Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm

Môn : ĐẠO ĐỨC

 Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(TT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.

- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.

- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.

 2. Thái độ:

 - Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra

 3. Hành vi:

- Biết thực hành tiết kiệm tiền của

- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi các thông tin

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 29 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
 Thứ hai ngày 24/10/2005	
Môn : ĐẠO ĐỨC
	Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(TT)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. 
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
	2. Thái độ: 
	- Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra
	3. Hành vi:
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi các thông tin
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Kiểm tra các phiếu quan sát đã làm ở nhà
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Em đã tiết kiệm chưa?
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 trong SGK
- Trong các việc làm đó , những việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm?
+ Yêu cầu HS đánh dấu (x) vào trước những việc mà mình đã từng làm ở bài tập 4
+ Yêu cầu HS đổi chéo vở đánh giá xem bạn mình đã tiết kiệm hay chưa?
Em xử lý thế nào
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS thảo luận, nêu ra cách xử lý
Tình huống 1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
Tình huống 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quà nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em?
Tình huống 3: Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
- Cần phải tiết kiệm như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
Dự định tương lai
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi
+ Yêu cầu HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm?
+ Yêu cầu HS trao đổi dự định sẽ thực hành tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào ?
-1 HS nêu 
- 1 – 2 HS nêu, kể tên
- HS làm bài tập: đánh dấu (x) vào trước những việc em đã làm
- HS trả lới: câu a, b, g, h, k
c. Vẽ bậy, bôi bẩn ra bàn ghế, sách vở, tường lớp
d. Xé sách vở
đ. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập
e. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi
i. Quên khóa vòi nước
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS thảo luận nhóm nhóm: 
- HS đóng vai thể hiện cách xử lý, chẳng hạn:
Tình huống 1: Tuấn không xé vở và khuyên Bằng chơi trò chơi khác.
Tình huống 2: Tâm dỗ em chơi các đồ chơi đã có . Như thế mới đúng là bé ngoan.
Tình huống 3: Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó sẽ tiết kiệm hơn 
- Các nhóm trả lời xem cách xử lý nào thể hiện được sự tiết kiệm.
- Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, hợp lý, không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật
- Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn
- HS làm việc cặp đôi
- HS ghi dự định ra giấy
 Lần lượt HS nêu
- 2 – 3 HS lên trườc lớp nêu dự định của mình
5
Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
- Cần phải tiết kiệm như thế nào?
- 1 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK
- Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước  trong cuộc sống hàng ngày.
- GV nhận xét tiết học.
MÔN : TẬP ĐỌC
	BÀI : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ.
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
	2. Hiểu ý nghĩa của bài : Bài thơ nhộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
	3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 2 nhóm HS phân vai đọc 2 màn kịch Ở Vương quốc Tương Lai.
- Nhận xét cho điểm HS.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng khổ thơ.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm. Chú ý nghỉ hơi đúng ở một số chỗ để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - GV yêu cầu Học sinh đọc bài thơ, trao đổi thảo luận trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Câu hỏi 1: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Câu hỏi 2 : Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
+ Câu hỏi 3 : Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
 a) Ước “không còn mùa đông”.
 b) Ước “ hoá trái bom thành trái ngon”.
- Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài.
+ Câu hỏi 4 : Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm phù hợp với nội dung bài thơ. 
 - GV đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
* Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
 - Yêu HS đọc lại bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ, cảø bài thơ.
+ Nhóm 1: gồm 8 HS đọc màn 1, trả lời câu hỏi 2 trong SGK.
+ Nhóm 2: gồm 6 HS đọc màn 2, trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc khổ thơ 4, 5)
 - Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ 
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Khổ thơ 1 : Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
+ Khổ thơ 2 : Các bạn ước trẻ để thành người lớn ngay để làm việc.
+ Khổ thơ 3 : Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ thơ 4 : Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
+ Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, 
+ Ước “ hoá trái bom thành trái ngon” : ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn chiến tranh.
+ HS trả lời theo ý của mình.
+ HS trả lời theo ý hiểu 
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.
4
Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? .(Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.)
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : TOÁN
	BÀI : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh củng cố về:
	- Kĩ năng thực hiện tính cộng các số tự nhiên.
	- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
	- Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 4.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
1245 + 7897 + 8755 + 2103
3215 + 2135 + 7865 + 6785
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 b) 789 + 285 + 15 = 789 + (285 + 15)
 = 100 + 78 = 178 = 789 + 300 = 1089
 67 + 21 +79 = 67 + (21 + 79) 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594
 = 67 + 100 = 167 = 500 + 594 = 1094
 408 + 85 + 92 = (408 + 92) + 85 677 + 969 + 123 = (677 + 123) + 969 
 = 500 + 85 = 585 = 800 + 969 = 1769
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập sau đó cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm bài của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
- Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Vậy nếu có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi hình chữ nhật là gì?
- Gọi chu vi của hình chữ nhật là P ta có:
 P = (a + b) 2
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
HS 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất
HS 2: Nêu và viết công thức tính chất kết hợp của phép cộng.
Tính: (6547 + 3453) + 4567 
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 4 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
 ... ng dẫn HS đọc lời ca
- GV dạy hát từng câu, đánh đàn theo giai điệu
- GV mở nhạc cho HS luyện tập
- Hát kết hợp gõ đệm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, gõ đệm theo phách
- 2 HS lên bảng hát
- HS nghe băng nhạc bài hát Trên ngựa ta phi nhanh 2 lần
- HS đọc lời ca
- HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV
- Luyện tập theo tổ, nhóm
- Luyện tập hát cá nhaac5
- HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách
3
Củng cố, dặn dò
- Cả lớp hát lại bài 2 lần, GV đệm đàn
- HS kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Phong Nhã
- Nghe lại băng mẫu bài hát 1 lần
- Về nhà học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát, đọc bài đọc thêm: Năng khiếu kì diệu của loài chim
- Nhận xét tiết học.
Môn: Toán 
Hai đường thẳng vuông góc 
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
-Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc, biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. 
- Biết dùng ekê để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không. 
II/ Đồ dùng dạy học 
 - Ê ke 
III/ Các hạot động dạy học 
H Đ 
 Giáo viên 
 Học sinh 
1 Bài cũ
2 Bài mới
Củng cố , dặn dò 
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình có góc nhọn , góc tù, góc bẹt. 
- 1HS lên bảng làm bài tập 2 
- Nhận xét cho điểm 
* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học 
1 Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc 
- GV vẽ hình chữ nhật như SGK lên bảng 
- Hướng dẫn HS vẽ như SGK 
- KL SGK 
2 . GV dùng êke vẽ góc vuông đỉnh 0 cạnh 0M , 0N rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng 0M và 0N vuông góc với nhau 
* Kết luận: 
- Tìm trong thực tế đồ vật nào có 2 đường thẳng vuông góc với nhau 
 3 Thực hành 
Bài 1 GV nêu yêu cầu 
- GV nhận xét: 
Bài 2 
- GV vẽ hình lên bảng 
- Cho HS thảo luận nhóm 2 
- Nhận xét đánh giá 
Bai3 
- Yêu cầu HS đọc đe 
- yêu cầu cả lớp dùng êke kiểm tra góc nào là góc vuông trong các hình 
- Nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau 
Bài 4 Cho HS tự làm bài vào vở 
Thu bài chấm nhận xét 
Yêu cầu Hs nêu lại cách vẽ hình 
Hệ thống lại nội dung bài 
- 1Hs lên bảng vẽ 
-1 HS lên bảng làm bài tâp’ 
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra 4 góc HCN 
HS theo dõi rút ra kết luận 
- HS đọc ghi nhớ 
- HS theo dõi rút ra kết luận 
- HS đọc ghi nhớ 
- HS tìm và nêu 
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở 
-1 HS đọc đề 
Thảo luận nhóm 2 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả thảo luận 
1 HS đọc đề 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV 
HS nối tiếp nhau nêu; 
A, AE, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau 
B, PN vuông góc với MN 
C , PQ vuông góc với PN 
HS tự làm bài vào vở , 1HS lên bảng làm 
Nhận xét 
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI : LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	Củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
	Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
	Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giữa hình ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ truyện Ở Vương quốc Tương Lai
	Bảng phụ ghi sẳn cách chuyển thể một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
2
1. Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng kể một câu chuyện mà em thích.
Nhận xét cho điểm từng học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi 1 học sinh giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin - tin và em bé thứ nhất.
- Nhận xét tuyên dương HS.
- Treo bảng phụ đã viết sẳn cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Treo tranh minh hoạ truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho học sinh kể theo từng màn.
- Gọi học sinh nhận xét bạn theo tiêu cí đã nêu.
Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Trong truyện Ở Vương quốc Tương Lai hai bạn Tin – tin và Mi – tin có đi thăm cùng nhau không?
- Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
- Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian 
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Tổ chức cho học sinh thi kể từng nhân vật.
- Gọi học sinh nhận xét truyện đã theo đúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét cho điểm học sinh.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Về trình tự thời gian?
- Về từ ngữ nối hai đoạn?
1 HS kể 
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS kể 
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc Cả lớp đọc thầm.
- Quan sát thanh. 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau.
- 3 – 5 HS thi kể.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Tin – tin và Mi – tin đi thăm công xưởng xanh và khu kỳ diệu cùng nhau.
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu sau.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn kể chuyện, nhận xét, bổ sung cho nhau. Mỗi học sinh kể về 1 nhân vật Tin – tin haỳ Mi – tin.
- 3 – 5 HS tham gia thi kể.
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
- Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
3
Củng cố, dặên dò :
- Có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- Những cách đó có gì khác nhau?
- GV nhận xét tiết học.
MÔN : KHOA HỌC
BÀI : ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. MỤC TIÊU:Giúp HS:
Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa trang 34, 35 SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
1.Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khỏe mạnh hoặc lúc bị bệnh?
2.Khi bị bệnh cần phải làm gì?
+ Nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Chế độ ăn uống khi bị bệnh
* 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi 
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 34, 35 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1) Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
2) Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?
3) Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
4) Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn thế nào?
5) Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
+ Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
+ Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Đại diện từng nhóm sẽ lên bốc thăm. 
Bốc vào câu hỏi nào sẽ trả lời câu hỏi đó. Các nhóm khác bổ sung.
+ HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS đọc to trước lớp.
- Lắng nghe.
3
Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
+ Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.
+ Yêu cầu HS xem kĩ hình minh họa trang 35 SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.
+ Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.
- Kết luận: 
- Tiến hành hoạt động thực hành trong nhóm.
- Nhận đồ dùng học tập và tiến hành thực hành.
.
+ 3 đến 6 HS lên trình bày.
4
Trò chơi “Em tập làm Bác Sĩ”
- GV tiến hành cho HS thi đóng vai.
+ Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử lại.
- Tiến hành trò chơi.
+ Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
+ HS trong các nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
- GV gọi các nhóm lên thi diễn.
- Nhận xét, tuyên dương, trao giải cho 2 nhóm diễn tốt nhất.
5
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
TỔNG KẾT CHỦ ĐIỂM :
 Sinh hoạt lớp : 
+ Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tháng
+ Học sinh thực hiện tương đối tốt các hoạt động văn nghệ trong tháng vừa qua biểu diễn được tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20/10.
+ Nề nềp học tập : Học sinh đi học chuyên cần thực hiện tốt nề nếp học tập.
+ Vệ sinh : Giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Các hoạt động khác : Nhìn chung học sinh đều thực hiện tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • doct8-10.doc