Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 đến 23

Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 đến 23

Toán: (77) Phép trừ dạng 17 - 7

I/ Mục tiêu:

- Biết làm các phép trừ biết trừ nhẩm dạng 17 – 7

- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ

II/ Đồ dùng dạy-học: - Que tính, bảng phụ

III/ Các hoạt động dạy-học:

1. Khởi động:

2. Bài cũ: Bài tập 1, 3 trang 111

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Hình thành phép trừ 17 - 7

* GV cho HS lấy 1 chục que tính và 7 que tính, GV nói kết hợp gài và viết:

- Có 1 chục que tính, viết 1 ở cột chục.

- Và 7 que tính rời, viết 7 ở cột đơn vị.

- Bớt 7 que tính, viết 7 ở cột đơn vị.

- Có 1 chục que tính và 7 que tính, bớt đi 7 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?

- Ta làm phép tính gì?

GV viết lên bảng

Hoạt động 3: Đặt tính và thực hiện phép tính

- Hướng dẫn cách đặt tính:

+ Viết số 17, rồi viết số 7. Sao cho 7 thẳng cột với 7.

+ Viết dấu trừ.

+ Kẻ vạch ngang.

+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái.

 

doc 54 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Toán: (77) Phép trừ dạng 17 - 7 
I/ Mục tiêu: 	
- Biết làm các phép trừ biết trừ nhẩm dạng 17 – 7
- Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
II/ Đồ dùng dạy-học: - Que tính, bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài tập 1, 3 trang 111
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hình thành phép trừ 17 - 7
* GV cho HS lấy 1 chục que tính và 7 que tính, GV nói kết hợp gài và viết:
- Có 1 chục que tính, viết 1 ở cột chục. 
- 
-
- Và 7 que tính rời, viết 7 ở cột đơn vị.
- Bớt 7 que tính, viết 7 ở cột đơn vị.
- Có 1 chục que tính và 7 que tính, bớt đi 7 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?
- Ta làm phép tính gì?
GV viết lên bảng 
Hoạt động 3: Đặt tính và thực hiện phép tính
- Hướng dẫn cách đặt tính: 
+ Viết số 17, rồi viết số 7. Sao cho 7 thẳng cột với 7.
+ Viết dấu trừ.
+ Kẻ vạch ngang.
+ Thực hiện phép tính từ phải sang trái.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1 Tính (cột 1, 3, 4)
- Lưu ý viết số cho thẳng cột.
Bài 2 Tính (cột 1, 3)
- GV treo bảng phụ
- HD cách nhẩm.
Bài 3 Viết phép tính thích hợp 
4.Củng cố: HS nêu lại cách đặt tính.
5. Nhận xét- Dặn dò: Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài Luyện tập.
- HS hát tập thể.
- 2 em làm trên bảng.
- 2 em đọc kết quả, nhận xét.
- HS đọc đầu bài.
- HS thực hiện lấy que tính theo yêu cầu.
 còn lại 10 que tính hay 1 chục que tính.
- Phép trừ.
- HS nêu lại cách đặt tính và viết phép tính 17 – 7 vào bảng con.
- HS thực hiện phép tính.
- 3 em làm trên bảng lớp.
- Cả lớp làm trên bảng con.
- HS làm bài rồi chữa bài.
- HS đọc đề bài.
- Viết phép tính vào bảng con.
Học vần (183+184) Bài 86: ôp - ơp
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh minh họa từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: - HS đọc: gặp gỡ, tập múa, bập bênh, ngăn nắp, cải bắp, cá mập.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng “Chuồn chuồn bay thấp lại tạnh.”
- HS viết: cải bắp, cá mập
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Dạy vần
 « Vần ôp
a/ Nhận diện vần
- Vần ôp được tạo nên bởi ô và p
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- Ghép tiếng: hộp
- GV ghi bảng: hộp sữa 
« Vần ơp (quy trình tương tự)
- Vần ơp được tạo nên bởi ơ và p
- So sánh: ôp với ơp
Hoạt động 3: Viết chữ
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết: 
 ôp, ơp, hộp sữa, lớp học 
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 tốp ca hợp tác
 bánh xốp lợp nhà
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa.
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi:- Trong tranh vẽ gì? 
- Hãy đọc đoạn thơ ứng dụng dưới tranh.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
 Hoạt động 2: Luyện viết
+ Chữ ghi vần
- Viết chữ ô nối với p
- Viết chữ ơ nối với p
- Lưu ý viết nối nét giữa ô với p
+ Chữ ghi từ ngữ: 
- Viết chữ h, nối với vần ôp, dấu nặng dưới ô. Cách một chữ o viết chữ sữa, dấu nặng trên ư
- Viết chữ l nối với ơp, dấu sắc trên ơ. Cách một chữ o, viết chữ h nối với vần oc, dấu nặng dưới o
Hoạt động 3: Luyện nói
- Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* GV cho HS xem tranh:
- Bức tranh vẽ gì?
- Lớp em có bao nhiêu bạn?
- Có bao nhiêu bạn nam? Bạn nữ?
- Trong lớp, các em có thân thiết với bạn không?
- Các bạn lớp em có chăm chỉ học hành không?
- Em yêu quý bạn nào nhất? Vì sao?
4.Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi thi tìm nhanh tiếng có vần vừa học
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Học bài, xem trước bài 87: ep, êp
- Hát tập thể
- HS đọc & viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: ôp - ơp
- So sánh ôp với ơp
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau: bắt đầu bằng ô
- HS ghép và đánh vần: ô - pờ - ôp/ ôp
 - Âm h đứng trước, vần ôp đứng sau, dấu nặng dưới ô
 - HS ghép và đánh vần: hờ - ôp – hôp - nặng - hộp / hộp
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau: bắt đầu bằng ơ
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- HS đọc: “Đám mây xốp trắng như bông bay vào rừng xa.” 
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (xốp, đớp) 
- HS viết: ôp, ơp
- HS viết: hộp sữa
 lớp học
- HS đọc: Các bạn lớp em
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
- HS theo dõi và đọc.
- HS thi đua theo nhóm.
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Đạo đức (21) : Em và các bạn
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, được vui chơi và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Đoàn kết, thân ái với bạn bè xung quanh.
II/ Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Khởi động: 
2. Bài cũ: Em đã làm gì để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo?
3.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Phân tích tranh (bài tập 2)
* GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
- Trong từng tranh các bạn đang làm gì?
- Các bạn đó có vui không? Vì sao?
- Noi theo các bạn đó các em cần cư xử như thế nào với bạn bè?
àCác bạn trong các tranh cùng học, cùng chơi với nhau rất vui. Noi theo các bạn đó, các em cần vui vẻ, đoàn kết, cư xử tốt với bạn bè của mình.
Hoạt động 3: Thảo luận lớp
*GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho cả lớp thảo luận:
- Để cư xử tốt với bạn, các em cần làm gì?
- Với bạn bè, cần tránh những việc gì?
- Cư xử tốt với bạn có lợi gì?
àKhông được trêu chọc, đánh nhau, làm bạn đau, bạn giận Có như vậy tình cảm bạn bè mới được gắn bó, bạn bè yêu mến.
Hoạt động 4: Giới thiệu bạn thân của mình
Bạn tên gì? Học ở đâu? Em và bạn đó cùng học, cùng chơi với nhau như thế nào?
4.Củng cố: GV hệ thống lại các ý chính. 5.Nhận xét- Dặn dò:
- Khen HS biết cư xử tốt với bạn.
- Chuẩn bị bài: Em và các bạn (tt).
- Hát.
- HS trả lời, em khác nhận xét.
- HS đọc đề bài theo GV
- HS từng cặp thảo luận.
- HS trình bày kết quả theo từng tranh
- Em khác bổ sung ý kiến
- HS phát biểu, em khác bổ sung.
- Một số HS kể trước lớp.
Học vần (185+186) Bài 87: ep – êp
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: ep, êp, cá chép đèn xếp, từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ep, êp, cá chép đèn xếp.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Tranh minh họa từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: - HS đọc: hộp sữa, tốp ca, bánh xốp, lợp nhà, hợp tác, lớp học
 - 2 HS đọc đoạn thơ ứng dụng : “Đám mây xốp trắng  vào rừng xa.”
- Các tổ viết: hộp sữa, lợp nhà, tốp ca.
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần ep
a) Nhận diện vần
-Vần ep được tạo nên bởi e và p
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng : chép
- GV ghi bảng: cá chép
« Vần êp (quy trình tương tự)
- Vần êp được tạo nên bởi ê và p
- So sánh: êp với ep
Hoạt động 3: Viết chữ
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết: 
 ep, êp, cá chép, đèn xếp
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 lễ phép gạo nếp
 xinh đẹp bếp lửa
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa.
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Trong tranh vẽ cảnh gì? 
- Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
Chữ ghi vần
 - Viết chữ e nối với p
 - Viết chữ ê nối với p
- Lưu ý viết nối nét giữa e, ê với p
Chữ ghi từ ngữ: 
- Viết chữ cá. Cách một chữ o viết chữ ch, nối với ep, dấu sắc trên e. 
- Viết chữ đèn, cách chữ o viết chữ x, nối với êp, dấu sắc trên ê
Hoạt động 3: Luyện nói
- Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* GV cho HS xem tranh:
- Bức tranh vẽ gì? 
- Khi xếp hàng vào lớp các em phải xếp hàng như thế nào?
- Em hãy cho biết lợi ích của việc xếp hàng vào lớp?
Ngoài việc xếp hàng vào lớp, em còn phải xếp hàng khi nào nữa?
- Hãy kể lại việc xếp hàng vào lớp của lớp mình?
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi thi tìm từ nhanh 
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Học bài, xem trước bài 88: ip, up
- Hát tập thể
- HS đọc và viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: ep – êp
- So sánh ep với ơp
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau: bắt đầu bằng e
- HS ghép và đánh vần: e - pờ - ep / ep
- Âm ch đứng trước, vần ep đứng sau, dấu sắc trên e
- HS ghép và đánh vần: chờ - ep – chep - sắc – chép / chép
- HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
+ Giống nhau: kết thúc bằng p
+ Khác nhau: bắt đầu bằng ê
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
- Cá nhân luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- Tranh vẽ đồng lúa, các bác nông dân đang gặt lúa.
- HS đọc: “ Việt nam đất nước ta ơi Trường Sơn sớm chiều.”
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (đẹp)
- HS viết: ep, êp
- HS viết: cá chép
 đèn xếp
- HS đọc: Xếp hàng vào lớp
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
- HS trả lời theo suy nghĩ.
- HS theo dõi và đọc.
- HS thi đua cá nhân.
Tập viết: (19) bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, tốp ca, bếp lửa, giúp đỡ
I/ Mục tiêu:
- Viết đúng các chữ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, tốp ca, bếp lửa, giúp đỡ
 viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch, vui thích, chênh chếch, kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1.
- Rèn viết đúng mẫu, giữ vở sạch.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bảng có kẻ ô ly, chữ mẫu
- HS: bảng con, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ... : Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần uê
a/ Nhận diện vần
- Vần uê được tạo nên bởi u và ê
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng huệ
- GV ghi bảng: bông huệ
« Vần uy (quy trình tương tự)
- Vần uy được tạo nên bởi u và y
- So sánh uy với uê
Hoạt động 3: Viết chữ
- GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết:
 uê, uy, bông huệ, tàu thuỷ
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 cây vạn tuế tàu thuỷ
 xum xuê khuy áo
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Hãy đọc các câu ứng dụng dưới tranh.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
+ Chữ ghi vần
 - Viết chữ u nối với chữ ê
 - Viết chữ u nối với chữ y
- Lưu ý viết nối nét giữa o và a với n
+ Chữ ghi tiếng, từ: 
- Viết chữ bông, cách một chữ o, chữ h, nối với uê, dấu nặng dưới ê
 -Viết chữ h, nối với uy. Cách một chữ o, viết chữ hiệu
- Lưu ý nét nối giữa chữ h với uê, với uy
và vị trí các dấu thanh.
Hoạt động 3: Luyện nói
* GV cho HS xem tranh:
- Tranh vẽ những gì?
- Em hãy đọc chủ đề bài học hôm nay?
- Em đã đi trên phương tiện nào?
- Phương tiện đó hoạt động ở đâu?
- Nêu một số đặc điểm, hình dáng, kích thước của phương tiện đó?
- Em có thích đi trên phương tiện đó không? Vì sao?
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi thi tìm nhanh tiếng có vần vừa học.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Học bài, xem trước bài 99: uơ, uya
- Hát tập thể
- HS đọc & viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: uê, uy
- So sánh uê với êu
+ Giống nhau: có ê và u
+ Khác nhau: vị trí của ê và u
- HS ghép và đánh vần: u – ê – uê/ uê
- Âm h đứng trước, vần uê đứng sau
- HS ghép và đánh vần: hờ - uê - nặng huệ / huệ 
-HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
+ Giống nhau: bắt đầu bằng u
+ Khác nhau: kết thúc bằng y
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- HS đọc: “Cỏ mọc xanh chân đê khoe sắc nơi nơi.”
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (ngoan)
- HS viết: uê, uy
- HS viết: bông huệ 
 huy hiệu
- HS đọc: Tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, máy bay
 -HS thảo luận trong nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS theo dõi và đọc.
- HS thi đua cá nhân.
Toán: (91) Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ, SGK
- HS: Thước kẻ có vạch chia từ 0 đến 20 cm.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Vẽ đoạn thẳng có độ dài: 4cm, 7cm, 12cm, 9cm
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS làm các bài tập SGK trang 125
Bài 1: Tính
 a) 12 + 3 = 15 + 4 = 14 + 4 = 
 15 – 3 = 19 – 4 = 17 – 3 =
b) 11 + 4 + 2 = 19 – 5 – 4 =
Bài 2 
a) Khoanh vào số lớn nhất: 14, 18, 11, 15
b) Khoanh vào số bé nhất17, 13, 19, 10
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4 cm
Bài 4: Giải bài toán
- GV treo bảng phụ có phần tóm tắt của bài 4
- Chỉ vào hình vẽ để HS nhận ra đoạn thẳng AC có độ dài bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB và BC
4. Củng cố: Từ 0 đến 20, số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?
- Có bao nhiêu số lớn hơn 11 và nhỏ hơn 19?
5. Nhận xét-Dặn dò: Xem lại các bài tập
- HS hát tập thể.
- 2 HS làm trên bảng lớp.
- Cả lớp vẽ vào phiếu học tập
- HS nêu yêu cầu bài
 - HS làm bài rồi chữa bài.
- HS làm bài
- 2 em làm trên bảng lớp
- HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại các thao tác vẽ.
- Cả lớp làm bài vào vở
- 1em làm trên bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét.
Tự nhiên - xã hội (23) Cây hoa
I/ Mục tiêu: 
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong bài 23 SGK trang 48 & 49
III/Các hoạt động day-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Ăn rau có lợi cho sức khoẻ như thế nào?
3.Bài mới: 
 Hoạt động1: Giới thiệu bài 
 Hoạt động 2: Quan sát cây hoa
* GV hướng dẫn các nhóm quan sát cây hoa và trả lời câu hỏi:
- Hãy chỉ đâu là rễ, thân, lá của cây hoa. 
- Các bông hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích nhìn, thích ngắm?
Kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. 
Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhauCó loại hoa có màu sắc đẹp, có loại hoa có hương thơm, có loại hoa vừa có hương thơm vừa có màu sắc đẹp.
 Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- Kể tên các loại hoa có trong bài 23
- Kể tên các loại hoa khác mà em biết.
- Hoa dùng để làm gì?
à Các hoa có trong bài là: hoa hồng, dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
- Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa, làm thuốc
Hoạt động 4: Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
- Mỗi tổ cử 2 bạn lên chơi và cầm theo khăn bịt mắt.
- GV đưa cho mỗi em 1 bông hoa và đoán xem đó là hoa gì?
4.Củng cố: - Hệ thống lại nội dung bài học
 5.Nhận xét-Dặn dò: - Dặn chăm sóc cây hoa ở nhà. Chuẩn bị bài: Cây gỗ
- HS hát.
- HS đọc đầu bài
- HS thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS hỏi và trả lời theo nhóm đôi.
- Một số cặp hỏi và trả lời trước lớp.
- Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Nhận xét, vỗ tay khen ngợi.
Thứ sáu ngày 05 tháng 2 năm 2010
 Học vần (209+210) Bài 99: uơ - uya
I/ Mục tiêu:
- Đọc được: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya
II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa từ khoá, câu ứng dụng và phần luyện nói của bài.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: - HS đọc:acay vạn tuế, tàu thuỷ, bông huệ, huy hiệu, xum xuê.
 - 2 HS đọc câu ứng dụng “Cỏ mọc xanh Khoe sắc nơi nơi.”
- HS viết: bông huệ, huy hiệu
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Dạy vần
 « Vần uơ
a/ Nhận diện vần
- Vần uơ được tạo nên bởi u và ơ
b/ Đánh vần và đọc tiếng từ: 
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Ghép tiếng huơ
- GV ghi bảng: huơ vòi
« Vần uya (quy trình tương tự)
- Vần uya được tạo nên bởi u, y và a
- So sánh uya với uy
Hoạt động 3: Viết chữ
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết: 
 uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya
Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- GV viết từ ứng dụng lên bảng:
 thuở xưa giấy pơ- luya
 huơ tay phéc -mơ - tuya
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa.
 TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
« Hướng dẫn HS đọc bài trên bảng
- Hướng dẫn HS đọc trong SGK
« Đọc câu ứng dụng: 
- GV cho HS quan sát tranh câu ứng dụng.
Hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Hãy đọc các câu ứng dụng dưới tranh.
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
Hoạt động 2: Luyện viết
+ Chữ ghi vần
 - Viết chữ u nối với chữ ơ
 - Viết chữ u nối với chữ y nối với chữ a
+ Chữ ghi tiếng, từ: 
- Viết chữ h, nối với vần uơ, cách một chữ o, vòi
 -Viết chữ đêm,cách một chữ o, viết chữ kh, nối với vần uya
- Lưu ý nét nối giữa chữ h với uơ, kh với uya
Hoạt động 3: Luyện nói
* GV cho HS xem tranh:
- Em hãy đọc chủ đề luyện nói của bài học.
- Buổi sáng sớm thường có những đặc điểm gì?
- Vào buổi sáng sớm em và mọi người chung quanh làm những công việc gì?
- Chiều tối em thường làm gì?
- Đêm khuya nhìn lên bầu trời em thường thấy gì?
4. Củng cố:
- GV chỉ bảng
- Trò chơi thi tìm nhanh tiếng có vần vừa học.
5. Nhận xét-Dặn dò: 
- Khen HS học tốt.
- Học bài, xem trước bài 100: uân uyên
- Hát tập thể
- HS đọc & viết theo yêu cầu của GV
- HS đọc đồng thanh: uơ, uya
- So sánh uơ với uê
+ Giống nhau: bắt đầu bằng u
+ Khác nhau: kết thúc bằng ơ
- HS ghép và đánh vần: u – ơ – uơ / uơ
- Âm h đứng trước, vần uơ đứng sau
-HS ghép và đánh vần: hờ - uơ – huơ / huơ
-HS đọc từ khóa: cá nhân, cả lớp.
+ Giống nhau: bắt đầu bằng u, y
+ Khác nhau: kết thúc bằng a
- HS tập viết trên bảng con
- Đọc từ, tìm tiếng mang vần mới học.
 -Luyện đọc tiếng, từ.
- HS đọc đồng thanh.
- HS đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Phân tích 1 số tiếng có vần mới học.
- HS thảo luận, nhận xét và trả lời.
- HS đọc: “Nơi ấyngôi sao khuya sáng một vầng trên sân.”
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
- Tìm tiếng mang vần mới học (khuya)
- HS viết: uơ, uya
- HS viết: huơ vòi
 đêm khuya
- HS đọc: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya
- HS quan sát tranh và luyện nói theo gợi ý của GV.(G, K, TB, Y)
- HS theo dõi và đọc.
- HS thi đua cá nhân.
 Toán: (92) Các số tròn chục
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết các số tròn chục.
- Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục
II/ Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng con, bảng phụ, đồ dùng cho trò chơi.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Bài tập 1 / SGK trang 125
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu các số tròn chục từ 10 đến 90
* Giới thiệu một chục:
- GV gài 1 bó que tính lên bảng 
Hỏi: 1 bó que tính là mấy chục que tính? 
1 chục còn gọi là bao nhiêu?
- GV viết số 10 ở cột viết số, viết mười ở cột đọc số.
* Giới thiệu hai chục: thực hiện tương tự như trên
* Các số 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 GV thực hiện như phần trên.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết số
Viết cách đọc số.
Viết cách viết số
Bài 2 Số tròn chục?
GV cho HS đọc lại số tròn chục theo thứ tự từ 10 đến 90
Đọc từ 90 về 10
Bài 3: >, <, = ?
20  10 40  80 90  60
30  40 80  40 60  90
50  70 40  40 90  90
4.Củng cố: - Nêu các số tròn chục
5. Nhận xét- Dặn dò: Khen HS học tốt.
- Chuẩn bị bài: luyện tập
- HS hát tập thể.
- 2 HS làm trên bảng lớp.
- HS khác chữa bài, nhận xét.
- HS lấy 1 bó chục
 1 chục que tính
. mười
- HS làm vào vở
- Chữa bài, nhận xét.
- Viết theo thứ tự tăng dần
- Viết theo thứ tự giảm dần
- HS nêu cách so sánh các số
- Làm bài vào vở
- Chữa bài, nhận xét
Sinh hoạt lớp
Nhận xét và đánh giá hoạt động tuần 23.
Kế hoạch hoạt động tuần 24.

Tài liệu đính kèm:

  • doctran thi hoa.doc