Giáo án Toán học lớp 1 - Tiết 21: Số 10

Giáo án Toán học lớp 1 - Tiết 21: Số 10

I. MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh: - Có khái niệm ban đầu về số 10.

 - Biết đọc, viết số 10.

 - Biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 H: 10 hình tam giác, 10 que tính, phiếu học tập, bảng con.

 T: máy tính, máy chiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Bài cũ:

 H: Đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0.

 T: Trong dãy số từ 0 đến 9 số nào là số bé nhất? Số nào là số lớn nhất?

 

doc 9 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1199Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học lớp 1 - Tiết 21: Số 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Người dự thi: Trần Thị Thanh Hương
Đơn vị: Trường Tiểu học Trung Trạch - Bố Trạch
Bài soạn: Môn Toán - Lớp 1
Tiết 21: Số 10
*******************
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: - Có khái niệm ban đầu về số 10.
 - Biết đọc, viết số 10.
 	 - Biết vị trí số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
II. Đồ dùng dạy học:
 H: 10 hình tam giác, 10 que tính, phiếu học tập, bảng con. 
 T: máy tính, máy chiếu.
III. Các hoạt động dạy học: 
 A. Bài cũ:
 H: Đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0.
 T: Trong dãy số từ 0 đến 9 số nào là số bé nhất? Số nào là số lớn nhất? 
 B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta sẽ học số mới: Đó là số 10.
 2. Giới thiệu số 10:
 T. Hiển thị hình vẽ lên màn hình và giới thiệu: Đây là trò chơi dân gian "Rồng rắn lên mây" 
T: Có mấy bạn nối đuôi nhau làm rắn? Có mấy bạn làm thầy thuốc?
T: 9 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
H: Có 9 bạn, thêm 1 bạn là 10 bạn (cá nhân, ĐT)
H: Làm việc cá nhân với que tính, với hình tam giác để hình thành biểu tượng ban đầu về số10.
T: Quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
T: Hiển thị sơ đồ chấm tròn 
9
1
10
T: Bên trái có mấy chấm tròn?
H: Bên trái có 9 chấm tròn
T: Hiển thị số 9 (như hình vẽ)
T: Bên phải có mấy chấm tròn?
H: Bên phải có 1 chấm tròn
T: Hiển thị số 1 (như hình vẽ)
T: 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn?
H: 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là 10 chấm tròn.
T: Để chỉ số lượng của 10 bạn, 10 que tính, 10 hình tam giác, 10 chấm tròn ta dùng số 10.
T: Hiển thị số 10 (như hình vẽ) đồng thời đính lên bảng số 10. 
T: Chỉ vào số 10 và đọc mẫu: "Mười".
H: Đọc "mười" ( CN, ĐT) 
T: Các em vừa học thêm số nào?
H: Số 10.
T: Em hãy nêu các số đã học?
H: Nêu: 2 - 3 em.
T: Hiển thị dãy số từ 0 đến 10 lên màn hình.
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
H: Đếm xuôi từ 0 đến 10 và đếm ngược từ 10 đến 0.
T: Số đứng liền sau số 9 là số nào? 
H: số đứng liền sau số 9 là số 10
T: Số đứng liền sau số 9 là số 10 bởi vì 9 thêm 1 là 10.
T: Trong dãy số trên số bé nhất là số nào? (số 0)
T: Vậy số lớn nhất là số nào? (số 10)
T: Số 10 có gì khác so với các số mà em đã học?
H: Các số từ 0 đến 9 là các có một chữ số, riêng số 10 là số có hai chữ số.
T: Hướng dẫn viết số 10.
 3. Thực hành:
H: Viêt hai hàng số 10 và làm bài tập số 4 vào phiếu học tập.
T: Hướng dẫn HS chữa bài tập số 4 để hoàn thành hai dãy số (Dãy số thứ nhất mỗi HS nêu kết quả một ô trống; dãy số thứ hai 1 em đọc dãy số vừa điền)
0
1
 2
 3
4
 5
 6
 7
8
 9
10
10
 9
 8
 7
 6
 5
 4
 3
 2
1
 0
T: Hướng dẫn trò chơi "Ai nhanh ai đúng" để tìm số lớn nhất trong dãy số đã cho (BT5)
T: Hiển thị lần lượt từng nhóm 3 số ( như SGK), trong thời gian 15 giây học sinh phải tìm số lớn nhất trong 3 số đã cho để viết vào bảng con
Lần 1: Hiển thị 3 số: 4 ; 2 ; 7 - H tìm và viết số lớn nhất (7) vào bảng con
Lần 2: Hiển thị 3 số: 8 ; 10; 9 - H tìm và viết số lớn nhất (10) vào bảng con
Lần 3: Hiển thị 3 số: 6 ; 3 ; 5 - H tìm và viết số lớn nhất (6) vào bảng con
T: Nhận xét, tổng kết trò chơi
 C. Củng cố - dặn dò:
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Người dự thi: Trần Thị Thanh Hương
Đơn vị: Trường Tiểu học Trung Trạch - Bố Trạch
Bài soạn: Môn Tự nhiên và Xã hội - Lớp 1
Tiết 6: Chăm sóc và bảo vệ răng 
*******************
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Biết cách giữ răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khỏe đẹp.
- Biết chăm sóc răng đúng cách.
 	- Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
 + Máy tính, máy chiếu.
 + Một số tranh ảnh về răng miệng
III. Các hoạt động dạy học: 
 * Khởi động:
H: nghe bài hát "Tí sún" của Hùng Lân 
T: Bạn nhỏ trong bài hát có tên gọi là gì?
 Tại sao mọi người gọi bạn là "Tí sún"?
T: Giới thiệu và ghi đề bài
 HĐ1: Quan sát tranh
Mục tiêu: H biết nên và không nên làm gì để bảo vệ răng.
H: Quan sát tranh ở SGK trang bên trái
H: thảo luận nhóm 6 theo các câu hỏi gợi ý:
 + Tranh vẽ gì?
 + Theo em việc làm của các bạn là nên hay không nên để bảo vệ răng? Vì sao?
T: Theo dõi, hướng dẫn các nhóm.
T: Hiển thị lần lượt các tranh, các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
T: Kết luận, nhắc nhở học sinh một số lưu ý khi ăn mía, liên hệ việc khám răng định kỳ ở trường.
T: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ răng?
H: Nên súc miệng bằng nước muối và đánh răng hàng ngày; nên gặp bác sĩ để khám răng định kỳ.
 Không nên dùng răng để cắn vật cứng
T: Hiển thị lại các bức tranh theo hai nhóm : Nên làm và không nên làm
 Nên Không nên
T: Ngoài những việc làm trên còn những việc nào chúng ta nên làm để bảo vệ răng?
H: Nối tiếp nhau nêu
T: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những việc nên làm để có hàm răng đẹp, chắc, khỏe. 
T: Kể thêm một số việc không nên làm để bảo vệ răng?
H: Không nên dùng răng để cắn móng tay và các vật cứng; không uống nước quá nóng hoặc quá lạnh...
HĐ2: Làm việc theo cặp
Mục tiêu: Biết thế nào là răng khỏe, đẹp; thế nào là răng bị sún, bị sâu hoặc mất vệ sinh.
H: Quan sát hai bức tranh ở trang bên phải, nhận xét răng của hai bạn nhỏ.
H: Bạn nhỏ mang áo màu hồng có răng đẹp, bạn nhỏ mang áo màu vàng có răng chưa đẹp
T: Theo em, tại sao bạn nhỏ mang áo màu hồng có hàm răng đẹp?
H: Bạn không ăn kẹo vào buổi tối
T: Răng của bạn nhỏ mang áo màu vàng bị sún, bị sâu do đâu?
H: Do bạn ăn nhiều kẹo vào buổi tối....
H: Liên hệ
T: Lưu ý học sinh hạn chế ăn kẹo vào buổi tối. Nếu lỡ ăn thì phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ sau khi ăn kẹo
H: Hai em quay mặt vào nhau và xem hàm răng của bạn có đẹp hay bị sún, bị sâu không
H: Trình bày trước lớp kết quả mà mình quan sát được.
T: Kết luận: Lứa tuổi các em là lứa tuổi đang thay răng do đó nếu răng có bị lung lay thì các em không nên lo lắng quá mà cần bảo bố mẹ dẫn đi khám để bác sĩ can thiệp kịp thời giúp răng mọc khỏe, đẹp hơn.
T: Cho H xem một số hình ảnh về răng đẹp và chưa đẹp.
H: Nhận xét xem những bạn nào có hàm răng đẹp, những bạn nào có hàm răng chưa đẹp.
T: Dẫn dắt để chuyển sang hoạt động 3
HĐ3: Cách chăm sóc răng
Mục tiêu: Học sinh biết chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách
T: Để có hàm răng đẹp, chắc, khỏe và sạch sẽ ta cần làm gì?
H: Liên hệ việc đánh răng và súc miệng
T: Hàng ngày em đánh răng và súc nước muối vào lúc nào? 
T: Các em nhớ dùng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ em
 + Tại sao chúng ta không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt?
 + Khi răng bị đau, lung lay ta nên làm gì?
T. Cho H nghe bài hát: Thật đáng yêu của nhạc sĩ: Nghiêm Bá Hồng
Củng cố - Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai thi day gioi tinh 20122013.doc