Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 30

Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 30

Toán:

Tiết 77:

Phép cộng dạng 14 + 3

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 20.

 - Biết cộng nhẩm dạng 14 + 3

 - Ôn tập, củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10.

 2. Kĩ năng:

 - HS vận dụng làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 20, cộng nhẩm dạng 14 + 3. Trình bày sạch sẽ.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy – học:

 * Giáo viên:

 - Bảng phụ kẻ như SGK, bài 3(108)

 * Học sinh:

 - SGK, bảng con, bút dạ.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 26 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán + Tiếng Việt 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Toán:
Tiết 77: 
Phép cộng dạng 14 + 3
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Biết cộng nhẩm dạng 14 + 3
 - Ôn tập, củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10.
 2. Kĩ năng:
 - HS vận dụng làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 20, cộng nhẩm dạng 14 + 3. Trình bày sạch sẽ.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học. 
II. Đồ dùng dạy – học:
 * Giáo viên :
 - Bảng phụ kẻ như SGK, bài 3(108)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định tổ chức: Kiểm sĩ số HS.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Yêu cầu HS viết số từ 10 20 và từ 
20 10 
- 2 HS lên bảng viết
 + Số 20 gồm mấy chữ số?
 + Số 20 còn gọi là gì?
- 2 HS trả lời câu hỏi .
 - GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3:
 - Cho HS lấy 14 que tính ( gồm 1 bó que tính và 4 que tính rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
 + Có bao nhiêu que tính?
+ Có tất cả 17 que tính
 * Hình thành phép cộng 14 + 3:
 - Cho HS đặt một chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải.
- HS thực hiện 
 - GV đồng thời gài lên bảng.
 - GV nói kết hợp gài và viết.
 “ Có một chục que tính” gài lên bảng bó 1 chục, viết 1 ở cột chục “ và 4 que tính” rồi gài 4 que tính rời, viết 4 ở cột đơn vị.
- HS theo dõi
 - Yêu cầu HS lấy que tính
- Cho HS lấy 3 que tính rời đặt xuống dưới 4 que tính rời.
 - GV gài và nói: “thêm 3 que tính rời”, viết 3 dưới 4 cột đơn vị.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
 + Làm thế nào để biết có bao nhiêu que tính?
- Gộp 4 que tính rời với 3 que tính 
được 7 que tính rời .
 Có 1 bó 1 chục que tính và 7 que tính rời là 17 que tính.
 - GV: “Để thực hiện điều đó cô có phép cộng : 14 + 3 = 17 ”
 * Đặt tính và thực hiện phép tính.
 - Hướng dẫn cách đặt tính, chúng ta viết phép tính từ trên xuống dưới.
 + Đầu tiên viết số 14 rồi viết số 3 sao cho thẳng cột với 4 ( ở cột đơn vị).
(GV vừa nói vừa thực hiện)
 + Viết dấu cộng ở bên trái sao cho ở giữa hai số.
 + Kẻ gạch ngang dưới hai số đó. 
 + Sau đó tính từ phải sang trái 
+
 14 * 4 cộng 3 bằng 7, viết 7
 3 * Hạ 1, viết 1
 17
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính. 
- 3 HS nhắc lại cách đặt tính và tính .
 3.3. Luyện tập: 
 + Bài yêu cầu gì?
* Bài 1(108): Tính:
 - GV hướng dẫn: Bài tập 1 đã đặt tính sẵn cho chúng ta, nhiệm vụ của các em là thực hiện phép tính sao cho đúng.
- HS làm bài, 2 HS làm ở bảng phụ.
- Gắn bài, nhận xét.
+
+
+
+
+
 14 15 13 11 16
 2 3 5 6 1
 16 18 18 17 17
 - Yêu cầu HS làm bài vào SGK, 2 HS chữa bài trên bảng phụ. 
 - GV nhận xét, cho điểm.
+
+
+
+
+
 12 17 15 11 14
 7 2 1 5 4
 19 19 16 16 18 
 - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Hướng dẫn HS đã cho phép tính dưới dạng hàng ngang các em hãy dựa vào bảng cộng trong phạm vi 10 để tính một cách nhanh nhất.
* Bài 2(108) Tính:
- Yêu cầu HS làm miệng phép tính thứ nhất và cả lớp làm bài vào bảng con
- HS đọc kết quả và nêu cách tính.
 + 2 cộng 3 bằng mấy?
+ 2 cộng 3 bằng 5
 + 10 cộng 5 bằng bao nhiêu?
+ 10 cộng 5 bằng 15
 + Vậy ta được kết quả là bao nhiêu?
+ 12 + 3 = 15
 - Gọi HS đọc kết quả phép tính.
12 + 3 = 15 13 + 3 = 16 12 + 1 = 13
14 + 4 = 18 12 + 2 = 14 16 + 2 = 18
13 + 0 = 13 10 + 5 = 15 15 + 0 = 15
 + Em có nhận xét gì về phép cộng 
13 + 0 = 13
+ Một số cộng với 0 sẽ bằng chính số đó.
* Bài 3(108): 
 + Bài yêu cầu gì?
+ Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):
 + Muốn điền số được chính xác chúng ta phải làm gì?
+ Phải lấy số ở đầu bảng ( 14, 13) cộng lần lượt với các số trong các ô ở hàng trên, sau đó điền kết quả vào ô, tương ứng ở hàng dưới.
 - Yêu cầu HS làm bài, 2 em làm vào bảng phụ.
 - Chữa bài , gọi HS nhận xét
- HS làm bài
14
 1
 2
 3
 4
 5
15
16
17
18
19
 - GV nhận xét.
13
 6
 5
 4
 3
 2
 1
19
18
17
16
15
14
 4. Củng cố:
 - GV và HS hệ thống toàn bài.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS ôn lại bài. 
 - chuẩn bị trước bài : Luyện tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
Học vần:
Bài 82: 
ich êch
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch. 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch 
 - Viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch ; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS bảo vệ các loài chim có ích, góp phần bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ ngữ và câu ứng dụng.
 - Tranh vẽ từ , câu ứng dụng, phần luyện nói.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp hát một bài.
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng con, cả lớp viết bảng phụ:
 viên gạch kênh rạch sạch sẽ
 - Đọc bài trong SGK.
- 2 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần ich: 
* Vần ich: 
- GV viết vần ich lên bảng 
- Gọi HS đánh vần- đọc vần
 + Em hãy phân tích vần ich ?
- Cả lớp quan sát
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
i – chờ – ich / ich
+ Vần ich có i đứng trước, ch đứng sau.
 + Hãy so sánh vần ich với ach?
+ Giống: đều kết thúc bằng ch. 
 Khác nhau: ich bắt đầu bằng i.
 - Yêu cầu HS viết bảng con
- HS viết: ich, lịch
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
 + Em hãy phân tích tiếng lịch? 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
lờ- ich- lich- nặng - lịch / lịch
+ lịch ( l đứng trước, ich đứng sau, dấu nặng dưới i)
 - GV giới thiệu quyển lịch, tờ lịch
- HS quan sát tranh.
 - GV viết bảng, cho HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: tờ lịch
 - Cho HS đọc bài:
- HS đọc cá nhân, cả lớp : ịch, lịch, tờ lịch 
 b, Dạy vần êch:
* Vần êch:
 - GV viết vần êch lên bảng 
 + Em hãy so sánh vần êch với vần ich?
+ Giống: Cùng kết thúc bằng ch.
 - Cho HS viết bảng con
 Khác: vần êch bắt đầu bằng ê.
- HS viết : êch
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
 + Em hãy phân tích vần êch?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
ê - chờ - êch / êch
+ Vần êch được bắt đầu bằng ê, kết thúc bằng ch.
 - Cho HS viết bảng con.
- Cả lớp viết: ếch
- Gọi HS đánh vần , đọc tiếng
 + Em hãy phân tích tiếng ếch. 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
êch - sắc - ếch / ếch
+ ếch ( êch , dấu sắc trên ê)
 - Giới thiệu tranh vẽ con ếch
 - Gọi HS đọc từ ngữ
 - Cho HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: con ếch
- Đọc cá nhân, cả lớp:
êch, ếch, con ếch
 c, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GVgiải thích một số từ : mũi hếch, chênh chếch
 vở kịch mũi hếch
 vui thích chênh chếch
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng, từ ngữ có vần ich hoặc êch.
- Các cặp cử đại diện lên chơi. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 Tiết 2
 3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trên bảng lớp
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh SGK và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ? 
+ Tranh vẽ một cành chanh có con chim chích
 + Em hãy đọc các dòng thơ dưới tranh?
 + Em có yêu thích chim chích không? Tại sao? 
 + Em phải làm gì để bảo vệ loài chim có ích?
- 3 HS đọc bài.
+ Yêu thích chú chim chích vì chú bắt sâu cho cây tươi tốt, ríu rít vui tai...
+ Không phá tổ chim, không bắt chim non, không bắn chim . Bảo vệ loài chim có ích là góp phần bảo vệ môi trường.
 - GVđọc mẫu 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 Tôi là chim chích
 Nhà ở cành chanh
 Tìm sâu tôi bắt
 Cho chanh quả nhiều
 Ri rích, ri rích
 Có ích, có ích.
 b, Luyện viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết.
- HS quan sát mẫu 
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- 3 HS nêu lại cách viết.
- Viết bảng con: 
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh
 ich ờch tờ lịch con ếch 
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết theo mẫu: 
 - GV theo dõi, uốn nắn HS yếu.
ich, êch, tờ lịch, con ếch
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* Chúng em đi du lịch.
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ trên 
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4.
màn hình. 
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ các bạn HS đi du lịch.
 + Lớp ta ai đã được đi du lịch với gia đình và nhà trường?
 + Khi đi du lịch các em thường mang theo những gì?
 + Em thích đi du lịch không? Tại sao?
 + Em thích đi du lịch ở nơi nào?
 + Kể tên các chuyến du lịch em đã được đi?
- HS suy nghĩ tự trình bày. 
+ Khi đi du lịch em phải mang thức ăn, nước uống, túi sách, quần áo...
- HS tự nêu ý kiến của mình.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
 - GV nhận xét chung phần luyện nói.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Tiếp sức”:Thi viết tiếng có vần ich, êch.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 4 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài.
 - Chuẩn bị bài 83: Ôn tập. 
 - HS nhớ và làm theo 
Thứ tư ngày 19 tháng 1 năm 2011
Học vần:
 Bài 83:
 Ôn tập
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
 - Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
 2. Kĩ năng:
 - HS đọc, viết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83.
 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu quý và luôn luôn giúp đỡ mọi người. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Kẻ bảng ôn, từ ng ...  trước bài : Luyện tập.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Học vần:
Bài 85: 
ăp âp
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
 - Viết được : ăp, âp, cải bắp, cá mập.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc, viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
 - Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập ; đúng quy trình, mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Luyện nói từ 2 đến 4 câu theo theo chủ đề: Trong cặp sách của em
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS yêu thich môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ viết từ ngữ và câu ứng dụng .
 - Tranh vẽ cá mập, cái cải bắp, tranh bập bênh.
 * Học sinh:
 - Bảng con, bộ đồ dùng Học vần, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp hát một bài.
 - Yêu cầu HS viết và đọc.
- 3 HS viết bảng con, cả lớp viết bảng phụ:
 giấy nháp đóng góp xe đạp
 - Đọc bài trong SGK.
- 3 HS đọc bài.
  - GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Dạy vần: 
 a. Dạy vần ăp: 
* Vần ăp:  
 - GV viết vần ăp lên bảng 
 - Gọi HS đánh vần- đọc vần 
 + Em hãy phân tích vần ăp ?
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
á – pờ – ăp / ăp
+ Vần ăp có ă đứng trước, p đứng sau.
 + Hãy so sánh vần ăp với ap?
+ Giống: đều kết thúc bằng p. 
 Khác nhau: ăp bắt đầu bằng ă.
 - Yêu cầu HS viết bảng con
- HS viết: ăp, bắp
 - Gọi HS đánh vần- đọc tiếng 
 + Em hãy phân tích tiếng bắp? 
- HS đánh vần- đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
bờ- ăp- băp- sắc- bắp / bắp
+ bắp ( b đứng trước, ăp đứng sau, dấu sắc trên ă )
 - GV giới thiệu cái cải bắp
- HS quan sát.
 - GV viết bảng, cho HS đọc từ 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: cải bắp
 - Gọi HS đọc bài:
- HS đọc : ăp, bắp, cải bắp 
 b, Dạy vần âp:
* Vần âp:
 - GV viết vần âp lên bảng 
 + Em hãy so sánh vần âp với vần ăp?
+ Giống: Cùng kết thúc bằng p.
 - Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con
 Khác: vần âp bắt đầu bằng â.
- HS viết : âp
 - Gọi HS đánh vần , đọc vần.
 + Em hãy phân tích vần âp?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
ớ - pờ - âp / âp
+Vần âp được bắt đầu bằng â, kết thúc bằng p.
 - Cho HS viết bảng con
- Cả lớp viết: mập
 - Gọi HS đánh vần , đọc tiếng
 + Em hãy phân tích tiếng mập?
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: 
mờ - âp- mâp- nặng- mập / mập
+ mập ( m trước, âp sau, dấu nặng dưới â)
 - Giới thiệu tranh cá mập
 - Gọi HS đọc từ ngữ
 - Cho HS đọc bài.
- Cả lớp quan sát
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp: cá mập
- Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
âp, mập, cá mập
 c, Đọc từ ứng dụng:
 - GVgắn bảng phụ viết từ ứng dụng.
- HS đọc thầm.
 - Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới học và gạch chân
- 2 HS tìm tiếng có vần và gạch chân.
  - Cho HS đọc GV theo dõi, chỉnh sửa
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 gặp gỡ tập múa
 ngăn nắp bập bênh
 - GVgiải thích một số từ : bập bênh
 đ, Củng cố:
 *Trò chơi: Tìm tiếng có vần ăp hoặc âp.
- Cả lớp tham gia chơi. 
 - Nhận xét chung giờ học.
 Tiết 2
 3.3. Luyện tập:
 a, Luyện đọc:
 * Đọc lại bài tiết 1:
 - Gọi HS đọc bài trên bảng lớp.
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 * Đọc câu ứng dụng:
 - Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
 + Tranh vẽ gì ? 
+ Tranh vẽ con chuồn chuồn, mặt trời, trời mưa.
 + Em hãy đọc các dòng thơ dưới tranh?
 + Có mấy dòng thơ ? Mỗi dòng có mấy chữ?
- 3 HS đọc bài.
+ Có 4 dòng thơ, mỗi dòng có 4 chữ.
 - GVđọc mẫu 
- HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp:
 - GV nhận xét, chỉnh sửa.
 Chuồn chuồn bay thấp 
 Mưa ngập bờ ao
 Chuồn chuồn bay cao
 Mưa rào lại tạnh.
 b, Luyện viết:
 - GV viết mẫu, nêu quy trình viết. 
 - Cho HS viết bảng con. GV chỉnh sửa
 + Khi viết vần hoặc từ khoá trong bài các em cần chú ý điều gì ?
- HS quan sát mẫu
- 3 HS nêu lại cách viết.
+ Nét nối giữa các con chữ, vị trí của các dấu thanh.
- Viết bảng con: 
 ăp õp cải bắp cỏ mập 
 - Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- HS viết trong vở tập viết theo mẫu: 
ăp, âp, cải bắp, cá mập
 - GV theo dõi, uốn nắn HS viết chưa đẹp.
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét.
 c, Luyện nói:
 + Em hãy đọc tên bài luyện nói?
* Trong cặp sách của em
 - Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4.
 * Gợi ý:
Nói cho nhau nghe về chủ đề luyện nói hôm nay.
 + Trong tranh vẽ gì?
+ Tranh vẽ sách vở, đồ dùng học tâp trong cặp sách của em.
 + Trong cặp của em có những gì ?
- HS suy nghĩ tự kể
 + Hãy kể tên những loại sách vở của em?
 + Em có những loại đồ dùng học tập nào?
 + Em sử dụng chúng khi nào?
 + Khi sử dụng đồ dùng sách vở của em phải chú ý những gì?
+Sách Toán, Tiếng Việt, Nghệ thuật, Tự nhiên – Xã hội...
+ Thước kẻ, bút mực, bút chì, phấn, tẩy,...
- HS tự trình bày ý kiến của mình.
 - Mời đại diện một số nhóm trình bày, nhận xét.
- HS trình bày trước lớp, nhận xét.
 4. Củng cố:
 * Trò chơi: “ Truyền điện”:Thi viết tiếng có vần ăp, âp.
- HS tham gia 2 đội , mỗi đội 8 em.
 - Cho HS đọc lại bài.
- Một số em đọc tiếp nối bài trong SGK.
 - Nhận xét chung giờ học.
 5. Dặn dò:
 - Dặn HS về học bài, viết bài.
 - chuẩn bị bài 86: ôp ơp.
- HS nhớ và làm theo 
Toán:
Tiết 80: 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Trừ nhẩm dạng 17 – 3.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn cho HS kĩ năng thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 20.
 - Trừ nhẩm dạng 17 – 3.
3. Thái độ:
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
 * Giáo viên:
 - Bảng phụ bài 4 ( 111)
 * Học sinh:
 - SGK, bảng con, Bút Dạ
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV ghi bảng: 15 - 2 19 - 3 17 - 4
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính.
 - Gọi HS làm bài trên bảng lớp 
 - Cho cả lớp làm vào bảng con: 18 - 7
 - GV nhận xét và cho điểm.
-
-
-
 15 19 17
 2 3 4
 13 16 13
-
- HS làm bảng con: 18
 7
 11
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
 3.2. Luyện tập:
 - Bài yêu cầu gì?
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính.
 - Cho HS làm bài vào bảng con, gọi HS tiếp nối đọc kết quả, trình bày cách tính.
* Bài 1(111) Đặt tính và tính.
- 1 vài HS nhắc lại.
- Cả lớp làm bài trên bảng con.
 14 - 3 17 - 5 19 - 2 
-
-
-
 14 17 19 
 3 5 2 
 11 12 17 
 - GV nhận xét, chỉnh sửa. 
 16 - 5 17 - 2 19 - 7 
-
-
-
 16 17 19 
 5 2 7 
 11 15 12 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 - Hướng dẫn HS để tính nhẩm được các phép tính trong bài tập 2 chúng ta phải dựa vào đâu?
* Bài 2(111) Tính nhẩm:
+ Dựa vào bảng trừ trong phạm vi 10 
 - GV viết bảng 14 - 1 = ?
 - Gọi HS đứng tại chỗ nói laị cách nhẩm.( Khuyến khích HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất).
 - Yêu cầu HS làm bài, tiếp nối đọc kết quả. Cả lớp kiểm tra theo cặp.
 - GV nhận xét chỉnh sửa.
+ 14 - 1 = 13
+ 4 - 1 = 3
+ 10 + 3 = 13
+ 14 trừ 1 còn 13
- HS làm bài sau đó nêu miệng kết quả.
- Đổi vở kiểm tra chéo. 
14 – 1 = 13 15 – 4 = 11 17 – 2 = 15
15 – 1 = 14 19 – 8 = 11 16 – 2 = 14...
 - Bài tập yêu cầugì?
 - Hướng dẫn HS hãy dựa vào cách nhẩm của bài tập 2 để làm.
 - Bài tập 3 chúng ta sẽ làm từ trái sang phải ( tính nhẩm) và ghi kết quả.
 * Bài 3(111) Tính: 
 10 + 3 - 1 =?
Nhẩm 10 + 3 = 13
 13 - 1 = 12
- HS làm bài sau đó nêu kết quả và cách tính
 - Yêu cầu cả lớp làm bài, gọi HS tiếp nối đọc kết quả, nêu cách tính. 
 - Cho HS nhận xét.
 - GV kiểm tra và nhận xét.
 12 + 3 - 1 = 14 17 - 5 + 2 = 14
 15 + 2 - 1 = 16 16 - 2 + 1 = 15 
 15 - 3 - 1 = 11
 19 - 2 - 5 = 12
 - Cho HS đọc yêu cầu.
 + Muốn làm được bài tập này ta phải làm gì trước?
* Bài 4(111) Nối ( theo mẫu):
+ Phải nhẩm tìm kết quả của mỗi phép trừ rồi nối phép trừ với số là kết quả của phép trừ.
 - Tổ chức HS chơi “Truyền điện” 
- 2 đội tham gia chơi, mỗi đội 6 em. 
 - Gọi HS chữa bài , nhận xét
 - GV nhận xét, công bố nhóm thắng cuộc
19 - 3
14 - 1
16
14
13
15 - 1
17 - 5
15
17 - 2
18 - 1
17
 4. Củng cố:
 - Trò chơi “Truyền điện”
 + Chuẩn bị các thanh thẻ ghi các phép tính dạng 17 - 3 và các thanh thẻ ghi kết quả của các phép tính này.
 + Cách chơi: Chọn 2 đội chơi mỗi đội 5 em chơi theo hình thức tiếp sức. Lần lượt từng em chạy lên gắn kết quả để được phép tính đúng ( chơi trong 3 phút, kết thúc trò chơi đội nào đúng nhanh là đội thắng.
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
 - GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
 - Dặn HS chuẩn bị bài: 
 Phép trừ dạng 17 – 7.
Sinh hoạt:
Sinh hoạt Sao
 I. Mục tiêu:
 - Nhận thấy ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện các quy định của sao và đề ra phương hướng cho tuần sau.
 - Giáo dục HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động của sao.
II. Nội dung sinh hoạt:
 1. Cho cả lớp hát chung vài bài:
 + Em là mầm non của Đảng
 + Đảng là mùa xuân
 + Sao của em
 + Năm cánh sao vui 
 2. GV nhận xét việc thực hiện các hoạt động của sao trong tuần:
 + Ưu điểm: 
 - Các em ngoan, vâng lời cô giáo, cha mẹ thực hiện tốt các hoạt động của sao.
 - Đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Chào hỏi lễ phép thầy cô và người trên.
 - Đi học đều, đúng giờ. Đồ dùng học tập đầy đủ. Sách vở giữ gìn sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng.Tích cực học tập , hăng hái phát biểu xây dựng bài. Tích cực rèn chữ, giữ vở.
 - Văn nghệ theo chủ đề “ Mừng Đảng, mừng xuân”. Tập hai tiết mục biểu diễn mừng xuân Tân Mão.
 - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể: tập thể dục giữa giờ, tập thành thạo 2 bài múa quy định , thuộc bài thể dục nhịp điệu.
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp, khu vực sân trường được phân công sạch sẽ.
 - Trang phục đúng qui định, đúng mùa và mặc ấm về mùa đông.
 - Tuyên dương: Quang Dũng, Minh Dương, Sơn Hải, Nhật Thánh, Tuấn Minh, Quỳnh Anh, Minh Phương,...
 + Nhược điểm:
- Một số em còn chưa cố gắng rèn viết chữ đẹp.	
 3. Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm thực hiện tốt nền nếp lớp và các hoạt động của Sao.
 - Phát huy truyền thống HS - SV học tập tốt, tu dưỡng tốt.
 - Phấn đấu đạt nhiều điểm khá giỏi mừng Đảng, mừng xuân.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông. 
 - Tập thuộc hai bài hát múa tập thể mới và bài thể dục nhịp điệu.
 - Toàn sao tiếp tục vui văn nghệ.	

Tài liệu đính kèm:

  • docToan Tieng Viet Tuan 20.doc