Giáo án mầm non - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Đề tài: Đón trẻ - Thể dục sáng

Giáo án mầm non - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Đề tài: Đón trẻ - Thể dục sáng

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDTC



Chủ điểm: Phương tiện giao thông

Đề tài: Đón trẻ - Thể dục sáng

Khối: Nhà trẻ - Nhóm 24-36 tháng

Thời gian:

Ngày soạn: 10/3/2010

Ngày dạy: 09-04-2010

Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Mỹ Hạnh – Mai Thị Thu Nguyệt

Người soạn: Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN

A. Đón trẻ:

I. Mục đích - yêu cầu:

- Trẻ hồn nhiên, vui tươi, phấn khởi khi vào lớp

- Trẻ biết tự cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết chào cô, chào ba mẹ

- Cô nắm được tình hình sức khỏe của trẻ

- Trẻ chơi hứng thú với đồ dùng, đồ chơi trong lớp

- Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn, chơi xong thu dọn đồ chơi

II. Chuẩn bị:

Các loại đồ chơi, đồ dùng về phương tiện giao thông, các đồ chơi lắp ráp

III. Tiến hành:

- Cô chính đón trẻ ở cửa lớp, cô vui vẻ lịch sự với phụ huynh, ân cần dịu dàng với trẻ

- Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, các bạn chào khách khi có khách

- Nhắc nhở trẻ cách sắp xếp, giày dép, mũ nón, cặp sách đúng nơi quy định

- Quan sát sắc mặt, thái độ của trẻ khi đến lớp để biết tình hình sức khỏe của trẻ

- Trao đổi phụ huynh về chủ điểm trẻ đang học khi phụ huynh có yêu cầu

- Cô phụ ở trong lớp đến các góc chơi cùng với trẻ

- Trẻ vào lớp chọn đồ chơi mà trẻ thích

- Cô trò chuyện giúp trẻ chơi theo ý thích của trẻ

- Quan sát xem trẻ thích chơi những loại đồ chơi nào

- Khi nghe chuông reo, cho trẻ thu dọn đồ chơi chuẩn bị tập thể dục sáng

 

doc 7 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 2698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án mầm non - Chủ điểm: Phương tiện giao thông - Đề tài: Đón trẻ - Thể dục sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDTC
aµb
Chủ điểm: Phương tiện giao thông
Đề tài: Đón trẻ - Thể dục sáng
Khối: Nhà trẻ - Nhóm 24-36 tháng
Thời gian:
Ngày soạn: 10/3/2010
Ngày dạy: 09-04-2010
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Mỹ Hạnh – Mai Thị Thu Nguyệt
Người soạn: Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN
A. Đón trẻ:
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ hồn nhiên, vui tươi, phấn khởi khi vào lớp
- Trẻ biết tự cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết chào cô, chào ba mẹ
- Cô nắm được tình hình sức khỏe của trẻ
- Trẻ chơi hứng thú với đồ dùng, đồ chơi trong lớp
- Giáo dục trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn, chơi xong thu dọn đồ chơi
II. Chuẩn bị:
Các loại đồ chơi, đồ dùng về phương tiện giao thông, các đồ chơi lắp ráp
III. Tiến hành:
- Cô chính đón trẻ ở cửa lớp, cô vui vẻ lịch sự với phụ huynh, ân cần dịu dàng với trẻ
- Nhắc trẻ chào cô, chào ba mẹ, các bạn chào khách khi có khách
- Nhắc nhở trẻ cách sắp xếp, giày dép, mũ nón, cặp sách đúng nơi quy định
- Quan sát sắc mặt, thái độ của trẻ khi đến lớp để biết tình hình sức khỏe của trẻ
- Trao đổi phụ huynh về chủ điểm trẻ đang học khi phụ huynh có yêu cầu
- Cô phụ ở trong lớp đến các góc chơi cùng với trẻ
- Trẻ vào lớp chọn đồ chơi mà trẻ thích
- Cô trò chuyện giúp trẻ chơi theo ý thích của trẻ
- Quan sát xem trẻ thích chơi những loại đồ chơi nào
- Khi nghe chuông reo, cho trẻ thu dọn đồ chơi chuẩn bị tập thể dục sáng
B. Thể dục sáng:
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
- Trẻ tập đúng các động tác cùng cô
- Giáo dục trẻ học ngoan
II. Chuẩn bị:
- Cô phải nắm vững phương pháp
- Đồ dùng: mỗi trẻ 1 vòng
- Tạo tâm thế cho trẻ vào tiết
III. Tiến hành:
1. Khởi động:
- Cô điều khiển các bước đi, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậmcủa trẻ chuyển thành vòng tròn
2. Trọng động:
FĐộng tác 1:
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm vòng thả xuôi
Hai tay cầm vòng đưa lên cao, mắt nhìn theo vòng, chân kiễng gót
Về tư thế chuẩn bị (3-4 lần) 
F Động tác 2:
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm vòng thả xuôi
Hai tay cầm vòng, khom người đặt vòng xuống sàn (nhặt vòng)
Đứng thẳng người (2-3 lần)
F Động tác 3:
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay cầm vòng thả xuôi
Đặt vòng xuống sàn, hai tay chống hông, chấm mũi chân vào vòng (chân trái, chân phải)
Đứng thẳng 2-3 lần
3. Hồi tĩnh: 
Trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở đều đặn
Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
aµb
Chủ điểm: Phương tiện giao thông
Đề tài: Dạy hát “Em tập lái ô tô”
Nghe hát “BÁC ĐƯA THƯ VUI TÍNH”
Vận động theo nhạc: Một đoàn tàu
Khối: Nhà trẻ - Nhóm 24-36 tháng
Thời gian: 15-17 phút
Ngày soạn: 10/3/2010
Ngày dạy: 09-04-2010
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Mỹ Hạnh – Mai Thị Thu Nguyệt
Người soạn: Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ thích nghe cô hát
- Trẻ thuộc bài hát và hát theo cô. Trẻ vận động nhịp nhàng bài hát cùng cô
- Giáo dục trẻ khi đi xe ngồi ngay ngắn không đưa tay ra ngoài
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy học: Nhạc, tranh hình ành xe ô tô, lắc
- Cô nắm vững phương pháp
- Tạo tâm thế cho trẻ vào tiết học
III. Tiến hành:
- Các con ơi, lại đây với cô. Cô và các con cùng chơi chi chi chành chành
- Pin Pin Pin (do cô phụ phát ra)
- À, tiếng gì vậy các con nhỉ (cô dẫn trẻ đến bên hình ảnh ô tô). 
- Cô đó các con tranh vẽ gì (ô tô)
- Ô tô có màu gì?
- Ô tô để làm gì? (chở người, để lái đi chơi)
- Các con có thích tập lái ô tô không nào? 
- Cô có một bài hát nói về “Em tập lái ô tô”, hôm nay cô dạy các con hát nhé
1. Dạy hát: Em tập lái ô tô
- Cô hát mẫu 1-2 lần
- Giảng giải về nội dung bài hát:
	+ Bài hát nói về một bạn nhỏ, giả làm tiếng kêu của ô tô (Pí Pò, Pí Po) và tập lái ô tô, mơ ước sau này lớn sẽ lái xe đón cô
- Ô tô để làm gì các con nhỉ?
- Có con nào được ngồi trên xe ô tô chưa?
- Các con nhớ khi ngồi trên xe ô tô không được nghịch, phá hay thò tay ra ngoài cửa sổ nhé!
- Trẻ hát tập thể theo cô 3-4 lần
- Vừa hát, vừa kết hợp động tác minh họa, khuyến khích trẻ thể hiện động tác theo cô
- Trẻ hát theo tổ
- Trẻ hát cá nhân, cô chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ
- Cô và trẻ cùng hát lại 1 lần
- Hỏi trẻ các con vừa hát bài gì?
2. Nghe hát: Bác đưc thư vui tính
- Nãy giờ cô thấy các con hát rất hay, bây giờ cô sẽ hát cho các con nghe nhé
- Cô hát cho trả nghe 1 vài lần. Đố trẻ cô hát bài hát gì?
3. Vận động theo nhạc: Một đoàn tàu 
- Giới thiệu, vận động theo nhạc “Một đoàn tàu”
- Giải thích cô làm người lái tàu, còn các con nối đuôi nhau thành hàng dài. Vừa đi, vừa hát
4. Kết thúc tiết học
Cô nhận xét giờ học
Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
aµb
Chủ điểm: Phương tiện giao thông
Đề tài: Quan sát xe ô tô
Trò chơi vận động: Một đoàn tàu
Khối: Nhà trẻ - Nhóm 24-36 tháng
Thời gian:
Ngày soạn: 10/3/2010
Ngày dạy: 09-04-2010
Giáo viên hướng dẫn: Hà Thị Mỹ Hạnh – Mai Thị Thu Nguyệt
Người soạn: Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được xe ô tô chạy trên đường là phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ nói được xe ô tô và đặc điểm của xe, được chơi trò chơi vận động cùng cô
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe không thò tay ra ngoài cửa sổ
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
Tranh, hình ảnh phương tiện giao thông như ô tô, xe máy
Sân chơi rộng thoáng mát, các loại đồ chơi: xe ô tô, búp bê, bóng
Nhạc 
- Cô nắm vững phương pháp 
- Tạo tâm thế trẻ bước vào buổi dạo chơi
III. Tiến hành:
- Các con ơi, hôm nay trời đẹp, mát mẻ, cô và các con cùng đi chơi nhé để hít thở không khí trong lành! Và được quan sát ô tô và được vận động “Một đoàn tàu”
- Khi ra chơi các con không được xô đẩy bạn 
- Cô và trẻ cùng hát “Khúc hát dạo chơi”
a) Quan sát xe ô tô:
* Ôn kiến thức cũ:
Hôm qua cô cho các con quan sát xe gì? (xe máy)
- Cô dẫn trẻ đến bên hình ảnh xe máy
- Xe máy chạy ở đâu? 
- Là phương tiện giao thông gì?
- Khi ngồi trên xe các con như thế nào? (các con phải đội nón bảo hiểm và ngồi ngay ngắn)
* Cung cấp kiến thức mới: Xe ô tô
- Giờ cô và các con đi tiếp coi đằng kia có gì nhé! 
- Pin pin pin (cô giả tiếng kêu của xe ô tô)
+ Xe gì đây? (ô tô)
+ Ai lái xe ô tô? (bác tài xế)
+ Xe ô tô chạy ở đâu? ( trên đường)
+ Xe ô tô là phương tiện giao thông đường gì? (đường bộ)
+ Xe ô tô chạy được nhờ có gì ? (bánh xe)
+ Bánh xe có dạng hình gì? (hình tròn)
+ Xe ô tô có mấy bánh xe? (4 bánh)
+ Xe ô tô dùng để chở gì? (chở hàng và chở người)
+ Ô tô kêu như thế nào? (pin pin pin)
b) Trò chơi vận đông “Một đoàn tàu”
- Nãy giờ cô cho các con quan sát xe ô tô rồi! Xe ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, ngoài ra còn phương tiện giao thông đường sắt. Xe gì chạy trên đường sắt (Xe lửa hoặc tàu hỏa)
- Các con có thích đi xe lửa không?
Vậy cô và các con cùng đi nhé: tu tu tu. Xình xịch
Tàu bắt đầu chuyển bánh rồi, xin mời các quý khách chuẩn bị lên tàu.
 Cô làm người lái tàu và các con nối đuôi nhau thành hàng dài đi xung quanh.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần
c) Chơi tự do
- Cô cho trẻ với lại đồ chơi:
	+ Chơi với ô tô, xâu vòng, búp bê, bóng
- Các con nhớ không xô đẩy, tranh giành với bạn. Nếu trẻ nào không thích chơi, cô trò chuyện hoặc hát cho trẻ nghe.
* Nhận xét – Kết thúc:
- Hết giờ chơi, các con rửa tay và vào lớp
Giáo viên hướng dẫn	Giáo sinh ĐẶNG THỊ LAN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an nha tre.doc