I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài tập đọc Hoa ngọc lan. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày,lấp ló ngan ngát, khắp vườn,
Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu.
Hiểu được nội dung bài:Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học:
TUẦN 27 Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012 THỂ DỤC (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC Tiết 11, 12: Hoa ngọc lan I.Mục tiêu: Đọc trơn cả bài tập đọc Hoa ngọc lan. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày,lấp ló ngan ngát, khắp vườn, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu. Hiểu được nội dung bài:Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ. Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK. II.Đồ dùng dạy học: Tranh III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đọc mẫu lần 1. Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: hoa lan, bạc trắng,lá dày, xòe, duyên dáng, tỏa Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc. (đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ) Cho HS mở SGK luyện đọc: Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu, đoạn , cả bài. Goí HS đọc cá nhân một số em Giải lao Hoạt động 3:Ôn những vần đã học Gọi HS đọc câu hỏi 1 Tìm tiếng trong bài có ăp. Gọi HS tìm tiếng có ăp ghi bảng con ( khắp), đọc cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 2: Nói câu chứa tiếng có vần ăm, có vần ăp? Gọi HS đọc câu mẫu: Vận động viên đang ngắm bắn. . HS tìm câu có vần ăm, nói Mẹ mua cho em trái bắp rất ngon. HS tìm câu có vần ăp. Gọi HS đọc câu mẫu: Bạn học sinh rất ngăn nắp Ba mua cho em chiếc cặp mới rất đẹp. Nhận xét – Tuyên dương Gọi HS đọc bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học . Tiết 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Vừa rồi các em học bài gì?( Hoa ngọc lan) Cho HS mở SGK GV đọc mẫu, HS đọc thầm Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 1 Nụ hoa lan màu gì?( trắng ngần ) Gọi HS đọc câu hỏi 2 Hương hoa lan thơm như thế nào? (thơm ngan ngát) Giải lao Hoạt động 2: Luyện nói Cho HS nhìn tranh QST và TLCH. * Chủ đề luyện nói: Gọi tên các loài hoa trong ảnh Gọi HS nói, nhận xét, bổ xung. Nhận xét- Tuyên dương. Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét tiết học . Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 4: Bàn tay mẹ I.Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại đúngbài Nhà bà ngoại: 27 chữ trong khoảng 10 phút đến 15 phút. Điền đúng vầnăm, ăp; chữ c, k vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK) II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1:Kiểm tra Chấm điểm phần bài tập. Cho HS viết bảng con:Cái Bống Khéo sảy Mưa ròng * Gới thiệu bài: nhà bà ngoại Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tập chép GV đọc mẫu bài viết. Gọi HS đọc lại. Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp. Cho HS viết bảng con: ngoại, rộng rãi, lòa xòa, thoáng mát, thoang thoảng. Gọi HS đọc lại các từ khó vài em . Cho HS viết đoạn văn vào tập. Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi) Chấm điểm một số tập. Giải lao Hoạt đông 3: Làm bài tập Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: Điền vần ăm hoặc ăp. “ năm nay sách vở ngăn nắp” Một em lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. Bài tập điền chữ c hoặc k: (hát đồng ca, chơi kéo co) Cho HS làm nhóm . Nhận xét chấm điểm một số tập. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------- TẬP VIẾT Tiết 25: Tô chữ hoa :E, Ê, G. I.Mục tiêu: - Tô được các chữ hoa :E, Ê, G - Viết đúng các phần :ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ :chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương. kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.) II. Đồ dùng dạy học : Chữ mẫu :E, Ê, G. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Kiểm tra Cho 1 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con : C, Đ. Gánh đỡ Hạt thóc Sạch sẽ Nhận xét Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hướng dẫn HS tô chữ hoa Đính chữ mẫu : E Hướng dẫn HS quan sát. Chữ E gồm có những nét nào ? GV viết mẫu E. HS tô E Cho HS viết bảng con Chữ Ê, G tương tự E + Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ: Viết mẫu các vần, từ ngữ: Gọi HS đọc các vần ăm, ăp, ươn, ương. Gọi HS đọc các từ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương. Cho HS viết bảng con:ăm, ăp,ươn, ương. chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương. + Hướng dẫn HS tô, viết Hướng dẫn tô các chữ hoa, nhắc nhở HS cách cầm bút bằng viếtviết các vần từ đến hết bài + Chấm điểm một số tập Tuyên dương những em viết nhanh đúng đẹp ( có tiến bộ ) Rút kinh nghiệm: TOÁN Tiết 105: Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số, về tìm số liền sau của 1 số có hai chữ số. Bước đầu biết phân tích số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác II.Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Goïi hoïc sinh leân baûng: Ñieàn daáu >, <, = 27 38 54 59 12 21 37 37 45 54 64 71 Nhận xt *Giới thiệu: Học bài luyện tập. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài: Viết số Cho cách đọc số, viết số bên cạnh. Trong các số đó, số nào là số tròn chục? 1 em làm bảng phụ, cả lớp lm vo tập Bài 2: Nêu yêu cầu bài. Học sinh làm bài miệng. Giáo viên gắn mẫu lên bảng. Số liền sau của 80 là 81. Muốn tìm số liền sau của 1 số ta đếm thêm 1. Bi 3: Điền dấu >, <, =. Khi so sánh số có cột chục giống nhau ta làm sao? căn cứ vào cột đơn vị. Còn cách nào so sánh 2 số nữa? số nào có hàng chục lớn hơn 2 em lm bảng phụ, cả lớp lm vo tập Bài 4: Nêu yêu cầu bài * Phân tích số 87 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị; ta viết : 87=80+7 59 gồm chục vàđơn vị ; 59 =+ 20 gồm chục vàđơn vị ; 20 =+ 99 gồm chục vàđơn vị ; 99 =+ Cho HS lm theo nhĩm Nhận xét, ghi điểm * Củng cố - dặn dò Đọc các số theo thứ tự từ 20 đến 40; 50 đến 60; 80 đến 90. So sánh 2 số 89 và 81; 76 và 66. Về nhà tập so sánh lại các số có hai chữ số đã học. Chuẩn bị: Bảng các số từ 1 đến 100. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Tiết 27: Cảm ơn và xin lỗi ( Tiết 2) I. Mục tiêu: Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống khi giao tiếp. Biết được ý nghĩ của câu cảm ơn và xin lỗi. II. Đồ dùng dạy học: Các nhị và cánh hoa để chơi ghép hoa. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Khi được ai giúp đỡ em phải nói gì ? Khi em làm phiền lòng người khác em phải làm gì ? Nhận xét bài cũ . Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 3 Mt : Học sinh biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống ở BT3 Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 3 Giáo viên cho học sinh chọn cách ứng xử đúng nhất . * Giáo viên kết luận : + Ở tình huống 1: Cách ứng xử “ Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi là đúng nhất ” + Ở tình huống 2 : cách ứng xử “ Nói lời cảm ơn bạn là đúng ” Hoạt động 2 : Chơi ghép hoa (BT5) Mt : Học sinh biết ghép các tình huống phù hợp với cách ứng xử Giáo viên chia nhóm : phát cho mỗi nhóm 2 nhị hoa ( mỗi nhị có ghi một từ “ Cảm ơn ” hoặc “ Xin lỗi ”) và các cánh hoa trên đó có ghi nội dung các tình huống Học sinh lựa chọn những cánh hoa có tình huống cần nói lời cảm ơn để ghép vào nhị hoa “Cảm ơn” . tương tự vậy với hoa xin lỗi Học sinh lựa chọn những cánh hoa có tình huống cần nói lời cảm ơn để ghép vào nhị hoa “Cảm ơn” . tương tự vậy với hoa xin lỗi Nêu yêu cầu ghép hoa Học sinh lên trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp . Lớp nhận xét Giáo viên nhận xét bổ sung , chốt lại các tình huống cần nói lời cảm ơn , xin lỗi . Hoạt động 3: Học sinh làm BT6 Mt : Học sinh biết điền từ đúng , thích hợp với tình huống : Giáo viên đọc bài tập , nêu yêu cầu , giải thích cách làm bài Học sinh nêu : “ Nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ ” “ Nói xin lỗi khi làm phiền người khác ” Gọi Học sinh đọc lại từ đã chọn để điền vào chỗ trống Gọi Học sinh đọc lại từ đã chọn để điền vào chỗ trống * Giáo viên tổng kết : Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ điều gì , dù nhỏ . Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền lòng người khác . Biết cảm ơn , xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác Em vừa học bài gì ? Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực . Dặn Học sinh thực hiện tốt những điều đã học , ôn lại bài . Chuẩn bị bài học cho tuần sau: Chào hỏi và tạm biệt. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU: TIẾNG VIỆT Luyện đọc : Hoa ngọc lan I.Mục đích , yêu cầu : 1. HS đọc trơn toàn bài .Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó : hoa ngọc lan, dày , lấp ló . 2. Ôn vần : ăm , ăp - Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : ăm , ăp - Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu ( dấu chấm và dấu phảy , dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phảy ) - Nhắc lại ND: Hiểu được tình cảm của bé đối với hoa ngọc lan . II. Đồ dùng dạy học : - Bộ TH Tiếng Việt . - Bảng phụ chép bài đọc . III. Các hoạt động dạy – học : * Luyện đọc bài: Hoa ngọc lan - Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài . - GV sửa cho học sinh . ** Luyện đọc tiếng , từ - Luyện đọc tiếng , từ khó: hoa ngọc lan, dày , lấp ló . - Nhận xét . ** Luyện đọc câu : - Cho học sinh đọc từng câu . - Nhận xét **Ôn lại các vần : ăm , ăp - Cho học sinh nêu tiếng , từ có vần : ăm , ăp - Nhận xét . **Luyện đọc toàn bài . - Gọi học sinh thi đọc diễn cảm từng bài *Luyện tập : - Cho học sinh thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần : ăm , ăp - Cho học sinh nêu lại nội dung bài . * Làm bài tập - Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở BTTV Luyện viết: Hoa ngọc lan I.Mục đích , yêu cầu : - Chép lại chính xác , không mắc lỗi trình bày đúng bài viết Hoa ngọc lan.Viết đúng tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút . - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở . II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết sẵn bài viết , nam châm . III. Các hoạt động dạy – ... 100 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 Kiểm tra + Số liền sau của 64 là số no ? + Số liền sau của 76 là số no? + Số liền sau của83 là số no? * Giới thiệu: Bảng các số từ 1 đến 100. Hoạt động 2: Giới thiệu bước đầu về số 100. Giáo viên gắn tia số từ 90 đến 99. Nêu yêu cầu bài 1. Số liền sau của 97 là bao nhiêu? ( 98 ) Gắn 99 que tính: Có bao nhiêu que tính?( 99 que tính ) Thêm 1 que tính nữa là bao nhiêu que?( 100 que tính ) Vậy số liền sau của 99 là bao nhiêu?(100 ) 100 là số có mấy chữ số?(3 chữ số ) 1 trăm gồm 10 chục và 0 đơn vị. Giáo viên ghi 100. Học sinh nhắc lại:1 trăm, cá nhân vài em. Giải lao Hoạt động 3: Giới thiệu bảng số từ 1 đến 100. Nêu yêu cầu bài 2:Viết số còn thiếu vào ô trống Nhận xét cho cô số hàng ngang đầu tiên ( hơn kém nhau 1 đơn vị). GV theo dõi hướng dẫn hs làm bài ( HS làm bài bằng bút chì vào sgk) GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài. HS nêu kết quả bài làm. Hoạt động 4: Giới thiệu 1 vài đặc điểm của bảng các số từ 1 đến 100. Nêu yêu cầu bài 3: Viết số. Dựa vào bảng số để làm bài 3. HS lm theo nhóm. GV theo dõi, giúp đơ HS. Hướng dẫn HS sửa bài Hoạt động 5:Trò chơi Trò chơi:Chuyền điện. Nhận xét – Tuyn dương. Học thuộc các số từ 1 đến 100. Chuẩn bị: Luyện tập Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012 THỦ CÔNG (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC Tiết 15, 16: Mưu chú Sẻ I.Mục tiêu: Đọc trơn cả bài tập đọc Mưu chú Sẻ. Đọc đúng các từ ngữ:chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu. Hiểu được nội dung bài: Sự thông minh, nhanh trí của Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài (SGK) *KNS:- Xác định giá trị bản thân, tự tin, kiên định. - Ra quyết định, giải quyết vấn đề. - Phản hồi, lắng nghe tích cực. II.Đồ dùng dạy học: Tranh III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra Gọi HS đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi Cho HS viết bảng con:vườn, ngát hương Nhận xét * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đọc mẫu lần 1. Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: mưu, chộp, hoảng lắm, Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc. (đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ) Cho HS mở SGK luyện đọc: Luyện đọc câu: Cho HS tìm câu (6 câu) HS đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài. Goí HS đọc cá nhân một số em Giải lao Hoạt động 1:Ôn những vần đã học Gọi HS đọc câu hỏi 1 Tìm tiếng trong bài có vần uôn. Gọi HS tìm tiếng có ăp ghi bảng con (muộn), đọc cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, có vần uông? VD:rau muống, cái muỗng, chuồng gà, cái chuông, ruộng đồng Cho HS tìm câu có chứa uôn hoặc uông Gọi HS đọc câu mẫu. . HS tìm câu có vần uôn hoặc uông,nói Mẹ em lúc nào cũng bận rộn. Em giúp mẹ hái rau muống. Nhận xét – Tuyên dương Gọi HS đọc bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học . Tiết 2 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Vừa rồi các em học bài gì?(Mưu chú Sẻ) Cho HS mở SGK GV đọc mẫu, HS đọc thầm Gọi HS đọc , 3 câu đầu ,cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 1 Chị Sẻ bị Mèo chộp được. Sẻ đã nói gì với Mèo? Cho HS đọc3 câu cuối, cá nhân vài em. Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất? . Gọi HS thi đua trò chơi: 2 đội “ Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài” Thông minh Nhanh trí Sẻ Ngốc nghếch Nhận xét – Tuyên dương. Vì sao chú Sẻ lại thoát chết? Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét tiết học . Rút kinh nghiệm: TOÁN Tiết 107: Luyện tập I. Mục tiêu: Củng cố về viết số có 2 chữ số, tìm số liền trước, liền sau của 1 chữ số, thứ tự số, so snh số. Củng cố về hình vuông: Nhận biết và vẽ hình vuông. Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác. Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1:HS Nêu yêu cầu bài:Viết số. Học sinh làm bảng phụ, cả lớp viết vo tập. Sửa bài ở bảng lớp Bài 2: Yêu cầu gì?Viết số thích hợp Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm sao?( trừ đi 1). Tìm số liền sau?( cộng thm1). Cho HS nu miệng, nhận xt, sửa sai. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài: Viết cc số: Từ 50 đến 60 ; Từ 85 đến 100. Lưu ý học sinh các số ngăn nhau bởi dấu phẩy. Gọi HS nu miệng, nhận xt . Bài 4: Nêu yêu cầu bài.. Lưu ý: hình vuông nhỏ có 2 cạnh nằm trên 2 cạnh của hình vuông lớn Dùng thước và bút nối các điểm để có 2 hình vuông. Thi đua làm theo nhóm Nhận xét – Tuyên dương. Hoạt động 3: Trò chơi Trò chơi: Tìm nhanh số liền trước, liền sau của 1 số. Chia 2 đội: + Đội A nêu yêu cầu tìm số liền trước, liền sau của 1 số. + Đội B trả lời và ngược lại. Đội nào đúng nhất và nhanh sẽ thắng. Nḥận xét - Tuyên dương. Chuẩn bị: Luyện tập chung Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 6 : Câu đố I.Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại đúngbài Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 phút đến 10 phút. Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống. Làm được bài tập 2 II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép GV đọc mẫu bài viết. Gọi HS đọc lại. Cho HS xem tranh minh họa để giải đố. Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp. Cho HS viết bảng con:chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây. Gọi HS đọc lại các từ khó vài em . Cho HS nhìn bài viết ở bảng lớp, GV đọc từng cụm từ cho HS viết vào tập. Cho HS viết đoạn văn vào tập. Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi) Chấm điểm một số tập. Nhận xét bài viết. Giải lao Hoạt đông 2: Làm bài tập Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: a). Điền chữ tr hoặc ch. (Thi chạy, tranh bóng) Một em lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. b). Điền chữ v, d hoặc gi: (vỏ trứng, giỏ cá, cặp da) Cho HS làm nhóm . Nhận xét chấm điểm một số tập. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 108: Luyện tập chung I. Mục tiêu: Biết đọc, viết so sánh các số có 2 chữ số Biết giải toán có một phép cộng II- Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động 1: luyện tập Bài 1: Viết số Một em làm bảng phụ cả lớp làm vào tập Nhận xét: Bài 2:Đọc mỗi số sau: 35,41,64,85,69,70 . Mẫu: 35: Ba mươi lăm 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. Bài 2:Điền dấu = Hai em lảm bảng phụ cả lớp làm vào tập Nhận xét ghi điểm Bài 4: Có 10 cây cam và 8 cây chanh. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây Gọi HS đọc đề bài cá nhân vài em GV cùng HS tóm tắt bài toán. Hướng dẫn HS giải toán, 1 em làm bảng phụ cả lớp làm vào tập Chấm điểm một số tập Bài 5: Viết số lớn nhất có 2 chữ số: Cho HS viết bảng con. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------ KỂ CHUYỆN Tiết 3: Trí khôn I.Mục tiêu : Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh . Hiểu nội dung của câu chuyện : Trí khôn của con người giúp con người làm chủ được môn loài . - Xác định giá trị bản thân, tự trọng, tự tin. - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn, xác định giải pháp, phân tích điểm mạnh, yếu. - Suy nghĩ sáng tạo. - Phản hồi, lắng nghe tích cực. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để học sinh quấn mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân. Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : * Giới thiệu bài và ghi tựa: Con người hơn loài vật, trở thành chúa tể của muôn loài vì có trí khôn. Trí khôn của con người để ở đâu? Có một con Hổ ngốc nghếch đã tò mò gặng hỏi một bác nông dân điều đó và muốn bác cho xem trí khôn của bác. Các em hãy nghe cô kể chuyện để biết bác nông dân đã hành động như thế nào để trả lời câu hỏi đó thoả mãn trí tò mò của Hổ. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Chuyển lời kể linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời của bác nông dân cụ thể: Lời người dẫn chuyện: Vào chuyện kể với giọng chậm rãi, nhanh hơn, hồi hộp khi kể về cuộc trò chuyện giữa Hổ và bác nông dân, hào hứng ở đoạn kết truyện: Hổ đã hiểu thế nào là trí khôn. Lời Hổ: Tò mò, háo hức. Lời Trâu: An phận, thật thà. Lời bác nông dân: điềm tỉnh, khôn ngoan. Biết ngừng lại ở những chi tiết quan trọng để tạo sự mong đợi hồi hộp. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. .* Củng cố - dặn dò : Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao? Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện Hổ to xác nhưng ngốc nghếch không biết trí khôn là gì. Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. Con người thông minh tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vâng lời, Hổ phải sợ hãi . Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Học sinh nói theo suy nghĩ của các em. 1 đến 2 học sinh xung phong đóng vai (4 vai) để kể lại toàn bộ câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ ------------------------------------------------------------------------------- Nhận xét của Ban Giám Hiệu Nhận xét của Tổ trưởng CM ..
Tài liệu đính kèm: