Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 31 năm 2011

Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 31 năm 2011

I-YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng,

đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

- Trả lời được câu hỏi 1(sgk)

- HSKG: +Tìm được tiếng, nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc; nói được hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, em những đâu.

+ Học thuộc lòng 1 khổ thơ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp khối 1 - Tuần 31 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@&?
cTuần 31d
 **************************************************************
Thứ 2 ngày 11 tháng 4 năm 2011
Tập đọc(t37- 38)
 ngưỡng cửa
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, 
đi men. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
- Trả lời được câu hỏi 1(sgk)
- HSKG: +Tìm được tiếng, nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc; nói được hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình, em những đâu.
+ Học thuộc lòng 1 khổ thơ
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc lại bài: Người bạn tốt và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài thơ: Giọng đọc thiết tha, trìu mến.
 b. Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ:
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ rồi đọc phân tích 1 số tiếng chứa vần khó. 
(nơi này, quen, dắt vòng, lui tới, xa tắp ...) 
* Luyện đọc câu
 - HS đọc từng dòng thơ theo hình thức nối tiếp.
- Từng bàn đọc theo hình thức nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn 
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ thơ.
* Luyện đọc cả bài
-Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc( đọc đúng, to và rõ)
- GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần ăc, ăt:
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần ăt: (dắt)
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
+ HS nêu yêu cầu bài tập 2: Nhìn tranh, nói câu chứa tiếng vần ăc, ăt.
- GV cho HS xem các bức tranh trong SGK và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Cho các em nhìn tranh và thi đua nói câu chứa tiếng vần ăc, ăt.
Gợi ý: Mẹ dắt bé đi chơi. Chị biểu diễn lắc vòng. Bà cắt bánh mì.
- GV cùng cả lớp, nhận xét tính điểm.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Tìm hiểu bài thơ, luyện đọc
- HS đọc khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?( Mẹ dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa)
- HS đọc khổ thơ 2, 3 và trả lời câu hỏi: 
+ Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi đến đâu?( Bạn nhỏ qua ngưỡng cửa để đi tới trường và đi xa hơn nữa)
- HS đọc bài cá nhân. 
+ Con thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
- Khuyến khích HS học thuộc lòng một khổ thơ
b. Luyện nói : 
- GV nêu yêu cầu luyện nói
+ Hằng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình bạn đi đến những đâu?
- HS thi nói theo nhóm.
- GV nhận xét bổ sung.
IV. Củng cố dặn dò
- HS đồng thanh toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
Toán(t121)
Luyện tập
I-Yêu cầu cần đạt:
- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ(không nhớ) trong phạm vi 100
- Bước đầu nhận biết quan hệ phép cộng và phép trừ.
- Bài tập 1, 2, 3
- HSKG làm hết bài tập
II.Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra 
- Gọi 2 HS lên bảng làm cả lớp làm bảng con: đặt tính rồi tính.
 24 + 42 =	66 - 24 =	
- GV nhận xét.	
B. Bài mới: 
*Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
	25 + 74	99 - 47 	52 + 47
	 	42 + 53	99 - 52 	47 + 52 
- HS đặt tính theo cột dọc. Lưu ý HS viết thẳng cột rồi tính( từ phải sang trái)
- Các phép tính còn lại làm vào bảng con. 
- GV nhận xét, sửa sai.( Nếu có)
*Bài 2: Tính( tương tự bài 1)
*Bài 3: HS cộng nhẩm rồi so sánh hai số, điền dấu vào .	
	12 + 37 	 37 + 12	 45 + 23 45 - 24	 56 - 0 56 + 0
	- Cho 3 em lên bảng thi đua.
- GV nhận xét, ghi điểm.	
- Khuyến khích HS làm bài 4	
 - GV nhận xét, sửa sai. 
- Chấm, chữa bài
Iii. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
Thứ 3 ngày 12 tháng 4 năm 2011
nghỉ giổ tổ hùng vương
***********************************************
Thứ 4 ngày 13 tháng 4 năm 2011
Sáng Tập viết(T30)
Tô chữ hoa: q, r
I-Yêu cầu cần đạt:
- Tô được các chữ hoa: Q, R
- Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươt, ươc ; các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai ( mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
- HSKG viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn : Q, R
- Các vần : ăc, ăt, ươt, ươc ,màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt 
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: thuộc bài, con cừu, ốc bươu 
B. Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn HS tô chữ hoa
- HS quan sát chữ hoa Q trên bảng phụ.
+ Chữ Q gồm những nét nào?
+ GV chỉ lên chữ Q và nêu quy trình viết.
- HS viết trên bảng con( chú ý độ rộng và độ cao của con chữ viết hoa)	 
- GV theo dõi sửa sai.
- GV nhận xét. 
- Chữ R tương tự như trên
HĐ3: Hướng dẫn HS viết vần, từ ngữ.
- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: ăc, ăt, ươt, ươc ,màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt 
- HS quan sát các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- HS viết trên bảng con - GV theo dõi sửa sai.
HĐ4: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết.
- HS tô và viết vào vở Tập viết.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút cho đúng, có tư thế ngồi đúng, hướng dẫn các em sửa lỗi trong bài viết chú ý những em viết còn xấu 
- Chấm, chữa bài cho HS. 
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
Chính tả(T13)
 Ngưỡng cửa
I-Yêu cầu cần đạt:	
- HS nhìn bảng, chép lại và trình bày đúng khổ thơ cuối bài Ngưỡng cửa: 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút. 
- Điền đúng vần ăc, ăt, chữ g, gh vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2, 3(sgk)
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: trắng, gần, chẳng
B. Bài mới;
1. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng phụ bài cần chép( Treo lên bảng )
- 2 HS nhìn bảng đọc bài văn.
- Tìm tiếng khó dễ sai viết.Ví dụ: buổi, lớp, xa tắp, vẫn,...
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết bảng con.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, ...
- HS viết xong - GV đọc cho HS khảo lại bài bằng cách đổi vở chéo cho nhau.
- Chấm một số vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
*Bài 2: Điền vào chỗ trống vần ăt hay ăc.
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2 
- Gọi một số em lên bảng điền.
- Sau khi đã điền xong những tiếng thích hợp - Gọi HS đọc lại
Họ bắt tay chào nhau. Bé treo áo lên mắc.
- Sau khi đã điền xong những tiếng thích hợp - Gọi HS đọc lại.
*Bài 3: Điền chữ g hoặc gh? (Làm tương tự BT2 )
Đáp án: Đã đến giờ đọc, Ngân gấp truyện, ghi lại tên truyện. Em đứng lên kê lại bàn ghế ngay ngắn, trả sách cho thư viện rồi vui vẻ ra về.
- Chấm, chữa bài. i
* Ghi nhớ: gh ê
 e
IV.Củng cố dặn dò:
- GV khen những học sinh viết đẹp
- Nhận xét giờ học.
Toán(t122)
đồng hồ. Thời gian
I-Yêu cầu cần đạt
- Làm quen với mặt đồng hồ, biết xem giờ đúng
- Có biểu tượng ban đầu về thời gian
II. Đồ dùng dạy- học
- Mô hình mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài.
- Đồng hồ để bàn loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài.
III.Các hoạt động dạy- học
A. Giới thiệu bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí của các kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- GV cho HS quan sát đồng hồ để bàn, hỏi:
+ Trên mặt đồng hồ có những gì? ( Có kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12)
-GV: Đồng hồ giúp ta luôn bbiết được thời gian để làm việc và học tập.
Đây là mặt đồng hồ( chỉ tay). Mặt đồng hồ có kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12). Kim ngắn và kim dài của đồng hồ đều quay được và quay theo chiều từ số bé đến số lớn. Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào đúng một số nào đó, ví dụ kim ngắn chỉ vào số 9 thì lúc đó là 9 giờ.
- HS xem đồng hồ và đọc: 9 giờ
- HS thực hành xem giờ đúng trên mô hình đồng hồ ở các thời điểm khác nhau
- HS xem tranh SGK và hỏi theo nội dung các tranh vẽ từ trái sang phải.
+ Lúc 5 giờ kim ngắn chỉ số mấy? (Số 5) , kim dài chỉ số mấy? (Số 12). Lúc đó em bé đang làm gì? ( đang ngủ)
+ Thế lúc 6 giờ thì sao? ( kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12, em bé đang dậy và đang tập thể dục)
+ Hỏi tương tự lúc 7 giờ.
2. HS thực hành xem đồng hồ, ghi số giờ ứng với từng mặt đồng hồ
- Hướng dẫn HS: 
+ Đồng hồ đầu tiên có kim ngắn chỉ số mấy? ( Số 8) 
+ Còn kim dài? ( Chỉ số 12)
+ Lúc đó là mấy giờ? ( 8 giờ ) 
- Vậy chúng ta sẽ nối 8 giờ với đồng hồ đầu tiên
- Cho HS cá nhân lần lượt đọc số giờ tương ứng với mặt đồng hồ.
- HS khác nhận xét.
- Nếu HS sai, yêu cầu HS xem lại mặt đồng hồ và sửa lại cho đúng.
3.Giới thiệu các khoảng giờ ứng với sáng, chiều, tối.
IV. Củng cố dặn dò: Trò chơi: Thi xem giờ đúng và nhanh
- GV quay kim đồng hồ ở các thời điểm khác nhau 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Ai trả lời đúng và nhanh được khen trước lớp.
đạo đức(T31)
Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng(t2)
I-Yêu cầu cần đạt:
-Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm, và những nơi công cộng khác.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- HSKG: Nêu được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.
- KNS: Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng
II.đồ dùng dạy- học:Tranh minh họa như VBT
III.Các hoạt động dạy- học:
HĐ1: Làm bài tập 3
- GV giải thích yêu cầu bài tập 3
- HS làm bài
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2
+ Các bạn đang làm gì?
+ Em tán thành với việc làm của bạn nào ? Tại sao?
- HS từng đôi lên hỏi đáp trước lớp
- Cả lớp nhận xét
*GV kết luân nêu ý chính: Những tranh chỉ những việc làm góp phần tạo môi trường trong lành là hình 1, 2, 4
HĐ2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống bài tập 4
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- HS thảo luận
- Các nhóm đóng vai
- Cả lớp nhận xét và bổ sung.
* GV kết luận: Nên khuyên ngăn bạn hoặc mách người lớn khi không cản được bạn. Làm như vậy là góp phần bảo vệ môi trường trong lành là thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành.
HĐ3: Thực hành xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa.
- Từng tổ thảo luận:
+ Nhận bảo vệ chăm sóc hoa cây và hoa ở đâu?
+ Vào thời gian nào?
+ Bằng những việc làm cụ thể nào?
+ Ai phụ trách từng việc?
- Đại diện tổ trình bày
- Lớp bổ sung.
- GV kết luận: Môi trường trong lành giúp các em khỏe mạnh và phát triển. Các em cần có các hành động bảo vệ, chăm sóc cây và hoa.
HĐ nối tiếp: ...  trí.
*Bài 3: HS nối tranh chỉ từng hoạt động ứng với các thời điểm: Sáng, trưa, chiều tối.
- HS làm bài - GV quan sát theo dõi giúp đỡ những em yếu
- Chấm, chữa bài.
IV.Củng cố dặn dò
-Nhận xét giờ học.
Tự nhiên và xã hội(T31)
Thực hành: Quan sát bầu trời
I-Yêu cầu cần đạt
- Biết mô tả khi quan sát trời, những đám mây, cảnh vật xung quanh khi trời nắng, mưa.
- HSKG: Nêu được một số nhận xét về bầu trời vào buổi sáng, trưa, tối hay những lúc đặc biệt như khi có cầu vồng, ngày có mưa bão lớn,
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1:Quan sát bầu trời
- GV nêu nhiệm vụ cho HS 
- Quan sát bầu trời: 
+ Nhìn lên bầu trời, em có nhìn thấy mặt trời và những khoảngtrời xanh không?
+ Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
+ Những đám mây đó có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
- Quan sát cảnh vật xung quanh.
+ Sân trường, cảnh vật xung quanh lúc này khô hay ướt?
+ Em có trông thấy ánh nắng vàng ( Hoặc giọt mưa ) không?
- HS quan sát
- HS vào lớp thảo luận
- GV kết luận
HĐ2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh
- HS vẽ
- GV theo dõi.
- Chọn một số bức trưng bày- Giới thiệu cho cả lớp xem.
Iii.Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.
***********************************************
	Thứ 5 ngày 14 tháng 4 năm 2011
Kể chuyện(T7)
dê con nghe lời mẹ
I-Yêu cầu cần đạt 
- Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Dê con do biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi
- HSKG kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- KNS: Lắng nghe tích cực
II. Đồ dùng dạy và học:- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra: 
- HS kể lại câu chuyện : “Sói và Sóc”.
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: GV kể chuyện 
- GV kể toàn bộ câu chuyện 1 - 2 lần, kể lần 1 HS nghe, lần 2 kết hợp với 
tranh minh hoạ.	
HĐ3: Hướng dẫn HS kể theo tranh từng đoạn
*Tranh 1: - HS xem tranh đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì? 
+ Trước khi đi Dê mẹ dặn con thế nào? Chuyện gì đã xảy ra sau đó?
- HS: Dê mẹ ra khỏi nhà dặn các con đóng cửa chặt, nếu có người lạ gọi cửa không được mở. Khi nào mẹ trở về hát bài: Các con ngoan ngoãn...
- GV yêu cầu mỗi tổ đại diện của tổ thi kể đoạn 1.
- HS kể chuyện theo tranh- Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
- HS kể tiếp các tranh 2, 3, 4 ( Cách làm tương tự trên).
HĐ4: Hướng dẫn HS kể theo cách phân vai toàn bộ câu chuyện.
- HS thi đua kể lại theo nhóm
- Hướng dẫn HS kể chuyện phân vai: người dẫn chuyện, Dê con, Dê mẹ, Sói.
- HS thi kể chuyện trước lớp
- Khuyến khích HS kể toàn bộ câu chuyện
- GV và lớp nhận xét
HĐ5: Nêu ý nghĩa câu chuyện
+ Qua câu chuyện này em thấy vì sao Dê con không mắc mưu Sói?
+ Qua câu chuyện các con cần học tập ai? Vì sao?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
 - GV nêu ý nghĩ câu chuyện: Dê con vì biết nghe lời mẹ nên đã không mắc mưu Sói. Sói bị thất bại, tiu nghỉu bỏ đi. Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nghe lời người lớn.
IV. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tuyên dương.
Chính tả(T14)
Kể cho bé nghe
 I-Yêu cầu cần đạt:	
- Nghe viết chính xác 8 dòng đầu bài thơ Kể cho bé nghec trong khoảng 10 -15 phút. 
- Điền đúng vần ươc, ươt, chữ ng, ngh vào chỗ trống
- Làm được bài tập 2, 3(sgk)
II- Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra: HS viết bảng con: buổi, lớp, xa tắp, vẫn 
B. Bài mới;
1. Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết chính tả
2. Hướng dẫn HS tập chép.
- GV viết bảng phụ bài cần chép( Treo lên bảng )
- 2 HS nhìn bảng đọc bài văn.
- Tìm tiếng khó dễ sai viết.Ví dụ: ầm ĩ, chăng, quay,..
- HS tự nhẩm đánh vần từng tiếng và viết bảng con.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi, cách cầm bút, cách đặt vở, ...
- HS viết xong - GV đọc cho HS khảo lại bài bằng cách đổi vở chéo cho nhau.
- Chấm một số vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. 
- HS đọc yêu cầu: Điền vần ươc hoặc ươt.
- GV treo bảng phụ có nội dung bài tập 2a - Cả lớp làm bài vào vở ô li.
- Gọi một số em lên bảng điền.
 Mái tóc mượt. Dùng thước đo vải.
- Sau khi đã điền xong những tiếng thích hợp - Gọi HS đọc lại.
Bài tập 2b: Điền chữ ng hoặc ngh? (Làm tương tự BT2a )
Đáp án: Ngày mới đi học, Cao Bá Quát viết chữ xấu như gà bới. Sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp.
IV.Củng cố dặn dò:- Nhận xét giờ học
Toán(t124)
 Luyện tập
I-Yêu cầu cần đạt
- Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ.
- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Bài tập 1, 2, 3
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài:	
*Bài 1: - HS nêu yêu cầu: nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
- HS nhắc lại vị trí của các kim tương ứng với 3 giờ trên mặt đồng hồ
- HS làm bài, sau đó chữa bài.
- HS trao đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
*Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Vẽ kim đồng hồ theo giờ đã cho trước.
- HS thực hành vẽ kim đồng hồ.
* Lưu ý: Khi vẽ kim ngắn phải ngắn hơn kim dài và đúng từng vị trí.
*Bài 3: HS nối các câu với đồng hồ thích hợp
VD: Em đi học vào lúc 7 giờ sáng.
- Chấm, chữa bài
III.Củng cố dặn dò:- Nhận xét giờ học
Luyện viết
Nắng
 I. Yêu cầu cần đạt
- Luyện chữ viết cho HS, giúp HS viết bài “Nắng” đúng cỡ, đẹp, trình bày đúng
- Rèn kỹ năng viết và tư thế ngồi viết
II. Hoạt động dạy- học:
* HĐ1: Giới thiệu bài
- GV đọc bài viết - nêu yêu cầu bài viết 
- HS đọc bài víêt 
* HĐ2: Hướng dẫn HS cách viết 
- HS tìm tiếng khó viết : thẳng, tường, đuổi kịp, cửa sổ,...
- GV hướng dẫn HS viết
- HS viết bảng con
- GV đọc - HS viết bài vào vở 
- GV theo dõi uốn nắn thêm 
Đặc biệt chú ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi của HS
- GV chấm bài và nhận xét 
Iii.Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại bài viết 
- Nhận xét giờ học
***********************************************
Thứ 6 ngày 15 tháng 4 năm 2011
Tập đọc(t41- 42)
 hai chị em
I-Yêu cầu cần đạt:
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài: Cậu em không cho chị chơi đồ chơi của mình và cảm thấy buồn chán vì không có người cùng chơi.
- Trả lời được câu hỏi 1, 2(sgk)
- HSKG: Tìm được tiếng, điền đúng vần et, oet; nói em thường chơi với anh(chị, em) những trò chơi gì?
- KNS phản hồi, lắng nghe tích cực
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra:
- 2 HS đọc bài " Kể cho bé nghe " và trả lời các câu hỏi:
+ Con chó, cái cối xay lúa có đặc điểm gì ngộ nghĩnh?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem tranh và hỏi:Tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc:
a. GV đọc mẫu bài văn - HS đọc thầm.
	b. Hướng dẫn HS luyện đọc
+ HS đọc tên bài: Hai chị em
* Luyện đọc tiếng, từ ngữ
- Hãy tìm tiếng khó đọc - GV gạch chân - HS đánh vần, đọc.
 (vui vẻ, một lát, hét lên, dây cót, buồn )
* Luyện đọc câu
- Mỗi HS đọc nối tiếp câu.
