I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- HS làm được bài tập : 1, 2, 3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào bảng con: Đặt tính rồi tính
34 + 43 37 + 2
2 + 76 46 + 23
TuÇn 31: Ngày dạy: /04/2012 Thø 2: Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ. - HS làm được bài tập : 1, 2, 3. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài , lớp làm bài vào bảng con: Đặt tính rồi tính 34 + 43 37 + 2 2 + 76 46 + 23 - GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài vào vở - 3HS lên bảng làm bài. - GV chữa bài, nhận xét. Bài 2: Viết phép tính thích hợp. - HS nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. - 2HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét chữa bài và yêu cầu HS so sánh kết quả các phép tính để nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 42 + 34 = 76 34 + 42 = 76 76 – 42 = 34 76 – 34 = 42 Bài 3: = ?. - HS nêu yêu cầu. - GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm 4 vào bảng nhóm – Đại diện các nhóm nêu kết quả. - GV nhận xét, chữa bài tuyên dương nhóm hoàn thành bài tốt. 3. Củng cố: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng” : GV ghi các phép tính 95 + 2 ; 60 + 5 ; 60 + 3 ; 50 + 8 – HS thi nêu nhanh kết quả. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán(ôn): LUYỆN TẬP VỀ CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 100 I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ. - Rèn kĩ năng cộng, trừ số có hai chữ số. - HS làm bài tập trong vở BT trang 52. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1(Vở BT trang 52): Đặt tính rồi tính. - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở BT – 3HS lên bảng làm bài. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS. Bài 2(Vở BT trang 52): Tính - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở BT và nêu kết quả. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS. Bài 3 (Vở BT trang 52): = ? - HS nêu yêu cầu bài. - HS trao đổi làm bài theo nhóm đôi vào vở BT. - GV chữa bài, nhận xét. Bài 4: Viết tất cả các số có hai chữ số mà cộng hai chữ số của mỗi số được kết quả là 4. - HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức cho HS thi đua làm bài theo nhóm 4 – Nhóm nào làm đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét tuyên dương. 13 , 31 , 22, 40 3. Củng cố: - GV gọi 2HS đọc bảng các số từ 1 đến 100. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại trong vở BT và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Ngày dạy: /04/2012 Thø 3: Tiết 1: Toán: ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng, có biểu tượng ban đầu về thời gian. - Giaùo duïc HS tính caån thaän, chính xaùc khi làm bài. II. Đồ dùng dạy học: - Mô hình mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - Nhận xét chung. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ. - GV cho HS xem đồng hồ để bàn, giới thiệu cho HS biết mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, có ghi các số từ 1 đến 12. Kim ngắn và kim dài đều quay được và quay từ số bé đến số lớn. + Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó, chẳng hạn chỉ vào số 9 thì đồng hồ chỉ lúc đó đúng 9 giờ. - HS thực hành xem đồng hồ ở các thời điểm khác nhau. - GV cho HS xem tranh trong SGK và hỏi: Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? (số 5) Kim dài chỉ số mấy? (số 12). Lúc 5 giờ sáng em bé đang làm gì? (đang ngủ) - Hai tranh còn lại thực hiện tương tự. 3. Thực hành: - GV cho HS quan sát lần lượt từng mặt đồng hồ trong SGK nêu đồng hồ chỉ mấy giờ và ghi vào chỗ chấm. - HS thực hành theo nhóm đôi – Đại diện các nhóm nêu kết quả. - GV cùng HS nhận xét chung. 4. Củng cố: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng” : GV quay kim trên mặt đồng hồ để kim chỉ vào từng giờ đúng rồi đưa cho cả lớp xem và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? Ai nói đúng và nhanh được tuyên dương. - GV nhận xét tuyên dương. 5. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà thực hành xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán(ôn): LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; biết xem giờ đúng. - HS làm bài tập trong vở BT trang 53. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1(Vở BT trang 53): Nối số chỉ giờ đúng với số thích hợp. - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở BT – Nêu kết quả. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS. Bài 2: Số? 11 + . + 37 = 99 62 - . + 46 = 88 27 + 51 - . = 64 - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở - 3HS lên bảng làm bài. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS. Bài 3: Bạn Hà có 13 viên bi, bạn Lan có nhiều hơn bạn Hà 5 viên bi. Hỏi bạn Lan có bao nhiêu viên bi? - Bài toán đã cho biết những gì? (Bạn Hà có 13 viên bi, bạn Lan có nhiều hơn bạn Hà 5 viên bi). Bài toán hỏi gì? (Hỏi bạn Lan có bao nhiêu viên bi?) - 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài, nhận xét. Bài giải: Số viên bi bạn Lan có là: 13 + 5 = 18 (viên) Đáp số: 18 viên bi Bài 4: Điền dấu (+ ; - ) thích hợp vào chỗ chấm: 49 . 48 . 90 . 61 = 30 - HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức cho HS thi đua làm bài theo nhóm 4 – Nhóm nào làm đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét tuyên dương: 49 – 48 + 90 – 61 = 30 3. Củng cố: - GV gọi 2HS đọc bảng các số từ 1 đến 100. - GV nhận xét tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại trong vở BT và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Ngày dạy: /04/2012 Thø 4: Tiết 1: Toán: THỰC HÀNH I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. - HS làm được bài tập: 1, 2, 3, 4. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu phô tô BT2, 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV quay kim trên mạt đồng hồ và yêu cầu HS nêu đồng hồ chỉ mấy giờ. - GV nhận xét chung. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1 : Viết (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS quan sát lần lượt từng đồng hồ ghi ra giấy nháp và nêu kết quả. - GV nhận xét chữa bài: Đồng hồ chỉ mấy giờ? Kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy? Bài 2: Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu). - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS làm bài theo nhóm 4 vào phiếu – Các nhóm dán kết quả lên bảng. - GV cùng HS nhận xét chữa bài. Bài 3: - 2 HS đọc đề bài toán. - GV gọi 1HS lên bảng làm trên phiếu – Lớp làm bài bằng bút chì vào SGK. - GV chữa bài, nhận xét. Bài 4: - HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài cá nhân – nêu kết quả. - GV nhận xét chung. 3. Củng cố: - GV chia lớp thành 2 đội: 1 đội quay kim đồng hồ, 1 đội đọc giờ, trong thời gian 3 phút nếu đội nào đọc đúng thì đội đó thắng cuộc. - Nhận xét tuyên dương. 4. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà thực hành xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán(ôn): THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: - Biết đọc giờ đúng, vẽ kim đồng hồ chỉ đúng các giờ trong ngày. - Làm các bài tập trong vở BT trang 54. II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1 (Vở BT trang 54): Viết vào chỗ chấm (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT – Nêu kết quả. - GV nhận xét chữa bài. Bài 2 (Vở BT trang 54): Vẽ thêm kim ngắn để đồng hồ chỉ giờ đúng (theo mẫu). - HS nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT theo nhóm đôi. - GV theo dõi, nhận xét chữa bài. Bài 3 (Vở BT trang 54): Viết giờ thích hợp vào mỗi bức tranh. - HS nêu yêu cầu bài. - GV hướng dẫn HS quan sát lần lượt từng bức trang và viết giờ thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài vào vở BT – nêu kết quả. - GV nhận xét chữa bài. 3. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Ngày dạy: /04/2012 Thø 5: Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ; bước đầu nhận biết các thời điểm sinh hoạt hằng ngày. - Làm được bài tập: 1, 2, 3. - Rèn cho học sinh xem giờ nhanh, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: - Mô hình mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài. - Phiếu BT4. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra chuẩn bị của HS. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng. - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS quan sát xem đồng hồ chỉ mấy giờ rồi nối với số thích hợp. - Nhận xét tuyên dương. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài. - GV cho HS thực hành trên mặt đồng hồ của bộ đồ dùng học toán. - GV nhận xét chữa bài. Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp (theo mẫu) - GV yêu cầu HS xem các hoạt động nào thích hợp với từng giờ rồi nối. VD: Em đi học lúc 7 giờ sáng. Nối với đồng hồ chỉ 7 giờ. - HS làm bài vào phiếu theo nhóm 4 – Dán kết quả lên bảng. - GV nhận xét chữa bài. 3. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm các BT còn lại và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?--------------- Tiết 2: Toán (ôn): LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết làm tính công, trừ ( không nhớ) số có hai chữ số; biết giải toán có phép cộng, trừ số có hai chữ số. - Rèn kĩ năng tính nhanh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: Tính 40 + 14 – 3 = 36 – 26 + 20 = 64 + 5 – 20 = 44 – 42 + 23 = - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở BT – 2HS lên bảng làm bài. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS. Bài 2: Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm. a) 82 – 41 . 53 – 12 b) 68 – 21 59 – 12 c) 93 – 20 . 97 – 53 d) 98 – 27 . 96 – 6 - HS nêu yêu cầu bài. - HS làm bài vào vở - 2HS lên bảng làm bài. - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS. Bài 3: Bạn Hà có 10 cái kẹo, bạn Lan có ít hơn bạn Hà 5 cái kẹo. Hỏi bạn Lan có bao nhiêu cái kẹo? - Bài toán đã cho biết những gì? (Bạn Hà có 10 cái kẹo, bạn Lan có ít hơn bạn Hà 5 cái kẹo). Bài toán hỏi gì? (Hỏi bạn Lan có bao nhiêu cái kẹo?) - 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở. - GV chữa bài, nhận xét. Bài giải: Số cái kẹo bạn Lan có là: 10 – 5 = 5 (cái) Đáp số: 5 cái kẹo Bài 4: Năm nay chị An 15 tuổi, chị An nhiều hơn An 7 tuổi. Hỏi năm nay An bao nhiêu tuổi? - HS đọc yêu cầu bài. - GV tổ chức cho HS thi đua làm bài theo nhóm 4 – Nhóm nào làm đúng và nhanh nhóm đó thắng cuộc. - GV nhận xét tuyên dương. 3. Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà làm các bài trong vở BT và chuẩn bị bài sau. ----------------@&?---------------
Tài liệu đính kèm: