Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Người soạn: Nguyễn Văn Hoà - Trường TH Sơn Thành Tây

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Người soạn: Nguyễn Văn Hoà - Trường TH Sơn Thành Tây

Môn : Đạo đức

Bài : Kính trọng biết ơn người lao động ( tiết 2 )

I.MỤC TIÊU: Học xong bài này,HS có khả năng:

1.Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.

2.Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.

II. CHUẨN BỊ:

-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.

 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1-Ổn định tổ chức : ( 1 phút )

1. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )

- Vì sao phải biết ơn kính trọng người lao động ?

- Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK

2 .Giảng bài mới :

Giới thiệu bài : Kính trọng biết ơn người lao động (tiết 2)

Hoạt động 1:Đóng vai(bài tập 4,SGK)

-GV chia lớp thành các nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống.

-GV phỏng vấn các học sinh đóng vai.

Thảo luận cả lớp:

-Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?

-Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?

-GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống .

Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (bài tập 5-6 SGK)

-GV nhận xét chung.

-GV kết luận:

- Người lao động là những nguời làm ra của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng, biết ơn đó đã được thể hiện qua câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng.

 

doc 39 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Người soạn: Nguyễn Văn Hoà - Trường TH Sơn Thành Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Mơn học
Tên bài
2
ĐĐ
TĐ
T
CT
HĐTT
- - Kính trọng, biét ơn người lao động ( t 2 )
 - Bốn anh tài ( tt ).
- Phân số
- ( Nghe- viết) Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
Chào cờ đầu tuần.
3
LT&C
T 
KC
KH
TD
Luyện tập về câu kể: Ai làm gì?
Phân số và phép chia số tự nhiên
Kể chuyện đã nghe đã đọc
Khơng khí bị ơ nhiễm
Đi chuyển hướng sang phải sang trái,TC Thăng bằng
4
MT
TĐ
T
TLV
LS
- Vẽ tranh: Đề tài ngày hội quê em.
HĐNG: Tham quan( nghe kể chuyện, xem phim tư liệu) di tích lịch sử, văn hố của quê hương, đất nước
- Trống đồng Đơng Sơn.
- Phân số và phép chia số tự nhiên.
- Miêu tả đồ vật ( Ktra viết)
- Chiến thắng Chi Lăng.
5
LT&C
T
KH 
KT
TD
- - MRVT: Sức khoẻ.
- Luyện tập.
- Bảo vệ bầu khơng khí trong lành.
- Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
Đi chuyển hướng phải, trái – TC: “Lăn bĩng”
6
ÂN
TLV
T
ĐL
HĐTT
- Ơn tập bài hát: Chúc mừng – TĐN số 5.
- Luyện tập giới thiệu địa phương.
Phân số bằng nhau.
- Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Hoạt động tìm hiểu mùa xuân và hoa mùa xuân
TUẦN 20
04/1/2010 à 08/01/2010
 Thứ 2 ngày 4 tháng 1 năm 2010
Môn : Đạo đức 
Bài : Kính trọng biết ơn người lao động ( tiết 2 )
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này,HS có khả năng:
1.Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
2.Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. CHUẨN BỊ: 
-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1-Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Vì sao phải biết ơn kính trọng người lao động ?
Gọi HS đọc Ghi nhớ SGK
2 .Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : Kính trọng biết ơn người lao động (tiết 2) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
13’
12’
Hoạt động 1:Đóng vai(bài tập 4,SGK)
-GV chia lớp thành các nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống.
-GV phỏng vấn các học sinh đóng vai.
Thảo luận cả lớp:
-Cách cư xử với người lao động trong mỗâi tình huống như vậy như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
-Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
-GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống .
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (bài tập 5-6 SGK)
-GV nhận xét chung.
-GV kết luận:
- Người lao động là những nguời làm ra của cải cho xã hội và đều được mọi người kính trọng. Sự kính trọng, biết ơn đó đã được thể hiện qua câu ca dao, tục ngữ và bài thơ nổi tiếng.
Hoạt động 1:Đóng vai(bài tập 4,SGK)
-Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
-Các nhóm lên đóng vai.
Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (bài tập 5-6 SGK)
-HS trình bày sản phẩm (theo nhóm hoặc cá nhân)
-Cả lớp nhận xét.
 4.Củng cố ( 4 phút )
 - Gọi HS nhắc lại Ghi nhớ trong SGK
 5 .Dặn dò ( 1 phút )
 - GV yêu cầu mỗi nhóm học sinh về tự chọn và đóng vai một cảnh giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống.
 ------------------------------------------------
Môn : Tập đọc
Bài : Bốn anh tài (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện 
 2. Hiểu các từ ngữ mới : núc nác, núng thế.
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
II. CHUẨN BỊ 
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 GV kiểm tra 2 đến 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, trả lời các câu hỏi trong SGK.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài: - HS xem tranh minh hoạ trong SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
 TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
12’
10’
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc :
 - GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS, giúp HS hiểu các từ mới được giải nghĩa sau bài (núc nác, núng thế).
- GV đọc diễn cảm toàn bài : 
b) Tìm hiểu bài :
 + Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và ai đã được giúp đỡ như thế nào?
 + Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt ?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh? 
 + Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh ?
 + Ý nghĩa của câu chuyện là gì ?
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một trích đoạn thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh.
- GV đọc mẫu. 
- HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài từ 2 – 3 lượt. (Đoạn 1 : 6 dòng đầu. Đoạn 2 : còn lại).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một đến hai HS đọc cả bài.
+ Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho họ ngủ nhờ.
 + Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh : Yêu tinh trở về nhà, đập cửa ầm ầm. Bốn anh em đã chờ sẵn. Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè cái lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá, hét lên dữ dội, gió báo nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến thung lũng, nó dừng lại phun nước ngập cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc be bờ ngăn nước, Lấy Tai Tác Nước tác nước ầmm ầm, Móng Tay Đục Máng khơi dòng nước. Mặt đất lập tức cạn khô. Yêu tinh núng nế phải quy hàng.
 + Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường : đánh nó bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
 + Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
4- Củng cố : ( 4 phút )
 - Nêu ý nghĩa của bài ?
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện tập thuật lại thật hấp dẫn câu chuyện Bốn anh tài cho người thân. - GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------
Môn : Toán 
 Bài : Phân số
I. MỤC TIÊU 
 - Bước đầu nhận biết về phân số , về tử số và mẫu số . - Biết đọc, viết phân số.
 - Giáo dục học sinh tính nhanh , chính xác .Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành tính 
II. CHUẨN BỊ Vở , Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
- Cho 1 học sinh lên bảng làm , lớp làm bảng con 
Một hình bình hành có đáy là 82 cm , chiều cao bằng ½ đáy .Tính DT của hình đó .
3. Giảng bài mới :
Giớthiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12’
20’
Giới thiệu phân số 
- Hướng dẫn quan sát một hình tròn .
- Hình tròn được chia ra làm mấy phần ?
- Nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô mầu 5 phần .Ta nói đã tô màu năm phần sáu của hình tròn .
Năm phần sáu viết thành 5/6 ( viết số 5 , viết gạch ngang , viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5 )
5/6 : đọc là 5 phần sáu 
Ta gọi 5/6 là phân số 
Phân số 5/6 có tử số là 5 , mẫu số là 6 
Hướng dẫn HS nhận ra : 
- Mẫu số viết dưới gạch ngang .Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau ,6 là số tự nhiên khác 0 ( mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 )
- Tử số viết trên gạch ngang .Tử số cho biết đã tô màu 5 phần băng nhau đó . 5 là số tự nhiên .
5/6 ; 1/2 ;3/4 ;4/7 là những phân số .mỗi phân số cỏ tử số và mẫu số .Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang .Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang .
Thực hành 
Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 3 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 4 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Hình tròn được chia ra làm 6 phần .
5 phần ( trong số 6 phần bằng nhau đó ) đã được tô màu .
Năm phần sáu 
5/6 là phân số
Phân số 5/6 có tử số là 5 , mẫu số là 6 
 Nêu yêu cầu của bài 
Hình 1 :2/5 đọc là : hai phần năm
Hình 2 : 5/8 đọc là : năm phần tám Hình 3: 3/4 đọc là ba phần tư
