Tiếng việt: ôn luyện: âc - ăc
I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU
- Củng cố, ôn lại các đọc và viết: ăc, âc, mắc áo, quả gấc và các từ, câu ứng dụng trong bài.
- Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1. Ổn định tổ chức
2. Luyện tập
a. Luyện đọc
- GV cho HS ôn lại các vần ăc, âc từ khóa: mắc áo, quả gấc và các từ, câu ứng dụng trong bài.
- Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng.
- GV khuyến khích HS đọc trơn.
- GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS .
b. Luyện viết
Bài 1: Nối:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.)
- HS đánh vần và nối từ.
- GV theo dõi uốn nắn HS làm bài.
- Gọi HS đọc lại bài vừa nối:
Tuần 19 Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt: ôn luyện: âc - ăc I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết: ăc, âc, mắc áo, quả gấc và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần ăc, âc từ khóa: mắc áo, quả gấc và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) - HS đánh vần và nối từ. - GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. - Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Cô gái của mẹ Cấy lúa trên lắc vòng. Cái sắc mới ruộng bậc thang. Bài 2: Điền ăc hay âc ? - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS tự làm bài. - Gọi HS lên bảng, chữa bài . - HS khác đọc lại bài: quả gấc, bậc thềm, đồng hồ quả lắc Bài 3: Viết: màu sắc, giấc ngủ + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : Một chục - Tia số I. Mục tiêu: - Giúp học sinh: - Nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị. - Biết đọc và ghi số trên tia số. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 10 chấm tròn - GV yêu cầu HS đếm số chấm tròn ở mỗi hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn. - HS tự làm bài và chữa bài. Bài 2: Vẽ bao quanh cho đủ 1 chục con vật - HS đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con đó (Có thể lấy 10 con vật nào dễ vẽ khoanh cũng được) - HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3: Điền số vào dướimoix vạch của tia số . . . . . . . . . . . 0..........................3.................................................8...................... - GV hướng dẫn HS viết các số vào dưới mỗi vạch theo thứ tự tăng dần. - Gọi HS lên bảng làm. - GV chữa bài chữa bài. Bài 4: Điền số thích hợpvào ô trống( theo mẫu) : - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự đếm số chấm theo hình vẽ điền số vào ô trống. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại các bảng cộng, trừ đã học. Luyệnchữ: hít thở, gió máy, trong suốt, óng mượt I. Mục tiêu : - HS viết đúng cỡ chữ, đúng mẫu, đúng khoảng cách từ : hít thở, gió máy, trong suốt, óng mượt - Trình bày bài sạch, đẹp . - Rèn ý thức luyện chữ giữ vở sạch sẽ. II. Chuẩn bị Chữ mẫu, bảng con III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GVgiới thiệu bài viết . b. G V hướng dẫn HS viết bảng - Gv treo chữ mẫu “hít thở” gọi HS đọc. - Cho HS nhận xét độ cao của từng con chữ trong từ đó ( chữ h, th cao 5 li, chữ i, ơ cao 2 li, chữ t cao 3 li) - GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết . hớt thở hớt thở * Lưu ý: viết các nét chữ trong 1 tiếng phải viết liền mạch, khoảng cách giữa các tiếng là 1 con chữ, khoảng cách giữa các từ là 2 con chữ, - HS luyện viết bảng con - GV theo dõi sửa lỗi cho HS - Các từ : gió máy, trong suốt, óng mượt. GV hướng dẫn tương tự trên. c. HS luyện viết vào vở - HS luyện viếtbàivào vở - GV theo dõi uốn nắn HS viết . d. Chấm và chữa bài - GV thu 1 số vở chấm – nhận xét - Chữa lỗi phổ biến 3. Củng cố – dặn dò - Cho học sinh đọc lại bài viết. - Nhận xét giờ . - Dặn về nhà luyện viết thêm. Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt: Ôn luyện: uc - ưc I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết: uc, ưc, cần trục, lực sĩ và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy -học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: uc, ưc; từ khoá: cần trục, lực sĩ và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) - HS đánh vần và nối từ. - GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. - Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Bố treo bức tranh trên tường. Cô đứng trên bục giảng. Mẹ mua xúc xắc cho bé. Bài 2: Điền uc hay ưc ? - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS tự làm bài. - Gọi HS lên bảng, chữa bài . - HS khác đọc lại bài: trâu húc nhau, một chục trứng, lọ mực. Bài 3: Viết: máy xúc, nóng nực - GV cho HS viết bảng, sửa lỗi - HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán: ôn: Mười một, mười hai I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố: - Nhận biết cấu tạo các số mười một, mười hai. - Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống: - HS tự đếm số quả trong từng ô điền số vào ô trống. - Gọi HS đọc lại các số vừa điền Bài 2: Vẽ thêm cho đủ chấm tròn( theo mẫu) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3: Tô màu 11 ngôi sao và 12 quả táo - Cho HS dùng bút màu tô 11 ngôi sao và 12 quả táo. - GVkiểm tra HS tô màu. Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự điền các số theo thứ tự từ 1 đến 11, từ 1 đến 12. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại các bảng cộng, trừ đã học. Thứ sáu, ngày 24 tháng 12 năm 2010 Tiếng việt: ôn: ôc - uôc I. Mục tiêu - Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: ôc, uôc, thợ mộc, đôi guốc; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài . - Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu. - Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần trong vở BTTV. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS lên cách đọc các vần: ôc, uôc, thợ mộc, đôi guốc. GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc . GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . - Luyện đọc từ và câu ứng dụng Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn. - Luyện đọc cả bài: b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập Bài 1: Nối: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập - HS tự đánh vần và nối - GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. - HS đọc lại bài vừa nối: Ngày nào đi học em cũng học thuộc bài. Tàu tốc hành chạy rất nhanh. Mùa xuân cây đâm chồi nảy lộc. Bài 2 : Điền ôc hay uôc? - HS nêu yêu cầu của bài tập . - HS tự làm bài vào vở. - Gọi HS lên bảng, chữa bài: gốc cây, vỉ thuốc, rau luộc. Bài 3: Viết: con ốc, đôi guốc - GV hướng dẫn HS viết, lưu ý độ cao, khoảng cách giữa các tiếng, từ. - HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Tiếng việt: ôn luyện: iêc - ươc I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết: iêc, ươc, xem xiếc, rước đèn và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ thành câu và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: iêc, ươc; từ khóa:xem xiếc, rước đèn và các từ, câu ứng dụng trong bài. - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các tiếng ở bên trái với các tiếng ở bên phải tạo thành câu.) - HS đánh vần và nối từ. - GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. - Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Mẹ tặng bé cái lược. Bà đi chợ mua cá riếc. Bé được đi xem xiếc. Bài 2: Điền iêc hay ươc ? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: cái thước dây, thác nước, bàn tiệc. Bài 3: Viết: công việc, ước mơ + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán: ôn: Mười ba, mười bốn, mười lăm I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố: - Nhận biết: Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị - Biết đọc, viết các số đó. Nhận biết số có hai chữ số II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Viết số theo thứ tự vào ô trống: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS tự điền các số theo thứ tự từ 10 đến 15, từ 15 đến 10. Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS đếm số ngôi sao ở mỗi hình vẽ rồi điền số vào ô trống. - HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3: Viết ( theo mẫu) - GV hướng dẫn HS dựa vào mẫu viết các số còn lại vào chỗ chấm. Mẫu: Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị Số 12 gồm ... chục và ... đơn vị Số 13 gồm ... chục và ... đơn vị Số 14 gồm ... chục và ... đơn vị Số 15 gồm ... chục và ... đơn vị Số 10 gồm ... chục và ... đơn vị - HS làm bài và chữa bài. Gọi HS đọc lại bài. Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Đếm số hình vuông, số hình tam giác, số đoạn thẳng điền vào ô trống. - HS làm bài và chữa bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại các bảng cộng, trừ đã học.
Tài liệu đính kèm: