DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần đễ lẫn.
- Biết đọc bài với giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần đễ lẫn. - Biết đọc bài với giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn). 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở dụng cụ học tập của HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh trong SGK trang 3, Giáo viên nói: Thương người như thể thương thân đó là thể hiện những con người yêu thương nhau, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn khó khăn. Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí được Tô Hoài viết năm 1951. Đến nay truyện được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. các bạn nhỏ nhiều nơi đều rất thích truyện này. Bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí. HS quan sát tranh minh hoạ để biết hình dáng Dế Mèn và Nhà Trò. Hướng dẫn luyện đọc : - Yêu cầu 1 HS khá đọc toàn bài. - Đọc từng đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - GV giải nghĩa thêm các từ: + Ngắn chùn chùn : ngắn đến mức quá đáng trong khó coi. + Thui thủi : cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu Dế Mèn gặp nhà trò trong hoàn cảnh như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị nhà trò rất yếu ớt? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi : Nhà trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi : Những lời nóivà cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó? Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : + Cần đọc chậm đoạn tả hình dáng Nhà Trò, giọng đọc thể hiện được cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò. + Cần đọc giọng kể lể của Nhà Trò với giọng đáng thương. + Cần đọc lời nói nghĩa hiệp của Dế mèn với giọng mạnh mẽ, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết của nhân vật. - GV đọc diễn cảm đoạn : “Năm trước, khi gặp trời làm đói kém . . . cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu” - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. - 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1 : Hai dòng đầu + Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo + Đoạn 3 : Sáu dòng tiếp theo + Đoạn 4 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Theo dõi và ghi nhớ. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - Cả lớp đọc thầm và trả lời : Dế Mèn đi qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thi thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội. - Cả lớp đọc thầm và trả lời : Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng. - Trước đây, mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện, sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chăng tơ chặn đường, đe bắt chị ăn thịt. + Lời của Dế Mèn : Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. Lời nói dức khoát, mạnh mẽ làm Nhà trò yên tâm. + Cử chỉ và hành động của Dế Mèn : phản ứng mạnh mẻ : xoè cả hai càng ra ; hành động bảøo vệ, che chở: dắt Nhà Trò đi. - Thực hiện theo yêu cầu của GV, HS có thể thích các hình ảnh nhân hoá sau: + Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội người bự phấn . . . thích vì hình ảnh này tả rất đúng về Nhà Trò như một cô gái đáng thương, yếu đuối. + Dế Mèn xoè cả hai càng ra, bảo vệ Nhà trò : “Em đừng sợ . . . “ thích vì hình ảnh này tảø Dế Mèn như một võ sĩ oi vệ, lời lẽ mạnh mẽ, nghĩa hiệp. + Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện thích vì hình ảnh này làm cho các con vật có hành động giống hệt như người: Bọn nhện biết mai phục để bắt Nhà Trò. Dế Mèn dũng cản che chở, bảo vệ kẻ yếu, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn nhện. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài theo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 5 Củng cố, dặn dò: - Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, - Tìm đọc tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”. - Nhận xét tiết học. MẸ ỐM I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài : - Đọc đúng các từ và câu. - Biết đọc diễn cảm cả bài thơ – đọc đúng nhịp diệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 2. Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người bạn bị ốm. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc. - Nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay các em học bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa. đó là một bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc. Thương người thì trước hết phải thương những người ruột thịt trong nhà. Đọc bài thơ các em sẽ thấy tình cảm của làng xóm đối với người bị ốm, nhưng đậm đà, sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con với mẹ. Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng khổ thơ. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc nếu HS mắc lỗi. Chú ý nghỉ hơi đúng ở một số chỗ sau để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa: Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn / khép lỏng cả ngày Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương. - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - GV giải nghĩa thêm các từ: + Truyện Kiều : truyện thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc 2 khổ thơ đầu, trả lời câu hỏi: Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn / khép lỏng cả ngày Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - Yêu cầu HS đọc khổ thơ 3, trả lời câu hỏi: sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ : - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : + Chuyển giọng linh hoạt : từ trầm, buồn khi đọc khổ thơ 1, 2 ; đến lo lắng khi đọc khổ 3 ; vui hơn khi mẹ đã khoẻ, em diễn trò cho mẹ xem khổ thơ 4, 5 ; thiết tha ở khổ thơ 6, 7. - GV đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. * Hướng dẫn HS học thuộc lòng: - GV chọn khổ thơ 4, 5. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cảø bài thơ. - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. - Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Theo dõi và ghi nhớ. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. -1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời: Những câu thơ trên cho biết mẹ bạn nhỏ (mẹ chú Khoa) ốm : lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được. - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời: + Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. + Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi: Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. + Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui : Mẹ vui con quản ngại gì Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca. + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa ... i văn - Nhận xét tiết học. MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. 2. Hiểu nội dung ý nghĩa của câu truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nôûi tiếng cương trực thời xưa. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ trong SGK. Tranh đền thờ Tô Hiến Thành. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài Người ăn xin, trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, sau đó GV giới thiệu chủ điểm Măng mọc thẳng. trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều tấm gương đáng khâm phục về sự chính trực, ngay thẳng. Câu truyện Một người chính trực các em học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một danh nhân trong lịch sử dân tộc ta. Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng câu: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá / do bận nhiều công việc / nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được ; - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi : Đoạn này kể chuyện gì? - Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi : Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? - Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trả lời các câu hỏi : + Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? + Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá? + Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? + Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : - Yêu cầu HS đọc bài thể hiện bằng giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. - GV đọc diễn cảm đoạn “ Một hôm, Đỗ thái ậhu và vua . . . thần xin cử Trần Trung Tá” theo cách phân vai (Người dẩn chuyện, Đỗ thái hậu, Tô Hiến Thành ). - Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo cách phân vai. GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. + Đoạn 1 : Từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông. + Đoạn 2 : Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được. + Đoạn 3 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - Cả lớp đọc thầm và trả lời : Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua. -Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót Để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập thái tử Long Cán lên làm vua. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. - Đọc bài và trả lời câu hỏi. + Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá. + Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên gường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. + Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. + Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài theo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp theo dõi. - Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai. - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảmtheo vai trước lớp. 5 Củng cố, dặn dò: - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? - Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn. - Chuẩn bị bài: Tre Việt Nam. - Nhận xét tiết học. TRE VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. 2. Hiểu ý nghĩa của bài : Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tựơng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1 2 3 4 1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc truyện Một người chính trực và trả lời câu hỏi : Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? - Nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: HS quan sát tranh SGK, GV giới thiệu : Cây tre rất quen thuộc và gần gũi với mỗi người Việt nam, tre được dùng làm vật liệu xây dựng nhà cửa, chế tạo giấy, . . .tre có những phẩm chất rất đáng quí, tượng trưng cho tính cách cao đẹp của con người Việt Nam. Bài thơ Tre Việt Nam các em học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. Hướng dẫn luyện đọc : - Đọc từng đoạn thơ. - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc nếu HS mắc lỗi. Chú ý nghỉ hơi đúng ở một số chỗ để câu thơ thể hiện được đúng nghĩa. Yêu nhiều / nắng nò trời xanh Tre xanh / không đứng khuất mình bóng râm. Bão hùng / thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu / tre gần nhau thêm. Thương nhau / tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên / hỡi người. Chẳng may thân gãy / cành rơi Vẫn nguyên cái gốc / truyền đời cho măng. - Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. - Đọc theo cặp. - Gọi HS đọc lại bài. - GV đọc diễn cảm cả bài. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài : - GV yêu cầu Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận trả lời lần lượt từng câu hỏi. + Câu hỏi 1: Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt nam? + Câu hỏi 2 : Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại? - Tre có đức tính như con người: Biết thương yêu, nhường nhịn, đùm bọc, che chở cho nhau. Nhờ thế tre tạo nên luỹ nên thành, tạo nên sức mạnh, sự bất diệt. + Câu hỏi 3 : Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thằng? - Tre được tả trong bài thơ có tính cách như con người : ngay thẳng bất khuất. + Câu hỏi 4 : Tìm những hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích. Vì sao? + Đoạn thơ kết bài có ý nghĩa gì? Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ : - Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm phù hợp với nội dung bài thơ. - GV đọc diễn cảm đoạn “ Nòi tre đâu chịu . . . tre mãi xanh màu tre xanh”. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn. - Thi đọc diễn cảm. * Hướng dẫn HS học thuộc lòng: - Gọi HS đọc lại bài thơ. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ, cảø bài thơ. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ. + Đoạn 1 : Từ dầu đến có bờ tre xanh. + Đoạn 2 : Tiếp theo đến mà nên hỡi người. + Đoạn 3 : Tiếp theo đến có gì lạ đâu. + Đoạn 4 : Phần còn lại - Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS luyệïn đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài. - Theo dõi GV đọc bài. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. + Tre xanh / xanh tự bao giờ? / chuyện ngày xưa . . . đã có bờ tre xanh – Tre có từ rất lấu, từ bao giờ cũng không ai biết. Tre chứng kiến mọi chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. + Khi bão bùng, tre tay ôm tay níu cho gần nhau thêm. / Thương nhau, tre chẳng ở riêng mà mọc thành luỹ. / Tre giàu đức hy sinh, nhường nhịn : lưng trần phơi nắng phơi sương, có manh áo cộc, tre nhường cho con. - HS theo dõi và ghi nhớ. + Tre già thân gãy cành rơi vẫn truyền cái gốc cho con. / măng luôn luôn mọc thẳng : Nòi tre đâu chịu mọc cong. Búp măng non đã mang dáng thẳng thân tròn của tre. - HS theo dõi và ghi nhớ. - Có manh áo cộc, tre nhường cho con : cái mo tre màu nâu, bao quanh cây măng mới mọc như chiếc áo mà tre nhường cho con. - Nòi tre đâu chịu mọc cong ; chưa lên đã mọc như chông lạ thường : Măng khoẻ khoắn, ngay thẳng, khảng khoái, không chịu mọc cong. + Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ, thể hiện rất đẹp sự kế tiếp liên tục của các thế hệ – tre già măng mọc. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, theo sự hướng dẫn của GV. - Cả lớp theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp. - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhẩm thuộc lòng bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV. 5 Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? . - Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị bài: Những hạt thóc giống. - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: