Toán
Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Thực hiện đợc các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Bớc đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ :
II. Dạy bài mới :
Giới thiệu bài:
GV hớng dẫn HS làm một số bài tập và chữa bài.
* Bài 1 : Cho HS tự làm bài và chữa bài.
- Yêu cầu học sinh tính và ghi kết quả các phép cộng, trừ trong phạm vi 100.
- Cho HS quan sát, nhận xét các phép tính cộng sau.
34 + 42 = 76
42 + 34 = 76
- Phép trừ
76 - 42 = 34
76 - 34 = 42
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính, GV theo dõi, nhận xét.
* Bài 2 : HS nêu yêu cầu:
* Bài 3 : Điền dấu >, <,>,>
- GV hớng dẫn HS cách làm : Thực hiện các phép tính cộng ở cả hai vế sau đó so sánh và điền dấu.
Tuần 31 Ngày soạn: 13/ 04/2010 Ngày dạy: Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010 Toán Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp HS - Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ. - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3. B. Đồ dùng dạy học: C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ : II. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS làm một số bài tập và chữa bài. * Bài 1 : Cho HS tự làm bài và chữa bài. - Yêu cầu học sinh tính và ghi kết quả các phép cộng, trừ trong phạm vi 100. - Cho HS quan sát, nhận xét các phép tính cộng sau. 34 + 42 = 76 42 + 34 = 76 - Phép trừ 76 - 42 = 34 76 - 34 = 42 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính, GV theo dõi, nhận xét. * Bài 2 : HS nêu yêu cầu: * Bài 3 : Điền dấu >, <, = - GV hướng dẫn HS cách làm : Thực hiện các phép tính cộng ở cả hai vế sau đó so sánh và điền dấu. Ví dụ : 30 + 6 ... 6 + 30 ( Lấy 30 + 6 = 36, 6 + 30 = 36 ; 36 = 36 nên 30 + 6 = 6 + 30). * Bài 4: GV y/c HS làm và chữa bài Khi chữa bài nếu sai phải giải thích được tại sao ? III. Củng cố, dặn dò : GV hỏi : Khi đặt tính cần chú ý điều gì ? Khi tính thì tính theo thứ tự nào ? *Chuẩn bị bài sau Đồng hồ, thời gian. HS thực hiện - HS thực hiện - HS so sánh, nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - HS thực hiện - Quan sát hình vẽ và chọn phép tính thích hợp sau dó tự chon phép tính và tính - HS làm bài và chữa bài. - HS làm và chữa bài Chủ đề : Gia đình Tập đọc : Ngưỡng cửa Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ khổ thơ. - Hiểu được nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa. - Trả lời được câu hỏi 1( SGK) - HS khá giỏi học thuộc lòng 1 khổ thơ Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK. - Bảng ghép, bộ chữ. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS đọc bài Người bạn tốt - GV theo dõi, nhận xét. II. Dạy - học bài mới : Tiết 1 1. Giới thiệu bài : GV treo tranh trong SGK và hỏi Tranh vẽ gì ? Nhìn vào tranh con thấy em bé đang làm gì ? GV giới thiệu và ghi đầu bài : Ngưỡng cửa 2. Hướng dẫn luyện đọc : GV đọc mẫu lần 1 : Giọng đọc chậm, thiết tha, trìu mến. Hướng dẫn HS luyện đọc Luyện các tiếng, từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, quen, dắt vòng, lúc nào. GV ghi các từ ngữ lên bảng và gọi HS đọc bài Luyện đọc câu : Mỗi dòng thơ gọi 2 HS đọc sau đó cho HS đọc nối tiếp các dòng thơ. Luyện đọc đoạn, bài : Gọi HS đọc mỗi khổ thơ cho 3 HS đọc. Đọc cả bài Thi đọc trơn từng khổ thơ: Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm - GV nhận xét, cho điểm. 3. Ôn các vần : ăt, ăc Tìm trong bài tiếng có vần ăt Tìm tiếng ngoài bài có vần ăt, ăc - Gọi nhóm khác bổ sung - GV ghi bảng các từ sau khi đã bổ sung. Nói câu chứa tiếng chứa vần:. - GV cho HS nói câu có vần ăt, ăc - (GV nhận xét, tuyên dương đội nói tốt). Tiết 2 Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc : - GV đọc mẫu toàn bài - HS đọc bài : + 3 HS đọc khổ thơ 1 rồi trả lời câu hỏi : Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đâu? Ai dắt em bé tập đi ngang qua ngưỡng cửa? + HS đọc tiếp khổ thơ 2, 3 và trả lời: - Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đâu? + 2 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi : Con thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao? - GV nhận xét, cho điểm. Luyện nói : Đề tài : Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu ? GV cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm với các câu hỏi : Từ ngưỡng cửa bạn nhỏ đi đâu? Từ ngưỡng cửa nhà mình bạn đi những đâu? III. Củng cố, dặn dò: GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài. GV nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò : Tiếp tục luyện đọc bài vào buổi 2. HS đọc bài (cá nhân, cả lớp). - HS ghép từ ngưỡng cửa, nơi này, quen - HS thực hiện - HS thực hiện HS đọc nối tiếp các khổ thơ. (2 HS) Lớp đọc đồng thanh toàn bài. - HS thực hiện - HS đọc, HS chấm điểm - HS đọc mẫu trong SGK và chia nhóm (4 HS thành 1 nhóm). - HS thảo luận, tìm tiếng có vần ăt, ăc sau đó nói tiếng có vần. (dắt) - HS thực hiện - Lớp đọc đồng thanh các từ vừa tìm - HS viết vào vở BTTV vở - HS thi nói - HS đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi của từng đoạn. (Bà dắt bé tập đi men ngưỡng cửa). (Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi tới trường). - Hs nêu khổ thơ mình thích - 3 HS đọc lại toàn bài - HS đại diện cho các nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. Ngày soạn: 13/ 04/2010 Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010 Tập viết Tô chữ hoa Q, R Mục tiêu: - HS tô được các chữ hoa Q, R - Viết đúng các vần ăc, ăt, ươt, ươc các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, Tập 2.( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần. - HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết 1, tập 2. Đồ dùng dạy - học:- Bảng phụ có viết mẫu chữ hoa Q, R ; vần ăc, ăt, ươc, ươt các từ ngữ : dìu dắt, màu sắc, dòng nước, xanh mướt. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ : - GV kiểm tra bảng con, phấn, khăn lau, bút chì, bút mực. Dạy - học bài mới : Giới thiệu bài : Trong giờ tập viết này các con sẽ tập tô các chữ hoa Q, R và tập viết các vần, từ ngữ ứng dụng . Hướng dẫn HS tô chữ hoa : a..Chữ hoa Q : GV treo bảng có viết chữ hoa Q và hỏi : Chữ Q gồm có những nét nào ? Chữ Q có gì giống và khác với chữ R ? GV chỉ vào chữ hoa Q và nêu quy trình viết b. Chữ R : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét xem chữ P đã học có gì giống và khác nhau ? - GV hướng dẫn học sinh nhận xét và HS tô chữ R theo quy trình đã hướng dẫn. Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng : GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ - GV nhận xét. Hướng dẫn HS viết vào vở : GV gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết. GV quan sát, uốn nắn cho HS. Khen những HS viết đẹp và tiến bộ. III. Củng cố, dặn dò:Tiếp tục tìm thêm tiếng có vần vừa luyện viết và luyện viết cho đẹp. Luyện viết tiếp phần B vào buổi 2. - HS trả lời - HS theo dõi HS tô theo mẫu chữ Q. - HS tô chữ R - HS đọc cá nhân, tập thể các vần : vần ăc, ăt, ươc, ươt các từ ngữ : dìu dắt, màu sắc, dòng nước, xanh mướt. - HS viết bảng con 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS viết vào vở tập viết. Chính tả Ngưỡng cửa Mục tiêu : - Nhìn sách hoặc bảng chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài : Ngưỡng cửa 20 chữ trong khoảng 8 – 10 phút. - Điền đúng vần ăc, ăt, chữ g hay gh vào chỗ trống. - Bài tập 2, 3( SGK) Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ đã chép sẵn bài viết và bài tập trong SGK. HS : Bộ chữ HVTH Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ: HS lên làm bài tập - GV nhận xét. Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng Hướng dẫn HS tập chép : GV treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc khổ thơ cần viết - (GV đọc, HS viết ; quan sát nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc viết tên bài vào giữa trang). Soát lỗi : Cho HS đổi vở cho nhau để soát bài (GV đọc, HS soát lỗi). GV thu vở, chấm một số bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài tập 2 : Điền vần ăt, ăc ? GV gọi HS đọc yêu cầu, cho HS quan sát 2 bức tranh và hỏi:Người đàn ông đang làm gì ? Em bé đang làm gì ? GV gọi 2 HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập và chữa bài. Bài tập 3 : Điền g hay gh? GV nêu luật chính tả : Âm g đi với e, ê, i, phải viết bằng con chữ gh. Củng cố dặn dò : GV khen những HS có bài viết đẹp. Ghi nhớ cách chữa lỗi chính tả mà các con đã viết sai trong bài. - 3, 5 HS đọc lại khổ thơ và tìm tiếng khó viết dễ sai - HS phân tích tiếng khó và viết vào bảng con. - HS chép bài vào vở - HS đổi vở cho nhau để soát bài - HS ghi số lỗi ra lề vở - HS trả lời : Họ bắt tay chào nhau ; Bé treo áo lên mắc - HS thực hiện - HS nhắc lại luật chính tả e, ê, i trước khi làm bài - HS quan sát tranh làm và chữa bài. - HS ôn lại luật chính tả - HS nhắc lại (3, 4 HS). Toán Đồng hồ. Thời gian A. Mục tiêu : Giúp HS - Làm quen với mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ. - Có biểu tượng ban đầu về thời gian. B. Đồ dùng dạy học : Mặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài. C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ : II. Dạy bài mới : Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài. GV giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ. - GV cho HS xem đồng hồ để bàn. Hỏi HS xem mặt đồng hồ có những gì? - GV giới thiệu : Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có ghi các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. - GV : Khi kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó, chẳng hạn chỉ vào số 9, thì đồng hồ chỉ lúc đó là 9 giờ. Cho HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói : "chín giờ". - Cho HS thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau: HS xem tranh trong sách toán 1 và hỏi nội dung tranh từ trái sang phải " Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy ? ; Kim dài chỉ số mấy ? ; Lúc 5 giờ sáng em bé đang làm gì ? Hướng dẫn HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ. - HS xem giờ : - Cho HS đọc giờ trên đồng hồ kết hợp liên hệ với thực tế cuộc sống Ví dụ : Vào buổi tối, em thường làm gì ?"... * Trò chơi : Thi xem đồng hồ nhanh và đúng - GV quay kim đồng hồ chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ HS quan sát và đọc giờ đúng. Ai đọc đúng và nhanh nhất thì sẽ được tuyên dương. III. Củng cố, dặn dò : * GV nhận xét giờ học. * Dặn dò : Tập xem giờ đúng trên đồng hồ, tập xem giờ để đi học cho đúng giờ. - HS : Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài và có các số từ 1 đến 12. HS xem mặt đồng hồ chỉ 9 giờ và nói : "chín giờ". (số 5) (12) (đang ngủ). - 8 giờ - HS quan sát và đọc tiếp 9 giờ, 10 giờ, 11 giờ, 12 giờ, 1 giờ ... - HS thực hiện Đạo đức Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng (Tiết 2) ... u để soát bài HS ghi số lỗi ra lề vở, báo cáo số lỗi cho GV. HS làm và chữa bài. HS quan sát tranh làm bài và chữa bài - HS thực hiện Kể chuyện Dê con nghe lời mẹ Mục tiêu : Ghi nhớ được nội dung câu chuyện, dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý của GV kể lại từng đoạn câu chuyện.(HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện) Biết đổi giọng khi đọc lời hát của Dê mẹ và Sói. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Dê con vì biết vâng lời mẹ nên không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Chúng ta phải biết nghe lời người lớn. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ câu chuyện. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện Sói và Sóc II. Dạy - học bài mới : Giới thiệu bài tên chuyện. GV kể chuyện : - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1. Giọng kể diễn cảm, thay đổi giọng để phân biệt lời hát của Dê mẹ, lời hát của Sói. Dừng lại hơi lâu ở chi tiết : Bầy dê lắng nghe tiếng Sói hỏi để tạo sự hồi hộp cho HS. GV kể lần 2 kết hợp với tranh. Chú ý : Giọng Dê mẹ âu yếm khi dặn con. Tiếng hát của Dê mẹ vừa trong trẻo vừa thân mật. Tiếng hát của Sói vừa khô khan, không có tình cảm, ồm ồm. Đoạn cuối giọn vui vẻ đầm ấm. 2. Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn theo tranh : Tranh 1: GV treo tranh HS quan sát, trả lời: Tranh vẽ cảnh gì ? Hãy đọc câu hỏi dưới tranh. - Trước khi đi Dê mẹ dặn các con thế nào ? - Dê mẹ hát bài hát như thế nào ? " - Chuyện gì đã xảy ra sau đó ? - GV gọi 2 HS kể lại nội dung tranh 1 Tranh 2: Sói đang làm gì? Giọng hát của nó như thế nào? Bầy Dê con đã làm gì? - GV gọi 2 HS kể lại nội dung tranh 2. - Tranh 3, 4 tiến hành tương tự 3. Hướng dẫn HS kể toàn bộ chuyện : - GV tổ chức cho các nhóm thi kể . 4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện : Các con có biết vì sao Dê con không mắc mưu Sói ? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? - Trong lớp ta ai đã biết vâng lời người lớn ? III. Củng cố,dặn dò : GV nhận xét tiết học * Dặn dò : Tiếp tục tập kể câu chuyện cho hay và chuẩn bị cho tiết sau : Kể chuyện Con Rồng cháu Tiên. (Mẹ đi vắng, các con phải đóng chặt cửa. Ai lạ gọi các con không được mở. Các con ... các con bú". HS thực hiện HS trả lời HS thực hiện 4 HS thành 1 nhóm thực hiện Phải biết vâng lời người lớn). (HS giơ tay). Tự nhiên - Xã hội Thực hành: Quan sát bầu trời Mục tiêu: Giúp HS - Biết mô tả khi quan sát bầu trời những đám mây cảnh vật xung quanh khi trời nắng mưa. - HS khá giỏi: Nêu được một số nhận xét vào buổi sáng, trưa, tối hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vồng, ngày có mưa bão lớn. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK, giấy màu ... Các hoạt đông dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. ổn định tổ chức: II. Bài mới: GV giới thiệu bài và ghi đầu bài Hoạt động 1 : Quan sát bầu trời * Cách tiến hành : + Bước 1 : GV nêu nhiệm vụ trước khi cho HS ra ngoài trời quan sát. a, Quan sát bầu trời : Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy mặt trời và những khoảng trời xanh không ? Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây ? Những đám mây có màu gì ? Chúng đứng yên hay chuyển động ? b, Quan sát cảnh vật xung quanh : Sân trường, cây cối, mọi vật ... lúc này khô ráo hay ướt át ? Em có trông thấy ánh nắng vàng (Hoặc những hạt mưa rơi ) không ? + Bước 2 : GV tổ chức cho HS ra sân trường để thực hành quan sát theo yêu cầu trên (GV hỏi HS trả lời). + Bước 3 : Sau khi HS thực hành quan sát, gv cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi : Những đám mây trên bầu trời cho biết điều gì ? Kết luận : Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm hay trời sắp mưa ... Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. * Cách tiến hành :+ Bước 1 : + Bước 2 : GV yêu cầu HS sau khi vẽ xong thì giới thiệu tranh của mình với bạn bên cạnh. - GV chọn một số bài vẽ cho cả lớp cùng quan sát và học tập. III. Tổng kết, dặn dò : GV tóm tắt nội dung bài, nhận xét chung giờ học. * Dặn dò : Chuẩn bị bài sau : Gió HS nghe HS thực hiện HS vào lớp thảo luận câu hỏi HS trả lời - HS chuẩn bị vở, bút chì, bút màu để vẽ theo gợi ý của GV. - HS thực hiện Ngày soạn: 13/ 04/2010 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 23 tháng 4 năm 2010 Toán Luyện tập A. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về : - Biết xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. - Xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí của các kim tương ứng với giờ. - Bước đầu nhận biết được các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày. - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3. B. Đồ dùng dạy học : C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Kiểm tra bài cũ: II. Dạy bài mới: GV giới thiệu và ghi đầu bài : GV hướng dẫn cách làm một số bài tập và chữa bài. * Bài 1 : Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng. Hướng dẫn HS quan sát đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ và nối với ô có ghi số giờ tương ứng. Ví dụ : Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ ? Tại sao em biết ? - Tương tự với các đồng hồ còn lại, HS làm và chữa bài. * Bài 2 : Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ a) 11 giờ b) 5 giờ c) 3 giờ d) 6 giờ e) 7 giờ g) 8 giờ h) 10 giờ i) 12giờ (GV theo dõi, nhận xét). *Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài Hướng dẫn HS nối các câu chỉ từng hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày với đồng hồ chỉ thời điểm tương ứng. Ví dụ : GV gợi ý HS - Em thường ngủ dậy vào lúc mấy giờ sáng ? Em đi học vào lúc mấy giờ GV chốt lại (7 giờ). - GV gợi ý HS làm tiếp các ý còn lại. III. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét đánh giá chung tiết học. - Dặn dò : Tiếp tục tập xem giờ đúng trên đồng hồ. - Chuẩn bị bài sau - HS thực hiện (9 giờ ) - Vì kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 9. - HS chuẩn bị đồng hồ - GV yêu cầu đến đâu HS thực hành đến đó 6 giờ sáng Mẫu đã nối ). HS nêu Tập đọc Hai chị em A. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu được nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. - Trả lời được câu hỏi 1, 2( SGK) B. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK. Bảng ghép, bộ chữ. C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt dộng của thầy Hoạt dộng của trò I. ổn định tổ chức - Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS đọc bài Kể cho bé nghe và trả lời câu hỏi : Con chó, con vịt, con nhện, cối xay lúa có đặc điểm gì ngộ nghĩnh ? II. Dạy - học bài mới : Tiết 1 1. Giới thiệu bài : GV treo tranh giới thiệu và ghi đầu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc : GV đọc mẫu lần 1 : Chú ý giọng cậu em : Khó chịu, đành hanh. Hướng dẫn HS luyện đọc Luyện các tiếng, từ ngữ : vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót. - GV ghi các từ ngữ lên bảng và gọi HS đọc bài - GV giải nghĩa từ khó : một lát, ngượng nghịu Luyện đọc câu : Gọi HS nối tiếp nhau luyện đọc từng câu. Luyện đọc đoạn, bài : Gọi 2 HS đọc đoạn 1 : Từ "Hai chị em ... gấu bông của em". Thi đọc trơn cả bài : Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm - GV nhận xét, cho điểm. Ôn các vần : oet, et Tìm tiếng trong bài có vần et Tìm tiếng ngoài bài có vần oet, et Gọi nhóm khác bổ sung GV ghi bảng Nói câu chứa tiếng chứa vần:. GV cho một bên nói câu có vần oet một bên nói câu có vần et - (GV nhận xét, tuyên dương đội nói tốt). Tiết 2 Tìm hiểu bài đọc và luyện nói : Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc : GV đọc mẫu toàn bài HS tìm hiểu bài : + GV gọi 3 HS đọc lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Cậu em đã làm gì khi chị đụng vào con gấu bông ? + Y/C HS trả lời : Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ? + Y/C HS trả lời câu hỏi : Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình. - Bài văn nhắc chúng ta điều gì ? GV: Cậu bé rất buồn vì không có người cùng chơi, vì cậu bé ích kỉ không muốn cho chị chơi đồ chơi của mình. Muốn có bạn cùng chơi chúng ta không nên ích kỉ. * Luyện nói: Em thường chơi với anh (chị, em) những trò chơi gì? Kể về người bạn tốt của em. Cho HS quan sát tranh của bài luyện nói và hỏi: Các em bé đang chơi những trò chơi gì? - GV cử một vài nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình. - GV theo dõi, nhận xét cho điểm. III. Củng cố, dặn dò: GV gọi HS đọc lại toàn bài 1 lần. GV nhận xét đánh giá chung tiết học. Dặn dò: Tiếp tục luyện đọc bài vào buổi 2. - HS đọc bài (cá nhân, cả lớp). - HS ghép từ vui vẻ, dây cót - HS luyện đọc các câu : Chị đừng động vào con gấu bông của em. - Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy. - Đọc nối tiếp từng câu. - HS thực hiện - 2 HS đọc đoạn 2 : Từ " Một lát ... của chị ấy" - 2 HS đọc đoạn 3 : Phần còn lại. - 3 HS đọc tiếp sức cho hết bài. - HS đọc, HS chấm điểm - HS tìm hét (HS đọc kết hợp phân tích tiếng có vần theo yêu cầu). - HS đọc mẫu trong SGK và chia nhóm (4 HS thành 1 nhóm). - HS thảo luận, tìm tiếng có vần oet, et sau đó nói tiếng có vần oet, et Lớp đọc đồng thanh. - HS viết vào vở BTTV 1/2 - HS thi nói - HS đọc bài theo đoạn và trả lời câu của hỏi từng đoạn. (Cậu nói chị đừng đụng vào con gấu bông của mình). 3 HS đọc đoạn 2 - (Cậu nói : Chị hãy chơi đồ chơi của chị ấy). 3 HS đọc đoạn 3 2 HS khá đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi - HS thực hiện - HS thảo luận nhóm (4HS theo câu hỏi : Hôm qua bạn chơi trò chơi gì với anh (chị, em) của mình ? Ngày tháng 4 năm 2010 TM BGH ký duyệt Sinh hoạt lớp Họp lớp I. Mục tiêu: Giúp HS nhận xét tuần 31 và đề ra phơng hớng tuần 32 II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Các tổ học sinh tự nhận xét thi đua trong tuần của tổ mình Các tổ bạn nhận xét: Giáo viên sơ kết thi đua tuần 31 của các tổ về các mặt: Lao động, vệ sinh theo khu vực được phân công ý thức tổ chức, kỷ luật. Tinh thần tham gia xây dựng bài trong các giờ học Việc thực hiện các qui định khác của nhà trường như: mặc đồng phục, giờ giấc ra vào lớp, thực hiện xếp hàng đầu giờ, tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể. Nêu gương và biểu dương những học sinh rèn luyện tốt trong tuần và có thái độ học tập tốt. 4. Phương hướng tuần 32: - Tiếp tục duy trì các nề nếp đã có. - Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ. - Chăm sóc bồn cây được phân công - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra kết thúc năm học
Tài liệu đính kèm: