Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2

MĨ THUẬT Tiết 10

Xem tranh tĩnh vật

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

- Tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv : Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả.

 Một số bài của học sinh năm trước.

- Hs: Màu vẽ các loại.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Xem tranh

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh ở vở Tập vẽ 3 và tranh đã chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ và trả lời:

+ Tác giả bức tranh là ai?

+ Tranh vẽ những loại hoa, quả nào?

+ Hình dáng của các loại hoa, quả trong tranh đó.

+ Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh?

+ Những hình chính của bức tranh đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ.

+ Em thích bức tranh nào nhất?

+ Sau khi xem tranh Giáo viên giới thiệu vài nét về tác giả ( SGV/106 )

Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá

- Nhận xét chung tiết học.

- Khen ngợi, động viên những học sinh có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh.

Hoạt động 4: Dặn dò.

- Dặn dò: Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét

- Quan sát cành lá cây ( hình dáng và màu sắc ).

 

doc 21 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - GV: Lê Thị Thuỳ Châu - Tiểu học Đức Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 
Thứ tư ngày 26/10/2011
 MĨ THUẬT Tiết 10 
Xem tranh tĩnh vật
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
- Tập mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Sưu tầm một số tranh tĩnh vật hoa quả.
 Một số bài của học sinh năm trước.
Hs: Màu vẽ các loại.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Xem tranh
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh ở vở Tập vẽ 3 và tranh đã chuẩn bị, nêu ra các câu hỏi gợi ý để học sinh suy nghĩ và trả lời:
+ Tác giả bức tranh là ai?
+ Tranh vẽ những loại hoa, quả nào?
+ Hình dáng của các loại hoa, quả trong tranh đó.
+ Màu sắc của các loại hoa, quả trong tranh?
+ Những hình chính của bức tranh đặt ở vị trí nào? Tỉ lệ của các hình chính so với hình phụ.
+ Em thích bức tranh nào nhất?
+ Sau khi xem tranh Giáo viên giới thiệu vài nét về tác giả ( SGV/106 )
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá
Nhận xét chung tiết học.
Khen ngợi, động viên những học sinh có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh.
Hoạt động 4: Dặn dò.
Dặn dò: Sưu tầm tranh tĩnh vật và tập nhận xét
Quan sát cành lá cây ( hình dáng và màu sắc ).
IV/ Bổ sung:
..
__________________________________________
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN Tiết : 28 -29
Giọng quê hương
(SGK / 76 – Thời gian dự kiến : 70 phút)
I. Mục tiêu :- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).HS khá, giỏi trả lời được CH5.
II. Đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể; Bảng viết câu, đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học :	Tiết 1 
1. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra định kì giữa học kì 1.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
- GV đọc mẫu toàn bài. HS đọc.
a. Hoạt động 1 : Luyện đọc .ọc thầm theo dõi.
- Luyện đọc câu : HS đọc tiếp nối từng câu. GV uốn nắn phát âm và kết hợp rút từ khó hướng dẫn HS luyện đọc cá nhân, đồng thanh.
- Luyện đọc đoạn : 
+ GV chia đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn.
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó.
+ GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ chú giải.
- Đọc trong nhóm : HS đọc nối tiếp trong nhóm. GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
b. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài :
Câu 1: Cùng ăn với ba người thanh niên.
Câu 2: Lúc Thuyên đang lúng túng quên tiền thì một trong ba thanh niên đến gần xin được trả giúp tiền ăn.
Câu 3: Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ thân thương quê ở miền Trung.
Câu 4: Người trẻ tuổi: lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương; Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau, mắt rướm lệ.
