TẬP ĐỌC
NGƯỠNG CỬA
I/ MỤC TIÊU :
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đI những bước đi dầu tiên, nrồi lớn lên đi xa hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ minh hoạ trong SGK
- Bộ chữ
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ ổn định lớp: (tiết 1)
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Ngưỡng cửa là nơi ta thường đi qua. Hôm nay ta học bài: Ngưỡng cửa
b/ Luyện đọc:
+GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc.
+Tiếng, từ khó:
-Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ:
VD: ngưỡng cửa
-Tương tự: nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào
+Đọc nhảy cóc (theo câu):
TUẦN 31 Thứ hai ngày tháng năm 2011 TẬP ĐỌC NGƯỠNG CỬA I/ MỤC TIÊU : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đI những bước đi dầu tiên, nrồi lớn lên đi xa hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh vẽ minh hoạ trong SGK - Bộ chữ III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: (tiết 1) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Ngưỡng cửa là nơi ta thường đi qua. Hôm nay ta học bài: Ngưỡng cửa b/ Luyện đọc: +GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc. +Tiếng, từ khó: -Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ: VD: ngưỡng cửa -Tương tự: nơi này, quen, dắt vòng, đi men, lúc nào +Đọc nhảy cóc (theo câu): +Câu: -GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu) -Chỉ bảng cho HS đọc. +Đọan, bài: Có 3 khổ thơ *Nghỉ giữa tiết: Hát múa c/ Tìm hiểu bài: -Tìm trong bài tiếng có vần ăt -Tìm tiếng ngoài bài ăt, ăc -Nói câu chứa tiếng Tiết 2: 4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc: -GV đọc mẫu 2 lần -Cho HS đọc toàn bài b/ Luyện nói -Hát -4 HS đọc bài “Người bạn tốt”, trả lời câu hỏi -Gắn bảng cài: ngượng nghịu, sửa lại, bạn tốt -HS trả lời: Bạn nhỏ đang chào bà để đi học. -HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp -3- 5 HS -HS đọc luân phiên đến hết lớp. -Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4) -HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì -HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng -Thi đua cài hoa HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn +Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa? +Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu? -3 HS -HS thảo luận tranh- phát biểu IV.Cũng cè dÆn dß GV nhận xét giờ học TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - thực hiện được các phép tính cộng, trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và trừ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sách bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: -Bài 1:Tính: 14 + 35 65 - 36 76 - 10 36 - 34 87 - 12 34 + 12 -Bài 2: > < = 23 + 40 27 - 17 47 - 17 13 + 33 2/ Bài mới: +Bài 1: Đặt tính -Bài yêu cầu gì? -Thi đua lên điền nhanh kết quả giữa 3 tổ -GV chốt lại +Bài 2:Tính -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 3: > < = -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 4: Đo phần dài hơn của băng giấy ở hình vẽ dưới đây -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại. *Trò chơi Bingo: GV phát phiếu cho các HS ( 1 HS/ phiếu) HS thực hiện bảng con, đọc kết quả. -Thực hiện phép tính dọc -Lưu ý: Viết cho thẳng cột. -Đọc kết quả- Lớp nhận xét -Thực hiện phép tính dọc -Lưu ý: Viết cho thẳng cột. -Đọc kết quả- Lớp nhận xét -Điền dấu > < = -Thực hiện phép tính ở 2 vế xong thì mới so sánh và điền dấu. -Chơi tiếp sức: chạy lên bảng điền dấu: tổ nào nhanh và đúng sẽ thắng. -Đo phần dài hơn. -Làm vở, sửa bài trên bảng, lớp nhận xét IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: -Về ôn bài -Xem bài mới ----------------------------------- ĐẠO ĐỨC BÀI 31: BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG I.MỤC TIÊU: - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người. - Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng. - Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên. - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơI công cộng khác; Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sách giáo khoa -Tranh vẽ, quyển truyện tranh (sắm vai) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Họat động 1: Thảo luận cặp đôi theo bài tập 2 - Cho HS quan sát và thảo luận : Các bạn trong tranh đang làm gì? Bạn nào có hành động sai? Vì sao? Bạn nào có hành động đúng? Vì sao? -Kết luận: Trong 5 bạn thì 3 bạn đang trèo cây, vin cành, hái lá:3 bạn đó xấu , hư. Hai bạn kia đang khuyên nhủ và ngăn chặn : 2 bạn đó biết góp phần bảo vệ cây xanh Hoạt động 2: Làm bài tập 3 - Cho từng cá nhân làm bài tập 3 -GV tổng kết: “ khuôn mặt tươi cười” nối với tranh 1,2,3,4 vì đó là những việc làm đúng “ Khuôn mặt nhăn nhó” nối với tranh 5,6 vì đó là những việc làm sai Hoạt động 3:Vẽ tranh bảo vệ cây và hoa - Cho HS kể việc mình đã, muốn, làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - GV tổng kết : Khen sự cố gắng, những hành động mà các em vẽ trong tranh Hoạt động 4:Hướng dẫn HS đọc những câu thơ cuối bài -Hát -HS quan sát và thảo luận nhóm 2 HS -HS trình bày trước lớp, bổ sung, tranh luận - HS làm bài - HS vẽ tự do và trưng bày tranh lên bảng, tường IV. Cũng cố - Dặn dò -Nhận xét tiết học. Thứ ba ngày tháng năm 2011 TẬP VIẾT TÔ CHỮ HOA: Q, R I.MỤC TIÊU; - Tô được các chữ hoa: Q, R - Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươt, ươc; các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ có viết sẵn bài viết -Bảng con, phấn, tập viết -Bài viết mẫu đẹp của học sinh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh / ổn định lớp: (tiết 1) -Hát 2/ Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS lên bảng viết viết các chữ viết xấu. -Giáo viên chấm vở và nhận xét. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: -Hôm nay ta học bài: Tô chữ hoa: Q, R b/ Hướng dẫn tô chữ hoa: -Giáo viên treo bảng có viết bài mẫu: Chữ Q,R gồm những nét nào? -GV chốt lại và hướng dẫn HS cách viết -Cho học sinh viết bảng con- sửa nếu học sinh viết sai hoặc xấu. c/ Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng: -Giáo viên treo bảng có viết bài mẫu -Cho học sinh đọc -GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ. -Nhận xét học sinh viết. d/ Hướng dẫn học sinh tập viết vào vở: -Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. -Quan sát HS viết, kịp thời uốn nắn các lỗi. -Thu vở, chấm và chữa một số bài -Khen học sinh viết đẹp và tiến bộ. e/ Nhận xét cuối tiết: -Xem GV sửa và viết lại. -HS: gồm nét nét móc trái và nét thắt ở giữa. -Thực hành viết bảng con -Cá nhân- nhóm- lớp -HS viết bảng con. -Thẳng lưng, không tì ngực, không cúi sát, vở hơi nghiêng. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Nhận xét tiết học ----------------------------------- CHÍNH TẢ NGƯỠNG CỬA I.MỤC TIÊU : - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài ngưỡng của: 20 chữ trong khoảng 8-10 phút. - Điền đúng vầ ăt, ăc; chữ g, gh vào chỗ trống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ đã chép sẵn bài. -Bộ đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: (tiết 1) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: -Hôm nay viết bài: Ngưỡng cửa (khổ thơ cuối) b/ Hướng dẫn HS tập chép: -GV treo bảng phụ -Yêu cầu HS đọc . -Giáo viên quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của học sinh. Nhắc học sinh viết tên bài vào trang. Chữ đầu đoạn văn lùi vào 1 ô. Sau dấu chấm phải viết hoa. -Soát lỗi. -Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những khó viết. -Giáo viên thu vở và chấm một số bài. c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: -Bài 2: Điền vần ăt- ăc: HS quan sát tranh, làm miệng, làm vào vở -Bài 3: Điền chữ g- gh: Tương tự như trên -Giáo viên sửa bài, nhận xét -Chấm bài Hát -3, 5 HS đọc -Tìm tiếng khó viết -Phân tích tiếng khó và viết bảng con -Học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài. -Học sinh theo dõi và ghi lỗi ra lề vở -HS làm vào vở. IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Nhận xét tiết học -Khen các em viết đẹp, có tiến bộ. -Dặn học sinh nhớ cách sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. THỦ CÔNG LÀM QUẠT GIẤY TRÒN I. MỤC TIÊU : - Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn. - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp cĩ thể cách nhau hơn 1 ơ và chưa điều nhau. Quạt cĩ thể chưa trịn. *Với học sinh khéo tay: Làm được quạt giấy trịn, các nếp gấp thẳng, phẳng, điều nhau, quạt trịn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Mẫu quạt giấy tròn. Các bộ phận để làm quạt giấy tròn. - Quy trình gấp quạt giấy tròn. - Giấy thủ công, sợi chỉ, bút chì, kéo, hồ dán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS TIẾT 1 A-ỔN ĐỊNH : B- BÀI CŨ : -Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh, nhận xét. C-BÀI MỚI : -GV giới thiệu bài, ghi bảng. 1.Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn Học sinh quan sát và nhận xét - Giáo viên giới thiệu mẫu quạt giấy tròn và hướng dẫn Học sinh quan sát, nhận xét 2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu *Bước 1: Cắt giấy *Bước 2: Gấp, dán quạt *Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt - Giáo viên tổ chức cho Học sinh thực hành gấp quạt giấy tròn. -Nhận xét. D.CỦNG CỐ, DẶN DÒ: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Học sinh chuẩn bị bài cho tiết học sau. -Học sinh quan sát. -Học sinh theo dõi. -Học sinh thực hành. Thứ tư ngày tháng năm 2011 TẬP ĐỌC KỂ CHO BÉ NGHE I.MỤC TIÊU : - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ. - Hiểu nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học.G III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: (tiết 1) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Hôm nay ta học bài: Kể cho bé nghe b/ Luyện đọc: +GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc. +Tiếng, từ khó: -Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ: VD: ầm ĩ -Tương tự: chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm +Đọc nhảy cóc (theo câu): +Câu: -GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu) -Chỉ bảng cho HS đọc. +Đọan, bài: Đây là bài thơ *Nghỉ giữa tiết: Hát múa c/ Tìm hiểu bài: -Tìm trong bài tiếng có vần ươc -Tìm tiếng ngoài bài ươc, ươt -Nói câu chứa tiếng Tiết 2: 4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc: -GV đọc mẫu 2 lần -Cho HS đọc toàn bài b/ Luyện nói Hát -4 HS đọc bài “Ngưỡng cửa”, trả lời câu hỏi ... ỗi. -Giáo viên đọc đoạn văn cho học sinh soát lỗi, đánh vần những khó viết. -Giáo viên thu vở và chấm một số bài. c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: -Bài 2: Điền vần ươc- ươt HS quan sát tranh, làm miệng, làm vào vở -Bài 3: Điền chữ ng- ngh: Tương tự như trên -Giáo viên sửa bài, nhận xét -Chấm bài -Hát -3, 5 HS đọc -Tìm tiếng khó viết -Phân tích tiếng khó và viết bảng con -Học sinh đổi vở cho nhau để chữa bài. -Học sinh theo dõi và ghi lỗi ra lề vở -HS làm vào vở. IV CỦNG CỐ DẶN DÒ: -Nhận xét tiết học -Khen các em viết đẹp, có tiến bộ. -Dặn học sinh nhớ cách sửa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài. KỂ CHUYÊN DÊ CON NGHE LỜI MẸ I.MỤC TIÊU: - Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. - Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu sói.Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sách Tiếng Việt -Tranh minh họa cho câu chuyện III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: (tiết 1) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Chuyện: Dê con nghe lời mẹ b/ Học sinh xem tranh, tập tự kể theo ý mình: -GV treo tranh của chuyên. -Cho HS tự kể c/ Giáo viên kể chuyện: -GV kể toàn bộ câu chuyện kết hợp chỉ lên từng bức tranh cho HS xem. d/ Học sinh kể theo tranh: -GV treo tranh cho HS quan sát và đặt câu hỏi để HS có thể tự kể: +Trước khi đi, Dê mẹ dặn con thế nào? +Chuyện gì đã xảy ra sau đó? -Tương tự các bức tranh còn lại e/ Học sinh kể toàn truyện: -Tổ chức thi kể theo nhóm. -Cho HS đóng kịch để kể lại toàn bộ câu chuyện -GV nhận xét f/ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: -Câu chuyện ý nói gì? -GV chốt lại: Dê con vì biết nghe lời mẹ nên không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Chúng ta phải biết nghe lời người lớn. -Hát -HS nhắc lại tựa -Quan sát, thảo luận nhóm -Tập kể trong nhóm -Đại diện nhóm lên kể lại câu chuyện theo ý của mình. -Lớp tự nhận xét -HS kể và các bạn khác nhận xét -HS phát biểu theo ý kiến riêng của mình IV. Cũng cố - Dặn dò -Nhận xét tiết học -Về tập kể lại câu chuyện cho gia đình nghe. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THỰC HÀNH : QUAN SÁT BẦU TRỜI I.MỤC TIÊU: - Biết mô tả khi quan sát bầu trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: -Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời nắng? -Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? -GV nhận xét 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài b/ Dạy bài mới: Họat động 1: Quan sát bầu trời -Mục đích: HS quan sát, nhận xét và sử dụng từ ngữ của mình để miêu tả bầu trời và những đám mây -Cách tiến hành: B1: GV định hướng quan sát Bầu trời: +Có thấy mặt trời và những khoảng xanh? +Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây? +Các đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động? Cảnh vật: +Cảnh trường lúc này khô ráo hay ướt? +Em có thấy ánh nắng hay giọt mưa không? B2: Kiểm tra kết quả hoạt động Kết luận: Quan sát những đám mây trên bầu trời và một số dấu hiệu khác cho ta biết trời đang nắng, đang mưa, râm hay mát, hay sắp mưa, Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh -Mục đích: Biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh. Cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng. -Cách tiến hành: B1: Cho HS vẽ B2: Kiểm tra kết quả hoạt động Hát -HS trả lời -HS quan sát theo nhóm -HS vào lớp và nói những điều mình vừa quan sát được -Làm việc cá nhân -Trưng bày sản phẩm IV. Cũng cố - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. --------------------------------------------- TOÁN THỰC HÀNH I.MỤC TIÊU: - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -mô hình đồng hồ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: -GV sử dụng mô hình mặt đồng hồ, xoay kim để có giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ đúng trên đồng hồ. -Củng cố HS bằng cách hỏi: Vì sao con biết? -Cho HS thực hành xoay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV. -GV nhận xét 2/ Bài mới: +Bài 1: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) -Bài yêu cầu gì? -Thi đua lên điền nhanh kết quả giữa 3 tổ -GV chốt lại +Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu) -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 3: Viết giờ thích hợp vào mỗi bức tranh: -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại *Trò chơi “Bác đưa thư”: Cho HS hát và chuyền 1 phong thư. Khi bài hát dừng lại thì mở phong thư và làm theo yêu cầu của bức thư mà bác đưa thư gửi cho lớp -GV nhận xét cuối tiết -HS trả lời và thực hành -Viết giờ vào chỗ chấm -Làm miệng- làm vở -Đọc kết quả- Lớp nhận xét -Vẽ thêm kim ngắn -Lưu ý vẽ kim ngắn ngắn hơn kim dài -HS lên bảng sửa -Đổi vở tự kiểm tra nhau. -Lớp nhận xét -Viết iờ vào mỗi tranh -Làm miệng theo câu hỏi của GV -Làm vào vở -Tự kiểm tra bài nhau IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: -Về ôn bài -Xem bài mới: Luyện tập chung ------------------------------------- GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP XEM ĐĨA I) Yêu cầu : Giúp HS nhận thức được sự nguy hiểm khi chơi ở gần đường ray xe lửa ( đường sắt ) . Tạo ý thức cho HS biết chọn nơi an toàn để chơi, tránh xa các loại phương tiện giao thông ( ô tô, xe máy, xe lửa....) chạy qua . II) Chuẩn bị : GV đĩa " Po ké mon cùng em học ATGT " . HS : truyện tranh : " Po ké mon cùng em học ATGT " . III) Địa điểm : Phòng nghe nhìn của nhà trường . IV) Tiến hành : 1/ Bài cũ : Chơi đùa và trèo qua dải phân cách trên đường giao thông nguy hiểm gì ? . 2/ Bài mới : Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1 : Xem đĩa . GV mở đĩa " Po ké mon cùng em học ATGT " . Hoạt động 2 : Đàm thoại . Câu chuyện kể về ai ? Hai bạn đang làm gì ? Việc hai bạn Nam và Bo chơi thả diều ở gần đường rây xe lửa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào ? Các em phải chọn chỗ nào để vui chơi an toàn ? 3/ Củng cố - dặn dò : Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở sách . Thực hiện tốt các điều đã học . Cả lớp xem . Thảo luận theo cặp . Cá nhân, lớp . Thứ sáu ngày tháng năm 2011 TẬP ĐỌC HAI CHỊ EM I.MỤC TIÊU: - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét len, dây cót, buồn .Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Hiểu nội dung bài: Câu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thây buồn vì không có người cùng chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sách Tiếng Việt, tranh minh họa bài tập đọc, đồ dùng dạy và học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ ổn định lớp: (tiết 1) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Tranh vẽ gì? Vì sao lại như vậy? Hôm nay ta học bài: Hai chị em b/ Luyện đọc: +GV đọc mẫu 1 lần: vừa chỉ vừa đọc. +Tiếng, từ khó: -Gạch chân tiếng, từ (từng từ một), giải thích nghĩa từ: VD: vui vẻ -Tương tự: một lát, dây cót, hét lên, buồn +Đọc nhảy cóc (theo câu): +Câu: -GV lưu ý ngắt nghỉ (gạch xiên bằng phấn màu) -Chỉ bảng cho HS đọc. +Đọan, bài: bài văn có lời đối thoại *Nghỉ giữa tiết: Hát múa c/ Tìm hiểu bài: -Tìm trong bài tiếng có vần et -Tìm tiếng ngoài bài et, oet -Nói câu chứa tiếng Tiết 2: 4/ Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: a/ Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc: -GV đọc mẫu 2 lần -Cho HS đọc toàn bài b/ Luyện nói -Hát -4 HS đọc bài “Kể cho bé nghe”, trả lời câu hỏi -Gắn bảng cài: chăng dây, quay tròn, nấu cơm -HS trả lời: Chị ngồi học bài, còn em thì buồn thiu ngồi chơi một mình. -HS đọc- phân tích (đánh vần từng tiếng)- đọc trơn (3 HS)- cả lớp -3- 5 HS -HS đọc luân phiên đến hết lớp. -Cả lớp- thi đọc theo tổ- cá nhân đọc cả bài (4) -HS mở SGK: gạch chân bằng bút chì -HS gắn bảng cài: gắn vần, gắn tiếng -Thi đua cài hoa HS đọc từng đoạn, trả lời câu hỏi từng đoạn +Cậụ em làm gì khi: Chị đụng vào con gấu bông? Khi chị lên dây cót chiếc ô tô? +Vì sao cậu em thấy buồn khi ngồi chơi một mình -3 HS -HS thảo luận tranh- phát biểu IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: -Về nhà học bài, tập trả lời câu hỏi TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Biết xem giờ đúng, xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Sách bài tập toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Kiểm tra bài cũ: --GV sử dụng mô hình mặt đồng hồ, xoay kim để có giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ đúng trên đồng hồ. -Củng cố HS bằng cách hỏi: Vì sao con biết? -Cho HS thực hành xoay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của GV. -GV nhận xét 2/ Bài mới: +Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng -Bài yêu cầu gì? -Thi đua lên điền nhanh kết quả giữa 3 tổ -GV chốt lại +Bài 2: Vẽ thêm kim dài, kim ngắn để đồng hồ chỉ: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp (theo mẫu) -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại Trò chơi: Bác đưa thư -Nhận xét cuối tiết. HS thực hiện -Nối đúng -Làm vở -Sửa bài trên bảng, tự kiểm tra bài nhau -Lớp nhận xét -Vẽ thêm kim dài theo yêu cầu của bài -Trò chơi thi đua giữa các tổ: vẽ tiếp sức, tổ nào vẽ nhanh, đúng, đẹp sẽ thắng -Làm vào vở -Nối cho đúng -Làm vở -Tự đổi vở và kiểm tra bài nhau -Lớp sửa bài IV. Cũng cố - Dặn dò -Về ôn bài SINH HOẠT LỚP I/ MỤC TIÊU Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần Phát huy mặt mạnh khức phục mặt yếu kém Giáo dục tinh thần tập thể II/ CHUẨN BỊ Giáo viên : Phương hướng Học sinh : Bản tổng kết tuần III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Khởi động 2/ Giới thiệu Sinh hoạt lớp 3/ Hoạt động chính Hoạt động 1: Tổng kết tuần Giáo viên nhận xét Hoạt động 2 : Phương hướng Hoạt động 3: Hát vui 4/ Củng cố Gọi học sinh nhắc lại phương hướng 5/ Dặn dò - Thực hiện tốt phương hướng đề ra . - Hát Học sinh nghe Học tập : còn bỏ quên tập sách ở nhà và chưa viết bài Vệ sinh : Thực hiện tốt Đạo đức : Còn nói chuyện trong lớp Theo dõi - Học sinh nghe BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN
Tài liệu đính kèm: