TẬP ĐỌC
Tiết 25, 26: Đầm sen
I. Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại,
Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu.
Hiểu được nội dung bài:Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK.
Giáo dục hs biết sen rất có ích trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hôm nay các em sẽ học sang chủ đề mới “ Thiên nhiên Đất nước”
* Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Đọc mẫu lần 1.
Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân.
Chọn tiếng khó ghi bảng lớp:xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết,
Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc.
(đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ)
Cho HS mở SGK luyện đọc:
Luyện đọc câu:
HS đọc nối tiếp câu, đoạn , cả bài.
Gọi HS đọc cá nhân một số em
Giải lao
TUẦN 29 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 THỂ DỤC (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC Tiết 25, 26: Đầm sen I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu. Hiểu được nội dung bài:Vẻ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen. Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK. Giáo dục hs biết sen rất có ích trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: Tranh III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hôm nay các em sẽ học sang chủ đề mới “ Thiên nhiên Đất nước” * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đọc mẫu lần 1. Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp:xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết, Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc. (đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ) Cho HS mở SGK luyện đọc: Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu, đoạn , cả bài. Gọi HS đọc cá nhân một số em Giải lao Hoạt động 2:Ôn những vần đã học Gọi HS đọc câu hỏi 1 Tìm tiếng trong bài có en. Gọi HS tìm tiếng có en ghi bảng con ( sen, chen), đọc cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 2: Tìm tiếng ngoài bài có en, có vần oen. HS tìm viết ra bảng con:cái chén,cây đèn, Nhoẻn cười, xoèn xoẹt, Nói câu chứa tiếng có vần en, có vần oen. Gọi HS đọc câu mẫu:Truyện dế mèn phiêu lưu ký rất hay. . HS tìm câu có vần en, nói: Tết năm nay em và các bạn đi chơi Đầm sen rất vui. HS tìm câu có vần oen. Gọi HS đọc câu mẫu: Lan nhoẻn miệng cười. Ba và chú tư cưa xoèn xoẹt. Nhận xét – Tuyên dương Gọi HS đọc bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học . Tiết 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Vừa rồi các em học bài gì?(Đầm sen) Cho HS mở SGK GV đọc mẫu, HS đọc thầm Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 1 Khi nở hoa sen trong đẹp như thế nào?(Khi nở cánh hoa đỏ nhạt xòe ra phô đài sen và nhị vàng). Gọi HS đọc câu hỏi 2 Đọc câu văn tả hương sen. (câu 6) Gọi vài em đọc lại bài. Giải lao Hoạt động 2: Luyện nói Cho HS nhìn tranh QST và TLCH. Chủ đề luyện nói: Nói về sen M: Cây sen mọc trong đầm Lá sen Cánh hoa. Hương sen ra sao? Gọi HS nói, nhận xét, bổ xung. Nhận xét- Tuyên dương. Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét tiết học . Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 9: Hoa sen I. Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại đúng bài thơ lục bát Hoa sen: 28 chữ trong khoảng 12 phút đến 15 phút. Điền đúng vần en, oen, g, gh vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK) Giáo dục hs viết cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: Hoa sen Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép GV đọc mẫu bài viết. Gọi HS đọc lại. Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp. Cho HS viết bảng con: bông trắng, chen, hôi tanh, mùi bùn. Gọi HS đọc lại các từ khó vài em Cho HS viết đoạn văn vào tập. Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi) Chấm điểm một số tập. Giải lao Hoạt đông 2: Làm bài tập Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: Bài 1: Điền vần en hoặc oen. “đèn bàn, cưa xoèn xoẹt” Một em lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. Bài 2: Điền chữ g hoặc gh: Tủ gỗ lim Đường gồ ghề Con ghẹ Cho HS làm nhóm . Nhận xét chấm điểm một số tập. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------- TẬP VIẾT Tiết 27: Tô chữ hoa :L, M, N I. Mục tiêu: Tô được các chữ hoa :L, M, N. Viết đúng các phần :en, oen, ong, oong; các từ ngữ :hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.) Giáo dục hs biết rèn chữ viết và câu “ nét chữ nết người ” II. Đồ dùng dạy học : Chữ mẫu :L, M, N. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu bài + Hướng dẫn HS tô chữ hoa Đính chữ mẫu : L Hướng dẫn HS quan sát. Chữ L gồm có những nét nào ? GV viết mẫu L. HS tô L Cho HS viết bảng con Chữ M, N tương tự L + Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ: Viết mẫu các vần, từ ngữ: Gọi HS đọc các vần: en, oen, ong, oong Hướng dẫn HS đọc vần oong Gọi HS đọc các từ: hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong. Cho HS viết bảng con: en, oen, ong, oong hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải xoong Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tô, viết Hướng dẫn HS tô các chữ hoa, nhắc nhở HS cách cầm bút bằng viết GV viết mẫu HS chú ý , HS viết GV quan sát uốn nắn sửa chửa, cứ như vậy HS viết các vần từ đến hết bài . + Chấm điểm một số tập Tuyên dương những em viết nhanh đúng đẹp ( có tiến bộ ) Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 113: Phép cộng trong phạm vi 100( Cộng không nhớ) I. Mục tiêu: Nắm được cách cộng số có hai chữ số; biết đặt tính và làm tính cộng( không nhớ) số có hai chữ số; vận dụng để giải toán. Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác. Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Que tính, Thước kẻ có vạch cm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: Phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ). Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng không nhớ. Phép cộng có dạng 35 + 24: Lấy 35 que tính gồm 3 bó 3 chục và 5 que rời -> Giáo viên đính lên bảng. Lấy bao nhiêu que tính? Viết 35. Lấy tiếp 24 que tính nữa. Lấy bao nhiêu que tính?(59) Vì sao con biết?( gộp lại) Để làm nhanh hơn, ta sẽ cộng 35 và 24. Đặt tính và tính. -> Viết vào cột 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?( 3 chục và 5 đơn vị). 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị?( 2 chục và 4 đơn vị). Nêu cách đặt tính. 35 + 24 59 Viết 35, viết 24 sao cho hàng chục theo cột chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị. Viết dấu + giữa 2 số. Vạch dấu vạch ngang dưới 2 số. Bắt đầu thực hiện cộng từ đâu? Học sinh lên thực hiện và nêu 5 + 4 bằng 9 viết 9 . Giáo viên nhấn mạnh lại cách cộng Trường hợp phép cộng 35 + 20: Yêu cầu đặt tính và tính. Lưu ý: phép cộng với số tròn chục. Trường hợp phép cộng 35 + 2: Lưu ý học sinh phép cộng 2 chữ số cho số có 1 chữ số: đặt số 2 phải thẳng với số 5. Học sinh lên thực hiện tương tự. Hoạt động 2: Luyện tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Lưu ý viết phải thẳng cột, cộng từ phải sang trái. HS làm bảng con. Bài 2: Nêu yêu cầu bài. ( đặt tính rồi tính). Nêu cách đặt tính. Học sinh làm bài vào tập, 1 em làm bảng phụ. Sửa ở bảng lớp Bài 3: Đọc đề bài cá nhân vài em. Hướng dẫn HS tóm tắt và giải toán. Học sinh đọc, nêu tóm tắt. 1 em làm tóm tắt. 1 em giải bài ở bảng phụ. Sửa bài ở bảng phụ. Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số đo ra. Lưu ý học sinh đặt thước đo cho chính xác. Học sinh đo và viết vào bảng con. Hoạt động 3:Trò chơi “Thi đua tính”. 30 + 42, 61 + 37, 28 + 1 Học sinh thi đua làm bảng con. Tổ nào có nhiều bạn làm đúng sẽ thắng. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Rút kinh nghiệm: ĐẠO ĐỨC Tiết 29: Chào hỏi và tạm biệt ( Tiết 2) I . Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt. Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể,quen thuộc hàng ngày. Có thái độ tôn trọng lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ. Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện chào hỏi, tạm biệt một cách phù hợp. * Kĩ năng giao tiếp: ứng xử với mọi người, biết chào hỏi và tạm biệt khi chia tay. Giáo dục hs biết chào hỏi và tạm biệt khi chia tay II. Đồ dùng dạy học: Đồ dùng để hoá trang khi chơi đóng vai . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : HS làm bài tập 2 Mục tiêu :Học sinh biết phân biệt hành vi chào hỏi , tạm biệt phù hợp từng tình huống Cho Học sinh quan sát tranh BT2 Học sinh quan sát tranh BT2 Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập Học sinh viết lời bạn nhỏ trong tranh cần nói trong mỗi trường hợp . + T1 : Chúng em chào cô ạ ! + T2 : Cháu chào cô về ạ ! Giáo viên nhận xét kết luận T1 : Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo T2 : bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách . Hoạt động 2: Thảo luận bài tập 3 Mục tiêu : Học sinh biết cách chào hỏi trong các tình huống khác nhau Giáo viên nêu yêu cầu của BT3 . Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình huống sau : a/ Em gặp người quen trong bệnh viện. b/ Em nhìn thấy bạn ở nhà hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn Chia nhóm Học sinh thảo luận . Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp . Lớp trao đổi bổ sung ý kiến * Giáo viên kết luận : Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện , trong rạp hát , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn . Trong những tình huống như vậy , em chỉ có thể chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu , mỉm cười và giơ tay vẫy . Hoạt đông 3 : Đóng vai BT1 Mục tiêu : Học sinh quan sát thực hành chào hỏi , tạm biệt qua trò chơi đóng vai . GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm ( 2 nhóm đóng vai tình huống 1, 2 nhóm đóng vai tình huống 2 ) Học sinh thảo luận nhóm , chuẩn bị đóng vai Các nhóm lên đóng vai Học sinh thảo luận , Rút kinh nghiệm - Bổ sung về cách đóng vai của các bạn Giáo viên chốt lại cách ứng xử đúng trong các tình huống . Hoạt động 5 : Liên hệ bản thân . Mục tiêu : Học sinh tự liên hệ bản thân để tự điều chỉnh Giáo viên yêu cầu Học sinh tự liên hệ . Giáo viên khen những Học sinh đã thực hiện tốt bài học và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện tốt Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------- BUỔI CHIỀU: TIẾNG VIỆT ÔN TẬP I.Mục đích , yêu cầu : 1. HS đọc trơn toàn bài: Đầm sen . Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết, dẹt lại, 2. Ôn vần : - Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : - Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu ( dấu chấm và dấu phẩy, dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy ... ------------------------------------ ÂM NHẠC (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 114: Luyện tập I. Mục tiêu: Biết làm tính cộng ( Không nhớ) trong phạm vi 100, tập đặt tính rồi tính. Biết tính nhẩm. Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu: Học bài luyện tập. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài. Bài 1: Nêu yêu cầu bài.( Đăt tính rồi tính) Cho HS làm bảng con Quan sát, nhận xét Bài 2: Tính nhẩm Cho Các em nêu miệng Nhận xét Bài 3: Gọi HS đọc bài toán cá nhân vài em. Hướng dẫn HS tóm tắt Cho 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập Nhận xét , ghi điểm Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm Cho HS vẽ vào tập Chấm điểm 1 số tập Hoạt động 2: Trò chơi Thi đua 2 đội( 4 nam, 4 nữ) Chọn hoa ghi phép tính rồi tính. Đội nào nhanh đúng. Thắng cuộc Nhận xét, tuyên dương. Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2012 THỦ CÔNG (GV chuyên) ------------------------------------------------------------------------------- TẬP ĐỌC Tiết 29, 30: Chú Công I. Mục tiêu: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt,rực rở, lóng lánh, Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu. Hiểu được nội dung bài:Đặt điểm của đuôi Công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông Công lúc trưởng thành. Trả lời được các câu hỏi 1,2 trong SGK. Giáo dục hs II. Đồ dùng dạy học: Tranh III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đọc mẫu lần 1. Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp:nâu gạch, rẻ quạt, lóng lánh, sắc màu, Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc. (đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ) Cho HS mở SGK luyện đọc: Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp câu, đoạn , cả bài. Goí HS đọc cá nhân một số em Giải lao Hoạt động 2:Ôn những vần đã học Gọi HS đọc câu hỏi 1 Tìm tiếng trong bài có oc. Gọi HS tìm tiếng có oc, ghi bảng con (ngọc), đọc cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 2: Tìm tiếng ngoài bài có oc, có vần ooc. HS tìm viết ra bảng con: con sóc, cá lóc, Quần soóc, rơ moóc Nói câu chứa tiếng có vần oc, có vần ooc? Gọi HS đọc câu mẫu:.Con cóc là cậu ông trời.. . HS tìm câu có vần oc, nói: Em thích đọc truyện HS tìm câu có vần ooc. Gọi HS đọc câu mẫu: Bé mặc quần soóc Chiếc xe ben kéo theo 1 nơ roóc. Nhận xét – Tuyên dương Gọi HS đọc bài trên bảng lớp. Nhận xét tiết học . Tiết 2 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Vừa rồi các em học bài gì?(Chú Công) Cho HS mở SGK GV đọc mẫu, HS đọc thầm Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em. Gọi HS đọc đoạn 1, cá nhân vài em. Gọi HS đọc câu hỏi 1(Lúc mới chào đời chú Công có bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì?) Cho HS trả lời, bạn nhận xét Gọi HS đọc đoạn 2. Gọi HS đọc câu hỏi 2(Đọc những câu văn tả đuôi công trống sau 2, 3 năm) Gọi HS trả lời, bạn nhận xét Gọi vài em đọc lại bài. Giải lao Hoạt động 2: Luyện nói Cho HS nhìn tranh QST Chủ đề luyện nói: Hát những bài hát về con Công Cho HS thi đua 2 đội - Hát Nhận xét- Tuyên dương. Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 115: Luyện tập I. Mục tiêu: Biết làm tính cộng ( Không nhớ) trong phạm vi 100. Biết tính nhẩm, vận dụng để cộng các số đo độ dài. Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài.( Tính ) Học sinh làm bài. Sửa bài miệng Bài 2: Yêu cầu gì? ( Tính ) Tính nhẩm sau đó điền kết quả có kèm tên đơn vị là cm. 2 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. Nhận xét, ghi điểm. Bài 3:Nối ( theo mẫu) Cho thi đua 2 đội chơi tiếp sức Bài 4: Gọi HS đọc bài toán, cá nhân vài em Hướng dẫn HS tóm tắt và giải toán. 1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. Nhận xét chấm điểm một số tập. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Phép trừ trong phạm vi 100. Rút kinh nghiệm: Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012 CHÍNH TẢ Tiết 10 : Mời vào I. Mục tiêu: Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 1,2 mời vào khoảng 15 phút . Điền đúng vần ong hoặc oong; chữ ng hay ngh vào chỗ trống. Làm được bài tập 2, 3 (SGK). Giáo dục các em viết chính xác. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: Mời vào Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép GV đọc mẫu bài viết. Gọi HS đọc lại. Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con. Chọn tiếng khó ghi bảng lớp. Cho HS viết bảng con:cốc cốc, xem tai, xem gạc. Gọi HS đọc lại các từ khó vài em . Cho HS nhìn bài viết ở bảng lớp, GV đọc từng cụm từ cho HS viết vào tập. Cho HS viết đoạn văn vào tập. Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở Đính bảng phụ đã chép sẵn bài viết. Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi) Chấm điểm một số tập. Nhận xét bài viết. Giải lao Hoạt đông 2: Làm bài tập Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: a). Điền vần ong hoặc oong: (Nam học giỏi. Bố thưởng cho em một chuyến đi tham quan vịnh Hạ Long. Đứng bên boong tàu, ngắm mặt biển rộng, Nam mong lớn lên sẽ trở thành thủy thủ) Cho HS làm miệng, GV ghi bảng. b). Điền chữ ng hoặc ngh. (ngôi nhà, nghề nông, nghe nhạc) Cho HS làm vào tập, 1 em làm bảng phụ Nhận xét chấm điểm một số tập. Dặn dò về nhà viết lại những chữ viết sai ở cuối bài. Rút kinh nghiệm: TOÁN Tiết 116: Phép trừ trong phạm vi 100( trừ không nhớ) I. Mục tiêu: Biết đặt tính và làm tính trừ(không nhớ) số có hai chữ số; Biết giải toán có phép trừ số có hai chữ số. Củng cố về giải toán có lời văn. Rèn kỹ năng tính nhanh. Giáo dục tính cẩn thận khi làm bài. II . Đồ dùng dạy học: Que tính III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu: phép trừ trong phạm vi 100. Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 57 – 23. Lấy 57 que tính -> lấy 57. Vừa lấy bao nhiêu que? Viết số 57. Tách ra bó 2 chục que tính và 3 que tính rời, xếp các bó chục que bên trai và 3 que rời bên phải. Tách bao nhiêu que tính? -> Ghi số 23 dưới 57. Sau khi tách 23 que tính còn bao nhiêu que? ( 34 que). Vì sao con biết? Đó là phép trừ: 57 – 23 = 34. Giới thiệu cách làm tính trừ: Hướng dẫn đặt tính: + Phân tích số 57, số 23. 5 chục và 7 đơn vị. 2 chục và 3 đơn vị. Giáo viên viết. + Bạn nào có thể nêu cách đặt tính? Học sinh nêu: Viết 57, rồi viết số 23 sao cho các cột thẳng hàng với nhau Hướng dẫn làm tính trừ: Học sinh lên làm và nêu cách làm. + Bạn nào lên trừ giúp cô? 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 57 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 - 23 Vậy : 57 – 23 = 34 34 Học sinh nhắc lại cách đặt tính và tính Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Nêu yêu cầu bài. Lưu ý học sinh các trường hợp có số 0: 35 59 - 15 -53 20 06 Cho HS làm bảng con Quan sát, nhận xét. Bài 2: Yêu cầu gì? Thực hiện nhẩm và ghi Đ hoặc S vào ô vuông Cho HS làm vào tập Gọi HS nêu miệng kết quả, GV ghi bảng Bài 4: Đọc đề bài. Hướng dẫn HS tóm tắt và gải toán. Em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập Nhận xét, ghi điểm Hoạt động 3: trò chơi * Trò chơi: Hái hoa Cho HS thi đua làm tính nhanh Trong các hoa có những phép tính: 47- 25; 95- 34 Nhận xét ai làm nhanh đúng, thắng cuộc. Nhận xét – Tuyên dương. Nhận xét tiết học.. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------ KỂ CHUYỆN Tiết 5 : Niềm vui bất ngờ I. Mục tiêu: Kể lại được 1 đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng rất yêu quí Bác Hồ. Giáo dục hs II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Bài mới * Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. + Bác Hồ là vị Chủ tịch nước, tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác lúc nào cũng nhớ đến thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước ai cũng rất yêu quý Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác. Mong ước của các em đã đi vào giấc ngũ. Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ. Có nhiều bạn thiếu nhi may mắn được gặp Bác Hồ nhưng không phải trong mơ mà trong đời thực. Câu chuyện cô kể hôm nay nói về một cuộc gặp gỡ như vậy. Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện Lời người dẫn chuyện: Lúc khoan thai, hồi hộp, khi lưu luyến, tuỳ theo sự phát triển của nội dung Lời Bác: Cởi mở, âu yếm. Lời các cháu Mẫu giáo: Phấn khởi, hồn nhiên. Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ?( Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác) Câu hỏi dưới tranh là gì ? Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1. Hoạt động 3: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này cho em biết điều gì ? Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. Bác Hồ với thiếu nhi rất yêu quý nhau Bác Hồ rất gần gũi, với thiếu nhi. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.. Rút kinh nghiệm: ------------------------------------------------------------------------------- SINH HOẠT TẬP THỂ ------------------------------------------------------------------------------- Nhận xét của Ban Giám Hiệu Nhận xét của Tổ trưởng CM ..
Tài liệu đính kèm: