Giáo án lớp 3 - Trường TH Đồng Việt - Tuần 2

Giáo án lớp 3 - Trường TH Đồng Việt - Tuần 2

Tập đọc- kể chuyện

AI CÓ LỖI

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

A- Tập đọc.

1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng: nắn nót; nổi giận; đến nỗi, lát nữa; .

+ Các từ phiên âm tên người nước ngoài: Cô-rét-ti; En-ri-cô.

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.

2- Rèn kỹ năng đọc-hiểu.

- Nắm được nghĩa của các từ: kiêu căng, hối hận, can đảm.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

B- Kể chuyện.

1- Rèn kỹ năng nói.

- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

2- Rèn kỹ năng nghe.

 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Trường TH Đồng Việt - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 2 Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010
Chào cờ
---------------------------------------------
Tập đọc- kể chuyện
AI Có LỗI
I. MụC ĐíCH, YêU CầU.
A- Tập đọc.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng: nắn nót; nổi giận; đến nỗi, lát nữa; ....
+ Các từ phiên âm tên người nước ngoài: Cô-rét-ti; En-ri-cô.
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
2- Rèn kỹ năng đọc-hiểu.
- Nắm được nghĩa của các từ: kiêu căng, hối hận, can đảm.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
B- Kể chuyện.
1- Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
2- Rèn kỹ năng nghe.
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ DùNG DạY-HọC.
- Tranh minh hoạ, truyện kể.
- Bảng cần viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY-HọC.
Tập đọc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
- Kiểm tra học sinh đọc bài “Hai bàn tay em" và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm..
B- Hoạt động 2.
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện đọc.
a) Giáo viên đọc bài văn.
b) Hướng dẫn luyện đọc-giải nghĩa.
* Đọc từng câu.
- GV viết bảng: Cô-rét-ti; En-ri-cô.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu (hoặc 2đ3 câu).
- GV kết hợp hướng dẫn phát âm từ khó.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi ở câu dài.
Tôi đang nắn nót viết từng chữ/ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi/ làm cho cây bút nguệch ra một đường xấu.
- Giải nghĩa từ: Kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.
+ Đặt câu với từ "ngây".
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Luyện đọc theo cặp.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu học sinh đọc.
3- Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.2.
- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
* Đoạn 3.
- Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
* Đoạn 4.
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
- Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn? Hãy nói 1,2 câu ý nghĩ của Cô-rét-ti.
* Đoạn 5.
- Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
- Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
- Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
* Yêu cầu HS nêu (nội dung) ý nghĩa của câu chuyện.
4- Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu 1,2 đoạn, lưu ý HS về giọng đọc ở các đoạn.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV uốn nắn cách đọc cho HS. 
- Yêu cầu cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- 2 HS đọc và trả lời.
- Lớp nhận xét.
- Nhắc lại đề bài.
- HS nghe đọc thầm theo.
- 3 HS đọc từ trên bảng, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn.
- Đọc chú giải.
- Học sinh nêu.
- Từng cặp HS đọc.
- 3 nhóm tiếp nối đọc đồng thanh đoạn 1.2.3.
-2 HS tiếp nối đọc đoạn 3,4.
- HS đọc.
- En-ri-cô và Cô-rét-ti.
- Tự trả lời.
* Cả lớp đọc thầm.
- 2- 3 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét.
- HS đọc thầm.
- HS thảo luận nhóm-trả lời:
- HS nêu.
* 1 học sinh đọc to
- Học sinh trả lời theo cặp
- Học sinh nêu và nhắc lại.
- Hai nhóm (mỗi nhóm 3 HS) đọc theo cách phân vai.
- Học sinh thực hiện.
Kể CHUYệN
1- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
Thi kể lại 5 đoạn câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của em.
2- Hướng dẫn kể.
- GV nhắc HS: Câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô. Để hiểu yêu cầu kể bằng lời của em, em cần đọc ví dụ về cách kể trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Gọi 5 HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện dựa theo 5 tranh.
- Yêu cầu HS bình chọn người kể tốt nhất .
3- Củng cố, dặn dò 
- Em học được điều gì qua câu chuyện này?
* GV cho HS thấy sự khác nhau giữa đọc truyện và kể chuyện.
- Nhận xét tiết học. Về kể chuyện cho người thân nghe
- HS lắng nghe.
- Theo dõi.
- Cả lớp đọc thầm .
- Từng HS kể cho nhau nghe.
- HS thực hiện.
- Học sinh thực hiện.
- Bạn bè phải nhường nhịn nhau.
- Phải yêu thương, nghĩ tốt về nhau.
- Phải can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.
TOáN
TRừ CáC Số Có BA CHữ Số (Có NHớ 1 LầN).
I- Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết cách tính trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
- Giáo dục học sinh yêu thích học Toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Hoạt động 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện
 Xe 1: 156 bao gạo
 Xe 2: 172 bao gạo ? bao 
- Gv cho điểm
2- Hoạt động 2. * Giới thiệu ghi bài:
a) Giới thiệu phép trừ: 423-215
- GV nêu phép tính.
- Yêu cầu học sinh đặt tính.
- GV hướng dẫn thực hiện: 2 không trừ được cho 5, ta lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1; 1 thêm 1 bằng 2; 3 trừ 2 bằng 1, viết 1; 4 trừ 2 bằng 2, viết 2. Kết quả 432-215=217
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm.
b) Giới thiệu phép trừ: 627-143
- GV nêu phép tính và yêu cầu HS thực hiện.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện.
- GV lưu ý HS: ở hàng (chục) không nhớ, có nhớ ở hàng trăm.
c) Thực hành.
Bài 1/7: - Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Gọi học sinh nêu cách làm.
- Lưu ý: có nhớ 1 lần ở hàng chục.
Bài 2/7: - Nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Lưu ý: có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
Bài 3/7: 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Hướng dẫn tóm tắt. 
- Yêu cầu học sinh đọc lại bài toán.
- Muốn biết Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4/7.
- Cho HS nêu miệng bài toán.
- Thi giải toán nhanh.
- Nhận xét, tuyên dương dãy giải nhanh, đúng
3- Củng cố-dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng sửa bài.
- Cả lớp sửa bài, nhận xét.
- Nhắc lại đề bài.
- Theo dõi.
- 1 HS lên bảng đặt tính: 423
- HS theo dõi. 215
 217
- Vài HS nêu.
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm trên bảng lớp. 
- 1 HS nêu-HS khác nhận xét.
- Tính.
- 5 HS lên bảng thực hiện.
- Cả lớp làm vào sách giáo khoa.
- HS nêu, HS khác nhận xét.
- Tính.
- Từng HS lên bảng thực hiện phép tính. Cả lớp làm lần lượt vào bảng con.
- HS nêu
- HS đọc bài toán.
- HS nêu.
- HS đọc lại bài toán (nhìn sơ đồ)
- HS nêu.
- 1 HS giải trên bảng. Cả lớp làm vào vở.
- HS đọc yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt.
- 3,4 HS nêu.
- Mỗi dãy cử 1 HS lên bảng thực hiện.
đạO ĐứC
KíNH YêU BáC Hồ (tiết 2)
I. mụC TIÊU:
- Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bâc Hồ.
- Thực hiện làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác.
II. Chuẩn bị: - Một số bài thơ, bài hát về Bác.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Hoạt động 1: 
- Yêu cầu đọc 5 điều Bác Hồ dạy?
- GV nhận xét..
2- Hoạt động 2.
+ Khởi động: yêu cầu HS hát bài "Tiếng chim trong vườn Bác" hoặc "Hoa thơm dâng Bác".
* GV giới thiệu bài.
a) Hoạt động 1: HS tự liên hệ.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn bên cạnh: Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Thực hiện ntn? Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao? Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?
- GV khen những HS thực hiện tốt và nhắc nhở cả lớp học tập các bạn.
b) Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
* Cách tiến hành:
- Các nhóm HS trình bày kết quả sưu tầm được, dưới nhiều hình thức: hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh
- GV khen những nhóm sưu tầm được nhiều tư liệu hay.
- GV giới thiệu thêm một số tư liệu khác về Bác.
c) Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên.
* Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
* Cách tiến hành.
- Một số HS trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vân các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác với thiếu nhi.
+ Bạn hãy hát hoặc đọc 1 bài thơ nói về Bác hoặc về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác?
+ Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập vào khi nào? ậ đâu?
d) Kết luận chung.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc. Bác rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác. Kính yêu và biết ơn Bác, chúng ta phải thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.
- Kết thúc tiết học.
+ Về thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Cả lớp đọc.
- Cả lớp hát.
- HS tự liên hệ theo từng cặp.
- Vài HS tự liên hệ trước lớp
- Các nhóm trình bày.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
 Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2010
TOáN
LUYệN TậP
A- Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Rèn kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần hoặc không có nhớ).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ.
- Giáo dục học sinh lòng say mê học Toán.
B- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Hoạt động 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện:
 782 - 458 819 - 643
 995 - 798 627 - 364
- Cho điểm.
2- Hoạt động 2.
* Giới thiệu bài.
* Luyện tập.
Bài 1/8: Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào SGK.
- Gọi học sinh nêu cách thực hiện.
Bài 2/8.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con.
Bài 3/8.
- Yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh điền vào SGK và nêu kết quả.
Hỏi: 
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số trừ ta làm như thế nào?
Bài 4/8.
- Bài yêu cầu gì?
- Gọi học sinh nêu bài toán.
- Thi giải toán nhanh.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh của tổ nào giải nhanh, đúng.
Bài 5/8.
- Bài toán cho biết gì?
- Hỏi gì?
- Tóm tắt.
- Muốn biết có bao nhiêu học sinh nam ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV sửa bài.
3- Hoạt động 3
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh sửa trên bảng lớp.
- Nhắc lại đầu bài.
- Tính.
- Cả lớp thực hiện:
- Mỗi học sinh nêu 1 phép tính.
- Nhận xét.
- Học sinh đặt tính rồi tính.
- Học sinh thực hiện.
- Điền số.
- Kết quả: 326; 371; 390; 735
- Học ... ình 1,2,3 trang 8 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
+ Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Nhận xét chung: 
- GV nhắc học sinh nên tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi, họng.
b) Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV theo dõi giúp đỡ học sinh đặt thêm câu hỏi như: Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình là có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi học sinh lên trình bày. Mỗi học sinh chỉ phân tích 1 bức tranh.
- GV bổ sung, sửa chữa.
- GV yêu cầu cả lớp:
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
* Kết luận:
3- Hoạt động 3
- Nhận xét tiết học.
- Về làm theo bài học
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Nhắc lại đề bài.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát hình trang 9 SGK trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
- Học sinh liên hệ
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
Nghệ thuật
LUYệN: GấP TàU THUỷ HAI ốNG KHóI 
I- MụC TIêU:
- Học sinh củng cố cách gấp tàu thuỷ
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng kĩ thuật
- Giáo dục học sinh biết yêu thích sản phẩm mình làm được.
II- GIáO VIêN CHUẩN Bị: Như tiết trước.
III- CáC HOạT ĐộNG DạY HọC CHủ YếU.
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1- Hoạt động 1.
- Nêu các bước gấp tàu thuỷ 2 ống khói?
- GV nhận xét.
2- Hoạt động 2.
* Giới thiệu, ghi bài.
* Các hoạt động (tiếp).
3) Hoạt động 3: Thực hành
- GV gọi học sinh thao tác gấp tàu thuỷ 2 ống khói theo các bước đã HD ở tiết trước.
- Cho học sinh quan sát và nhắc lại quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói. (treo quy trình).
- GV gợi ý cho học sinh: Sau khi gấp tàu thuỷ, các em có thể dán vào vở, dùng bút màu trang trí tàu và xung quanh tàu cho đẹp.
- GV tổ chức cho học sinh thực hành.
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
* Tổ chức trưng bày sản phẩm: GV chia bảng lớp thành 2: hoàn thành và chưa hoàn thành; yêu cầu học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình.
- GV đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
4- Nhận xét, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần, thái độ học tập, kết quả thực hành của học sinh.
- Dặn dò: Giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo học bài: "Gấp con ếch".
- Học sinh trả lời.
- Nhắc lại đề bài.
- 1 học sinh thực hiện trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành cá nhân, dán sản phẩm vào vở, trang trí.
- Học sinh nào làm xong, tự đánh giá sản phẩm của mình theo 1 trong 2 mức GV chia trên bảng.
- Cả lớp nhận xét các sản phẩm trưng bày trên bảng.
THể DụC ( ôn)
	 ôN ĐI ĐềU- TRò CHơI "KếT BạN"
I- MụC TIêU:
- ôn tập đi đều theo 1-4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng và theo đúng nhịp hô của GV.
- ôn đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang). Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi "Kết bạn". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II- ĐịA ĐIểM, PHươNG PHáP.
- Sân được vệ sinh sạch, bảo đảm an toàn.
- Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
III- NộI DUNG Và PHươNG PHáP LêN LớP.
NẫI DUNG
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc: 40-50m.
* Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2- Phần cơ bản.
- Tập đi đều theo 1-4 hàng dọc.
GV cho cả lớp tập đi thường theo nhịp sang đi đều theo nhịp hô 1-2; 1-2...
Chú ý phối hợp chân, tay.
- ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang)
+ GV nêu tên động tác sang vừa làm mẫu vừa nêu tóm tắt lại động tác - Học sinh làm theo.
+ GV dùng khẩu lệnh "Động tác đi kiễng gót hai tay chống hông (dang ngang)... bắt đầu.
+ Học sinh đi được 5-10m thì hô "thôi".
GV nhắc lại cho học sinh cách chống hai tay vào hông hoặc 2 tay dang ngang.
+ GV theo dõi, uốn nắn động tác cho học sinh.
- Chơi trò chơi "Kết bạn"
+ Học sinh nhắc lại tên trò chơi và cách và cách chơi (L2).
+ Học sinh tham gia có chủ động.
3- Phần kết thúc.
- Đi chậm, vỗ tay và hát.
- Hệ thống nội dung bài và nhận xét.
- VN: ôn động tác đi đều và kiễng gót 2 tay chống hông
2-3 phút
1 phút
1 phút
6- 8 phút
 8- 10 phút
 6- 8 phút
1- 2 phút
1- 2 phút
X
X x x x x x x x x x 
X x x x x x x x x x 
X x x x x x x x x x 
 X
X X X
x x x
x x x
x x x
x x x
x x x
x x x
x x x
Tiếng việt
ôn lt&c: từ ngữ về thiếu nhi
kiểu câu ai là gì?
I- MụC ĐíCH, YêU CầU.
1- Củng cố và mở rộng vốn từ về trẻ em.
2- ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì) - là gì?
3- Giáo dục học sinh yêu thích học Tiếng việt.
II- Đồ DùNG DạY HọC.
- Bảng kẻ nội dung BT1.
- Bảng kẻ phụ viết BT2.
- Bài 1,2, 3 BTTV trang 9
III- CáC HOạT ĐộNG DạY - HọC.
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Hoạt động 1.
*- Giới thiệu bài.
B- Hoạt động 2. 
*- Hướng dẫn làm bài tập.
a) Bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 2 nhóm lớn chơi "Tiếp sức", mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyền bút cho bạn. Em cuối cùng của nhóm đếm số từ nhóm tìm được.
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
- Yêu cầu học sinh sửa bài.
- GV lấy bài của nhóm thắng cuộc viết bổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả.
- Yêu cầu đọc lại các từ sửa vừa tìm.
b) Bài tập 2.
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV phát 3 băng giấy cho 3 học sinh làm tại chỗ, nêu yêu cầu:
+ Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)
+ Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi "Là gì"?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- HD sửa bài.
- GV chốt lời giải đúng.	
c) Bài tập 3.
- Nêu yêu cầu của bài?
- GV khác với BT 2. BT này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì)" ? hoặc "Là gì" bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD sửa bài.
3- Hoạt động 3
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh ghi nhớ những từ vừa học.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Tìm các từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết của trẻ em, chỉ tình cảm người lớn đối với trẻ em.
- Học sinh thi tiếp sức: tìm từ.
- Cả lớp đọc bảng từ, nhận xét đúng sai, KL nhóm thắng cuộc.
- Học sinh đọc.
- Tìm các bộ phận của câu
- 3 HS làm vào băng giấy, cả lớp làm vào vở BT.
- 3 HS trình bày kết quả-Lớp nhận xét.
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
- HS làm vào vở nháp.
- HS đọc câu hỏi mình đặt-HS khác nhận xét.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 2
Phương hướng tuần 3
i. mục tiêu:
- Giúp học sinh kiểm điểm các hoạt động trong tuần 2
- Nắm được nội dung, nhiệm vụ tuần 3
- Giáo dục học sinh ý thức tập thể, tự quản.
ii. chuẩn bị:
- nội dung buổi sinh hoạt
iii. các nội dung sinh hoạt :
	1- Kiểm điểm tuần 2
 - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt về các nội dung :
 + học tập + nề nếp
 + trực nhật + nói năng, cư sử...
 + mặc đồng phục + tham gia các hoạt động của lớp
 - Từ đó GV có hướng nhận xét:
 + học tập tốt. :................................................, Chưa tốt..............................................................
 + trực nhật tốt :............................................., Chưa tốt :.............................................................
 + nề nếp tốt :.................................................., Chưa tốt...............................................................
 .....................................................................................................................................................
 .......................................................................................................................................................
 + tham gia các hoạt động của lớp chào mừng năm học mới
 - Tuyên dương:....................................................................................................
 - Phê bình:............................................................................................................
 2- Phương hướng tuần 3
 - Phát huy những ưu điểm có trong tuần 2, khắc phục các khuyết điểm.
 - Tiếp tục phát động phong trào thi đua giành nhiều điểm tốt để chào mừng năm học mới.
 - Tiếp tục phát động phong trào “ Rèn chữ - Giữ vở”
 3- Hướng dẫn chơi trò chơi Bỏ khăn.
==========================================================
Mỹ THUậT
Vẽ TRANG TRí
vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm
I- MụC TIêU.
- Học sinh hiểu biết hơn về hoạ tiết và cách sử dụng hoạ tiết, màu.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và màu vào hình có sẵn theo cảm nhận riêng.
- Giáo dục học sinh yêu thích cái đẹp.
II- CHUẩN Bị.
- Giáo viên: Sưu tầm 1 số tranh có trang trí đẹp của thiếu nhi.
- Học sinh: Vở tập vẽ, màu vẽ các loại.
III- CáC HOạT ĐộNG DạY HọC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
2- Các hoạt động.
a) Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu hình ảnh có đường diềm được trang trí.
- Nhận xét gì về các tranh vẽ?
+ Các hoạ tiết gì? 
+ Màu xắc có gì đẹp?
+ Tranh vẽ những gì?
b) Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu.
- Dựa vào các gợi ý trên yêu cầu học sinh chọn và xắp xếp các hoạ tiếp để vẽ tiếp vào đường diềm và vẽ màu .
+ tìm màu nổi.
+ Các màu hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của toàn bức tranh.
+ Vẽ màu cần có đậm, có nhạt.
c) Hoạt động 3: Thực hành.
- GV quan sát những gợi ý cần thiết.
- Khuyến khích học sinh sử dụng màu theo cách cảm nhận của tuổi thơ.
d) Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý học sinh nhận xét và chọn những bài vẽ đẹp theo ý mình.
- GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ.
3- Dặn dò - Sưu tầm tranh tĩnh vật.
- Nhắc lại đề bài.
- Quan sát tranh.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu.
- Học sinh trả lời theo cảm nhận riêng: Tranh có nhiều hoạ tiết như hoa lá, con vật, đồ vật...
- Học sinh thực hành theo yêu cầu.
- Học sinh trưng bày bài vẽ trên bảng.
- Cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2(9).doc