Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút

Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút

Học vần (83+84) Bài 39 : au - âu

I/ Mục tiêu:

- Đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu, từ và câu ứng dụng.

- Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu.

II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh minh họa từ khóa: cây cau, cái cầu.

- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.

III/ Các hoạt động dạy-học:

Học vần (83+84) Bài 39 : au - âu

I/ Mục tiêu:

- Đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu, từ và câu ứng dụng.

- Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.

- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu.

II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh minh họa từ khóa: cây cau, cái cầu.

- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.

III/ Các hoạt động dạy-học:

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 10 - GV: Nguyễn Thị Thùy - Trường tiểu học Vừ A Dính Cư Jút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10
Lịch báo giảng
( Từ ngày 17/ 10 đến 21/ 10 )
Thứ
Môn
Tiết
Tên bài
2
Chào cờ
Mỹ thuật
Học vần
Học vần
Toán
10
81
82
37
Vẽ quả dạng tròn
 au, âu
 au, âu
Luyện tập
3
Thủ công
Âm nhạc
Học vần
Học vần
10
10
83
84
Xé dán hình con gà con
Ôn 2 bài Lý cây xanh, Tìm bạn thân
 iu, êu
 iu, êu
4
Thể dục
Học vần
Học vần
Toán
10
85
86
38
Thể dục RLTTCB
 Ôn tập giữa kỳ I
 Ôn tập giữa kỳ I
Phép trừ trong phạm vi 4
5
Học vần
Học vần
Toán
TN- XH
87
88
39
10
Kiểm tra GKI
Kiểm tra GKI
Luyện tập
Ôn tập con người và sức khỏe
6
Học vần
Học vần
Toán
Đạo đức
NHĐ
89
90
40
10
Bài 1
 iêu, yêu
 iêu, yêu
Phép trừ trong phạm vi 5
Lễ phép với anh chị nhường nhịn em..
Tại sao phải chải răng?
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Chào cờ: Tập trung đầu tuần
 *****************************
Mỹ thuật(T10): Vẽ quả dạng tròn
 ( Có G/V chuyên)
Học vần (83+84) Bài 39 : au - âu
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: au, âu, cây cau, cái cầu, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: au, âu, cây cau, cái cầu.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bà cháu.
II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh minh họa từ khóa: cây cau, cái cầu.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: Hát tập thể
2.Bài cũ: - HS đọc: eo, ao, chú mèo, ngôi sao, cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng: “Suối chảy rì ràothổi sáo.”
 - Các tổ viết: chú mèo, ngôi sao, cái kéo.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần au
a/ Nhận diện vần
- Vần au được tạo nên bởi âm nào?
- So sánh au với ai
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV hướng dẫn đánh vần: a – u – au / au
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng cau
- Hướng dẫn đánh vần: cờ - au - cau / cau
- GV cho HS xem tranh vẽ cây cau, giải thích từ và ghi bảng: cây cau
« Vần âu (quy trình tương tự)
- Vần âu được tạo nên bởi â và u
 - So sánh au với âu
Hoạt động 3:Hướng dẫn viết chữ: 
- GV viết mẫu: au, âu, cây cau, cái cầu.
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 rau cải châu chấu
 lau sậy sáo sậu
-GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Trong tranh vẽ con gì? 
- Hãy đọc câu ứng dụng để biết là chim gì và đang đậu trên cây gì nhé! 
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 Hoạt động 2: Luyện viết
Chữ ghi vần: au, âu
 - Viết chữ a nối với u
 - Viết chữ â nối với u, dấu mũ trên a
Chữ ghi tiếng, từ: 
- Viết chữ cây cách một con chữ o, viết c nối với au
- Viết chữ cái, viết chữ c nối với âu, dấu huyền trên â
* Lưu ý HS: 
- Nét nối giữa các con chữ a và u, â và u
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là một chữ o.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Em hãy đọc tên bài luyện nói?
- GV cho HS xem tranh
- Tranh vẽ những ai?
- Bà em thường dạy em những điều gì?
- Em đã làm gì để giúp bà?
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi tìm tiếng có vần mới học.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS hoạt động tốt
