TUẦN: 29 MÔN: thủ công 2
Tiết: 29 BÀI: làm vòng đeo tay (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
Kĩ năng:
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
+ Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị
Mẫu vòng đeo tay bằng giấy.
Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước,
Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 29 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 29 BÀI: LÀM VÒNG ĐEO TAY (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách làm vòng đeo tay. Kĩ năng: - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. + Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước, Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. -GV giới thiệu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát: Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu. -GV gợi ý: Muốn giấy đủ độ dài để làm thành vòng đeo vừa tay ta phải dán nối các nan giấy. Giáo viên hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt thành các nan giấy. -Lấy hai tờ giấy thủ công khác màu nhau cắt thành các nan giấy rộng 1ô. Bước 2: Dán nối các nan giấy: -Dán nối các nan giấy cùng màu thành một nan giấy dài 50 ô đến 60 ô rộng 1 ô, làm hai nan như vậy. Bước 3: Gấp các nan giấy. -Dán hai đầu của hai nan như hình 1. Gấp nan dọc đè nên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan (H2), sau đó lại gấp nan ngang đè lên nan dọc như hình 2. -Tiếp tục gấp theo thứ tự như trên cho đến hết nan giấy. Dán phần cuối của hai nan lại, được sợi dây dài. Bước 4. Hoàn chỉnh vòng đeo tay. -Dán hai đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy.(H5) -GV tổ chức cho học sinh tập làm vòng đeo tay bằng giấy. - Học sinh quan sát và nhận xét. -Học sinh theo dõi. -Học sinh tập làm vòng đeo tay bằng giấy. Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. 5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân và nhóm cắt, gấp các nan giấy đẹp, thẳng. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công để học bài “Làm vòng đeo tay” (tiết 2) Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 30 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 30 BÀI: LÀM VÒNG ĐEO TAY (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách làm vòng đeo tay. Kĩ năng: - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. + Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị Mẫu vòng đeo tay bằng giấy. Quy trình làm vòng đeo tay bằng giấy.có hình vẽ minh họa cho từng bước, Giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu bài mới: tiết trước đã hướng dẫn các em quy trình làm một chiếc vòng đeo tay. Tiết này sẽ hướng dẫn các em làm được chiếc vòng đeo tay bằng chính đôi bàn tay của mình. Học sinh làm vòng đeo tay. -Tổ chức học sinh thực hành theo nhóm. GV lưu ý học sinh: Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kỹ. Hai nan phải luôn luôn thẳng để hình gấp vuông đều và đẹp. Khi dán hai đầu sợi dây để thành vòng tròn cần giữ chỗ dán lâu hơn cho hồ khô. - GV quan sát và giúp đỡ các em còn yếu. - Trình bày sản phẩm: Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm. - Cho HS tham gia nhận xét, đánh giá. - GV đánh giá chung. - Yêu cầu học sinh nhắc lại qui trình làm vòng đeo tay theo các bước. Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy. Bước 3: Gấp các nan giấy. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - HS thực hành theo nhóm. - HS thực hành cá nhân. -HS trưng bày sản phẩm. -Nhận xét, góp ý. Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. 5. Dặn dò: Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kỹ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công chỉ, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, để học bài làm con bướm. Nhận xét tiết thực hành. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 31 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 31 BÀI: LÀM CON BƯỚM (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách làm con bướm bằng giấy. Kĩ năng: - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. + Với HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị Con bướm mẫu gấp bằng giấy. Qui trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh họa cho từng bước. Hai tờ giấy thủ công hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ, sợi dây đồng nhỏ dài khoảng 15 cm, sợi chỉ. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu con bướm, các hình ảnh về con bướm. Các bài làm của HS lớp trước. GV giới thiệu con bướm mẫu bằng giấy và đặt các câu hỏi định hướng cho học sinh quan sát: Con bướm được làm bằng gì? Có những bộ phận nào?. Sau đó GV gở hai cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông để học sinh nhận xét về cách gấp cánh bướm (nếp gấp cách đềøu). GV hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt giấy. -Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô. -Cắt một tờ giấy có cạnh 10 ô. -Cắt một nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô rộng gần nửa ô để làm râu bướm. Bước 2: Gấp cánh bướm. -Tạo các đường nét gấp. -Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo hình chéo như hình 1 được hình 2. -Gấp liên tiếp ba lần nữa theo đường dấu gấp ở hình 2, 3, 4. Sao cho các nếp gấp cách đều. Ta được hình 5. (chú ý miết kỹ các nếp gấp). -Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho đến hết tờ giấy, sau đó gấp đôi tờ giấy lại để lấy dấu giữa (H6), ta được đôi cánh bướm thứ nhất. Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô giống như đã gấp tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô, ta được đôi cánh thứ hai. Bước 3: Buộc thân bướm. -Dùng chỉ buộc hai đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho đôi cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau (H8). -Chú ý: Sau khi buộc, mở rộng các nếp gấp của cánh bướm cho đẹp. Bước 4: Làm râu bướm. -Gấp đôi nan làm râu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm. -Dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh (H9). - GV gợi ý: có thể lấy sợi dây đồng dài 15cm buộc qua thân bướm một vòng, sau đó quấn một vòng tròn ở mỗi đầu sợi dây đồng làm râu bướm. GV cho học sinh cắt giấy và tập gấp cánh bướm. - Học sinh quan sát và nhận xét. -Học sinh theo dõi. -HS cắt giấy và tập cắt giấy. Với HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. 5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân và nhóm cắt, gấp các nan giấy đẹp, thẳng. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công để học bài “Làm con bướm” (tiết 2) Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 32 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 32 BÀI: LÀM CON BƯỚM (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Biết cách làm con bướm bằng giấy. Kĩ năng: - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. + Với HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị Con bướm mẫ ... ó kích thước khác. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. 5. Dặn dò: GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và sản phẩm của HS. Tuyên dương những cá nhân cắt, gấp các nan giấy đẹp, thẳng. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công để ôn tập thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 33 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 33 BÀI: ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2. Kĩ năng: - Làm được ít nhất 1 sản phẩm thủ công đã học. + Với HS khéo tay: Làm được ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị GV: Các mẫu đã gấp, các quy trình theo các bài đã học. HS: Các loại giấy gấp, giấy màu phù hợp, keo, màu. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. a. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. - GV cho HS nêu tên các sản phẩm gấp – cắt – dán đã học. - GV cho HS nêu lại quy trình thực hiện từng sản phẩm. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành: - GV nêu đề thực hành: “Em hãy gấp một đồ chơi theo ý thích”. - GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành: Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. - Tổ chức cho HS làm bài thực hành. Trong quá trình HS gấp hình, GV đến từng bàn quan sát. Khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. c. Hoạt động 3: Đánh giá: Đánh giá kết quả sản phẩm thực hành theo hai mức sau: Hoàn thành: + Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. + Làm được ít nhất 1 sản phẩm thủ công đã học. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng. Chưa hoàn thành: + Gấp chưa đúng quy trình. + Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm. - Khi đánh giá kết quả thực hành của HS, GV nên cho HS tự đánh giá trước. Động viên những em có nhiều cố gắng, tuyên dương, khen ngợi những em gấp và trang trí sản phẩm đẹp. Tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều hoàn thành sản phẩm. - HS nhớ lại các hình gấp đã học, - HS nêu miệng, lớp bổ sung. - Nhóm đôi cử đại diện nêu quy trình. - HS thực hành. - HS nộp sản phẩm. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Với HS khéo tay: Làm được ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. 5. Dặn dò: Nhận xét ý thức chuẩn bị bài và tinh thần, thái độ làm bài thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Ôn tập thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích – tiết 2”. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 34 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 34 BÀI: ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2. Kĩ năng: - Làm được ít nhất 1 sản phẩm thủ công đã học. + Với HS khéo tay: Làm được ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, thước kẻ, kéo. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. a. Hoạt động 1: Củng cố kiến thức. - GV cho HS nêu tên các sản phẩm gấp – cắt – dán đã học. - GV cho HS nêu lại quy trình thực hiện từng sản phẩm. b. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành: - GV nêu đề thực hành: “Em hãy gấp một đồ chơi theo ý thích”. - GV nêu mục đích yêu cầu của bài thực hành: Gấp được một trong những sản phẩm đã học. Hình gấp phải được thực hiện đúng quy trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. - Tổ chức cho HS làm bài thực hành. Trong quá trình HS gấp hình, GV đến từng bàn quan sát. Khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. c. Hoạt động 3: Đánh giá: Đánh giá kết quả sản phẩm thực hành theo hai mức sau: Hoàn thành: + Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu thực hành. + Làm được ít nhất 1 sản phẩm thủ công đã học. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng. Chưa hoàn thành: + Gấp chưa đúng quy trình. + Nếp gấp không phẳng, hình gấp không đúng hoặc không làm ra được sản phẩm. - Khi đánh giá kết quả thực hành của HS, GV nên cho HS tự đánh giá trước. Động viên những em có nhiều cố gắng, tuyên dương, khen ngợi những em gấp và trang trí sản phẩm đẹp. Tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều hoàn thành sản phẩm. - HS nhớ lại các hình gấp đã học, - HS nêu miệng, lớp bổ sung. - Nhóm đôi cử đại diện nêu quy trình. - HS thực hành. - HS nộp sản phẩm. - HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn. Với HS khéo tay: Làm được ít nhất 2 sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. 4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. 5. Dặn dò: GV có thể nêu một số đề tài để HS chọn lựa trưng bày sản phẩm theo tổ ở giờ học sau. VD: Vũ trụ xanh; Biển xanh quê em; Cành mai đầu xuân; Trường em yêu thương; Gian hàng đồ chơi trẻ em; Chú bộ đội biên phòng; - HS phân công mang giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài “Trưng bày sản phẩm thực hành của HS” theo hình thức thi đua theo tổ. - Nhận xét ý thức chuẩn bị bài và tinh thần, thái độ làm bài thực hành của HS. Điều chỉnh bổ sung: Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN: 35 MÔN: THỦ CÔNG 2 TIẾT: 35 BÀI: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức – Kĩ năng: - Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được. - Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo. Thái độ: - Yêu thích môn học, chăm chỉ, sáng tạo và rèn tính cẩn thận. II. Chuẩn bị GV: Chuẩn bị bảng nhóm cho HS. HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, thước kẻ, kéo. III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1. Ổn định lớp: Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu GV dặn trong tiết trước. Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi chú Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Trưng bày sản phẩm thực hành: - GV phát bảng nhóm cho HS, yêu cầu nhóm thực hiện chủ đề nội dung trưng bày sản phẩm. - GV góp ý cho chủ đề để HS trưng bày đẹp hơn, ý nghĩa hơn, - GV đến từng nhóm để theo dõi và giúp đỡ HS thực hiện. Đánh giá: - GV cho thành lập Ban giám khảo để chấm thi kết quả trưng bày. - GV đánh giá sản phẩm không nên quá khắc khe với các em về nội dung cũng như hình thức. Chủ yếu khích lệ tính tư duy sáng tạo trong ý tưởng trình bày. Lưu ý sao cho nhóm nào cũng được khen ngợi. Có thể dùng hình thức vui để khen ngợi các em như: tặng cúp, huy chương, cho nhóm. - Hướng dẫn HS thu dọn vệ sinh lớp học trước khi kết thúc tiết học. - HS lắng nghe. - Đại diện nhóm nêu nội dung chủ đề trưng bày. - HS lắng nghe, điều chỉnh chủ đề, cấu trúc trưng bày. - Tổ trưởng phân công việc cho từng người: trang trí nền - khung, đính sản phẩm – làm thêm đồ chơi, ghi chú thich – tên đề tài, thuyết trình sản phẩm của tổ, - HS thực hiện theo điều khiển của tổ trưởng. - Mỗi nhóm cử một bạn vào Ban giám khảo. - Nhóm cử đại diện trình bày ý tưởng của nhóm. - Cả lớp thực hiện thu dọn và làm vệ sinh lớp học. 4. Củng cố: GV công bố kết quả học tập và tinh thần thái độ của HS trong năm. Nhắc nhở một số hạn chế cần khắc phục trong năm tới. Tuyên dương một số tổ, cá nhân có thành tích và tinh thần học tập tốt. 5. Dặn dò: Dặn HS sáng tạo thực hành trang trí ngôi nhà của mình, hoặc tạo đồ chơi với em trong kì nghỉ hè. Vâng lời người lớn không đi chơi ở những nơi nguy hiểm, không ăn trái cây xanh, dầm mưa, có ý thức rèn luyện thân thể, tham gia vào các phong trào sinh hoạt hè ở địa phương, Nhận xét ý thức chuẩn bị bài và tinh thần của HS. Điều chỉnh bổ sung:
Tài liệu đính kèm: