.

-HD HS viết vần uôi. GV viết mẫu lên bảng.

-HS viết bảng con :uôi-chuối (Lưu ý :Nét nối giữa u ô và i)

-GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.

 

doc 14 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Chuẩn KTKN - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9:( TỪ 17 – 21/10/2011)
 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
CHÀO CỜ
---------------------------------------------------------------
Môn : Tiếng việt
Bài : UÔI - ƯƠI 
I/ Mục tiêu :
-Học sinh đọc và viết được :uôi-ươi, múi bưởi, nải chuối. 
-Đọc được câu ứng dụng : Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chuối, bưởi, vú sữa. 
II/ Chuẩn bị :
 Giáo viên :Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
 Học sinh :bảng con, bộ đồ dùng học tập TV.
III/ Các hoạt động dạy học :
 *Kiểm tra bài cũ: HS đọc và viết các từ trong bài :ui-ưi (GV tự chọn). 
TIẾT 1
 *Giới thiệu bài:
 * Hoạt động 1: Dạy vần uôi. 
 +Mục tiêu :Học sinh biết đọc các tiếng có mang vần uôi. 
 +Cách tiến hành:
 -GV ghi uôi.
- Hỏi :Vần “uôi” gồm mấy âm tạo thành.
- GV giới thiệu âm đôi “uô”.
-Phát âm mẫu – HS đọc theo ( cá nhân, tổ,đồng thanh) 
-Hỏi :Có vần uôi, muốn có tiếng chuối, ta làm thế nào?
- HS trả lời:Thêm âm “ch” đứng trước vần “ uôi”và dấu sắc trên đầu âm “ ô”. 
-Cho HS ghép tiếng “chuối” ở bảng cài.
-GV ghi : chuối.
-HD HS phân tích, đánh vần và đọc trơn tiếng chuối.
-Cho HS xem vật thật, giới thiệu từ :nải chuối. 
-HS đọc trơn từ :nải chuối (cá nhân, tổ)
-HS đọc từ trên xuống : uôi-chuối-nải chuối. 
-HD HS viết vần uôi. GV viết mẫu lên bảng. 
-HS viết bảng con :uôi-chuối (Lưu ý :Nét nối giữa u ô và i) 
-GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
 * Hoạt động 2 :Dạy vần ươi (tương tự) 
-So sánh uôi và ươi. 
+Giống nhau :Đều kết thúc bằng i. 
+Khác nhau : Vần ươi bắt đầu bằng ư. 
 * Hoạt động 3:Luyện đọc từ ứng dụng.
 +Mục tiêu :Học sinh biết đọc từ ứng dụng có mang vần uôi-ươi.
 +Cách tiến hành:
 -GV ghi từ ứng dụng lên bảng : tuổi thơ, buổi tối, túi lưới, tươi cười. 
 -Học sinh tìm tiếng có mang vần uôi- ươi (Nhóm đôi)
 -Đọc tiếng –đọc từ (cá nhân, tổ) 
 -GV giải nghĩa từ.
TIẾT 2
 * Hoạt động 1: Luyện đọc tiết 1.
 +Mục tiêu :Học sinh đọc thành thạo bài tiết 1.
 +Cách tiến hành:
-HS đọc lần lượt bài tiết 1(cá nhân, nhóm, đồng thanh)
-Cho HS xem tranh minh hoạ, thảo luận về tranh, rút ra câu ứng dụng :Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. 
-Cho HS tìm tiếng có mang vần uôi-ươi :Đọc tiếng (cá nhân)
-Luyện đọc câu ứng dụng (cá nhân-GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS )
 * Hoạt động 2 :Luyện viết 
 +Mục tiêu :Học sinh biết viết và viết đúng, đẹp : uôi- ươi, nải chuối, múi bưởi. 
 +Cách tiến hành:
-GV viết mẫu, HS quan sát rồi tập viết ở bảng con (GV theo dõi, chỉnh sửa những HS viết chưa đẹp)
-HS luyện viết vào vở tập viết.(GV hướng dẫn khoảng cách, theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi và cách cầm bút).
-GV chấm chữa bài.
 * Hoạt động 2:Luyện nói . 
 +Mục tiêu :Giúp HS bạo dạn trước lớp và nói theo ý của mình . 
 +Cách tiến hành :
 -GV cho HS đọc tên bài luyện nói :chuối, bưởi, vú sữa. 
 .Trong tranh vẽ gì ?
 .Em thích ăn thứ quả nào trong ba loại đó ?
 .Chuối chín có màu gì ?
 .Vú sữa chín có màu gì ? 
 .Bưởi ăn có vị như thế nào ? 
 (HS luyện nói theo cặp, sau đó cho một số cặp lên nói trước lớp .)
 *Củng cố:
HS đọc toàn bộ bài trong SGK(3 HS)
 *Nhận xét _Dặn dò.
 * Giảm tải : Giảm nhẹ phần luyện nói. 
-------------------------------------------------------------------------
Môn : Đạo đức
Bài : LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ, NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức:
Học sinh hiểu được thế nào là lễ phép với anh chị nhưng nhường nhịn em nhỏ, hoà thuận với nhau để cha mẹ vui lòng
2/. Kỹ năng :
Học sinh biết cách cư sử lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ trong gia đình
3/. Thái độ : 
Giáo dục Học sinh biết lễ phép với người lớn nhường nhịn chia sẻ với em 
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên : Tranh vẽ bài tập 1 + 2 
2/. Học sinh: - SGK. Vở bài tập 
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån Định : (1’)
2/. Bài Cũ (5’)
GIA ĐÌNH EM.
Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào?
Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng, 
Trẻ em có bổn phận gì ?
è Nhận xét :
3/. Bài Mới : (25’) 
Giáo viên đưa ra tình huống và hỏi?
+ Mẹ chia 2 quả cam, chị em hãy chia nhau. Người chị cho e3m 1 quả, người em cầm 2 tay và nói lời cảm ơn chị. Vậy ai là người lễ phép , ai biết nhường nhịn.?
- Giáo viên ghi tựa :
HOẠT ĐỘNG 1 (10’) 
QUAN SÁT TRANH
Mục tiêu :
Phương pháp :Trực quan, thảo luận .
ĐDDH :Tranh làm bài tập 1.
Giáo viên treo tranh cho Học sinh thảo luận nêu nội dung tranh.
Cho Học sinh nêu lại nội dung tranh.
“Anh cho em quả gì? Nét mặt của anh như thế nào ?
Em cầm bằng mấy tay? Em đã nói lời gì?
ð Anh đưa em quả cam ăn , em nói lời cảm ơn. Anh rất quan tâm, người em lễ phép với anh mình.
Giáo viên treo tranh 2 cho Học sinh thảo luận đóng vai?
+ Chị đã giúp em việc gì?
Hai chị em chơi với nhau như thế nào?
 Giáo viên cho từng cặp đóng vai theo tranh.
è Anh chị em trong gia đình phải thương yêu nhau và hoà thuận với nhau.
à Giáo viên nhận xét:
HOẠT ĐỘNG 2: 
Thảo luận phân tích tình huống tranh bài 3 
Mục tiêu : Học sinh biết sử lý các tình huống .
Phương pháp: Trực quan , thực hành , thảo luận, diễn giải .
ĐDDH : Tranh bài tập 3.
Học sinh mở sách trang 12 .
Tranh 1 vẽ gì ?
Giáo viên đăt câu hỏi gợi ý?
Mỗi người 1 nửa quả bé và 1 nửa quả to.
Nhường cho em bé chọn trước .
Nếu em là Lan em chọn chác giải quyết như thế nào? Vì sao em chon cách giải quyết đó?
Giáo viên treo tranh 2 cho Học sinh thảo luận và chọn cách giải quyết ở tổ?
=> Giáo viên nhận xét :
HOẠT ĐỘNG 3 : ( ’) CỦNG CỐ NỘI DUNG
Mục tiêu :Học sinh củng cố lại nội dung kiến thức bài học 
Phương pháp :Vấn đáp, diễn giải.
ĐDDH :Câu hỏi.
5/. DẶN DÒ(1’)
Về nhà : Thực hiện các điều đã học
Chuẩn bị : tiết 2
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát 
Học sinh tự nêu
Người em lễ phép
Người chị biết nhường nhịn em 
Học sinh thảo luận từng cặp.
Anh cho em quả cam. 
Nét mặt vui vẻ .
Em cầm 2 tay nó lời cảm ơn anh.
Chị mặc đồ cho búp bê.
Hoà thuận , vui vẻ 
Học sinh tự nêu 
Học sinh tự nêu cách giải quyết
Học sinh nêu cách giải quyết 
Nhường nhịn em nhỏ
 Hoà thuận yêu thương nhau .
---------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về:
 -Phép cộng một số với 0.
 -Bảng cộng và làm tính cộng trong phạp vi các số đã học.
 -Tính chất của phép cộng (Khi đổi chỗ các số trong phép cộng, kết quả không đổi). 
II/ Đồ dùng dạy học .
 -GV :Bộ đồ dùng học toán 1. 
 -HS :Bảng con, Bộ đồ dùng học toán .
III/ Các hoạt động dạy học .
 -Bài 1:Đây là bảng cộng trong phạp vi 5. cho HS nêu cách làm bài và chữa bài.(HS làm vào vở, sau đó đổi vở cho nhau để chữa bài).
 0 + 1 = 0 + 2 = 0 + 3 = 0 + 4 =
 1 + 1 = 1 + 2 = 1 + 3 = 1 + 4 =
 2 + 1 = 2 + 2 = 2 + 3 =
 3 + 1 = 3 + 2 =
 4 + 1 = 
 -Bài 2 :Tính. (HS làm bảng con)
 1 + 2 = 1 + 3 = 1 + 4 = 0 + 5 =
 2 + 1 = 3 + 1 = 4 + 1 = 5 + 0 =
 -Bài 3:Điền dấu : = .(HS làm ở bảng cài).
 GV cho HS nêu cách làm, chẳng hạn : 0 + 3 = 3, 3 bé hơn 4, vậy 0 + 3 < 4 .
 2 . . .2 + 3 5 . . . 5 + 0 2 + 3 . . . 4 + 0
 5 . . .2 + 1 0 + 3 . . . 4 1 + 0 . . . 0 + 1
 - Bài 4 : Viết kết quả phép cộng.
 Bảng 1 và bảng 2 cho HS chơi trò chơi.
 Chú ý : Bảng 3 dành cho HS giỏi.
 *Nhận xét _dặn dò.
--------------------------------------------------------------------------
Môn : Tiếng việt
Bài : ay - â - ây 
I/ Mục tiêu :
-Học sinh đọc và viết được :ay-â-ây, máy bay, nhảy dây. 
-Đọc được câu ứng dụng : Giờ ra chơi, bé trai thi chạy, bé gái thi nhảy dây. 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : chạy, bay, đi bộ, đi xe. 
II/ Chuẩn bị :
 Giáo viên :Tranh minh hoạ từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói.
 Học sinh :bảng con, bộ đồ dùng học tập TV.
III/ Các hoạt động dạy học :
 *Kiểm tra bài cũ: HS đọc và viết các từ trong bài :uôi-ươi (GV tự chọn). 
TIẾT 1
 *Giới thiệu bài: ay-â-ây.
 GV gới triệu âm â có trong vần ây.
 * Hoạt động 1: Dạy vần ay. 
 +Mục tiêu :Học sinh biết đọc các tiếng có mang vần ay. 
 +Cách tiến hành:
 -GV ghi ay.
- Hỏi :Vần “ay” gồm mấy âm tạo thành.
-Phát âm mẫu – HS đọc theo ( cá nhân, tổ,đồng thanh) 
-Hỏi :Có vần ay, muốn có tiếng bay, ta làm thế nào?
- HS trả lời:Thêm âm “b” đứng trước vần “ay”. 
-Cho HS ghép tiếng “bay” ở bảng cài.
-GV ghi : bay.
-HD HS phân tích, đánh vần và đọc trơn tiếng “ bay”.
-Cho HS xem tranh, giới thiệu từ :máy bay. 
-HS đọc trơn từ :máy bay (cá nhân, tổ)
-HS đọc từ trên xuống : ay-bay- máy bay. 
-HD HS viết vần ay- máy bay. GV viết mẫu lên bảng. 
-HS viết bảng con :ay-máy bay (Lưu ý :Nét nối giữa u ô và i) 
-GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
 * Hoạt động 2 :Dạy vần ây (tương tự) 
 * Hoạt động 3:Luyện đọc từ ứng dụng.
 +Mục tiêu :Học sinh biết đọc từ ứng dụng có mang vần ay- ây.
 +Cách tiến hành:
 -GV ghi từ ứng dụng lên bảng : cối xay, ngày hội, vây cá, cây cối. 
 -Học sinh tìm tiếng có mang vần ay-ây (Nhóm đôi)
 -Đọc tiếng -đọc từ (cá n ... động 3:Luyện đọc từ ứng dụng.
 +Mục tiêu :Học sinh biết đọc từ ứng dụng có mang vần eo, ao.
 +Cách tiến hành:
 -GV ghi từ ứng dụng lên bảng : cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ. 
 -Học sinh tìm tiếng có mang vần eo-ao (Nhóm đôi)
 -Đọc tiếng –đọc từ (cá nhân, tổ) 
 -GV giải nghĩa từ.
TIẾT 2
 * Hoạt động 1: Luyện đọc tiết 1.
 +Mục tiêu :Học sinh đọc thành thạo bài tiết 1.
 +Cách tiến hành:
-HS đọc lần lượt bài tiết 1(cá nhân, nhóm, đồng thanh)
-Cho HS xem tranh minh hoạ, thảo luận về tranh, rút ra đoạn thơ ứng dụng :
 Suối chảy rì rào
 Gió reo lao sao
 Bé ngồi thổi sáo. 
-Cho HS tìm tiếng có mang vần eo - ao :Đọc tiếng (cá nhân)
-Luyện đọc đoạn thơ ứng dụng (cá nhân-GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS )
 * Hoạt động 2 :Luyện viết 
 +Mục tiêu :Học sinh biết viết và viết đúng, đẹp : eo-ao, chú mèo, ngôi sao. 
 +Cách tiến hành:
-GV viết mẫu, HS quan sát rồi tập viết ở bảng con (GV theo dõi, chỉnh sửa những HS viết chưa đẹp)
-HS luyện viết vào vở tập viết.(GV hướng dẫn khoảng cách, theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi và cách cầm bút).
-GV chấm chữa bài.
 * Hoạt động 2:Luyện nói . 
 +Mục tiêu :Giúp HS bạo dạn trước lớp và nói theo ý của mình . 
 +Cách tiến hành :
 -GV cho HS đọc tên bài luyện nói :Gió, mây, mưa, bão, lũ. 
 .Trong tranh vẽ gì ?
 .Trên đường đi học về, gặp mưa em làm như thế nào ? 
 .Trước khi mưa to em thường thấy gì trên bầu trời.
 .Khi nào em thích có gió ? 
 (HS luyện nói theo cặp, sau đó cho một số cặp lên nói trước lớp .)
 *Củng cố:
HS đọc toàn bộ bài trong SGK(3 HS)
 *Nhận xét _Dặn dò. 
--------------------------------------------------------------------
Môn : Toán
Bài : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
(giữa học kì 1)
---------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Môn : Tập viết 
Bài : Xưa kia, mùa dưa, ngà voi . . .
I / Mục tiêu :
 -Học sinh viết đúng các từ : xưa kia, mùa dưa, ngà voi. . . 
 -HS viết đúng cỡ chữ vừa, đúng ô li, đúng quy trình và khoảng cách theo mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 Giáo viên: Chữ mẫu, kẻ bảng .
 Học sinh :bảng con, vở tập viết .
III / Các hoạt động dạy học :
 *Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài của HS tiết trước .
 *Giới thiệu bài: xưa khi, mùa dưa, ngà voi . . .
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát mẫu 
 +Mục tiêu :HS biết quan sát và nhận xét được độ cao của các con chữ .
 +Cách tiến hành:
 -GV đưa bảng chữ mẫu cho HS quan sát .
-HS nhận xét về cấu tạo chữ, độ cao, nét nối và dấu thanh của từng chữ, từng từ : xưa khi, mùa dưa, ngà voi . . .
 * Hoạt động 2:Luyện viết 
 +Mục tiêu :Giúp HS viết đúng quy trình, đúng chữ mẫu và luyện viết chữ đẹp .
 +Cách tiến hành:
 -GV viết mẫu, HS quan sát rồi tập viết ở bảng con .(GV theo dõi và giúp đỡ những HS viết chưa đẹp )
 -GV hướng dẫn khoảng cách giữa các từ cho phù hợp . 
