Giáo án Lớp 1 Tuần 11 & 12 chuẩn KTKN

Giáo án Lớp 1 Tuần 11 & 12 chuẩn KTKN

Tiếng Việt

Học vần : ưu ươu

I. Mục tiêu:

 - Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và các câu ứng dụng.

 - Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: - Tranh minh hoạ từ khoá. Tranh câu ứng dụng.

 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, sao.

HS: -SGK, vở tập viết, bộ đồ dùng . . .

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể

 

doc 35 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 11 & 12 chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
Học vần : ưu ươu
I. Mục tiêu:
	- Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và các câu ứng dụng.
	- Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.
	- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ từ khoá. Tranh câu ứng dụng. 
 - Tranh minh hoạ phần luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, sao.
HS: -SGK, vở tập viết, bộ đồ dùng . . . 
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
2. Kiểm tra bài cũ :
- Đọc và viết bảng con: 
- Đọc bài ứng dụng: 
Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy vần ưu – ươu.
a. Dạy vần ưu:
- Nhận diện vần : Vần ưu được tạo bởi: ư và u
 - GV đọc mẫu
Hỏi: So sánh ưu và iu?
- Phát âm vần:
- Đọc tiếng khoá và từ khoá : lựu, trái lựu.
- Đọc lại sơ đồ: ưu
 lựu
 trái lựu
 b. Dạy vần ươu: ( Qui trình tương tự)
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng.
- HS đọc GV kết hợp giảng từ
 chú cừu bầu rượu
 mưu trí bướu cổ
- Đọc lại bài ở trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện viết.
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối.
4. Củng cố, dặn dò..
- buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu.
- Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về.
Phát âm ( cá nhân - đồng thanh)
Giống: kết thúc bằng u
Khác : ưu bắt đầu bằng ư
Phân tích và ghép bìa cài: ưu
Đánh vần. Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Phân tích và ghép bìa cài: lựu
Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ 
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược( Cá nhân - đồng thanh).
Đọc xuôi – ngược ( Cá nhân - đồng thanh).
Tìm, phân tích, đánh vần và đọc tiếng có vần vừa học. Đọc trơn từ ứng dụng:
( cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình.
Viết bảng con: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- Đọc lại bài tiết 1.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Đọc câu ứng dụng: 
 “Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi”.
 Đọc mẫu, chỉnh sửa phát âm.
- Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện nói.
Hỏi:- Trong tranh vẽ những gì?
 - Những con vật này sống ở đâu?
 - Trong những con vật này, con nào ăn cỏ?
 - Con nào thích ăn mật ong?
 - Con nào to xác nhưng rất hiền lành?
 - Em còn biết con vật nào ở trong rừng nữa?
 - Em cóbiết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này?
Hoạt động 3: Luyện viết.
- GV đọc HS viết theo dòng vào vở
Củng cố dặn dò.
 Dặn HS về học lại bài. Xem trước bài sau : Ôn tập
Đọc (cá nhân – đồng thanh)
Nhận xét tranh. Tìm tiếng có vần mới học. Phân tích, đánh vần tiếng mới. Đọc (cá nhân–đồng thanh)
HS mở sách. Đọc (cá nhân, đồng thanh)
Hs đọc tên chủ đề luyện nói.
Quan sát tranh và trả lời
(Trong rừng, đôi khi ở Sở thú)
Viết vở tập viết
HS đọc lại bài.
Tìm tiếng ngoài bài có vần mới học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán (Tiết 41)
Luyện tập
I- Mục tiêu:
	- Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học; biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.
II- Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành Toán. Các bức tranh bài tập 4/60
III- Các hoạt động dạy học:
1.Ổn Định tổ chức : Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập .
2.Kiểm tra bài cũ :
- 4 em đọc lại phép tính trừ trong phạm vi 5. 
- 3 học sinh lên bảng : HS1: 5 – 2 = HS2: HS3: 5 - 2 - 1 = 
5 5 5
2 3 1
 5 – 4 = 5 - 2 - 2 = 
 5 – 3 = 5 - 1 - 3 =
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Củng cố bảng trừ trong phạm vi từ 3® 5 .
- Đọc lại phép trừ trong phạm vi 5 
Hoạt động 2 : Thực hành
- Cho học sinh mở SGK .Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập. 
Bài 1 : Tính theo cột dọc 
- Cho HS làm bài vào sgk toán.
Bài 2 (cột 1,3): Tính
- Nêu yêu cầu bài tính.
- Nêu cách làm.
- Cho học sinh tự làm bài và chữa bài. 
Bài 3 ( cột 1,3) : So sánh phép tính 
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm 
- Cho học sinh làm bài vào bảng con.
- Giáo viên sửa bài trên bảng 
Bài 4 : Có 2 bài tập 4a, 4b
- Cho học sinh nêu bài toán và cài bảng phép tính phù hợp.
- Chỉnh sửa, nhận xét
- Học sinh lặp lại đầu bài 
- Đọc cá nhân – đồng thanh
- Học sinh mở SGK
- Học sinh tự nêu cách làm bài rồi làm bài và chữa bài .
- Cá nhân nêu miệng cách tính: “Tính kết quả phép tính thứ nhất, lấy kết quả cộng (hay trừ) với số còn lại”
 5 – 2 – 1 = 2
HS làm bảng con lần lượt các phép tính ở (cột 1, 3)
Cá nhân nêu miệng bài toán.
Cài bảng phép tính tương ứng.
- 4a)Có 5 con chim.Bay đi hết 2 con chim.Hỏi còn lại mấy con chim?
 5 – 2 = 3
- 4b)Trên bến xe có 5 chiếc ô tô.1 ô tô rời khỏi bến.Hỏi bến xe còn mấy ô tô?
 5 – 1 = 4
4. Củng cố, dặn dò : 
- Em vừa học bài gì ? đọc lại bảng trừ phạm vi 5.
- Dặn học sinh về ôn lại bài, học thuộc bảng cộng trừ phạm vi 5.
- Chuẩn bị bài hôm sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Tiếng Việt
Học vần : Ôn tập
I- Mục tiêu:
	- Đọc được các vần có kết thúc bằng u / o, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
	- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
	- Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Sói và Cừu.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: - Bảng ôn. Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng.
 - Tranh minh hoạ phần truyện kể : Sói và Cừu.
HS: - SGK, vở tập viết, bộ thực hành. 
III.Hoạt động dạy học: 
1.Khởi động : Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ :
- Đọc và viết từ ngữ ứng dụng. 
- Đọc câu ứng dụng. 
Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới :
- GV gắn Bảng ôn được phóng to
Hoạt động 1 : Ôn tập:
- Các vần đã học:
- Ghép chữ và vần thành tiếng
Hoạt động 2: Luyện đọc từ ngữ ứng dụng.
ao bèo cá sấu kì diệu
- HS đọc từ ngữ ứng dụng
- GV chỉnh sửa phát âm.
- Giải thích từ: 
Hoạt động 3: Luyện viết
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên bảng ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối).
- Đọc lại bài ở trên bảng
4.Củng cố, dặn dò.
- chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.
- Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi.
HS nêu lại các vần đã học. 
HS lên bảng chỉ và đọc vần
HS đọc các vần ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn
Đọc (cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Viết bảng con: cá sấu , kì diệu.
( cá nhân - đồng thanh)
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
- Đọc câu ứng dụng: 
 Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo , có nhiều châu chấu, cào cào. 
- Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện viết:
- GV đọc HS viết vào vở theo dòng
Hoạt động 3: Kể chuyện:
- GV dẫn vào câu chuyện
- GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ
 Ý nghĩa : 
 - Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội.
 - Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết.
 Củng cố, dặn dò.
Dăn hs về học lại bài. Xem trước bài mới.
HS đọc lại bài 1.
HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
HS đọc bài trong SGK.
HS viết bài trong vở tập viết.
HS nghe GV kể chuyện.
HS thảo luận kể trong nhóm theo từng tranh.
HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
HS đọc lại bài.
_________________________________________________
MĨ THUẬT (Tiết 11)
Bài 11:Vẽ màu vào hình vẽ ở đường diềm
I. Mục tiêu :
Hs tìm hiểu trang trí đường diềm đơn giản và bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của đường diềm.
Biết cách vẽ màu vào hình vẽ sẵn ở đường diềm.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Đồ vật có trang trí đường diềm. Bài vẽ mẫu.
	Một số bài vẽ của HS lớp trước
- HS: Vở vẽ, bút chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Kiềm tra: Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
GV nhận xét bài vẽ quả dạng tròn
GV nêu ưu, khuyết điểm của bài trước để HS rút kinh nghiệm, vẽ bài này đẹp hơn
HS mở dụng cụ ra để kiểm tra
HS lắng nghe để rút kinh nghiêm, sửa chữa
Hoạt động 1: Giới thiệu đường diềm trên các đồ vật có trang trí
Bước 1: quan sát 
GV giới thiệu một số đường diềm có trang trí và hỏi
Đường diềm có tác dụng gì? (làm cho đồ vật thêm đẹp )
Đường diềm thường thấy có ở đâu? Ở những đồ vật nào nữa? ( váy, áo, đĩa, tô vv )
=> Vậy đường diềm làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm phong phú
Bước 2: HS quan sát hình đường diềm trong sgk
Đường diềm này có những hình gì? Màu gì?
Các hình sắp xếp như thế nào?
Màu nền và màu hình vẽ ra sao?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ
Bước 3: HS vẽ màu vào hình đường diềm ở hình 2 và 3
Chọn màu theo ý thích
Vẽ màu xen kẽ nhau ở hình bông hoa
Vẽ màu nền khác với màu hoa
Chú ý: không vẽ nhiều màu quá, không vẽ màu chồm ra khỏi đường vẽ
HS thực hành vẽ, GV quan sát uốn nắn một số em yếu
HS quan sát và trả lời câu hỏi
HS quan sát hình vẽ và trả lời
HS vẽ màu vào hình
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá. Dặn dò
GV cho HS trình bày sản phẩm trước lớp. 
Bình chọn bài vẽ đẹp. Tuyên dương
Chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học
HS trình bày sản phẩm trước lớp
HS lắng nghe
_____________________________________________
Toán (Tiết 42)
Số 0 trong phép trừ
I. Mục tiêu :
Nhận biết vai trò Số 0 trong phép trừ : 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó, biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Tranh như SGK / 61 – Bộ thực hành toán 
+ Tranh bài tập số 3 / 61 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định tổ chức : + Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+Gọi 3 học sinh đọc lại bảng cộng trừ trong phạm vi 5 
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh ở vở Bài tập toán
+ Sửa bài tập 3 trên bảng lớp. ( 3 học sinh lên bảng )
+ Nhận xét bài cũ - Ktcb bài mới 
Bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu số 0 trong phép trừ.
- Giáo viên giới thiệu bài – ghi đầu bài lên bảng .
- Giới thiệu phép trừ : 1- 1 =0
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán 
- Gợi ý để học sinh nêu :
- Giáo viên viết bảng : 1 – 1 = 0 
- Gọi học sinh đọc lại 
- Giới thiệu phép trừ : 3 – 3 = 0 
- Tiến hành tương tự như trên .
- Cho học sinh nhận xét 2 phép tính 
 1 – 1 = 0 
 3 – 3 = 0 
- Giới thiệu phép trừ ” Một số trừ đi 0 “
 a) Giới thiệu phép trừ 4 – 0 = 4 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ và hướng dẫn nêu bài toán. 
- Giáo viên nêu : “ 0 bớt hình nào là bớt ... 
- GV nhắc nhở học sinh viết số thẳng cột. 
Bài 2 : Củng cố quan hệ cộng, trừ.
 5 +1 = 6 
 6 – 1 = 5 
 6 – 5 = 1 
Bài 3 ( cột 1,2) : Biểu thức 
- Yêu cầu học sinh nêu cách làm. 
- Cho học sinh lên bảng sửa bài .
Bài 4 : 
- Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán .
- GV bổ sung để bài toán được hoàn chỉnh.
- 2 học sinh lên bảng viết phép tính phù hợp với bài toán. 
- HS lần lượt lặp lại đầu bài : 3 em. 
- Có tất cả 6 hình tam giác. Bớt 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam giác?
- Học sinh nêu phép tính.
- Học sinh đọc lại : 6 - 1 = 5
- Nêu bài toán và ghi được : 
 6 – 5 = 1 
- Học sinh đọc lại : 6 - 5 = 1 
- cá nhân đọc. 
- cá nhân đọc bảng trừ. 
- Học sinh đọc nhiều lần đến thuộc. 
- Học sinh xung phong đọc thuộc. 
- Học sinh trả lời nhanh. 
- Học sinh mở SGK
- Học sinh nêu cách làm
- Tự làm bài và chữa bài 
- Học sinh nêu cách làm bài .
- Học sinh tự làm bài ( miệng )lần lượt mỗi em 1 cột .
- Học sinh nêu cách làm bài. 
- Tự làm bài và sửa bài. 
a) Dưới ao có 6 con vịt. 1 con vịt lên bờ . Hỏi dưới ao còn lại mấy con vịt ?
 6 - 1 = 5 
b) Trên cành có 6 con chim. 2 con bay đi . Hỏi trên cành còn lại mấy con chim ?
 6 - 2 = 4 
4.Củng cố, dặn dò : 
- Gọi 3 học sinh đọc lại bảng trừ phạm vi 6. 
- Nhận xét tiết học- Tuyên dương học sinh hoạt động tốt .
- Dặn học sinh về học thuộc bảng cộng trừ 6.
_________________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
Tiếng việt
Học vần: iên, yên
I. Mục tiêu:
- Đọc được: iên, yên, đèn điện, con yến ; từ và các câu ứng dụng.
	- Viết được: iên, yên, đèn điện, con yến .
	- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Biển cả. 
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: đèn điện, con yến. 
 - Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói: Biển cả.
HS: - SGK, vở tập viết, bảng con, bộ thực hành lớp 1.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Khởi động : Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ :	
- Đọc bảng : nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới ( cá nhân đọc) 
- Đọc bài ứng dụng: “Ủn à ủn ỉn
 Chín chú lợn con
 Ăn đã no tròn
 Cả đàn đi ngủ”. (Cá nhân, đồng thanh) 
- Viết bảng con: in, un, đèn pin, con giun. 
3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Dạy vần iên, yên.
a. Dạy vần : iên
- Nhận diện vần : Vần iên được tạo bởi: iê và n.
- GV đọc mẫu.
Hỏi: So sánh iên và ên?
- Phát âm vần:
- Đọc tiếng khoá và từ khoá : điện, đèn điện.
- Đọc lại sơ đồ:
 iên
 điện
 đèn điện
b. Dạy vần yên: ( Qui trình tương tự)
 yên
 yến
 con yến
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng.
Hoạt động 2 : đọc từ ứng dụng.
- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 cá biển yên ngựa
 viên phấn yên vui
Hoạt động 3: Luyện viết.
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên giấy ô li ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối).
4. Củng cố, dặn dò.
Phát âm ( cá nhân - đồng thanh)
1-2 hs so sánh.
Phân tích và ghép bìa cài: iên
Đánh vần. Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Phân tích và ghép bìa cài: điện
Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ 
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh).
HS Đọc ( cá nhân - đồng thanh).
Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng: (Cá nhân - đồng thanh).
Theo dõi qui trình
Cả lớp viết trên bàn
Viết bảng con: iên, yên, đèn điện, con yến.
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc.
 a. Đọc lại bài tiết 1
 - GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
 b. Đọc câu ứng dụng: 
 “Sau cơn bão, kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới.
 c. Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện nói:
- Em thường thấy, thường nghe nói biển có những gì?
- Nước biển mặn hay ngọt? Người ta dùng nước biển làm gì?
- Những núi ngoài biển gọi là gì? Trên ấy thường có những gì? Những người nào thường sống ở biển?
- Em có thích biển không? Em đã được bố mẹ cho ra biển lần nào chưa? Ở đó em thường làm gì?
Hoạt động 3: Luyện viết.
- GV hướng dẫn viết vở tập viết theo từng dòng.
Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. Dặn hs về học lại. Xem trước bài sau.
Đọc (cá nhân – đồng thanh)
Nhận xét tranh.
Đọc (cá nhân–đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân- đồng thanh.
Quan sát tranh và trả lời
Viết vở tập viết
HS đọc lại bài. Tìm tiếng ngoài bài có vần mới học.
________________________________
Toán (Tiết 48)
Luyện tập
I- Mục tiêu:
	Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
II- Đồ dùng dạy học: Bộ thực hành toán. Tranh bài tập 5/67
II- Các hoạt động dạy học:
1.Ổn Định : Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập .
2.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 em đọc bảng trừ phạm vi 6 
6 6 6
1 5 3
- 3 học sinh lên bảng : 
 6 – 2 = 6 - 2 - 2 = 
 6 – 3 = 6 - 3 - 2 = 
 6 – 4 = 
 - Học sinh dưới lớp làm bài trên bảng con theo bố trí của giáo viên.
3.Bài mới : 
Hoạt động 1 : Củng cố phép cộng trừ trong phạm vi 6.
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng. 
- Gọi đọc cá nhân .
Bảng cộng phạm vi 6 
Bảng trừ phạm vi 6 
Bảng cộng trừ phạm vi 6 
- GV nhận xét tuyên dương học sinh học thuộc bài. 
Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1( dòng 1) : Tính ( cột dọc )
- GV nhắc nhở các em viết số thẳng cột. 
Bài 2 ( dòng 1): (Biểu thức ).
- Em hãy nêu cách làm
- Hướng dẫn sửa chung 
Bài 3 : Điền dấu , = 
- Cho học sinh làm bài ( dòng 1) vào sgk
Bài 4 ( dòng 1) : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- Hướng dẫn học sinh dựa trên cơ sở bảng cộng trừ để tìm số thích hợp điền vào chỗ trống 
- Giáo viên nhận xét hướng dẫn thêm 
Bài 5 : Quan sát tranh nêu bài toán và viết phép tính phù hợp 
- Hướng dẫn học sinh nêu nhiều bài toán và phép tính khác nhau 
- Giáo viên chú ý sửa những từ học sinh dùng chưa chính xác để giúp học sinh đặt bài toán đúng 
- Học sinh lần lượt lặp lại đầu bài 
- Học sinh đọc thuộc lòng 
- 4 học sinh 
- 4 học sinh 
- 2 học sinh 
- Học sinh nêu yêu cầu và tự làm bài 
- Tính kết quả của phép tính đầu. Lấy kết quả vừa tìm được cộng hay trừ với số còn lại. Lớp làm bài và chữa bài.
- Học sinh tự làm bài vào sgk.
- 1 học sinh lên bảng sửa bài 
- Học sinh tự làm bài và chữa bài. 
- 3 học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh làm bài trên bảng con 
- 3 học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh quan sát tranh, nêu bài toán và phép tính thích hợp 
Có 4 con vịt, có thêm 2 con vịt. Hỏi có tất cả mấy con vịt ?
4 + 2 = 6 
Có 6 con vịt, Chạy đi hết 2 con vịt. Hỏi còn lại mấy con vịt ?
6 - 2 = 4
Có 6 con vịt, 4 con vịt đứng lại. Hỏi có mấy con vịt chạy đi ?
6 – 4 = 2 
4. Củng cố, dặn dò : 
- Cho học sinh đọc bảng cộng trừ phạm vi 6. 
- Dặn học sinh về học thuộc các bảng cộng trừ . 
- Chuẩn bị bài hôm sau.
_______________________________
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Tiếng việt
Học vần: uôn, ươn
I- Mục tiêu:
	- Đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng.
	- Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
	- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh minh hoạ từ khoá: chuồn chuồn, vươn vai
 -Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói. 
HS: - SGK, vở tập viết. 
III- Hoạt động dạy học: 
1.Khởi động : Hát tập thể
2.Kiểm tra bài cũ :
- Đọc bảng : cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui (cá nhân đọc) 
- Đọc bài ứng dụng: “Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới”
- Viết bảng con: đèn điện, con yến (cả lớp viết bảng con). 
3.Bài mới :
Hoạt động 1 :Dạy vần: uôn, ươn.
a. Dạy vần : uôn
- Nhận diện vần. Vần uôn được tạo bởi: u, ô và n.
- GV đọc mẫu
- So sánh uôn và iên?
- Phát âm vần:
- Đọc tiếng khoá và từ khoá : chuồn, chuồn chuồn
- Đọc lại sơ đồ:
 uôn
 chuồn
 chuồn chuồn
b. Dạy vần ươn: ( Qui trình tương tự)
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng.
Hoạt động 2: Đọc từ ứng dụng.
- Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 cuộn dây con lươn
 ý muốn vườn nhãn
Hoạt động 3: Luyện viết.
- Hướng dẫn viết bảng con :
- Viết mẫu trên giấy ô li ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối).
4. Củng cố, dặn dò.
Phát âm ( cá nhân - đồng thanh)
1- 2 học sinh so sánh.
Phân tích và ghép bìa cài: uôn
Đánh vần. Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
 Phân tích và ghép bìa cài: chuồn
Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ 
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi- ngược ( Cá nhân - đồng thanh)
Tìm và đọc tiếng có vần vừa học. 
Đọc trơn từ ứng dụng:
(cá nhân - đồng thanh)
Theo dõi qui trình
Viết bảng con: uôn, ươn, chuồn chuồn, 
vươn vai.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
a.Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
b. Đọc câu ứng dụng: 
“Mùa thu, bầu trời như cao hơn.
Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn
ngẩn ngơ bay lượn”.
c. Đọc SGK:
Hoạt động 2: Luyện nói:
- Em biết những loại chuồn chuồn nào?
- Em đã trông thấy những loài những loại cào cào , châu châu nào?
- Em đã làm nhà cho cào cào, châu chấu ở bao giờ chưa? Bằng gì?
- Em bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào như thế nào?
- Ra giữa nắng bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào, tối về sụt sịt, mai không đi học được, có tốt không?
Hoạt động 3: Luyện viết.
- GV hướng dẫn viết vở tập viết theo từng dòng.
Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học. Dặn hs về học lại bài. Xem trước bài sau.
Đọc (cá nhân – đồng thanh)
Nhận xét tranh.
Đọc (cá nhân–đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
Quan sát tranh và trả lời
Viết vở tập viết
HS đọc lại bài.
Tìm tiếng ngoài bài có vần mới học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
ÂM NHẠC (Tiết 12)
Ôn bài hát: Đàn gà con
I- Mục tiêu:
	- Biết hát theo giai điệu với lời 1, lời 2 của bài.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II- Đồ dùng dạy học: Trống nhỏ, thanh phách , song loan.
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới. a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung.
Hoạt động1: Ôn 2 lời bài hát Đàn gà con.
- GV hướng dẫn ôn lại lời bài hát.
Hoạt động2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV hướng dẫn hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Hoạt động 3: Biểu diễn trước lớp.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV củng cố, nhận xét giờ.
HS hát TT.
HS chuẩn bị đồ dùng.
HS luyện tập theo tổ, nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
HS thực hiện theo tổ, nhóm.
 HS biểu diễn trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an khoi 1 tuan 1112.doc