Giáo án lớp 5 - Tuần 35

Giáo án lớp 5 - Tuần 35

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2,3.

* Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
Thứ 2 ngày 7 tháng 5 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2,3.
* Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
 2.2. Kiểm tra lấy điểm đọc: 
-Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài. 
( khoảng 5 HS)
- Gọi từng HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài tập. 
- GV chốt yêu cầu của bài tập.
Hỏi HS lần lượt về đặc điểm của:
+VN trong câu kể “Ai-thế nào”; CN trong câu kể “Ai-thế nào”.
+VN trong câu kể “Ai-là gì”; CN trong câu kể “Ai-là gì”.
- GV dán giấy đã viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ.
- Phát phiếu cho HS làm bài cá nhân 
- GV chốt lại lời giải đúng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại kiến thức về câu đơn, câu ghép. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài tập, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc thuộc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS lên bốc thăm chọn bài và chuẩn bị 3 phút. 
- Từng HS lên đọc bài đã chọn và trả lời câu hỏi của bài đọc.
- Lớp theo dõi và nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2. Lớp đọc thầm lại.
- HS lần lượt trả lời.
- 2 Học sinh nhìn đọc thành tiếng. 
- HS làm bài cá nhân.
- 4, 5 HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- 2 HS nhắc lại.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1(cột 2,3), bài 2( cột 2) /171
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1/176: 
- Yêu cầu HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.
- Gọi HS nêu quy tắc nhân, chia hai phân số?
® Giáo viên lưu ý: nếu cho hỗn số, ta đổi kết quả ra phân số.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài và nêu lại cách làm.
- GV: ở bài này, ta được ôn tập kiến thức gì?
Bài 2/177
- Gọi HS đọc và nêu y/c.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm của mình.
Bài 3/177
- Cho HS đọc bài toán. 
- HD học sinh giải.
- Gọi HS chữa bài và nêu lại cách làm.
- Cho HS kiểm tra kết quả.
- GV nhận xét.
- Nêu các kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm tiếp các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp đọc kết quả bài làm của mình.
- HS nhận xét.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 2 HS phát biểu. 
- HS làm vào nháp. 3 HS làm bài trên bảng. 
- HS chữa bài và nêu cách làm.
- Cả lớp nhận xét. 
- HS nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài cá nhân. 
- 2 HS làm trên bảng.
- 2 HS trình bày. Cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc và nêu y/c.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bài trên bảng.
- HS chữa bài và nêu nhận xét.
- HS đổi vở để kiểm tra kết quả.
- 2 HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 2
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2,3.
 * Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
 - Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo y/c của BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 - Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lại đặc điểm của câu ghép và cho ví dụ.
- GV nhận xét , cho điểm 
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
 2.2. Kiểm tra các bài tập đọc: 
- Yêu cầu HS bốc thăm chọn bài.
 ( khoảng 5 HS)
- GV nhận xét, cho điểm. 
2.3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Y/c HS đọc bài tập. 
- GV chốt yêu cầu của BT.
- Hỏi HS lượt về trạng ngữ và đặc điểm của từng loại:
	+ Trạng ngữ là gì?
	+ Có những loại trạng ngữ nào?
	+ Đặc điểm của từng loại? Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
- Dán giấy viét sẵn những nội dung cần ghi nhớ.
- Phát phiếu cho học sinh làm bài cá nhân.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học , dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời. 
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS bốc thăm và xem lại bài khoảng 3 phút. 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
- Cả lớp theo dõi 
- Học sinh đọc yêu cầu BT2.
- HS lần lượt trả lời. 
- Nhìn bảng tổng kết, làm rõ yêu cầu của bài.
- 4, 5 HS làm bài trên giấy khổ to dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
Buổi chiều T H Tiếng Việt:
TIẾT 1- TUẦN 34
I. MỤC TIÊU: 	
 - Đọc trôi chảy và rành mạch bài: Ngoài đường phố
 - Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.	
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu tác dụng của dấu gạch ngang
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc bài: Ngoài đường phố
Bài 2: 
- Yêu cầu tìm nội dung của bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ để chọn ý đúng
- Gọi học sinh trả lời, em khác nhận xét.
- GV kết luận, nêu đáp án. 
a) Ý 2 b) Ý 2 c) Ý 3 d) 1-7 2 - 1 
 3-5 4-2 5-6 6-3 7-4 
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ câu hỏi để chọn đúng tác dụng của dấu gạch ngang
- Gọi học sinh nêu đáp án.
- GV nêu đáp án
Câu a (Ý 2) Câu b (Ý 1) 
Câu c (Ý 1, Ý 1 -2) Câu d (Ý 3) 
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét 
- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Học sinh nêu
- Làm bài vào vở
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm bài vào vở
- HS nêu, em khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
Đạo đức
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 12 đến bài 14, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn HS luyện tập hành vi đạo đức:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. 
- HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác quốc tế, Liên Hợp Quốc, hoà bình để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 LHQ là tổ chức..lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .. Nước ta luôn .. chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. 
- Phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải:
 LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của LHQ. Nước ta luôn hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. 
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cùng bạn lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương.
- GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung thêm.
- HS trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thực hiện theo y/c.
Thứ 3 ngày 8 tháng 5 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 3
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2,3.
 - Biết lập bảng hống kê và nhận xét về bảng thống kê theo yc của BT2,3
 * Học sinh khá, giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 - Phiếu học tập ghi tên các bài tập đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c HS lên bảng đặt câu ghép.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
 2.2. Kiểm tra lấy điểm đọc: 
- Yêu cầu HS lên bốc thăm chọn bài. 
( khoảng 5 HS)
- Gọi từng HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm.
 2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1:
Dựa vào các số liệu đã cho, lập bảng thống kê 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Giáo viên hỏi học sinh:
+ Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục của nước ta trong mỗi năm học được thống kê theo những mặt nào?
+ Bảng thống kê cần lập gồm mấy cột ?
- GV phá ... vở
- Nhận xét, bổ sung
-1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Học sinh viết bài vào vở.
- 3, 4 em đọc bài vừa viết, học sinh khác nhận xét.
 T H Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 34
I. MỤC TIÊU: 
 - Ôn tập về biểu đồ, bài toán về tìm trung bình cộng của 2 hay nhiều số.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Gọi học sinh nêu cách tìm trung bình cộng của 2 số
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- Bài 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Chữa bài, nêu đáp án
Bài 3: Đố vui
- Yêu cầu HS đọc đề 
- Yêu cầu học sinh quan sát biểu đồ để chọn ý đúng, sai
-Yêu cầu học sinh trình bày
- Chữa bài
a) Đ b) S c) Đ d) Đ
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét 
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp
- Cả lớp làm vở, 3 HS TB lên bảng 
- Chữa bài nếu sai.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh làm bài vào vở
- 3 em khá lên bảng, cả lớp làm vở.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- HS nêu
- 1 em trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Kĩ thuật:
 LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN ( T3)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết cần phải:
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp được một mô hình tự chọn.
 *Với học sinh khéo tay: Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn; 
 Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - HS: Các hình trong SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài:
- Nêu MT, YC tiết học
2.Bài mới:
a)Hoạt động1: HS chọn mô hình lắp ghép
- GV cho các nhân hoặc nhóm HS tự chọn 1 mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
b)Một số mẫu:
- Cho HS quan sát một số mẫu.
3. Đánh giá:
- Cá nhân hoặc nhóm tự đánh giá sản phẩm thực hành theo các yêu cầu sau:
+ Lắp được mô hình tự chọn đúng thời gian quy định.
+ Lắp đúng quy trình kỹ thuật
+ Mô hình được lắp chắc chắn, không xộc xệch.
4.Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại những mẫu đã lắp 
- Chuẩn bị tiết tiếp theo.