- Luyện đọc câu nói của cậu em nhằm thể hiện thái độ đành hanh của cậu.
- GV nhận xét cách đọc.
* Luyện đọc đoạn:
- GV chia đoạn: Bài này có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến gấu bông của em.
+ Đoạn 2: Một lát sau ..của chị ấy.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm -Thi đua giữa các nhóm( đọc đúng, to và rõ)
- GV chỉnh sửa, nhận xét cách đọc.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS yếu 
* Luyện đọc cả bài
- HS thi đua đọc bài.
- HS nhận xét cách đọc của bạn - GV nhận xét.
- HS đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
3. Ôn các vần en, oen :
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK
- HS tìm tiếng trong bài có chứa vần et: ( hét)
- HS phân tích các tiếng đó rồi đọc.
+ HS nêu yêu cầu bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài chứa vần et, oet mà em biết.
- Cho các em thi đua tìm tiếng chứa vần et, oet.
- GV cùng cả lớp, nhận xét tính điểm.
*Bài tập 3: GV nêu yêu cầu: Điền vần et hoặc oet.
- HS điền miệng vần et hoặc oet vào các câu trong SGK.
( Lời giải: Ngày Tết, ở miền Nam nhà nào cũng có bánh tét.
 Chim gõ kiến khoét thân cây tìm tổ kiến. )
- GV cùng cả lớp, nhận xét bổ sung.
 Tiết 2
4.Tìm hiểu bài, luyện đọc và luyện nói
a. Tìm hiểu bài luyện đọc
- 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm bài.
- HS đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi:	
+ Cậu em làm gì khi chị đụng vào con gấu bông?( Cậu nói chị đừng đụng vào con gấu bông của mình)
- HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi:
+ Cậu em làm gì khi chị lên dây cót chiếc ô tô nhỏ?( Cậu nói: chị hãy chơi đồ chơi của chị. Cậu không muốn chị chơi đồ chơi của mình)
- HS đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao cậu em thấy buồn chán khi ngồi chơi một mình?( Cậu em thấy buồn chán vì không có người cùng chơi. Đó là hậu quả của thói ích kỉ.)
- HS thi đọc bài cá nhân.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung bài: Bài văn nhắc nhở chúng ta không nên ích kỉ. Cần có bạn cùng chơi, cùng làm.
b.Luyện nói
- Em thường chơi với anh chị những trò chơi gì?
- Chia nhóm ( 3 em) trò chuyện với nhau theo đề tài trên.
- Gọi các nhóm nói.
Ví dụ: H: Hôm qua bạn chơi gì với anh, chị hoặc em của mình?
 	 T: Hôm qua tớ chơi nhảy dây với chị.
- Nhận xét
IV. Củng cố dặn dò
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
- Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể(T31)
Sinh hoạt lớp
I-Yêu cầu cần đạt
- Giúp HS nhận biết được một số ưu, nhược điểm của tuần 31 
- Có biện pháp khắc phục cho tuần tới, kế hoạch cho tuần tới
II. Các hoạt động dạy - học 
HĐ1: Sơ kết tuần hoạt động và học tập
- GV nhận xét, đánh giá về nề nếp hoạt động của lớp giúp HS nhận thấy được các mặt làm tốt và chưa làm được trong tuần 
HĐ2: Tính điểm giỏi trong tuần, bầu bạn xuất sắc nhất tuần
Em Bảo, Linh, Hà, Hạnh, Như,..
- Biện pháp khắc phục những khuyết điểm của tuần
HĐ3: Lên kế hoạch hoạt động cho tuần 32
- Đi học đầy đủ đúng giờ - Sinh hoạt 15 phút có chất lượng.
- Ngồi học ngoan, hăng say phát biểu.
- Học bài, làm bài, đọc to rõ ràng.
- Thi đua dành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh trực nhật sạch sẽ.
III. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31lop 1.doc