 -HS tập viết vào vở :GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi và cách cầm bút .
 * Hoạt động 3 :chấm , chữa bài. (GV chấm khoảng 1/3 số vở của lớp )
 *Nhận xét –Tuyên dương 
-----------------------------------------------------------------------------
Môn : Tập viết 
Bài : ĐỒ CHƠI, TƯƠI CƯỜI, NGÀY HỘI . . .
I / Mục tiêu :
 -Học sinh viết đúng các từ : đồ chơi, tươi cười, ngày hội . . . 
 -HS viết đúng cỡ chữ vừa, đúng ô li, đúng quy trình và khoảng cách theo mẫu.
II/ Chuẩn bị :
 Giáo viên: Chữ mẫu, kẻ bảng .
 Học sinh :bảng con, vở tập viết .
III / Các hoạt động dạy học :
 *Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét bài của HS tiết trước .
 *Giới thiệu bài: đồ chơi, tươi cười, ngày hội . . .
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn quan sát mẫu 
 +Mục tiêu :HS biết quan sát và nhận xét được độ cao của các con chữ .
 +Cách tiến hành:
 -GV đưa bảng chữ mẫu cho HS quan sát .
-HS nhận xét về cấu tạo chữ, độ cao, nét nối và dấu thanh của từng chữ, từng từ : đồ chơi tươi cười,ngày hội. . .
 * Hoạt động 2 : Luyện viết 
 +Mục tiêu :Giúp HS viết đúng quy trình, đúng chữ mẫu và luyện viết chữ đẹp .
 +Cách tiến hành:
 -GV viết mẫu, HS quan sát rồi tập viết ở bảng con .(GV theo dõi và giúp đỡ những HS viết chưa đẹp )
 -GV hướng dẫn khoảng cách giữa các từ cho phù hợp . 
 -HS tập viết vào vở :GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi và cách cầm bút .
 * Hoạt động 3 : chấm, chữa bài. (GV chấm khoảng 1/3 số vở của lớp )
 *Nhận xét –Tuyên dương 
-----------------------------------------------------
MÔN : TOÁN
BÀI : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3 
I / Mục tiêu :
 Giúp HS :
 -Hình thành khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
 -Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
II/ Đồ dùng dạy học .
 GV :Mô hình 2 con gà, 3 xe ô tô, 3 con thỏ, 3 chấm tròn và các số 1, 2, 3 , tranh bài tập 3. 
 -HS :Bảng con, Bộ đồ dùng học toán .
III/ Các hoạt động dạy học .
 * Hoạt động 1 :Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 3.
 + Mục tiêu :
 Hình thành khái niệm phép trừ, và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 
 + Cách tiến hành :
 a/ Hướng dẫn HS học phép cộng 2 – 1 = 1. 
 - Hướng dẫn HS quan sát mô hình và nêu : “Có hai con gàđang ăn thóc, sau đó một con bỏ đi. Hỏi còn lại mấy con gà ?”
 -Cho HS nêu lại bài toán.(cá nhân)
 -GV hướng dẫn HS trả lời. “Hai con gà, bớt một con gà còn một con gà”.
 -Gọi một số HS nêu lại.
 b/Hướng dẫn HS học phép trừ 3 – 1 = 2. 
 -Hướng dẫn HS quan sát học liệu và nêu : “Trong bến xe có 3 xe ô tô, một lúc sau một ô tô rời khỏi bến. Hỏi bến xe còn lại mấy ô tô ?”
 -GV cho HS nêu lại bài toán. (cá nhân)
 - Hướng dẫn HS trả lời : “3 ô tô, bớt 1 ô tô còn 2 ô tô”. 
 -Một số HS nhắc lại.(cá nhân).
 -GV nêu : “Ba bớt một bằng hai”.Ta viết như sau : 3 – 1 = 2 . 
 -Gọi HS nêu lại phép tính.
 -HS gắn bảng cài : 3 – 1 = 2.
 c/Hướng dẫn HS học phép trừ 3 – 2 = 1. 
 -Hướng dẫn HS quan sát học liệu và nêu : “Ba con thỏ, bớt hai con thỏ. Hỏi còn lạimấy con thỏ ?”.
 -GV cho HS nêu lại bài toán.(cá nhân).
 -HS trả lời : “Ba con thỏ, bớt hai con thỏ còn một con thỏ”. 
 -HS nhắc lại (cá nhân).
 -GV nêu : “Ba bớt hai bằng một”.Ta viết như sau : 3 – 2 = 1. 
 -HS nêu lại phép tính.
 -HS gắn bảng cài :3 – 2 = 1. 
 Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ chấm tròn như SGK, cho HS lên bảng gắn số thích hợp và nêu câu hỏi để HS nhận biết :
 2 + 1 = 3 ; 1 + 2 = 3 ; 3 – 1 = 2 ; 3 – 2 = 1 (GV thể hiện các thao tác để HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ từ bộ ba các số 2, 1, 3). 
 - HS đọc lai các phéptính trên bảng. (cá nhân). 
 * Hoạt động 2 : Thực hành.
 - Bài 1 : Tính (HĐ nhóm). 
 2 – 1 = 3 – 1 = 1 + 1 = 1 + 2 =
 3 – 1 = 3 – 2 = 2 – 1 = 3 – 2 =
 3 – 2 = 2 – 1 = 3 – 1 = 3 – 1 = 
 - Bài 2 : Tính. (HS làm vào bảng con).
 GV hướng dẫn HS đặt tính hàng dọc.(chú ý viết thẳng cột). 
 -Bài 3 :Viết phép tính thích hợp.(chuyển thành trò chơi)
 HS quan sát tranh rồi nêu bài toán. Từ đó điền phép tính thích hợp vào ô vuông.
 * Củng cố:
 HS đọc lại bảng cộng.
 Nhận xét – Dặn dò.
Môn : Tự nhiên xã hội
Bài : HOẠT ĐỘNG NGHỈ NGƠI 
I/ Mục tiêu :
 Giúp HS biết :
 -Kể về những hoạt động mà em thích.
 -Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí.
 -Biết đi, đứng và ngồi học đúng tư thế.
 -Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. 
II/ Đồ dùng dạy học . 
 -GV :Các hình trong bài 9 SGK.
 -HS :Vở bài tập TN-XH .
III/ Các hoạt động dạy học .
 Khởi động : trò chơi “Hướng dẫn giao thông”. 
 GV giới thiệu bài mới :Hoạt động và nghỉ ngơi. 
 * Hoạt động 1 :Thảo luận theo cặp. 
 + Mục tiêu :HS nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khoẻ.
 + Cách tiến hành :
 GV hướng dẫn :
 -Hãy nói với bạn tên các hoạt động hoặc trò chơi mà em chơi hằng ngày. (HĐ nhóm đôi) 
 GV mời một số em xung phong kể lại cho cả lớp nghe tên các trò chơi của nhóm mình.
 GV cho cả lớp cùng thảo luận.
 -Em nào nói cho cả lớp biết những hoạt động vừa neu có lợi gì (hoặc có hại gì) cho sức khoẻ.
 +GV kết luận :Đá bóng giúp cho chân khoẻ, nhanh nhẹn, khéo léo . . .Nhưng nếu đá bóng vào giữa trưa, trời nắng sẽ bị ốm. 
 * Hoạt động 2 : làm việc với SGK. 
+ Mục tiêu :HS hiểu được nghỉ nhơi là rất cần thiết cho sức khoẻ. 
+Cách tiến hành :
-GV hướng dẫn HS quan sát từng hình ở trang 20 và 21 SGK chỉ và nói tên các tên các hoạt động của từng hình.
 -Nêu tác dụng của từng hoạt động.
 -HS trao đổi theo cặp.
 -Các nhóm trình bày kết quả.
 * Hoạt động 3 : Quan sát theo nhóm nhỏ. 
+ Mục tiêu :Nhận biết các tư thế đúng và sai trong hoạt động hằng ngày. 
+Cách tiến hành :
 GV hướng dẫn :
 -Quan sát tư thế : đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21 SGK.
 -Chỉ và nói bạn nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế ? 
 -Đại diện một vài nhóm phát biểu nhận xét, diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình. 
 -Cả lớp quan sát và phân tích xem tư thế nào đúng, nên học tập, tư thế nào sai, nên tránh. 
+ GV kết luận :
 -Cần chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi, đứng trong các hoạt động hằng ngày. 
 * Củng cố :Cho HS làm VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1 Tuan 9 CKTKN Moi.doc