Giáo án Toán lớp 1 - Chuẩn KTKN - Học kì 1

Giáo án Toán lớp 1 - Chuẩn KTKN - Học kì 1

Môn: Toán

Tiết: 1

Bài 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN

I/ Mục tiêu:

Giúp học sinh:

 - Vui vẻ trong học tập, HS tự giới thiệu về mình.

 - Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt độnghọc tập trong giờ toán.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán 1, sách toán 1

 - Học sinh: Bộ đồ dùng họctoán 1, sách toán 1, bảng con

III/ Các hoạt động dạy học:

 1/ Khởi động: (1 phút ) Hát vui

 2/ Kiểm tra: (2 phút )

 - Giáo viên yêu cầu HS lấy sách toán 1 đặt lên bàn.

 - Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng sách

 3/ Bài mới:

 - Giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên (ghi bảng tựa bài)

 

doc 132 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 1 - Chuẩn KTKN - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Môn: Toán
Tiết: 1
Bài 1: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
	- Vui vẻ trong học tập, HS tự giới thiệu về mình.
	- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt độnghọc tập trong giờ toán.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán 1, sách toán 1
	- Học sinh: Bộ đồ dùng họctoán 1, sách toán 1, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Khởi động: (1 phút ) Hát vui
	2/ Kiểm tra: (2 phút )
	- Giáo viên yêu cầu HS lấy sách toán 1 đặt lên bàn.
	- Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng sách
	3/ Bài mới:
	- Giới thiệu bài: Tiết học đầu tiên (ghi bảng tựa bài)
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
14 phút
12 phút
* Hoạt động 1:Giới thiệu và quan sát.
* Mục tiêu: Giới thiệu và làm quen với SGK, đồ dùng học toán.
* Cách tiến hành:
- Cho HS tự giới thiệu.
- Giới thiệu sách toán 1
- Yêu cầu HS lấy bộ đồ dùng đặt lên bàn.
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS nêu tên và các đồ dùng học toán
- Giáo dục: Các em cần giữ gìn cẩn thẩn đồ dùng học toán.
* Hoạt động 2: Các hoạt độnghọc tập trong giờ toán.
* Mục tiêu: Giúp HS biết Các hoạt độnghọc tập trong giờ toán.
* Cách tiến hành:
- Cho HS xem tranh ở sgk đặt câu hỏi gợi ý theo nội dung tranh.
- Chốt lại: Trong tiết toán có khi GV phải giới thiệu, giải thích, có khi làm việc với que tính, đo độ dài bằng thước,..
- GV có thể yêu cầu HS nhắc lại một số hoạt động học toán.
- Giới thiệu những yêu cầu cơ bản, trọng tâm: Đếm, đọc, viết và làm tính( nêu vd cụ thể )
- Giáo dục HS: Muốn học toán giỏi các em phải đi học đều, học thuộc bài và làm bài đầy đủ,
- Quan sát
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán
- Quan sát, trả lời
- Quan sát, trả lời
- HS lắng nghe
- Vài HS trả lời
- Quan sát, lắng nghe
 	4/ Củng cố: (5 phút )
	- Yêu cầu HS kể tên đồ dùng học tập toán và tác dụng của nó.
	- Kể tên những việc thường làm trong học toán.
	5/ Hoạt động nối tiếp: (2 phút )
	- Nhắc nhở HS bao bìa quyển sách toán cẩn thận.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ..
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Môn: Toán
Tiết: 2
Bài 2: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
	- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn, ít hơn” khi so sánh về số lượng
	- Xây dựng thói quen học toán cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sử dụng tranh ở sách Toán 1, một số ly và muỗng
	- Học sinh: Sách Toán 1
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Khởi động: (1 phút) Hát vui
	2/ Kiểm tra bài cũ: (3 phút )
	* Yêu cầu học sinh
	- 2 HS kể tên các đồ dùng học toán
	- 2 HS trả lời câu hỏi: Học toán có ích lợi như thế nào?
	3/ Bài mới:
	a/ Giới thiệu bài:
	- Giới thiệu bài: Nhiều hơn, ít nhiều hơn (ghi bảng tựa bài)
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12 phút
8 phút
5 phút
* Hoạt động 1: So sánh số lượng
* Mục tiêu: Hướng dẫn HS so sánh số lượng ly và số lượng muỗng.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu gợi ý dể HS nói theo tranh.
- Yêu cầu HS lên đặt vào mỗi ly một cái muỗng.
- GV hỏi: Còn cái ly nào chưa có muỗng?
- Kết luận: Khi đặt vào mỗi cái ly một cái muỗng thì vẫn còn ly chưa có muỗng ta nói: số ly nhiều hơn số muỗng.( và ngược lại)
- Yêu cầu HS nhắc lại
* Hoạt động 2: So sánh số lượng dựa tranh ở sách toán.
* Mục tiêu: HS biết so sánh hai nhóm đồ vật
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS nối 1 đồ vật với 1 đồ vật khác ở các tranh sgk
- HS nhận biết nhóm đồ vật bị thừa.
- Yêu cầu HS so sánh hai nhóm đồ vật dựa theo tranh.
- Có thể cho HS so sánh các nhóm đối tượng khác.
* Hoạt động 3: Nhiều hơn, ít hơn
* Mục tiêu: Giúp HS so sánh nhanh hai nhóm đối tượng
* Các tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm
- Gắn các nhóm đối tượng lên bảng(GV chuẩn bị sẳn )
- Cho HS thi đua so sánh nhanh
- Nhận xét, tuyên dương 
- Quan sát, nói theo gợi ý
- Vài HS thực hiện thao tác
- HS trả lời
- Quan sát , lắng nghe
2-3 HS nhắc lại
-HS thực hiện
- Cá nhân
- 1 vài HS so sánh
- HS khá, giỏi
- Mỗi tổ là 1 nhóm
- Quan sát
- Thi đua nhóm
	4/ Củng cố: (3 phút )
	-GV cho HS so sánh nhóm đồ vật: số quả cam với số con bướm; số que tính với số bút chì ; ..(chuẩn bị sẵn )
	5/ Hoạt động nối tiếp: (2 phút )
	- Về tập so sánh các nhóm đồ vật khác (1 số HS còn yếu )
	- Về xem trước bài 3
	-Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: ..
..
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Môn: Toán
Tiết: 3
 Bài 3: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nhận biết và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn.( Bài 1, bài 2, bài 3)
	- Bước dầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
	- Giáo dục tính chính xác khi nhận dạng hình, lòng yêu thích các hình học, tính thẩm mỹ khi tô màu.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Hình vuông, hình tròn có kích thước màu sắc khác nhau, các bìa của bài tập 4.
	- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, hộp bút chì màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Khởi động: (1 phút ) Hát vui
	2/ Kiểm tra bài cũ: (4 phút )
	- GV đính tranh, liên hệ vật thật (có dạng hình vuông, hình tròn ). Gọi 4 HS trả lời so sánh nhiều hơn, ít hơn.
	-GV nhận xét chung
	3/ Bài mới:
	- GV giới thiệu bài ngắn gọn và ghi bảng tựa bài. 
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18 phút
9 phút
* Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình tròn.
* Mục tiêu: HS nhận ra và nêu đúng tên hình vuông, hình tròn.
* Cách tiến hành:
- Đính các hình vuông có kích thước, màu sắc khác nhau để giới thiệu “hình vuông”
+ Thực hành bài tập 1(Giúp HS còn lúng túng )
+ Theo dõi HS tô màu
- Giới thiệu hình tròn (tương tự như hình vuông )
+ Thực hành bài tập 2
+ Theo dõi HS tô màu bài tập 2
* Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: Xác định đúng hình vuông, hình tròn, tô màu, gấp hình.
* Cách tiến hành:
Bài tập 3
- Hướng dẫn HS tô màu bài tập 3
- Quan sát và giúp đỡ HS yếu
Bài tập 4
- Cho HS kẻ và gấp hình vuông (theo mẫu GV chuẩn bị )
-Cả lớp theo dõi, nhắc lại. HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng học toán
- HS tô màu BT1 vào SGK
- Tìm hình tròn trong bộ đồ dùng học toán
- HS tự tô màu BT2 trong SGK
- Thực hành tô màu BT3 trong SGK
- Thực hành gấp theo nhóm
	4/ Củng cố: (3 phút )
	- Tổ chức cho HS chơi xếp hình theo 2 nhóm hình vuông, hình tròn.	- HS thực hiệnchơi theo nhóm.
	- GV nhận xét, tuyên dương
	5/ Hoạt động nối tiếp: ( 2 phút )
	- Yêu cầu HS về tìm những vật có dạng hình vuông, hình tròn.
	- Khen ngợi HS hăng hái phát biểu, tô màu đẹp
	- Trưng bày các hình vuông, hình tròn ở góc toán.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: .
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Môn: Toán
Tiết: 4
Bài 3: HÌNH TAM GIÁC
 I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Nhận biết và nêu đúng tên của hình tam giác.
	- Bước dầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
	- Giáo dục tính chính xác khi nhận dạng hình, lòng yêu thích các hình học.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Hình tan giác có kích thước màu sắc khác nhau.
	- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán, hộp bút chì màu.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Khởi động: (1 phút ) Hát vui
	2/ Kiểm tra bài cũ: (4 phút )
	- GV yêu cầu HS nhận dạng hình vuông, hình tròn (chuẩn bị sẵn)
	-GV nhận xét chung
	3/ Bài mới:
	- Giới thiệu bài: Hình tam giác (ghi bảng tựa bài)
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10 phút
14 phút
* Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác
* Mục tiêu: HS nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
* Cách tiến hành:
- Đính các hình tam giác có kích thước, màu sắc khác nhau để giới thiệu “hình tam giác”
+ Thực hành tô màu hình tam giác trong sách toán(Giúp HS còn lúng túng )
+ Theo dõi HS tô màu
* Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS thi ghép hình bằng các hình tam giác
* Cách tiến hành:
- Tổ chức ghép hình theo nhóm
- HS ghép hình tương tự như SGK
- Kiểm tra, nhận xét
-Cả lớp theo dõi, nhắc lại. HS tìm hình vuông trong bộ đồ dùng học toán
- HS tô màu theo hướng dẫn của GV
- Nhóm 4 HS
- HS ghép hình theo nhóm
	4/ Củng cố: (3 phút )
	- Tổ chức cho HS chơi xếp hình theo 3 nhóm hình vuông, hình tròn, hình tam giác (GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác có nhiều màu sắc )
	- GV nhận xét, tuyên dương
	5/ Hoạt động nối tiếp: ( 2 phút )
	- Yêu cầu HS về tìm những vật có dạng hình tam giác
	- Khen ngợi HS hăng hái phát biểu, tô màu đẹp
	- Trưng bày các hình ghép được ở góc toán.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: .
Ngày soạn:25/8/2007 Ngày dạy: T2-27/8/2007
Môn: Toán
Tiết: 5
Bài 5: LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu:
	- HS củng cố về: Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
	- HS biết ghép hìnhmới từ các hình đã học
	- GD HS tính thẩm mĩ và tính sáng tạo trong học toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên:Một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác bằng bìa cứng, que tính
	- Học sinh:BĐDH Toán, que tính, sách Toán.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Khởi động: Hát ( 1 phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	- Yêu cầu HS lên bảng nhận dạng hình tam giác trong cá ... út)
	2/ Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
	- Gọi 3HS lên bảng làm bài tập: 7 + 3 = 5 + 5 = 2+8 =
	 3 + 7= 10 + 0 = 8+ 2 =
	- HS ngồi dưới lớp đọc bảng cộng trong phạm vi 10.
	3/ Bài mới:
	- GV giới thiệu bài: Phép trừ trong phạm vi 10.
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10-12 phút
8-12 phút
* Hoạt động 1: Thành lập bảng trừ trong phạm vi 10. 
* Mục tiêu:Thành lập, ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10, biết làm tính trừ. 
* Cách tiến hành:
- Cho HS xem tranh ở SGK.
—Hình thành phép cộng: 10-1=9
+ Gắn hình tam giác như SGK và hỏi để HS rút ra phép tính: 10-1=9
- GV chỉ vào phép tính: 10 -1=9 đọc “ Mười trừ một bằng chín”
- Cho HS đọc phép tính 9-1=8
+ Hỏi: Mười trừ một bằng mấy ?
—Hướng dẫn: 10 – 9 =, 10 – 2 =, 10-8=, 10 – 3 =,  10-5 =, (tương tự 10 – 1 =9) 
— Hướng dẫn HS ghi nhớ phép trừ
—Hướng dẫn HS làm BT1 ở SGK
- Củng cố mối quan hệ phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
* Hoạt động 2: Thực hành 
*Mục tiêu:HS biết điền số thích hợp vào ô trống. Biết so sánh các số, viết phép theo tình huống ở tranh vẽ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS nêu cách làm BT2
+ Hướngdẫn BT2: Điền số vào ô sao cho khi lấy các số đó cộng với các số tương ứng thì được tổng bằng 10.
+ GV cho HS làm BT2 
+ Cho HS chữa bài tập 3 ở bảng lớp.
@ Bài 3: Cho HS làm vào SGK
@ Bài 4: Viết phép tính thích hợp
+ Cho HS xem tranh nêu bài toán
+ Cho HS làm bài vào bảng con
+ Gọi HS lên chữa BT 
- Quan sát tranh SGK
- Trả lời các câu hỏi.
- Cá nhân, lớp
-HS trả lời
- Ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10
- HS làm bài SGK
- Quan sát 
- HS làm bài
- 3 HS lên bảng
- HS làm bài ở SGK
- HS nêu bài toán.
-HS làm bài tập 4
- HS làm bảng con.
	4/ Củng cố: (4 phút)
	- Cho HS đọc các phép trừ trong phạm vi 10.
	- Gọi HS lên làm bài: 10 – 3 = 10– 5= 10 – 6=
	5/ Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
	- Về học thuộc bảng trừ trong phạm vi 10.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: 
..
Ngày soạn: 9/12/2007 Ngày dạy: T2- 10/12/2007
Ngày soạn: 9/12/2007 Ngày dạy: T2-10/12/2007
Môn: Toán
Tiết :
 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu.
-Giúp học sinh củng cố về phép trừ trong phạm vi 10.
-Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
- HS cẩn thận khi làm toán.
II/ Đồ dùng dạy học
	- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
	- Bảng con, que tính, SGK.
II/ Các hoạt động dạy học.
	1/ Khởi động: Hát ( 1 phút)
	2/ Kiềm tra bài cũ: (4 phút)
	- Gọi HS đọc lại phép trừ trong phạm vi 10. (3 HS đọc)
	- GV nhận xét.
	3/ Dạy học bài mới:
	- Giới thiệu bài: Luyện tập.
Thời lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động dạy
5-8 phút
10-12 phút
* Hoạt động 1: Thực hành BT1
* Mục tiêu: HS làm được tính trừ trong phạm vi 10.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính.
* Hoạt động 2: Thực hành BT2, 3
* Mục tiêu: HS biết điền số vào chỗ chấm và nhìn tranh viết phép tính thích hợp.
Bài 2: Điền số vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn làm BT2
- Gọi HS lên chữa bài.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
-Nêu cách làm.
- Làm bài, chữa bài.
Nêu yêu cầu của bài.
Làm bài, chữa bài.
Xem tranh, nêu đề bài rồi ghi phép tính tương ứng với bài toán.
7 + 3 = 10
10 – 2 = 8
	4/ Củng cố: ( 3 phút)
- Gọi HS lên bảng làm tính thi đua:
	 10-7=	10-6=	10-10=
	 8+2=	6+3=	5+2=
	- GV nhận xét
	5 Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
	- Về học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
	- Điều chỉnh bổ sung kế hoạch: ..
Ngày soạn: 9/12/2007 Ngày dạy: T3-11/12/2007
Môn: Toán
Tiết:
BẢNG CỘNG VÀ BẢNG TRỪ TRONG PHẠM VI 10
I/ Mục tiêu.	
 Giúp học sinh:
Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vi 10. Biết vận dụng để làm tính.
Củng cố nhận biết về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Tiếp tục củng cố và phát triển kỹ năng xem tranh vẽ, đọc và giải bài toán tương ứng.
II/ Đồ dùng dạy học.
-GV: Hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
- HS: Bộ học toán.
III/ Các hoạt động dạy học.
	1/ Khởi động: ( 1 phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	- Gọi 3 HS lên bảng làm bài:
	9+1=	10-1=	8+2=
	10-10=	1+9=	10-2=
	- GV nhận xét.
	3/ Dạy học bài mới:
	- Giới thiệu bài: bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12 phút
12 phút
* Hoạt động 1: Ôn tập:
* Mục tiêu: Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vi 10.
* Cách tiến hành:
Yêu cầu học sinh nhắc lại bảng cộng và trừ trong phạm vi 10.
Ghi bảng.
Gọi học sinh tính nhẩm: 4 + 5 = ; 2 + 8 = ; 10 – 1 = ; 9 – 2 = ;
 Thành lập và ghi nhớ bảng cộng, trừ phạm vi 10.
Hướng dẫn học sinh nhận biết quan hệ giữa phép cộng và trừ
* Hoạt động 2: Thực hành
* Mục tiêu: HS làm được tính cộng trừ trong phạm vi 10.
* Cách tiến hành:
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 2: Học sinh tự tìm hiểu “lệnh” của bài toán: chẳng hạn 10 gồm 1 và 9. viết số 9 vào ô trống ( dòng 1 bảng 1).
Bài 3: Viết phép tính thích hợp.
Yêu cầu học sinh nêu lời giải bằng lời rồi điền số và phép tính thích hợp.
Đọc công thức cộng và trừ phạm vi 10.
Cá nhân.
Xem SGK, làm các phép tính điền kết quả vào chỗ chấm
Làm bài.
Nêu câu ngắn gọn, chính xác và ghi số vào ô trống.
Xem tranh và nêu bài toán.
10 – 3 = 7
4 + 3 = 7
	4/ Củng cố: (4 phút)
	- Yêu cầu HS đọc lại bảng cộng trừ trong phạm vi 10. 
	5 Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
	- Về học thuộc các bảng cộng trừ trong các phạm vi đã học.
	- Điều chỉnh bổ sung kế hoạch: 
..
Ngày soạn: 9/12/2007 Ngày dạy: T5- 13/12/2007
Môn: Toán
Tiết:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu.
 Giúp học sinh:
Củng cố và thực hiện phép tính cộng, trừ phạm vi 10.
Tiếp tục củng cố kỹ năng tóm tắt bài toán và viết kết quả
HS làm thực hiện tính thành thạo các phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bảng phụ, nội dung BT2.
	- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán 1, sách toán 1.
III/ Các hoạt động dạy- học:
	1/ Khởi động: Hát vui (1 phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	- Gọi HS đứng tại chỗ đọc bảng trừ trong phạm vi 10
	- 3 HS lên bảng làm bài tập: 9+1=	8+2=	7+3=
 10-5 10-3	10-2
	3/ Bài mới:
	- GV giới thiệu bài: Luyện tập 
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10 phút
4-6 phút
5 phút
* Hoạt động 1: Thực hành BT1. 
* Mục tiêu: HS làm được các phép cộng, trừ trong phạm vi 10. 
* Cách tiến hành:
@ Bài 1:
- Yêu cầu nêu cách làm BT1, BT2
- HS làm bài vào SGK. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Kết luận: Củng cố mối quan hệ phép cộng trừ trong phạm vi 10.
@ Bài 2: cho HS nêu cách làm
- Gắn BT2 lên bảng.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
+ 10 trừ mấy bằng 5?
+ 2 cộng mấy bằng 5? 
* Hoạt động 2: Thực hành BT3
* Mục tiêu: HS biết so sánh các số.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn bài tập bằng gợi ý:
- Cho HS làm bài cá nhân
- Cho HS lên bảng chữa bài BT3
- Nhận xét bài làm của HS.
* Hoạt động 3: HS làm bài tập 4
* Mục tiêu: Viết phép tính thích hợp.
+ Cho HS xem tranh nêu bài toán
+ Cho HS làm bài vào bảng con.
- Tính và viết kết quả
- HS làm BT1. 
- 2 HS lên bảng.
- 1 HS nêu
- 3 HS lên bảng.
- HS quan sát
- HS làm bài vào sgk
- 3 HS lên bảng
- 1HS nêu.
- HS làm bài bảng con
	4/ Củng cố: (4 phút) 
	- Cho HS thi đua làm bài tập 
	5+2 c 2+6	6-3 c 3+3
	- Nhận xét bài làm của HS.
	5/ Hoạt động nối tiếp: ( 2 phút)
	- Về học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: 
..
Ngày soạn: 9/12/2007 Ngày dạy: T6-14/12/2007
Môn: Toán
Tiết:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu.
 Giúp học sinh củng cố:
Nhận biết số lượng, cách viết số, đếm số trong phạm vi 10
Tiếp tục củng cố kỹ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10, tóm tắt bài toán và viết kết quả
HS làm thực hiện tính thành thạo các phép tính.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Bảng phụ, nội dung BT1.
	- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán 1, sách toán 1.
III/ Các hoạt động dạy- học:
	1/ Khởi động: Hát vui (1 phút)
	2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
	- Gọi HS đứng tại chỗ đọc bảng trừ trong phạm vi 10
	- 3 HS lên bảng làm bài tập: 7+1=	0+2=	7+0=
 9-5= 10-3=	10-1=
	3/ Bài mới:
	- GV giới thiệu bài: Luyện tập chung
THỜI LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12 phút
12 phút
* Hoạt động 1: Thực hành BT1,2 
* Mục tiêu: HS nhận biết số lượng, viết số, đọc số trong phạm vi 10. 
* Cách tiến hành:
@ Bài 1:
- Gắn BT1 lên bảng
- Yêu cầu nêu cách làm BT1
- HS làm bài vào SGK. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét.
@ Bài 2: Đọc từ 0-10 và từ 10-0
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc 
* Hoạt động 2: Thực hành BT4, 5
* Mục tiêu: HS biết viết số vào vòng tròn, dựa vào tóm tắt viết phép tính
* Cách tiến hành:
@ Bài 4:
- Hướng dẫn bài tập bằng gợi ý:
- Cho HS làm bài cá nhân
- Cho HS lên bảng chữa bài BT 4
- Nhận xét bài làm của HS.
@ Bài tập 5:
+ Cho HS xem tranh nêu tóm tắt.
+ Cho HS làm bài vào bảng con.
- Viết số theo mẫu
- HS làm BT1. 
- 2 HS lên bảng.
- 4 HS đứng đọc
- HS quan sát
- HS làm bài vào sgk
- 3 HS lên bảng
- 1HS nêu.
- HS làm bài bảng con
	4/ Củng cố: (4 phút) 
	- Cho HS thi đua làm bài tập 
	5+2 -2=	6-2+2=
	- Nhận xét bài làm của HS.
	5/ Hoạt động nối tiếp: ( 1 phút)
	- Về học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
	- Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 1 CKTKN.doc