Câu 5: - Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi.
 	 - Giọng quê hương gợi nhớ kỉ niệm sâu sắc với quê hương, với người thân.
 	 - Giọng quê hương gắn bó những người cùng quê hương.
Tiết 2
c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại :
- Giáo viên đọc lại toàn bài. Ba em nối tiếp đọc 3 đoạn.
- Học sinh phân vai đọc lại câu chuyện theo nhóm.
- Thi đua giữa các nhóm. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc hay, tuyên dương.
d. Hoạt động 4 : Kể chuyện :
* Giáo viên nêu nhiệm vụ : 
- Dựa vào tranh minh hoạ và nội dung câu chuyện, kể lại một đoạn câu chuyện.
* Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện :
- Cho học sinh xem 3 tranh minh hoạ và tập kể lại chuyện theo đoạn.
* Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh.
- Gọi từng em kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Giáo viên mời 3 học sinh tiếp nối nhau kể 3 đoạn câu chuyện.
- Gọi vài học sinh kể toàn bộ câu chuyện. GV và HS nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố : Em học được điều gì qua câu chuyện này ? 
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và xem trước bài “Thư gửi bà”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________________
 TOÁN Tiết 46
Thực hành đo độ dài
(SGK / 47 – Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu :
- Bước dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với học sinh như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác).
Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b)
II. Đồ dùng dạy – học : Thước thẳng học sinh và thước mét 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : 3HS lên làm bài tập 1 và 2, SGK / 46. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1 : Thực hành
Bài 1 : Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài trong bảng sau :
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. GV giúp HS nắm yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách dùng thước vẽ đoạn thẳng cho trước độ dài.
- HS làm vào vở bài tập. GV theo dõi, kiểm tra.
Bài 2 : Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn cách đo.
- HS đo độ dài đoạn thẳng và ghi vào chỗ chấm, sau đó nêu kết quả. GV và HS nhận xét, sửa sai.
a) Độ dài đoạn thẳng AB là 2cm hay là 20mm.
b) Độ dài đoạn thẳng CD là 2cm 5mm hay là 25mm.
c) Độ dài đoạn thẳng EG là 2cm 8mm hay là 28mm.
Bài 3 : Ước lượng chiều dài của các đồ vật, đo độ dài của chúng rồi điền vào bảng.
- GV hướng dẫn HS dùng mắt ước lượng độ dài của các vật.
- HS tự ước lượng sau đó đo độ dài các vật và ghi vào bảng.
- Gọi HS nêu kết quả. GV và HS nhận xét.
3. Củng cố : Cho cả lớp đo độ dài quyển sách toán và ghi kết quả vào bảng con.
4. Nhận xét – Dặn dò : Làm bài tập 1, 2 SGK/47 và chuẩn bị tiết “Thực hành đo độ dài” (tiếp theo).
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
_______________________________________
Buổi chiều 
Tiếng việt ( bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến :70 phút/ 2 tiết 
I/Mục tiêu :
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc qua truyện đọc 
- Có khả năng lựa chọn những ý đúng trong bài tập trắc nghiệm .
- Củng cố kiến thức về mẫu câu Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ?
- Làm các bài tập chính tả . Làm quen với các từ ngữ chỉ âm thanh .
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán 
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giới thiệu bài 
Bài 1 : Đọc truyện sau Bếp .
Giáo viên đọc mẫu 
Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu .
Giáo viên sửa sai và ghi những tiếng khó đọc
Đọc những từ khó đọc như thơm sực ,cháy đượm , giá buốt
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đoạn , giáo viên phân đoạn 
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn . Giáo viên kết hợp giải nghĩa những từ khó hiểu như chíu chít,vén nắm rơm , trở cơm cho chín 
- Đọc đoạn theo nhóm , đại diện nhóm đọc trước lớp 
- Đọc đồng thanh đoạn cuối .
- 1 học sinh đọc toàn bài 
Bài tập 2 : Chọn câu trả lời đúng 
Giáo viên hướng dẫn học và chọn câu trả lời đúng trong bài tập trắc nghiệm 
bếp được tả trong bài văn là loại bếp nào ? ( bếp rơm củi ).
Theo em , ba ông đầu rau bếp được chụm lại để làm gì ? (để đạt nồi được chắc chắn ).
Vì sao với tác giả , không có nơi nào ấm cúng hơn căn bếp ?( vì bếp là nới có lửa ấm , thức ăn , gia đình quây quần).
Vì sao tác gỉa cảm nhận: đàn gà con và tuổi thơ của mình giống nhau trong “ ảnh hình căn bếp quê hương”? ( vì bếp là nơi được ở bên mẹ, được sưởi ấm , ăn ngon”.
 Trong đoạn văn , những sự vật nào được so sánh với răng đen ? ( cột kèo, mái rạ).
Bài 3 : Nối câu với kiểu tương ứng :
Câu a – đáp án 2 
Câu b – đáp án 3 
Câu c – đáp án 3
Tiết 2 
Bài 1 : Điền vào chỗ trống :oai hoặc oay 
Tớ đây ngoài mặt phẳng lì
Oai ghê , sáng bóng ai bì được đây !
Thế nên từ trước đến nay
Hễ ai nhìn thấy loay hoay ngắm hoài
 Là các gương (kiếng )
Bài 2 :a) Điền vào chỗ trống : l hay n.
Hoa gì không nở ban ngày
Nửa đêm mới nở lại hay chóng tàn?
 Là hoa quỳnh 
b) Đặt trên chữ in đậm : dấu hỏi hoặc dấu ngã.
Vịt con vội vã đi đâu
Giẫm phải chân bạn gà nâu bên hè
Vịt nhớ xin lỗi bạn nghe!
Chớ đừng lặng lẽ bỏ đi, bạn buồn.
Nguyễn Thị Chung 
Bài 3: Gạch chân những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau :
b) Tiếng mưa trong tàu lá chuối bập bùng như tiếng trống.
c) Tiếng chân nai bước trên lá khô kêu như tiếng bánh đa vỡ dưới chân.
d) Tiếng sấm đầu mùa rền vang trên trời nghe náo nức như tiếng trống mở màn một mùa thời gian.
Viết kết quả làm bài tập trên vào bảng :giáo viên hướng dẫn học sinh làm vào bảng , quan sát và sửa sai cho học sinh còn lúng túng.
3. Củng cố: nhắc nhở thêm một số học sinh.Nhận xét tiết dạy .
_______________________________________
Toán ( bổ sung )
Ôn tập
Thời gian dự kiến :35 phút
I .Mục tiêu :
- Củng cố dạng toán Chia , nhân trong phạm vi bảng nhân 6, 7
- Củng cố các đơn vị đo chiều dài.
II . ĐDDH :
Sách thực hành 
III. Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2. Bài mới : giới thiệu bài 
Bài 1: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 3cm 
b)Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB
Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm 
TÊN 
CHIỀU CAO 
Hồng 
1m 33 cm
Khánh 
1 m 35cm
Lê 
1m 27 cm
Khoa 
1m 33 cm
Sửu 
1m 30 cm
a) Chiều cao của các bạn :
Khánh cao : 1 m 35cm
Lê cao : 1m 27 cm
Khoa : 1m 33 cm
Hồng cao : 1m 33 cm
Sửu cao : 1m 30 cm
b) Trong năm bạn trên , bạn cao nhất là Khánh.
Bài 3: Tính nhẩm
Giáo viên gọi học sinh nêu miệng , học sinh khác nhận xét, giáo viên nhận xét , bổ sung .
Bài 4 : Tính 
Kết quả chung :
306 = 180 ; 25 7 = 175 ; 60 : 6 = 10 ; 77 : 7 = 11 
Bài 5 : cái bút chì dài khoảng 19 cm 
Mép bàn học ở nhà của em có chiều dài khoảng 14 dm .
3. Củng cố : Giáo viên nhắc lại đơn vị đo chiều dài 
4.Dặn dò : Nhận xét tiết học.
_________________________ ... ớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hoà tình thân
Nhịp x x x x 
Phách x x x x x x x x x x x x x 
- Giáo viên cho học sinh hát và gõ từng câu, sau đó đến cả bài- söûa sai cho hs.
- Giáo viên cho mỗi nhóm hát một câu nối tiếp nhau.
- Cả lớp vừa hát vừa biểu diễn theo tổ.
3/ Nhận xét, dặn dò
Gọi một nhóm học sinh vừa hát vừa biểu diễn.
Dặn dò: Ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: ......................................................................................................................................................................................................................................................
 	_________________________________________
THỦ CÔNG Tiết : 10
Ôn tập chương I : Ôn phối hợp gấp, cắt, dán hình (tiếp theo)
Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồi chơi.
- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.
Với HS khéo tay:
- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.
- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy – học :	GV: Các sản phẩm mẫu của các hình.
 	HS: Kéo, giấy màu, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2- 3 HS nêu lại quy trình, kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi bảng.
a. Hoạt động 1: HS thực hành gấp, cắt, dán một số hình đã học ở chương I.
- Gọi 2- 3 HS nêu lại quy trình các bài đã học trong chương I.
- HS quan sát lại các mẫu (đã học).
- Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra qua thực hành để hoàn thành sản phẩm .
- GV quan sát và giúp đỡ thêm để HS hoàn thành sản phẩm đẹp.
b. Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá :
+ Hoàn thành: Nếp gấp thẳng, phẳng, không bị mấp mô. Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp. Sản phẩm đẹp, đánh giá hoàn thành tốt (A+)
+ Chưa hoàn thành (B): Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, không hoàn thành sản phẩm.
3. Củng cố : HS nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán một số hính.
4. Nhận xét – Dặn dò : Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau “Cắt, dán chư I, T”.
- GV nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
__________________________________________
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI Tiết 20
Họ nội, họ ngoại 
 SGK/40
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Nêu được các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng.
HS giỏi : Biết giới thiệu họ hàng nội, ngoại của mình.
II. Đồ dùng dạy - học:Tranh SGK.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Khởi động: Cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
2. Bài mới : Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa .
* MT: Giải thích được những người thuộc họ nội, họ ngoại là ai. 
* Cách tiến hành:
Bước 1 : GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. 
Bước 2 : HS làm việc theo nhóm. 
Bước 3 : Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung, góp ý.
Bước 4: Kết luận: Ông bà sinh ra bố con của họ là những người thuộc họ nội. Ông bà sinh ra mẹ con của họ là những người thuộc họ ngoại.
b. Hoạt động 2: Kể về họ nội và họ ngoại.
* MT: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1 : GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
Hai bạn nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh, chị, em của bố và của mẹ cùng với các con của họ.
Bước 2 : HS trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô.
Bước 3 :Kết luận: Mỗi người, ngoài bố, mẹ và anh, chị, em ruột của mình, còn có những người họ hàng thân thích khác đó là họ nội và họ ngoại.
c. Hoạt động 3: Đóng vai
* MT: Biết cách ứng xử thân thiện với họ hàng của mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Các nhóm thảo luận và đóng vai trên cơ sở lựa chọn các tình huống
	+ Em hoặc anh của bố đến chơi nhà khi bố mẹ đi vắng.
	+ Em hoặc anh của mẹ ở quê ra chơi khi bố mẹ đi vắng.
	+ Họ hàng bên ngoại có người ốm, em cùng bố mẹ đến thăm....
Bước 2 : Các nhóm lần lượt thể hiện phần đóng vai của nhóm mình.
Bước 3 : GV và HS nhận xét, tuyên dương nhóm thể hiện hay, đúng tình huống
Bước 4 : Kết luận: Ông bà nội, ông bà ngoại và các cô, dì, chú , bác, cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. .
3. Củng cố: Hệ thống lại baig học.
4. Nhận xét – dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Thực hành .Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
______________________________________
Tiếng Việt ( bổ sung )
Ôn tập 
Thời gian dự kiến :35 phút 
I.Mục tiêu :
Rèn cho học sinh kĩ năng dùng dấu chấm để ngắt đoạn văn thành các câu có nghĩa và viết hoa lại chữ có đầu câu.
Viết lại đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về căn bếp của gia đình em.
II . Chuẩn bị :
Sách Tiếng Việt và Toán trang 68 - 69
 Bảng phụ 
III . Các hoạt động dạy học :
1 . Bài cũ : giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT của học sinh 
2 . Bài mới : Giáo viên giới thiệu chủ điểm Tới trường 
Giới thiệu bài 	
Bài 1 : Dùng dấu chấm ngắt đoạn văn sau thành 4 câu. Viết hoa lại chữ đầu câu .
Đáp án mỗi lần về quê, ta sẽ được uống một ngụm nước mưa trong vắt, mát lạnh trong chiếc chum sành đạt ở gốc cau. Nước mưa từ ngọn cau chảy vào chum qua một túm lá cau làm máng.Cây cau hứng nước của vòm trời . Nước mưa như còn đọng cả tiếng sấm, tiếng gió, tia chớp , đọng cả bóng mây.
Bài 2 : Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) kể về căn bếp của gia đình em.
Gợi ý : Đó là một căn bếp kiểu xưa hay bếp hiện đại ? Trong bếp có gì ? Bếp ấm cúng như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh làm bài , hướng dẫn thêm cho học sinh .
3. Củng cố : Giáo dục học sinh 
4 . Dặn dò : Nhận xét tiết học .
_____________________________________________________________
Thứ hai ngày 31/10/2011
Đ/c Thủy dạy
______________________________________
Thứ ba ngày 1/11 /2011
Thể dục : Thầy Đông dạy
______________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết 10 
Tập viết thư và phong bì thư 
SGK / 83
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu: 
Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK); biết cách ghi phong bì thư.
II. Đố dùng dạy – học: 
- GV: Bảng phụ chép sẳn phần gợi ý ở bài tập 1. Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu.
- HS- VBT, Giấy nháp.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài thư gởi bà. Nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm vở bài tập 
Bài 1: HS đọc thầm nội dung BT 1. GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trên bảng phụ.
GV hỏi: Em viết thư cho ai ? HS trả lời
GV gọi HS làm miệng, nói về bức thư mình sẽ viết. 
 + Em sẽ viết thư gởi ai ?
 + Dòng đầu thư em sẽ viết thế nào ? 
 + Em viết lời xưng hô như thế nào để thể hiện lời kính trọng ?
 + Trong phần nội dung , em sẽ thăm hỏi điều gì ? Báo tin gì ?
 + Ở phần cuối bức thư em chúc điều gì ? hứa hẹn điều gì ?
 + Kết thúc lá thư em viết những gì ?
- GV nhắc HS chú ý trước khi viết thư.
*HS thực hành viết thư.
- GV theo giỏi giúp đỡ HSKT, HS yếu.
- Nhận xét - GV chấm điểm những lá thư hay.
- Gọi 1 số em đọc thư trước lớp.
b. Hoạt động 2 : Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu của bài tập. Quan sát phong bì viết mẫu trong SGK trao đổi về cách trình bày mặt trước phong bì.
- HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì. GV quan sát và giúp đỡ thêm.
HS trình bày cách ghi phong bì. GV và cả lớp nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố : Gọi 1 – 2 HS nhắc lại cách viết 1 bức thư, cách viết trên phong bì thư.
4. Nhận xét – dặn dò : Về nhà hoàn thiện tiếp bức thư.
- Nhận xét tiết học 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
___________________________________________
 TOÁN Tiết 50
 Bài toán giải bằng 2 phép tính 
SGK / 50
 	Thời gian dự kiến : 35 phút
I. Mục tiêu
Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 1, bài 3
II. Đồ dùng dạy – học : - GV: Bộ đồ dùng dạy học toán 3, bảng phụ. - HS vở bài tập, bộ đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy – học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra định kì.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán giải bằng 2 phép tính.
*Bài toán 1 : Sách GK. GV thay đơn vị bằng hình tam giác. 
- HS đọc đề bài. GV nêu câu hỏi như SGK/ 50. Sau đó vẽ sơ đồ tóm tắt (SGK). 
- GV giới thiệu đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn.
- Hàng dưới có mấy tam giác : 3 + 2 = 5 (tam giác).
-Vì sao để tìm số tam giác hàng dưới lại thực hiện phép cộng : 3 + 2 = 5 ?
Vậy, cả 2 hàng có mấy tam giác ? HS thực hiện tiếp 3 + 5 = 8 (tam giác) 
*Bài toán 2 :SGK: Cách tiến hành tương tự như bài toán 1 (GV tham khảo ở sgk)
b. Hoạt động 2:Thực hành.
Bài 1 : 1 HS đọc đề toán. 
GV hỏi : Ngăn trên có mấy quyển sách ? Số sách ngăn dưới như thế nào so với số sách ngăn trên ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết cả 2 ngăn có bao nhiêu quyển sách ta phải biết được điều gì ?
- Cả lớp giải vào VBT. Gọi 1 em làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài 3 : Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.
- GV tóm tắt như vở BT. Hướng dẫn HS cách lập bài toán rồi giải bài toán vào vở BT. Một HS làm bảng phụ. GV chấm, nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố: Hệ thống lại bài học.
4. Nhận xét – dặn dò : Xem lại bài học và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học . 
IV. Phần bổ sung : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
________________________________________
Anh văn : Cô Vy Anh dạy 
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(18).doc