Hình 4 : 7/ 10 đọc là :bảy phần mười
Hình 5: 3/6 đọc là : ba phần sáu
Hình 6 : 3/7 đọc là : ba phần bảy .
Hình 1 : 2/5 , mẫu số là 5 cho biết hình chữ nhât đã chia thành năm phần băng nhau , tử số là 2 cho biết đã tô màu vào 2 phần bằng nhau đó.
Hình 2 :5/8 , mẫu số là 8 cho biết hình tròn được chia thành 8 phần bằng nhau , tử số là 5 cho biết đã tô màu vào 5 phần bằng nhau đó .i
Hình 3 ; 4 ; 5 ; 6 thực hiện tương tự 
HS nhận xét bài làm của bạn 
- Nêu yêu cầu của bài 
Phân số 
Tử số 
Mẫu số
6/11
6
11
8/10
8
10
5/12
5
12
Phân số 
Tử số 
Mẫu số
3/8
3
8
18/25
18
25
12/55
12
55 ... chọn giới thiệu.(VD: Tôi muốn giới thiệu với các bạn về phong trào giữ gìn xóm làng sạch đẹp ở xã Sơn Thành Đông quê tôi.)
-HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương:
+Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất. VD :
.Gia đình tôi sống ở làng Quốc tế Thăng Long, trong một toà nhà 16 tầng. Ngày gia đình tôi mới chuyển đến, chỉ có mọtt vài toà nhà hiện đại. Nay đã có rất nhiều đổi khác. Tôi muốn giới thiệu với các bạn về những đổi mới hằng ngày ở đây.
.Đổi mới đầu tiên là ở đây đã có những con đường bê tông rộng rãi, thay cho những con đường rải đá ngày trước. Tiếp theo là các bể bơi của người lớn và trẻ con bắt đầu mở cửa, bán vé cho khách vào bơi.
 4. Củng cố : ( 4 phút )
 - GV hệ thống lại những đổi mới ở dịa phương
5. Dặn dò ( 1 phút )
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
-Sau tiết học, tổ chức cho HS treo các ảnh về sự đổi mới của địa phương mà GV và HS đã sưu tầm được
Môn : Toán 
 Bài : Phân số bằng nhau 
I. MỤC TIÊU 
 - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số
 - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số .
 - Giáo dục học sinh tính nhanh , chính xác .Rèn luyện tính cẩn thận trong thực hành tính 
II. CHUẨN BỊ 
SGK ,mô hình hoặc hình vẽ trong SGK
Vở , Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Cho 3 học sinh lên bảng làm , lớp làm bảng con 
 Có 1 tạ muối chia thành 5 phần bằng nhau ,đã dùng hết 3 phần như thế .Vậy đã dùng .. kg và còn lại  kg
Có 1 tạ muối chia thành 100 phần bằng nhau .Đã phát được 56 phần như thế .Vậy đã phát .tạ và còn  tạ .
Đoạn đường dài 1 km được chia thành 4 phần bằng nhau .đội công nhân đã sửa được 3 đoạn như thế .Vậy đã sửa được .. km còn phải sửa km .
3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết 3/ 4 = 6/ 8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số .
Hương dẫn HS quan sát hai băng giấy và nêu các câu hỏi để HS tự nhận ra :
Có hai băng giáy như nhau .
- Chia băng giấy thứ nhất thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần ,tức là tô màu 3/ 4 băng giấy
- Chia băng giấy thứ hai thành 8 phần bằng nhau và tô màu 6 phàn , tức là tô màu 6/ 8 băng giấy 
Ta thấy 3 băng giấy bằng 6 băng giấy
Như vậy : 3 = 6
 4 8
3 và 6 là hai phân số bằng nhau .
4 8
Thực hành	
Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 2 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 3 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Hai băng giấy này bằng nhau 
Bằg giấy thứ nhất được chia thành 4 phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần , tức là tô màu 3/ 4 băng giấy
Băng giấy thứ hai được chia ra làm 8 phần bằng nhau và đã tô màu 5 phần , tức là đã tô màu 6/ 8 băng giấy
3 băng giấy bằng 6 băng giấy
4 8
Vậy 3 = 6 
 4 8
3 = 3 x 2 = 6 và 6 = 6 : 2 = 3
4 4 x 2 8 8 8 : 2 4
Thực hành
Nêu yêu cầu của bài 
 2 = 2 x 3 = 6 4 = 4 x 2 = 8 
 5 5 x 3 15 7 7 x 2 14
2 = 4 18 = 3 56 = 7 3 6 60 10 32 4 
- HS nhận xét bài làm của bạn 
- Nêu yêu cầu của bài 
18 : 3 = 6 (18 x 4 ) : ( 3 x 4 ) = 72 : 12 = 6
Vậy kết quả của 18 : 3 và kết quả của ( 18 x 4) : ( 3 x 4 ) bằng nhau 
81 : 9 = 9 ( 81 : 3 ) : ( 9 : 3 ) = 27 : 3 = 9 
Vậy kết quả của 81 : 9 và kết quả của ( 81 : 3 ) : (9 : 3 ) bằng nhau .
- HS nhận xét bài làm của bạn
- Nêu yêu cầu của bài 
50 = 10 = 2 3 = 6 = 9 = 12
75 15 3 5 10 15 20
HS nhận xét bài làm của bạn
 4. Củng cố : ( 4 phút )
- Gọi HS nêu lại cách tìm phân số bằng nhau
5. Dặn dò ( 1 phút )
- Xem lại bài và hoàn thành các bài tập chưa làm xong .
Môn : Đia lí 
Bài : Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết :
 - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
 - Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
 - Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức.
II. CHUẨN BỊ 
 - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam (nếu có).
- Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 GV gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu trả lời 2 câu hỏi sau :
 - Chỉ lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ và nêu lên các đặc điểm chính về đồng bằng Nam Bộ.
 - Từ những đặc điểm về sông ngòi, kênh rạch như vậy, em có thể suy ra được những gì về đặc điểm đất đai của đồng bằng Nam Bộ.
 3- Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
 TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’
8’
9’
1. Nhà ở của người dân: ( Bỏ câu hỏi 2 SGK)
— Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
 HS dựa vào SGK, bản đồ phân bố dân cư Việt Nam (nếu có) và vốn hiểu biết của bản thân cho biết :
- Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào ?
- Người dân thường làm nhà ở đâu ? Vì sao ?
- Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì ?
— Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
* Bước 1 : HS các nhóm làm bài tập “Quan sát hình 1” trong SGK.
* Bước 2 : HS các nhóm trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV nói về nhà cửa người dân ở đồng bằng Nam Bộ : Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ thường có vách và mái nhà làm bằng lá cây dừa nước. Trước đây, đường giao thông trên bộ chưa phát triển, xuồng ghe là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân . Do đó người dân thường làm nhà ven sông để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt.
- Nếu không có tranh, ảnh, GV mô tả thêm về sự thay đổi này : đường bộ được xây dựng ; các ngôi nhà kiểu mới xuất hiện ngày càng nhiều ; nhà ở có điện, nước sạch, ti vi, 
2. Trang phục và lễ hội
— Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
* Bước 1 : Các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận theo gợi ý :
- Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt ?
- Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
- Trong lễ hội thường có những hoạt động nào ?
- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
* Bước 2 : 
- HS trao đổi kết quả trước lớp, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS dựa vào SGK, các bản đồ phân bố dân cư Việt Nam (nếu có) và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời :
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc dân tộc : Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
+ Người dân thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để thuận tiện cho việc đi lại và sinh hoạt.
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là : xuồng, ghe.
- HS làm bài tập.
- HS trình bày kết quả.
+ HS nghe.
+ HS nghe.
 HS dựa vào tranh, ảnh, SGK và thảo luận theo gợi ý:
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động
+ Một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ là : lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng,
- HS trao đổi kết quả trước lớp.
 4- Củng cố : ( 4 phút )
 - GV hệ thống lại toàn bộ bài học.
 - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK. 
 5 - Dặn dò : ( 1 phút )
 Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ trong SGK.
SHTT	Sinh Hoạt Lớp 
I- Mục tiêu
 - Giáo dục học sinh biết lễ phép ,vâng lời thấy giáo côgiáo và người lớn . - Giữ gìn trật tự trong trường lớp .
 - Giữ gìn vệ sinh trong trường lớp và vệ sinh thân thể .
 - Giáo dục an toàn giao thông trong trường học .
II- Chuẩn bị 
Sổ tay giáo viên
Số tay học sinh 
III- Sinh hoạt lớp
 1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
 2. Kiểm tra bài cũ 
 3. Sinh hoạt lớp 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
8’
4’
15’
5’
Hoạt động 1 
Hoạt động 2
Hoạt động 3 
Giáo viên nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần qua 
 + Ưu điểm :
 + Khuyết điểm :
Hướng phấn đấu cho tuần tới :
Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Hoàn thành các bài tập chưa làm xong 
Tiếp tục truy bài đầu giờ 
Giữ gìn sách vở ,đồ dùng học tập 
Duy trì nề nếp tập thể dục đầu giờ 
Hát tập thể trước giờ học và sau giờ giải lao 
Giáo dục an toàn giao thông, không chơi các trò chơi nguy hiểm, các tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè trước và sau Tết Nguyên Đán 
Hoạt động 4 : Chơi trò chơi
4 tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ mình trong tuần 
Lớp trưởng lên báo cáo tình hình chung của cả lớp .
- HS lắng nghe và sửa đổi những khuyết điểm đã mắc phải
- Lớp trưởng điều khiển lớp chơi các trò chơi .
 4. Củng cố
- GV hệ thống lại kiến thức vừa sinh hoạt 
 5. Dặn dò ( 1 phút )
 - Kiểm tra và chuẩn bị sách vở đồ dùng đầy đủ trước khi đến lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(9).doc