- Về nhà học bài. Xem trước bài 40
- HS đọc đồng thanh: au - âu
- Vần au được tạo nên bởi a và u
- Giống nhau: đều có a đứng trước.
- Khác nhau: au có u đứng sau. 
 ai có i đứng sau.
- Nhìn bảng đánh vần, đọc trơn (cá nhân nhóm, lớp)
- Âm c đứng trước, vần au đứng sau 
- Đánh vần, đọc tiếng (lớp, nhóm, cá nhân)
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
- 2- 3 em so sánh hai vần au – âu 
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- Vẽ hai con chim đậu trên cành cây.
- HS đọc: 
 Chào Mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (màu, nâu, đâu)
- HS viết: au, âu
- HS viết: cây cau
- HS viết: cái cầu
- HS đọc: Bà cháu
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý 
của GV (G, K, TB, Y)
- Vẽ bà và cháu.
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS theo dõi và đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp trong SGK
 **********************************
Toán (37) Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Tập biểu thị trong hình vẽ bằng phép trừ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh vẽ bài tập 4 phóng to. Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: Hát, múa
2. Bài cũ: Điền số vào chỗ chấm.
 2 + 1 = 4 + 1 = 3 – 1 = 
 3 – 2 = 2 – 1 = 1 + 1 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT trong SGK trang 55.
Bài 1 Tính: (Cột 2 và 3)
- GV chỉ vào cột thứ 3 nêu câu hỏi giúp HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Số?
- GV treo bảng phụ có ghi bài tập 2.
- Lưu ý HS viết kết quả vào ô hình tròn.
Bài 3: (Cột 2và 3)
- 
-
- GV nêu cách làm bài: Viết + hoặc – vào chỗ trống để có một phép tính thích hợp.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Treo tranh bài tập 4 cho HS quan sát tranh, nêu bài toán và viết phép tính ứng với tình huống trong hình vẽ.
- GV gọi 1 số em nêu bài toán và đọc phép tính tương ứng.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
4. Củng cố: Đọc lần lượt theo dãy các phép trừ trong phạm vi 3.
5. Nhận xét- Dặn dò: Xem lại các bài tập đã làm.- Chuẩn bị bài phép trừ trong phạm vi 4.
- 3HS làm bảng lớp. Cả lớp làm bảng con 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài, chữa bài. 
- Trả lời câu hỏi để biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Đại diện các nhóm thi làm nhanh.
- Nhận xét bài của bạn.
- Cả lớp làm bài.
- 4 em đọc kết quả, em khác nhận xét.
- HS làm theo yêu cầu:
a) “Có 2 quả bóng, cho bạn 1 quả bóng. Hỏi còn lại mấy quả bóng?”
- HS viết phép tính: 2 – 1 = 1
b) “Có 3 con ếch, nhảy xuống ao 2 con. Hỏi còn lại mấy con ếch?”
- HS viết phép tính: 3 – 2 = 1
*************************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Thủ công(T10): Xé dán hình con gà con
Có G/V chuyên
********************************
Âm nhạc(T10): Ôn 2 bài Lý cây xanh, Tìm bạn thân
 Có G/V chuyên
 *******************************
Học vần (85+86) Bài 40 : iu - êu
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Ai chịu khó.
II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh minh họa từ khóa: lưỡi rìu, vật thật cái phễu.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: Hát tập thể
2.Bài cũ: - HS đọc: au, âu, cây cau, cáicầu, châu chấu, lau sậy, sáo sậu.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng:
 Chào Mào có áo màu nâu
 Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.
 - Các tổ viết: cây cau, cái cầu, lau sậy.
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần iu
a/ Nhận diện vần
- Vần iu được tạo nên bởi i và u
- So sánh iu với ui
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV hướng dẫn đánh vần: i – u – iu / iu
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng rìu
- Hướng dẫn đánh vần: rờ - iu - huyền rìu / rìu
- GV cho HS xem tranh vẽ lưỡi rìu, giải thích từ và ghi bảng: lưỡi rìu
« Vần êu (quy trình tương tự)
- Vần êu được tạo nên bởi ê và u
- So sánh êu với iu
Hoạt động 3: Viết chữ
- GVHD viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu 
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 líu lo cây nêu
 chịu khó kêu gọi
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Trong tranh vẽ những gì? 
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
Chữ ghi vần: iu, êu
 - Viết chữ i nối với u
 - Viết chữ ê nối với u, dấu mũ trên ê
 (Viết nối nét, không nhấc bút)
Chữ ghi tiếng, từ: 
- Viết chữ lưỡi cách một con chữ o, viết r nối với iu, dấu huyền trên i.
- Viết chữ cái, cách một chữ o viết chữ ph nối với êu, dấu ngã trên ê
Hoạt động 3: Luyện nói
- Em hãy đọc tên bài luyện nói?
- GV cho HS xem tranh
- Tranh vẽ những con vật nào?
- Theo em những con vật trong tranh đang làm gì?
- Trong số những con vật đó con nào chịu khó? 
- Em thích con vật nào trong tranh nhất?
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi tìm tiếng có vần mới học.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Học bài, xem trước bài: iêu – yêu 
- HS đọc & viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: iu - êu
- Giống nhau: đều có i và u 
- Khác nhau: vị trí của u và i
- Nhìn bảng đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
- Âm r đứng trước, vần iu đứng sau, dấu huyền trên i
- Đánh vần, đọc tiếng (lớp, nhóm, cn )
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
- HS so sánh nêu điểm giống nhau & khác nhau của hai vần. êu - iu
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- Vẽ bà và hai cây có nhiều quả.
- HS đọc: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.
 - Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (đều,trĩu)
- HS viết: iu, êu
- HS viết: lưỡi rìu
- HS viết: cái phễu
- HS đọc: Ai chịu khó?
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
- Con trâu kéo cày, con chim đang hót
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS theo dõi và đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp trong SGK
 **************************************************************************
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
 Thể dục(T10): Thể dục RLTTCB
 Có G/V chuyên
 ***********************************
 Học vần (87+88) Ôn tập giữa học kì I
I/ Mục tiêu:
- Đọc và viết được các âm, vần, các từ, câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.
- Nói được từ 2-3 câu theo các chủ đề đã học.
II/ Đồ dùng dạy-học: Bảng ôn các âm, vần đã học.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ... ởi động: Hát, múa
2. Bài cũ: Đọc bảng trừ 4
Tính: a) 3 + 1 = b) 3 – 2 =
 4 – 3 = 4 + 1 =
 4 – 2 = 4 – 1 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 Hướng dẫn HS lần lượt làm BT 
Bài 1 Tính: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
Bài 2: Số? (dòng 1)
- GV treo bảng phụ có ghi bài tập 2(dòng 1)
Bài 3: Tính:
G V cho HS nhắc lại cách tính: 4 – 1 – 1 = ? 
Ta lấy 4 – 1 = 3, 3 – 1 = 2. Vậy 4 – 1 – 1 = 2
Bài 4: Viết phép tính thích hợp:
- Treo tranh bài tập 4 cho HS quan sát tranh, nêu bài toán và viết phép tính ứng với tình huống trong hình vẽ.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
4. Củng cố: Đọc lần lượt theo dãy các phép trừ trong phạm vi 4.
5. Nhận xét- Dặn dò: Xem lại các bài tập đã làm.
- 2-3 em đọc bảng trừ 4.
- 2 em làm bài.
- HS làm bài, chữa bài:
- 2 HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
- HS nêu cách làm bài.
-3 HS làm trên bảng.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- Nhắc lại cách tính rồi làm bài.
a) “Có 3 con gà, thêm 1 con gà. Hỏi có tất cả mấy con gà?”
- HS viết phép tính: 3 + 1 = 4
b) “Có 4 con gà, chạy đi 1 con. Hỏi còn lại mấy con gà?”
- HS viết phép tính: 4 – 1 = 3
 ************************************
Tự nhiên-xã hội(T10) : Ôn tập: Con người và sức khỏe
 Có G/V chuyên
 **************************************************************************
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Học vần (91+92) Bài 41 : iêu - yêu
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: iêu, yêu, diều sáo, yêu bé, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: iêu, yêu, diều sáo, yêu bé.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bé tự giới thiệu.
II/ Đồ dùng dạy-học: Tranh, ảnh minh họa từ khóa: diều sáo, yêu bé.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: Hát tập thể
2.Bài cũ: - HS đọc: iu, êu, chịu khó, cây nêu, kêu gọi, líu lo.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng: “Cây bưởi, sai trĩu quả.”
- Các tổ viết: chịu khó, líu lo, kêu gọi. 
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần iu
a/ Nhận diện vần
- Vần iêu được tạo nên bởi iê và u
- So sánh iêu với êu
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV hướng dẫn đánh vần: iê – u – iêu / iêu
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng diều
- Hướng dẫn đánh vần dờ - iêu - diêu huyền - diều
- GV cho HS xem tranh vẽ diều sáo, giải thích từ và ghi bảng: diều sáo
« Vần yêu (quy trình tương tự)
- Vần yêu được tạo nên bởi yê và u
- So sánh yêu với iêu
Hoạt động 3: Viết chữ
- GVHD viết: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu 
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng:
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 buổi chiều yêu cầu
 hiểu bài già yếu
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩ
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Trong tranh vẽ những gì? 
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
Chữ ghi vần: iêu, yêu
 - Viết chữ iê nối với u
 - Viết chữ yê nối với u
 (Viết nối nét, không nhấc bút)
Chữ ghi tiếng, từ: 
- Viết chữ d nối với iêu, dấu huyền trên ê cách một con chữ o, viết chữ sáo.
- Viết chữ yêu, cách một chữ o viết chữ quý.
Hoạt động 3: Luyện nói
- Em hãy đọc tên bài luyện nói?
- GV cho HS xem tranh
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Em hãy trả lời những câu hỏi sau: 
+ Em tên là gì? 
+ Em học lớp mấy? 
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi tìm tiếng có vần mới học.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Học bài, xem trước bài: ưu- ươu
- HS đọc & viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: iêu - yêu
- Giống nhau: kết thúc bằng u.
- Khác nhau: có iê ở đầu 
- Nhìn bảng đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
- Âm d đứng trước, vần iêu đứng sau, dấu huyền trên ê
- Đánh vần, đọc tiếng (lớp, nhóm, cá nhân)
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
- HS so sánh nêu điểm giống nhau & khác nhau của hai vần. 
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- Vẽ hai con chim và cây có nhiều quả chín đỏ.
- HS đọc: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
 - Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (hiệu, thiều )
- HS viết: iêu, yêu
- HS viết: diều sáo
- HS viết: yêu quý
- HS đọc: Bé tự giới thiệu.
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS theo dõi và đọc.
- 2 HS đọc nối tiếp trong SGK
 **************************************
Toán (40) Phép trừ trong phạm vi 5
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong phạm vi 5.
- Biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh ảnh giống SGK trang 58.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Tính:
 4 – 1 – 2 = 3 + 1 – 2 = 3 – 1 + 2 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ bảng trừ trong phạm vi 5.
- GV treo tranh vẽ SGK cho HS nêu bài toán và phép tính.
- 5 quả cam bớt 1 quả cam còn mấy quả?
- Có phép tính gì?
- GV ghi bảng: 5 – 1 = 4
- Tranh 2, 3và 4 cho HS tự nêu bài toán và phép tính.
- Luyện đọc thuộc bằng cách che, xóa.
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
- Dùng sơ đồ chấm tròn và thực hành thao tác để HS hình thành được các phép tính.
v Kết luận: Phép trừ là phép tính ngược lại với phép tính cộng.
Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: Tính 
- H/S làm bài đọc kết quả.
- 
-
Bài 2: Tính (cột 1)
- Chữa bài cho HS nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Tính 
- Lưu ý viết số thẳng cột dọc.
- Cho H/S làm bảng con
Bài 4: Viết phép tính thích hợp(giảm tải câu b)
- Hdẫn cho H/S nêu bài toán viết phép tính trừ.
4 Củng cố: Đọc lần lượt theo dãy các phép trừ trong phạm vi 5.
5. Nhận xét- Dặn dò: Học thuộc phép trừ bảng trừ trong phạm vi 5.
- HS hát tập thể.
- 3 HS làm bảng lớp. 
- Một vài em đọc phép trừ trong phạm vi 5.
- HS đọc đề bài.
