Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Soạn ngang

Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Soạn ngang

TẬP ĐỌC

Tiết 49, 50: Cây bàng

 I.Mục tiêu:

Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu.

Hiểu được nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm riêng.

Trả lời được các câu hỏi 1 trong SGK.

Giáo dục hs biết cây bàng rất gần gũi với các bạn hs.

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 * Hôm nay các em sẽ học sang chủ đề mới “ Nhà trường”

 * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài.

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.

 Đọc mẫu lần 1.

 Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân.

Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc.

(đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ)

Cho HS mở SGK luyện đọc:

 

doc 17 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Soạn ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012
THỂ DỤC (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 49, 50: Cây bàng
 I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm câu.
Hiểu được nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có một đặc điểm riêng.
Trả lời được các câu hỏi 1 trong SGK.
Giáo dục hs biết cây bàng rất gần gũi với các bạn hs.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Hôm nay các em sẽ học sang chủ đề mới “ Nhà trường”
 * Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
 Đọc mẫu lần 1. 
 Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân.
Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc.
(đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ)
Cho HS mở SGK luyện đọc:
Luyện đọc câu: 
HS đọc nối tiếp câu, đoạn, cả bài. 
Gọi HS đọc cá nhân một số em
Giải lao
Hoạt động 2:Ôn những vần đã học
Gọi HS đọc câu hỏi 1
Tìm tiếng trong bài có oang. 
Gọi HS tìm tiếng có oang ghi bảng con ( khoảng), đọc cá nhân vài em.
Gọi HS đọc câu hỏi 2: 
Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, có vần oac.
.HS tìm viết tiếng có vần oang: khoang thuyền, khoai lang, hoàng hôn
HS tìm viết tiếng có vần oac: khoác lác, vở toác, rách toạc, choang choác...
Gọi HS đọc câu hỏi 3:
Nói câu chứa tiếng có vần oang hoặc có vần oac
Cho HS nói, nhận xét.
Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
Nhận xét tiết học .
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
Vừa rồi các em học bài gì?( Cây bàng)
Cho HS mở SGK
GV đọc mẫu, HS đọc thầm
Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em.
Gọi HS đọc câu hỏi 1
Mùa đông cây bàng thay đổi như thế nào ?
Mùa xuân cây bàng thay đổi như thế nào ?
Mùa hè cây bàng thay đổi như thế nào ?
Mùa thu cây bàng thay đổi như thế nào ?.
Gọi HS đọc câu hỏi 2
Theo em cây bàng đẹp nhất vào mùa nào?
Gọi vài em đọc lại bài.
Nhận xét.
Giải lao
Hoạt động 2: Trò chơi
Cho HS nhìn tranh QST và TLCH.
Chủ đề luyện nói: Kể tên những cây được trồng ở sân trường em.
Luyện nói theo nhóm.
Gọi HS nêu lên trước lớp..
Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Giáo dục tư tưởng:
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 17: Cây bàng
I.Mục tiêu: 
Nhìn bảng chép lại đúng đoạn: “ Xuân sangđến hết”: 36 chữ trong khoảng 15 đến 17 phút.
Điền đúng vần oang,oac; chữ g, gh vào chỗ trống.
Làm được bài tập 2, 3 (SGK)
Giáo dục hs viết cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Giới thiệu bài: Cây bàng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép 
GV đọc mẫu bài viết. 
Gọi HS đọc lại. 
Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con.
Chọn tiếng khó ghi bảng lớp:chi chít, mơn mởn, xanh um,kẽ lá, .
Cho HS viết bảng con: chi chít, mơn mởn, xanh um,kẽ lá,
Gọi HS đọc lại các từ khó vài em 
Cho HS chép bài vào tập. 
Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở 
Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi)
Chấm điểm một số tập. 
Giải lao
Hoạt đông 2: Làm bài tập 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập:
Bài 1: Điền vần oang hoặc oac.
 Cửa sổ mở toang
 Bố mặc áo khoác
Một em lên bảng làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập. 
Bài 2: Điền chữ g hoặc gh:
 “gõ trống, chơi đàn ghi ta”.
Cho HS làm vào tập, 1 em làm bảng phụ.
Nhận xét, ghi điểm. 
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------
TẬP VIẾT
Tiết 31: Tô chữ hoa :U, Ư,V
 I.Mục tiêu:
Tô được các chữ hoa :U, Ư, V. 
Viết đúng các vần oang, oac,ăn, ăng;các từ ngữ :khoảng trời, áo khoác, khăn đỏ, măng non. Kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập Viết 1, tập hai. (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần.)
Giáo dục hs viết cẩn thận 
 II. Đồ dùng dạy học :
Chữ mẫu :U, Ư, V
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
 + Hướng dẫn HS tô chữ hoa 
Đính chữ mẫu : U
Hướng dẫn HS quan sát. Chữ U gồm có những nét nào ?
GV viết mẫu U. HS tô U
Cho HS viết bảng con 
Chữ Ư,V tương tự U
 + Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ:
 Viết mẫu các vần, từ ngữ:
Gọi HS đọc các vần: oang, oac, ăn, ăng
Gọi HS đọc các từ: khoảng trời, áo khoác, khăng đỏ,măng non
Cho HS viết bảng con: oang, oac, ăn, ăng
 khoảng trời, áo khoác, khăng đỏ,măng non
+ Hướng dẫn HS tô, viết 
Hướng dẫn HS tô các chữ hoa, nhắc nhở HS cách cầm bút bằng viết
GV viết mẫu HS chú ý , HS viết GV quan sát uốn nắn sửa chửa, cứ như vậy HS viết các vần từ đến hết bài .
+ Chấm điểm một số tập 
Tuyên dương những em viết nhanh đúng đẹp ( có tiến bộ )
Hoạt động 2: Trò chơi
Thi đua 2 đội(1 nam, 1 nữ)
Lên bảng thi đua viết 1 số từ GV yêu cầu.
Đội nào viết nhanh, viết đẹp thắng cuộc
Nhận xét- Tuyên dương.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 125: Ôn tập các số đến 10
I. Mục tiêu:
Biết cộng các số trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ
Biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác
Giáo dục hs ham thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện tập.
 Cho học sinh làm vở bài tập trang 171
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.( tính)
Cho HS làm miệng, GV ghi bảng lớp .
Bài 2: Yêu cầu gì?( tính)
2 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Nêu yêu cầu bài( điền số)..
Cho HS làm theo nhóm.
Trình bày, nhận xét
Hoạt động 2: Trò chơi
* Thi đua giữa các nhóm
Bài 4: Nối các điểm để có 1 hình vuông, 1 hình vuông và 1 hình tam giác
Nhóm nào nhanh, đúng thắng cuộc
Nhận xét- Tuyên dương
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
ĐẠO ĐỨC
Tiết 33: Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ
I. Mục tiêu:
Nhận biết các vạch trắng trên đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
Không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình.
Giáo dục hs biết tuân thủ luật giao thông để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Nêu tình huống
Bước 1: Cho hs xem tranh
Bước 2: Thảo luận nhóm ( nhóm 4)
Chuyện gì có thể xảy ra với Bo?
Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm
Nếu em ở đó em sẽ khuyên Bo điều gì?
Bước 3: Kết luận:
 GV nhắc lại lời cô giáo và nhấn mạnh: Hành động chạy sang đường 1 mình của Bo là rất nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
Hoạt động 2: Giới thiêu vạch trắng dành cho người đi bộ.
Bước 1: HS gấp sách lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa?
Bước 2: gv cho hs mở sách và quan sát tranh ở trang 8 và trả lời câu hỏi:
Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không, nó nằm ở đâu?
Kết luận: Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy những vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện 
Bước 3: Cho hs đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Thực hành qua đường.
Bước 1: gv chia lớp thành các nhóm và nêu nhiệm vụ
Từng nhóm sẽ thực hành đóng vai: 1 em đóng vai người lớn,1 em đống vai trẻ em.
Em đóng vai người lớn có thể không xách túi, hoặc xách túi. Em đóng vai trẻ em sẽ nắm tay người lớn.
Các nhóm thực hành qua đường.
Bước 2: Kết luận
 Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn.
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I.Mục đích , yêu cầu : 
1. HS đọc trơn toàn bài: Cây bàng . Phát âm đúng các tiếng từ ngữ khó: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
2. Ôn vần : 
- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : 
- Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu ( dấu chấm và dấu phẩy, dấu chấm nghỉ dài hơn so với dấu phẩy )
- Nhắc lại nội dung bài .
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Bộ TH Tiếng Việt .
	- Bảng phụ chép bài đọc .
III. Các hoạt động dạy – học : 
* Luyện đọc bài:
- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .
- GV sửa cho học sinh .
** Luyện đọc tiếng , từ
- Luyện đọc tiếng , từ khó: 
- Nhận xét .
** Luyện đọc câu :
- Cho học sinh đọc từng câu .
- Nhận xét 
**Ôn lại các vần : 
- Cho học sinh nêu tiếng , từ có vần : 
- Nhận xét .
**Luyện đọc toàn bài .
- Gọi học sinh thi đọc diễn cảm từng bài 
*Luyện tập : 
- Cho học sinh thi tìm tiếng , nói câu chứa tiếng có vần :
- Cho học sinh nêu lại nội dung bài .
* Làm bài tập 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở vở BTTV
Luyện viết: Cây bàng
I.Mục đích , yêu cầu : 
	- Chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn cuối của bài: Cây bàng trình bày đúng bài viết .Viết đúng tốc độ tối thiểu 2 chữ / phút . 
	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Bảng phụ viết sẵn bài viết , nam châm.
III. Các hoạt động dạy – học: 
* Luyện viết : Cây bàng
1. Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Treo bảng phụ ( có bài viết )
- Cho 1 vài học sinh nhìn bảng đọc 
- Cho học sinh tìm 1 số tiếng dễ viết sai .
- Cho học sinh viết ra bảng con. Hướng dẫn và sửa sai cho HS .
- Cho học sinh viết bài vào vở .
- Hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế , cách cầm bút , để vở và cách trình bày .
- Đọc thong thả , chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát lại. GV dừng lại ở chỗ khó viết, đánh vần lại tiếng đó cho các em viết đúng. Nhắc các em gạch chân chữ viết sai , ghi số lỗi ra lề vở.
 2. HD làm bài tập ( VBTTV ) 
- Cho học sinh lần lượt nêu yêu cầu bài tập VBTTV.
- Hướng dẫn làm bài tập.
- Cho học sinh nêu kết quả - nhận xét 
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 51, 52: Đi học
 I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài tập đọc Đi học. Đọc đúng các từ  ... HS đọc câu hỏi 1
Tìm tiếng trong bài có vần ăng. 
 HS viết bảng con: lặng, nắng, vắng , đọc.
Gọi HS đọc câu hỏi 2: 
Tìm tiếng ngoài bài có vần ăn, có vần ăng? 
. HS tìm tiếng có vần ăn: chiếc khăn, chăn nuôi, săn bắn, lăn tăn
Tiếng có vần ăng viết bảng: băng giá, nặng nề, rặng tre, trời nắng, tặng quà
Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
Nhận xét tiết học .
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
Giải lao
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 4
Đọc các câu thơ trong bài ứng với nội dung trong tranh
Vừa rồi các em học bài gì?( Đi học)
Cho HS mở SGK
GV đọc mẫu, HS đọc thầm
Gọi HS đọc khổ 1, cá nhân vài em.
Gọi HS đọc câu hỏi 1
Hôm nay em tới lớp cùng ai?
Cho HS đọc khổ 2,3 cá nhân vài em.
Gọi HS đọc câu hỏi 2
Đường đến trường có gì đẹp?
Cho các em nói theo nhóm.
1 em nêu câu hỏi, 1 em đọc. nhận xét, bổ xung.
Gọi HS trình bài trước lớp.
Nhận xét- Tuyên dương.
Hoạt động 5: Thi đọc từng khổ thơ
Nhận xét- Tuyên dương.
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
ÂM NHẠC (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 130: Ôn tập các số đến 10 (tt)
I. Mục tiêu:
Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10.
Cộng trừ các số trong phạm vi 10.
Biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.
Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1:Điền số thích hợp vào chỗ chấm
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Cho HS làm theo nhóm
Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán cá nhân vài em
GV cùng HS tóm tắt bài toán
Hướng dẫn HS giải toán.
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
Chấm điểm 1 số tập.
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 10 cm.
Cho HS vẽ vào tập. GV quan sát nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012
THỦ CÔNG (GV chuyên)
-------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 53, 54: Nói dối hại thân
 I.Mục tiêu:
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ:bỗng , giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.
Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc làm hại đến bản thân.
Trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK.
Giáo dục hs không nên nói dối, nói dối rraats có hại.
* Kĩ năng xác định giá trị; Kĩ năng tư duy phê phán.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Cho HS xem tranh-> Ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
 Đọc mẫu lần 1. 
 Cho HS mở SGK đọc thầm tìm từ khó gạch chân. 
Chọn tiếng khó ghi bảng lớp: chăn cừu,tức tốc, kêu toáng, hốt hoảng, .
Cho HS gấp SGK nhìn bảng luyện đọc.
(đọc âm, đánh vần vần, đánh vần tiếng, trơn từ)
Cho HS mở SGK luyện đọc:
Luyện đọc câu: 
HS đọc nối tiếp câu, đoạn , cả bài. 
Gọí HS đọc cá nhân một số em
Giải lao
Hoạt động 2:Ôn những vần đã học
Gọi HS đọc câu hỏi 1
Tìm tiếng trong bài có vần it. 
Gọi HS tìm tiếng có it, ghi bảng con ( thịt), đọc cá nhân vài em.
Gọi HS đọc câu hỏi 2: 
Tìm tiếng ngoài bài có vần it, có vần uyt? 
Cho HS viết tiếng có it, đọc:quả mít, mù mịt,bịt bùng
Cho HS viết tiếng có uyt, đọc : quả quýt, cuống quýt, huýt còi
. * Điền vần it hoặc uyt:
Mít chín thơm nức.
Xe buýt đầy khách.
Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
Nhận xét tiết học .
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
Vừa rồi các em học bài gì?( Nói dối hại thân)
Cho HS mở SGK
GV đọc mẫu, HS đọc thầm
Gọi HS đọc lại bài cá nhân vài em.
Gọi HS đọc đoạn 1, cá nhân vài em.
Gọi HS đọc câu hỏi 1
Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?
Cho HS trả lời, bạn nhận xét
Gọi HS đọc đoạn còn lại.
Gọi HS đọc câu hỏi 2
Khi sói đến thật , chú kêu cứu có ai đến giúp không? Sự việc kết thúc như thế nào?
Gọi HS trả lời, bạn nhận xét
Gọi HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.
Nhận xét tiết học .
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 131: Ôn tập các số đến 10 (tt)
I. Mục tiêu:
Biết trừ các số trong phạm vi 10, trừ nhẩm, nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ
Biết giải toán có lời văn.
Giáo dục hs tính cẩn thận.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Tính
Cho HS làm miệng GV ghi kết quả bảng lớp
Nhận xét.
Bài 2: Tính
HS làm vào tập, Nêu kết quả GV ghi bảng
Nhấn : Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Tính
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
Nhận xét, ghi điểm.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài cá nhân vài em.
Hướng dẫn HS tóm tắt và giải toán.
1 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
Chấm điểm 1 số tập.
Hoạt động 2: Củng cố ,dặn dò
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 18 : Đi học
I.Mục tiêu: 
Nghe, viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ đi học, khoảng 15 đến 20 phút 
Điền đúng vần ăn hay ăng; chữ ng hay ngh vào chỗ trống.
Làm được bài tập 2, 3 (SGK).
Giáo dục hs viết cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 2,3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 * Giới thiệu bài: lũy tre
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết
GV đọc mẫu bài viết. 
Gọi HS đọc lại.
Cho HS đọc thầm tìm tiếng dễ sai viết ra bảng con.
Chọn tiếng khó ghi bảng lớp.
Cho HS viết bảng con: dắt tay, lặng, rất hay.
Gọi HS đọc lại các từ khó vài em .
GV đọc từng cụm từ, câu cho HS viết vào tập.
Cho HS viết 2 khổ thơ vào tập. 
Hướng dẫn cách viết chữ đầu dòng, tư thế ngồi, cầm bút ,để vở 
Đính bảng phụ đã chép sẵn bài viết.
Đọc thông thả từng chữ trên bảng, đến tiếng khó dừng lại đánh vần cho HS soát lỗi ( HS lấy bút chì ra soát lỗi)
Chấm điểm một số tập.
Nhận xét bài viết. 
Giải lao
Hoạt đông 2: Làm bài tập 
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập:
2. Điền vần ăn hay ăng ?.
Bé ngắm trăng
Mẹ mang chăn ra phơi nắng.
Cho HS làm vào tập, 1 em làm bảng phụ
Nhận xét chấm điểm một số tập
3. Điền chữ ng hay ngh?
Ngỗng đi trong ngõ
Nghé nghe mẹ gọi
Nhận xét tiết học.
Dặn dò về nhà viết lại những chữ viết sai ở cuối bài
Rút kinh nghiệm:
TOÁN
Tiết 132: Ôn tập các số đến 100
I. Mục tiêu:
Biết đọc, viết các số đến 100; biết cấu tạo số có hai chữ số.
Biết cộng, trừ ( không nhớ )các số trong phạm vi 100.
Giáo dục hs viết cẩn thận, chính xác
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: luyện tập
Bài 1: Viết các số
Cho HS nêu miệng kết quả, GV ghin bảng lớp
Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Viết các số vào dưới mỗi vạch của tia số
2 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập.
Nhận xét, ghi điểm
Bài 3: Viết theo mẫu
Làm mẫu: 35=30+5
Các bài còn lại cho HS làm theo nhóm.
Nhận xét, sửa sai.
Bài 4:Tính
Nhắc nhở HS đặt tính thẳng cột.
2 em làm bảng phụ, cả lớp làm vào tập
Chấm điểm một số tập.
Hoạt động 2: Trò chơi
Tổ chức trò chơi “ Cá con tìm mẹ”
Thi đua giữa hai đội
Đội nào nhanh, đúng . Thắng cuộc
Nhận xét – Tuyên dương
Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 9: Cô chủ không biết quý tình bạn
I Mục tiêu:
Kể được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh .
Biết được lời khuyên của truyện : Ai không biết quý tình bạn , người ấy sẽ sống cô độc .
Dựa vào nội dung câu chuyện, GV có thể rút ra bài học và liên hệ về ý thức BVMT cho HS : Cần sống gần gũi, chan hòa với các lòai vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.
Giáo dục hs phải biết quí tình bạn mới có được nhiều bạn.
* Kĩ năng xác định giá trị;Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; Kĩ năng tư duy phê phán.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý.
Dụng cụ hóa trang: Mặt nạ gà trống, gà mái, vịt, chó con.
Bảng ghi nội dung chính 4 đoạn của câu chuyện.
III.Các hoạt động dạy học :
* Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
Hôm nay, các em nghe cô kể câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn”. Với câu chuyện này các em sẽ hiểu: Người nào không biết quý tình bạn, thích thay đổi bạn, “có mới nới cũ”, thì sẽ gặp chuyện không hay.
Hoạt động 1: Kể chuyện:
 Giáo viên kể 3 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện
Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Biết dừng ở một số chi tiết để gây hứng thú.
Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ để làm ra các chi tiết của câu chuyện, giúp học sinh nhớ câu chuyện.
Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện:
* Nhấn giọng những chi tiết tả vẽ đẹp của các con vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa chúng với cô chủ, sự thất vọng của chúng khi bị cô chủ xem như một thứ hàng hoá để đổi chác.
* Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi.
Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì?
+ Yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1.
+ Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4
- Dựa vào nội dung câu chuyện, GV có thể rút ra bài học và liên hệ về ý thức BVMT cho HS : Cần sống gần gũi, chan hòa với các loàii vật quanh ta và biết quý trọng tình cảm bạn bè dành cho mình.
Hoạt động 2: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
+ Gọi học sinh nêu lại ý nghĩa câu chuyện
* Phải biết quý trọng tình bạn. Ai không quý trọng tình bạn người ấy sẽ không có bạn. Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ. Người nào thích đổi bạn sẽ không có bạn nào chơi cùng.
+ Nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. 
+ Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ
-------------------------------------------------------------------------------
Nhận xét của Ban Giám Hiệu
Nhận xét của Tổ trưởng CM
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 1 tuan 33.doc