- HS tự chọn mô hình lắp ghép trong SGK
- HS nghiên cứu kỹ mô hình lắp ghép
- HS đánh giá 
Thứ 5 ngày 10 tháng 5 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài 3/179.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Phần 1:
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên nhận xét bài sửa đúng, chốt cách làm 
( Vì đoạn đường thứ nhất ô tô đã đi là 1 giờ ; đoạn đường thứ hai ô tô đã đi là 
 60 : 30= 2(giờ)
 Tổng số thời gian đi trên 2 đoạn đường 1 + 2 =3 ( giờ )
Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên nhận xét bài sửa đúng, chốt cách làm: Khoanh C
Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét bài sửa đúng, chốt cách làm 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
 - HS đọc đề bài.
- HS làm vở nháp để nêu đáp án và giải thích cách làm.
- HS làm theo các bước như bài tập 1.
- HS giải thích:
( vì thể tích bể cá 60 x 40 x 40 = 96000(cm3) = 96 dm3
Thể tích của nửa bể cá 96 : 2 = 48 (dm3)= 48 lít )
- 1 HS đọc và nêu y/c
- HS làm bài cá nhân. 1HS làm bảng.
- HS chữa bài và đọc bài làm của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 6
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe-viết đúng Chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/ 15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do.
 - Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào ND, hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ.)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng.
 2.2. Hướng dẫn HS viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả. 
+ Nội dung bài nói gì ? 
+ Y/c HS đọc thầm rút từ khó ? 
+ Nêu cách trình bày.
- Đọc cho HS viết. 
- GV nhận xét đánh giá. 
 2.3. Hướng dẫn HS viết đoạn văn:
- Hướng dẫn chọn đề. 
- Hướng dẫn viết đoạn văn.
+ Cho HS đọc đoạn văn đã viết. 
+ Nhận xét chỉnh sửa 
- Gọi HS đọc đoạn văn hay.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học 
- HS nghe. 
- 2 HS đọc.
- HS nêu.
- HS lần lượt nêu.
- HS viết bài.
- HS soát và sửa lỗi.
- 1 học sinh đọc đề.
- HS phân tích đề, gạch dưới từ ngữ quan trọng.
- HS chọn đề bài viết.
- HS lập nhanh dàn bài, viết đoạn văn vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Lớp nhận xét bình chọn người viết bài hay nhất.
- HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện theo y/c.
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 7
I .MỤC TIÊU:
 - Kiểm tra đánh giá mức độ yêu cầu về kỹ năng đọc hiểu của HS qua bài đọc.
 - Kiểm tra kiến thức về luyện từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - GV in sẵn bài kiểm tra cho HS. Nội dung đề bài như trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. ổn định tổ chức.
 2. GV phát đề KT cho HS làm.
 	* Đọc bài văn " Cây gạo ngoài bến sông" và trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm trong khoảng 20 phút.
3. GV thu bài và gọi HS lần lượt lên bảng bốc thăm đọc bài và TLCH nội dung bài đọc.
 * Biểu điểm chấm bài KT:
- Đọc hiểu: 5 điểm.
 *Khoanh đúng mỗi câu sau được: 0,5 điểm
 1 - a 6 – b 
 2 - b 7 – b 
 3 – c 8 – a
 4 – c 9 - a
 5 – b 10 - c 
 - Đọc thành tiếng: 5 điểm.
 + Đọc đúng tiếng, đúng từ :1 đ
 ( Đọc sai 2 – 4 tiếng : 0,5 đ , sai 5 tiếng trở lên : 0 đ )
 + Ngắt nghỉ hơi đúng :1 đ
 + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm :1 đ
 + Tốc độ đọc đạt yêu cầu :1 đ
 + Trả lời đúng câu hỏi GV nêu :1 đ
 ( Trả lời cha đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 đ
 Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 đ )
Điểm bài KT là tổng điểm của 2 phần đọc hiểu, đọc thành tiếng và được làm tròn.
Địa lí:
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
(Đề chuyên môn ra - Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)
Thứ 6 ngày 11 tháng 5 năm 2012
Tiếng Việt
ÔN TẬP: TIẾT 8
( KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU:
 - Kiểm tra đánh giá kết quả theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng cuối học kì II: 
 + Nghe viết đúng bài chính tả( tốc độ viết khoảng 100 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi/ bài; trình bày đúng hình thức bài viết.
 * Đối với HS khuyết tật, GV hướng dẫn cho HS biết làm bài văn tả người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài:
2. GV phát đề KT cho học sinh:
a. Chính tả:
- GV đọc cho HS viết bài chính tả: Út Vịnh (đoạn Từ đầu đến chơi dại như vậy nữa) trong thời gian khoảng 15 phút.
- Đọc cho HS soát lỗi. 
b. Tập làm văn :
 Đề bài: Hãy miêu tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một tiết học mà em nhớ nhất.
- HS tự đọc đề bài và làm.
3. GV thu bài, tổng kết tiết học:
 * Biểu điểm chấm bài KT:
 1) Chính tả: 5 điểm
 Bài không mắc lỗi, chữ rõ ràng, trình bày đúng, đẹp: 5 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài ( sai hoặc lẫn phụ âm đầu, vần hoặc thanh; không viết hoa theo quy định ) trừ 0,5 điểm.
 - Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, trình bày bẩntoàn bài trừ 1 điểm.
 2) Tập làm văn: 5 điểm 
 - Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
 - Viết được bài văn tả người đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Trình tự tả phải hợp lí.
 - Viết được câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 ( Tuỳ theo mức độ sai sót có thể cho các mức điểm dưới 5 như: 4,5 ; 4 ; 3,5;.)
Toán
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
 Kiểm tra HS về:
 - Kiến thức ban đầu về số thập phân, kĩ năng thực hành tính với số thập phân, tỉ số phần trăm.
 - Tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
 - Giải bài toán về chuyển động đều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 - Nội dung đề bài kiểm tra.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và nêu y/c của giờ học.
 2.2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
- GV phát bài cho HS .
*Phần trắc nghiệm: 
 Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng cho mỗi bài tập sau đây:
Phân số bằng phân số nào sau đây: (1 điểm)
A. 
 B. 
 C. 
 D.
1,5m3 = . . . dm3. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm)
A. 15
 B. 150
 C. 105
D. 1500
1 tấn 8 kg = . . . . tấn. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: (1 điểm)
A. 1,8	
 B. 1,08
 C. 1,008
D. 1,0008
90 000 m2 =  ha (0,5 điểm)
A. 9000
 B. 900
 C. 90
D. 9
Một lớp học có 10 học sinh nữ và 15 học sinh nam . Tỉ số học sinh nữ và số học sinh của lớp đó là:
A. 20%
 B. 40
 C. 100
D. 15
phân số viết thành hỗn số là: (1 điểm)
A. 1 
 B. 2 
 C. 3 
D. 4 
biết 86% của một số là 602. số đó là bao nhiêu : (0,5 điểm)
A. 500
 B. 600
 C. 700
D. 800
 * Phần tự luận:
 Bài 1: Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 7m và chiều cao 4m. người ta quét vôi bốn bức tường phía trong phòng. Tính diện tích phần quét vôi. Biết rằng diện tích các cửa bằng 12 mét vuông. (2,5 điểm)
 Bài 2: Một ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B hết 12 giờ. Tính vận tốc của ôtô. Biết rằng quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là 600 kilômet. (2,5 điểm)
- GV yêu cầu HS làm bài .
- GV thu bài chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
 Lịch sử: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
(Đề chuyên môn ra - Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)
Khoa học: 
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ 
(Đề chuyên môn ra - Tiến hành theo chỉ đạo của nhà trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5TUAN 35LIENGT.doc