- HS quan sát tranh, nêu bài toán: Trên cành có 5 quả cam, một quả rụng xuống đất. Hỏi trên cành còn mấy quả cam?
4 quả.
- HS nêu: 5 – 1 = 4
- Nhiều HS nhắc lại.
- HS nêu: 5 – 2 = 3
 5 – 3 = 2
 5 – 4 = 1
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
- HS làm theo yêu cầu:
 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5
 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
 5 – 1 = 4 5 – 2 = 3
 5 – 4 = 1 5 – 3 = 2
- HS làm bài, chữa bài.
- HS làm bài, chữa bài
- HS quan sát tranh và nêu bài toán rồi viết phép tính phù hợp: 
a) 5 – 2 = 3
 *************************************
Đạo đức (10) : Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ ( tt)
I/ Mục tiêu:
- HS biết: Đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.
- Yêu quý anh chị em trong gia đình.
- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức. Một số đồ dùng, dụng cụ để chơi sắm vai.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Khởi động: Điểm danh, hát.
2. Bài cũ:- Đối với em nhỏ em phải đối xử ra sao? - Đối với anh chị, em phải có thái độ như thế nào?
- Anh chị em trong gia đình phải đối xử với nhau như thế nào?
3. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Biết những việc nên hay không nên( Làm BT3)
- GV phân công từng nhóm quan sát tranh để nhận xét hành vi.
àLà anh chị phải nhường nhịn em nhỏ. Là em phải lễ phép, vâng lời anh chị.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
v GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tự liên hệ 
bản thân mình.
- Em có anh chị hay có em nhỏ?
- Em đã đối xử với em của em như thế nào?
- Em có bắt nạt em của mình không?
vKết luận chung: Anh chị em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh chị em, biết lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ, Có như vậy gia đình mới đầm ấm, hạnh phúc, cha mẹ mới vui lòng
4.Củng cố: - Hệ thống lại ý chính. 
5.Nhận xét- Dặn dò: - Khen HS hoạt động tốt.
- Thực hiện điều đã được học.
- 3 HS trả lời câu hỏi bài cũ.
- HS đọc đề bài theo GV
- HS thảo luận nhóm, cử đại diện nêu việc nên và không nên.
- Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến..
 - HS suy nghĩ, tự liên hệ bản thân qua câu hỏi của GV.
-HS lắng nghe GV kết luận.
 **************************************
Nha học đường:
 Bài 1: Tại sao phải chải răng?
I/Mục tiêu: 
 - Giúp HS hiểu lí do tại sao phải chải răng. 
 - Hay ích lợi của việc chải răng thường xuyên. 
II/ Chuẩn bị : 
 - Tranh em bé đang chải răng. 
 - Chén, đũa đang dính thức ăn. 
* Những ý chính cần biết : Mảng bám vi khuẩn thức ăn bám quang răng là nguyên nhân gây bệnh sâu răng và viêm nướu. Lấy sạch thức ăn bám quanh răng, sẽ phòng được bệnh sâu răng, viêm nướu. 
- Chải răng thường xuyên là lấy sạch mảng bám vi khuẩn. Chải răng để miệng không hôi. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: Lớp hát một bài hát.
2/ Kiểm tra bài cũ: Chưa có. 
3/ Bài mới:
 Hoạt động dạy 	 Hoạt động học
Hoạt động 1: GV giới thiệu, ghi, đọc đầu bài.
Hoạt động 2 : Giảng nội dung bài. 
a/ Treo tranh em bé đang chải răng, GV hỏi 
- Bạn trong tranh đang cầm gì ?
- Bạn sắp làm gì ?
- Đánh răng để làm gì ?
b/ Lấy chén dơ hay một đôi đũa còn dính thức ăn. GV hỏi HS :
- Muốn chén, đũa sạch, em phải làm gì ?
 Hoạt động 3: Kiểm lại bài giảng.
- Ăn xong chúng ta phải làm gì? 
- Tại sao chúng ta phải chải răng sau khi ăn 
- Em có muốn chải răng như bạn trong hình không ?
- HS đồng thanh theo GV. 
- Bạn đang cầm bàn chải đánh răng. 
- Bạn sắp chải răng. 
- Lấy sạch thức ăn đang đọng ở trên răng, tránh đau răng, đau nướu.
- Rửa chén va đũa sạch sẽ. 
- Lấy hết thức ăn dính vào răng. 
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình. 
4/ Củng cố: GV nhấn mạnh :
 Mục đích của việc đánh răng là lấy sạch thức ăn bám quanh răng phòng sưng nướu và sâu răng. 
- Cho HS đọc thuộc đoạn thơ : “Em có hàm răng 
 5/ Nhận xét – Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập của HS. 
- Dặn HS về nhà thường xuyên làm theo bài học. 
	 ****************************
 Sinh hoạt cuối tuần 10

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 10-2011.doc