Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Dung Thị Thu Lan

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Dung Thị Thu Lan

Tiết 13 Môn : Tập đọc Ngày 17 / 10 / 2005

 TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trơn tru toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

 Hiểu ý nghĩa của bài : tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.

 Tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 69 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - GV: Dung Thị Thu Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13	Môn : Tập đọc	Ngày 17 / 10 / 2005
	TRUNG THU ĐỘC LẬP	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trơn tru toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
	Hiểu ý nghĩa của bài : tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
	Tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS bài Chị em tôi, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trung thu độc lập
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Nhắc nhở HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng ở câu văn : Anh mừung cho các em vui tết Trung Thu độc lập đầu tiên / và các snh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa / sẽ đến với các em.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giải nghĩa thêm từ:
 + Vằng vặc : sáng trong, không một chút gợn.
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi : 
 + Anh ciến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
 + Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
 + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
 + Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
 + Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
 + Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : 
 + Nghỉ hơi đúng sau các cụm từ , đọc đúng giọng ở các câu hỏi, câu cảm, chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Năm dòng đầu 
 + Đoạn 2 : Tiếp theo đến to lớn, vui tươi.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại 
 - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi ghi nhớ.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
 - Cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
 + Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập : trăng ngàn gió núi bao la ; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quí ; trăng vàn vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc núi rừng, . . .
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Dưới ánh trăng, dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn, ông khói nhà máy chi chích, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
 + HS xem tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây, phát biểu.
 + HS phát biểu.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn củabài theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
- Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? (Bài văn thể hiện tình cảm yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước)
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Đọc trước vở kịch : Ở Vương quốc Tương Lai. - Nhận xét tiết học.
Tiết 7	Môn : Chính tả	Ngày17/10/2005
	Nhớ – viết : GÀ TRỐNG VÀ CÁO
 Phân biệt : tr/ch ; ươn/ương	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo.
	2. Tìm đúng viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặccó vần ươn/ương) để điền vào chỗ trống ; hợp với nghĩa đã cho.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2a.	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS làm lại bài tập 3 – mỗi em tự viết lên bảng lớp 2 từ láy có tiếng chứa âm s/x. Cả lớp tìm vào bảng con.
Nhận xét và cho điểm HS.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nhớ và viết đúng một đoạn trích trong bài thơ Gà Trống và Cáo. Tìm đúng viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ươn/ương) để điền vào chỗ trống ; hợp với nghĩa đã cho.
Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài Gà Trống và Cáo.
- GV đọc lại đoạn thơ 1 lần.
+ Bài thơ viết theo thể gì?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : tiệt hơn, lạc phách, co cẳng, quắp đuôi.
+ Nêu cách trình bày bài thơ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 : 
- GV chọn cho HS làm phần a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức trên bảng lớp.
- Yêu cầu các nhóm đọc kết quả.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài thơ.
- HS theo dõi.
+ Bài thơ viết theo thể lục bát.
+ Chữ đầu câu, tên riêng.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
+ Câu 6 viết lùi vào, cách lề vở 1 ô. Câu 8 viết sát lề vở. Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép.
+ Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi mắt cách vở khoảng 25 đến 30cm Tay trái đè và giữ nhẹ mép vở. Tay phải viết bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở.
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
 Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn 
Gà rằng : “Xin được ghi ơn trong lòng
 Hoà bình ga cáo sống chung
Mừng ngày nào có tin mừng nào hơn
 Kìa, tôi thấy cặp chó săn
Từ xa chạy lại chắc loan tin này.”
 Cáo nghe, hồn lạc phách bay
Quắp đuôi, co cằng chạy ngay tức thì.
 Gà ta kgoái chí cười phì :
“Rõ phương gian dối, làm gi được ta.”
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền những chỗ bị bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Con người là một sinh vật có trí tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm chất kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la. Họ là những chủ nhân xứng đáng của thế giới này. 
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- Các nhóm HS tham gia chơi.
+ Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp : ý chí.
+ Khả năng suy nghĩ và hiểu biết : trí tuệ.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nêu cách trình bày bài chính tả thể thơ lục bát?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
Tiết 31	Môn : Toán	Ngày 17/10/2005
	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên.
	- Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Đặt tính rồi tính : 479892 - 214589 ; 78970 - 12978
HS 2: Tìm x biết: x – 147989 = 781450 ; 14578 + x = 78964
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép trừ có nhớ và không nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học.
Hướng d ... o HS xem một số tranh ảnh về buôn làng, nhà ở, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông?
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Trang phục, lễ hội 
- GV cho HS làm việc theo nhóm, quan sát các hình 1, 2, 3, 5, 6 trong SGK , đọc mục 3 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi 
+ Một số dân tộc sống ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Mông, Tày, Nùng, Kinh, 
+ Trong các dân tộc kể trên thì dân tộc Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng sống lâu đời ở Tây Nguyên. Những dân tộc từ nơi khác đến là Mông, Tày, Nùng, Kinh, 
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng.
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang chung sức xây dựng.
- HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS làm việc theo nhóm, dựa vào vốn hiểu biết của mình, tranh ảnh về buôn làng, nhà ở, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên và mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi 
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà rông.
+ Nhà rông được dùng để sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn,
Nhà rông của mỗi dân tộc có những nét riêng về hình dáng và cách trang trí. Nhà rông to, mái nhà cao  
+ Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện sự giàu có, thịnh vượng của buôn làng
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS đọc thầm mục 3 trong SGK, quan sát các các hình 1, 2, 3, 5, 6 trong SGK, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi:
+ Người dân Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
+ Về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3: Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc.
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên: lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới,
+ Người dân ở Tây Nguyên thường múa hát, uống rượu cần trong lễ hội
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo như: đàn tơ-rưng, đàn krông-pút, cồng, chiêng 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp 
4
Củng cố, dặn dò:
- Trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- Nhận xét tiết học 
Tiết:14 Môn : Tập làm văn Ngày 21 /10/2005
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I. MỤC TIÊU : 
	Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước.
	Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
	Dùng từ ngữ hay giàu hình ảnh để diễn đạt.
	Biết nhận xét đánh giá bài văn của các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng lớp viết sẵn đề bài, ba câu hỏi gợi ý.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Tiết trước các em xây dựng câu chuyện dựa vào cốt truyện. Hôm nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu chuyện hay nhất.
Hướng dẫn làm bài tập:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV dđọc lại đề bài, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: giấc mơ, bà tiên, cho ba điều ước, trình tự thời gian.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý.
- Hỏûi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
1. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
2. Em thực hiện điều ước như thế nào?
3. Em nghĩ gì khi thức giấc?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sữa lỗi câu, từ cho HS.
- Nhận xét chho điểm HS.
- Lưu ý: GV tổ chức cho nhiều HS được tham gia kể trước lớp. GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS để về nhà các em dễ dàng viết lại câu chuyệïn một cách hấp dẫn sinh động.
- 2 HS đọc thành tiếng. 
-Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- Nối tiếp nhau trả lời.
1. Mẹ đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học , em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho ba điều ước
2. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm. Điều thứ hai em mong con người thoát khỏi bệnh tật. Điều ước thứ ba em mong ước mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên thở thành những kỹ sư giỏi. . . .
3. Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện những điều ước đó.
- Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn khó khăn.
- Em rất vui khi nghĩ đến giầc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi. 
- HS viết ý chính ra vở nháp sau đó kể lại cho bạn nghe. HS nghe phải nhận xét góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn.
- HS thi kể truớc lớp.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay lời kể hấp dẫn, sinh động. 
- Về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe.
Tiết: 14	Kĩ thuật 	Ngày 21 / 10 / 2005
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (TT)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau
	- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật
	- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng mũi khâu có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải).
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm
	 + Len (hoặc sợi) khác màu vải
	 + Kim khâu len , kéo cắt vải, bút chì, thước
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu quy trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải?
- Kiểm tra bài HS đã thực hành ở tiết trước
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
Hướng dẫn HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải
- Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ 
- GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải
- Khi thực hiện khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột em cần lưu ý điều gì?
- Yêu cầu HS tiếp tục thực hành để hoàn thành sản phẩm 
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng, động viên HS hoàn thành sản phẩm 
- Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật 
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
+ Các mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành 
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ 
- HS nêu cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Khi khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột cần lưu ý : khâu lược được thực hiện ở mặt trái mảnh vải, còn khâu viền đường gấp mép thì thực hiện ở mặt phải của vải.
- HS tiếp tục thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, hoàn thành sản phẩm 
- HS trưng bày sản phẩm thực hành
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn
3
Củng cố, dặn dò:
- Nêu quy trình thực hiện khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để tiếp tục thực hành bài “ Cắt, khâu túi rút dây”.

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc