Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 1

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 1

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức như: Cách phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm, phân nhóm, cử nhóm trưởng điều hành nhóm; Cách nêu ý kiến khi thảo luận chung.

- HS bước đầu biết cách sử dụng, giữ gìn SGK .

- HS thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán: Bảng con; Hình vuông vàng và các thanh hình vuông vàng( thanh 2 hình vuông, thanh 3 hình vuông, thanh 4 hình vuông, thanh 5 hình vuông, thanh 10 hình vuông - thanh 1 chục ); Que tính ; Thẻ số ,

- HS biết cách sử dụng đồ dùng như : Dán hình, dán thẻ vào bảng con; Cách giữ bảng

- Tích cực hợp tác nhóm với bạn đề hoàn thành các bài tập.

- Hứng thú tham gia các trò chơi, lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.

 

doc 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Thứ hai ngày 05 tháng 9 năm 2022
TIẾT 3: TOÁN
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS hiểu và nhớ lần lượt từng bước theo quy định của GV trong hoạt động học theo mỗi hình thức như: Cách phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm, phân nhóm, cử nhóm trưởng điều hành nhóm; Cách nêu ý kiến khi thảo luận chung. 
- HS bước đầu biết cách sử dụng, giữ gìn SGK . 
- HS thuộc tên gọi những đồ dùng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động học toán: Bảng con; Hình vuông vàng và các thanh hình vuông vàng( thanh 2 hình vuông, thanh 3 hình vuông, thanh 4 hình vuông, thanh 5 hình vuông, thanh 10 hình vuông - thanh 1 chục ); Que tính ; Thẻ số , 
- HS biết cách sử dụng đồ dùng như : Dán hình, dán thẻ vào bảng con; Cách giữ bảng
- Tích cực hợp tác nhóm với bạn đề hoàn thành các bài tập.
- Hứng thú tham gia các trò chơi, lựa chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.
II. Đồ dùng dạy học: - TiVi, Bộ đồ dùng học Toán
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Lớp hát bài tập thể
2. Khám phá.
- HS lấy đồ dùng học toán
- HS nghe GV giới thiệu lần lượt tên gọi những đồ dùng học toán thường xuyên được sử dụng như: bảng con, que tính, hình vuông vàng,..
- HS nhắc lại theo lời GV giới thiệu để thuộc tên gọi những đồ dùng học toán thường xuyên được sử dụng: bảng con , que tính , hình vuông vàng, 
- HS tập dán hình vuông vàng , thẻ vào bảng con 
- HS thực hành giơ bảng theo lệnh của GV quy định và hướng dẫn HS cách cầm bảng, giơ cao mức độ nào, lệnh giơ bảng thế nào ( ví dụ khi nghe tiếng gõ thước thì đồng loạt giơ cho đều,.. 
- HS kết hợp dán hình , thẻ vào bảng với giơ bảng cho đúng và đều,
- HS quan sát lần lượt các hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác
- HS hoạt động nhóm đôi, nói cho nhau nghe tên gọi của từng hình
- Đại diện nhóm nêu tên hình, nhóm khác nhận xét
3.Thực hành. 
- HS hoạt động đơn giản theo mỗi hình thức (Hoạt động cá nhân; Hoạt động nhóm nhiều hơn 2 bạn ; Hoạt động chung cả lớp ), HS thực hành sao cho nhớ những quy định để hình thành nền nếp , biết cách phối hợp giữa các thành viên làm việc hiệu quả, nhóm trưởng biết phân công điều hành.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV
4. Vận dụng.
- HS nêu lại các đồ dùng phục vụ học tập bộ môn Toán
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 1: LÀM QUEN ( TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nói và đáp lại được lời chào hỏi. Giới thiệu được tên mình với thầy cô giáo, các bạn; nghe, hiểu các hướng dẫn, yêu cầu, quy định của GV
- Gọi tên, phân biệt được đồ dùng, sách vở.
- Ngồi đúng tư thế khi đọc, viết, biết cầm bút đúng cách.
- HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Ti vi, Tranh minh họa tư thế ngồi viết, 
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Khởi động. - Cả lớp hát bài: Rửa mặt như mèo
2. Khám phá.
Hoạt động 1: Chào hỏi, làm quen thầy cô và các bạn:
- HS theo dõi tư thế đứng dậy chào, cách chào.
- Nghe GV giới thiệu tên mình.
- GV lưu ý HS cách trả lời đầy đủ câu: Thưa cô, cô tên là gì ạ! (1 số HS nhắc lại tên cô.)
- HS giới thiệu về tên mình trước lớp.
- 2 hs làm quen với nhau (2 HS lên bảng làm mẫu: ) 
- HS thực hành trong nhóm.
- Lớp chia sẻ, GV nhận xét.
Hoạt động 2. Làm quen với đồ dùng, sách vở:
- HS làm quen với quyển sách TV 1:
+ Đây là sách gì? (Sách TV1 tập 1)
+ Sách TV dùng để làm gì? ( Sách TV dùng để học môn TV)
- Nghe GV giới thiệu qua công dụng của sách TV
- HS tiếp tục làm quen với vở BTTV, đồ dùng học môn TV.
+ Để sách vở, đồ dùng học tập được bền đẹp, chúng ta cần phải làm gì? ( Giữ gìn cẩn thận)
- HS trả cá nhân lời theo hiểu biết 
- GV nhận xét, hướng dẫn ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
Hoạt động 3. Giới thiệu tư thế ngồi đọc, viết, cách cầm bút.
- HS giới thiệu tranh tư thế ngồi học đúng.
- HS thực hành tư thế ngồi đọc, viết.
- GV chỉnh sửa cho HS.
- HS thực hành cách cầm bút. GV quan sát, chỉnh sửa
3. Vận dụng.
- HS học cách chào hỏi các thầy cô giáo khác, các nhân viên trong trường.
- HS về nhà tìm các nét ẩn trong đồ vật. 
Trao đổi với người thân về sách vở, đồ dùng học tập cũng như công dụng của chúng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 1: LÀM QUEN ( TIẾT 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Tô, viết được nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải.
- HS rèn năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề:biết trả lời câu hỏi.
- HS có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học: Ti vi, Tranh minh họa tư thế ngồi viết, 
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 2
3. Thực hành.
Hoạt động 4. Tập viết nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải
- HS quan sát GV giới thiệu các nét
- Nghe GV hướng dẫn các ô vuông, dòng kẻ li
- HS tìm các nét ẩn trong tranh vẽ
- HS đọc tên các nét
Hoạt động 5. GV hướng dẫn HS viết các nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, nét xiên phải vào bảng con.
- HS viết nét thẳng. Hs quan sát. GV lưu ý HS tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút, quan sát, uốn nắn cho HS.
- Quan sát GV hướng dẫn tương tự với các nét còn lại.
- HS viết bảng con – HS nhận xét bài của 1 vài bạn.
Hoạt động 6. Hướng dẫn HS viết vở tập viết
- Nghe GV hướng dẫn HS viết, lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, uốn nắn
- HS viết vào vở tập viết - GV quan sát
4. Vận dụng.
- HS học cách chào hỏi các thầy cô giáo khác, các nhân viên trong trường.
- HS về nhà tìm các nét ẩn trong đồ vật. 
Trao đổi với người thân về sách vở, đồ dùng học tập cũng như công dụng của chúng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
..
--------------------------------------------------
TIẾT 2: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM ( TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Nói được câu đơn giản để giới thiệu những thông tin về bản thên: tên, tuổi hoặc(và) sở thích, khả năng,  của bản thân.
- Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình.
- Yêu quý và tự hào về gia đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Ti vi, mô hình phác thảo hình vẽ ngôi nhà. Hình ảnh chụp về gia đình của HS.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động. Kể về gia đình của mình.
- Một số HS xung phong lên kể về gia đình của mình.
- Nghe GV nhận xét .
2. Khám phá.
Hoạt động 1: Quan sát và khai thác nội dung hình 1.
- HĐ nhóm đôi, QS H1 và TLCH: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Họ đang làm gì?
- HĐ cả lớp. Một số H TLCH trước lớp. Hs khác bổ sung. GV theo dõi và chốt HĐ.
Hoạt động 2: Quan sát và khai thác nội dung hình 2.
- Thực hiện tương tự HĐ 1.
- Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? 
3. Vận dụng.	
- HS liên hệ trong gia đình cuả mình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3 : GDKNS
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1: ĐƯỜNG EM TỚI TRƯỜNG ( TIẾT 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết đường giao thông và các bộ phận chính của một số loại đường như: Đường đô thị, đường nông thôn, đường miền núi, đường sông, ...
- Mô tả được một số hình ảnh thường gặp trên con đường tới trường.
- Nhận biết và phòng, tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra trên con đường từ nhà đến trường.
II. Đồ dùng dạy học: Tivi, tranh vẽ phóng to
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động. - Học sinh nghe bài hát: “Đường em đi” và trả lời câu hỏi:
+ Đường bên trái có nên đi hay không?
+ Đường bên phải có nên đi hay không? 
+ Để giúp các em đi học trên đường an toàn thì hôm nay thầy cùng các con tìm hiểu qua bài “Đường em tới trường”. 
2. Khám phá.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường em tới trường
- HS thảo luận nhóm 4: Quan sát 4 tranh trong tài liệu. (Trang 4) trả lời câu hỏi:
+ Đường em tới trường giống với đường nào dưới đây?
+ Em thấy những gì trên đường em tới trường?
- Lắng nghe GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Lắng nghe GV liên hệ giáo dục.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu những nguy hiểm trên đường em tới trường.
- HS thảo luận nhóm đôi (mỗi nhóm 1 tranh) và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ ra những nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn nhỏ trong mỗi tranh?
- Lắng nghe GV nhận xét, đánh giá.
3.Thực hành. 
- HS chia sẻ:
+ Kể những nguy hiểm em có thể gặp trên đường đến trường?
+ Em làm gì để phòng tránh những nguy hiểm đó?
- Lắng nghe GV nhận xét, đánh giá. Liên hệ giáo dục 
4. Vận dụng.
Hướng dẫn HS thực hiện tốt luật giao thông khi tham gia. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
Thứ 3 ngày 6 tháng 9 năm 2022
TIẾT 1+ 2 : TIẾNG VIỆT
BÀI 2: CHỮ CÁI a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được các chữ cái in thường a, b, c, d, đ, e và in hoa A, B, C, D, Đ, E
- Tô viết được các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu.
- Biết hợp tác với bạn và cô giáo để trả lời các câu hỏi.
- Có hứng thú trong thực hiện các trò chơi học tập.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ ĐDTV, Ti vi, VBT TV, Vở tập viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
Tiết 1
1. Khởi động. 
- HS chơi TC: Thi kể nối tiếp: HS thi kể nhanh tên các bạn trong lớp theo hình thức nối tiếp. GV chia thành 2 đội, mỗi đội có 1 phút để kể, đội nào kể được nhiều hơn sẽ chiến thắng.
2. Khám phá. 
Hoạt động 1. Trò chơi: Tìm chữ cái trong tranh.
- Nghe GV giới thiệu a b c d đ e
 A B C D Đ E
- HS đọc các chữ cái in thường, in hoa.
- HS chơi trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu? 
- HS làm việc nhóm bàn, tìm các chữ cái ẩn trong tranh
- HS lên chỉ chữ và nêu tên chữ:
+ chỉ vào cái ấm nói : chữ a
+ chỉ vào lọ hoa nói: chữ d
Hoạt động 2. Giới thiệu các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu 
- GV giới thiệu các nét. Hs quan sát
- GV chỉ cho HS đọc các nét
Hoạt động 3.Tập viết các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu vào bảng con
- HS theo dõi GV hướng dẫn HS viết nét. GV lưu ý HS độ cao, rộng, tọa độ các nét, điểm đặt bút, dừng bút: nét móc ngược cao 2 li, rộng 1 li, 
- HS viết bảng con. GV quan sát, uốn nắn cho HS.
- HS tìm hiểu tương tự với các nét còn lại.
Tiết 2
3. Thực hành .
Hoạt động 4: Tìm và đọc chữ cái:
a. Chữ cái in thường:
- HS đọc các chữ cái: a, b, c, d, đ, e
- HS nghe GV đọc tên chữ, lấy rồi đặt chữ cái lên bàn.
b. Chữ cái in hoa: A, B, C, D, Đ, E
- HS thực hành theo nhóm 4. GV quan sát, hướng dẫn.
- HS quan  ... u về bản thân trước lớp..
Hoạt động 2. Cùng giới thiệu về gia đình của mình.
Một số HS mang ảnh về gia đình của mình ra để giới thiệu với các bạn.
-HS giới thiệu về gia đình của mình trước lớp.( Cho HS ghim bài của bạn)
- Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình như thế nào? (Thương yêu, quan tâm lẫn nhau.
4. Vận dụng. - HS liên hệ trong gia đình của mình
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 5: CHỮ CÁI t, u, v, x, y – T, U, V, X, Y (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được các chữ cái in thường t, u, v, x, y và in hoa T, U, V, X, Y
- Viết được các nét cơ bản.
- Có hứng thú trong thực hiện các trò chơi học tập.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ ĐDTV, Ti vi, VBT TV, Vở tập viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động. - HS chơi TC: Tìm Anh em sinh đôi bằng cách gắn các thẻ chữ in thường, in hoa theo cặp n - N, o - O, p - P, q - Q, r - R,s - S) 
2. Khám phá. 
Hoạt động 1: HS nghe GV giới thiệu bài và đọc các chữ cái trên bảng
 t u v x y 
 T U P X Y 
- Hs đọc được các chữ cái in thường, in hoa
Hoạt động 2: Tìm chữ cái trong tranh
- HS chơi trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu? 
- HS mở SGK trang 18, quan sát tranh
- HS lên vừa chỉ vừa nêu tên chữ:
+ Chỉ vào cái cột đèn nói : chữ t
+ Chỉ vào cái xích đu nói: chữ u - GV nhận xét
3. Thực hành.
Hoạt động 1: Tìm và đọc chữ cái theo cặp in thường, in hoa
- HS đọc ĐT các chữ cái in thường, in hoa theo cá nhân, nhóm, lớp.
- Các nhóm chơi trò chơi: Tìm anh em sinh đôi, nhóm nào tìm được nhiều cặp và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.- GV nhận xét
- Nghe GV giới thiệu thêm chữ ư.
. Vận dụng. - TC: Thi tạo hình các nét cơ bản.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
-----------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 9 tháng 9 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 5: CHỮ CÁI t, u, v, x, y – T, U, V, X, Y (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết hợp tác với bạn và cô giáo để trả lời các câu hỏi.
- Có hứng thú trong thực hiện các trò chơi học tập.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ ĐDTV, Ti vi, VBT TV, Vở tập viết, bảng con.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Khởi động. - HS chơi TC: Tìm Anh em sinh đôi bằng cách gắn các thẻ chữ in thường, in hoa theo cặp n - N, o - O, p - P, q - Q, r - R,s - S) 
2. Khám phá. 
Hoạt động 1: HS nghe GV giới thiệu bài và đọc các chữ cái trên bảng
- HS mở SGK trang 18, quan sát tranh
- HS lên vừa chỉ vừa nêu tên chữ:
+ Chỉ vào cái cột đèn nói : chữ t
+ Chỉ vào cái xích đu nói: chữ u - GV nhận xét
3. Thực hành.
Hoạt động 1: Tìm và đọc chữ cái theo cặp in thường, in hoa
- HS đọc ĐT các chữ cái in thường, in hoa theo cá nhân, nhóm, lớp.
- Các nhóm chơi trò chơi: Tìm anh em sinh đôi, nhóm nào tìm được nhiều cặp và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.- GV nhận xét
- Nghe GV giới thiệu thêm chữ ư.
Hoạt động 2. Tạo hình chữ bằng hành động của cơ thể
- Theo dõi GV giới thiệu tranh SGK.
- HS theo dõi GV hướng dẫn chơi trò: Tập thể dục chữ cái
- HS quan sát tranh, nêu tên các chữ cái được các bạn nhỏ tạo hình bằng hành động cơ thể: T, U, V, X, Y. GV nhận xét
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS viết vở tập viết
- Theo dõi GV hướng dẫn viết các nét vào vở TV. GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng, nhận xét vở của 1 số HS.
4. Vận dụng. - TC: Thi tạo hình các nét cơ bản.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC, LUYỆN VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
- Luyện đọc: a, b, c, d, đ, e - A, B, C, D, Đ, E, viết được: viết được các nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc 2 đầu.
- Luyện kĩ năng đọc đúng, viết đẹp
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ giao tiếp và hợp tác tốt, năng lực giải quyết vấn đề
II. Đồ dùng dạy học: Bộ ĐDTV , bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động. Ôn lại bảng chữ cái TV.
2.Thực hành.
Hoạt động 1. Luyện đọc: 
- HS ôn lại bảng chữ cái và các nét cơ bản đã học.
- Các nhóm tìm nhanh các cặp sinh đôi bằng bộ đồ dùng học TV.
- Nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
Hoạt động 2. Luyện viết: Luyện viết lại các nét cơ bản.
- HS nhắc lại độ cao, độ rộng các chữ.
- Luyện viết bảng con- GV quan sát, uốn nắn.
- Một số HS chia sẻ bài viết trước lớp.
- Luyện viết vở - GV lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- GVQS, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- GV nhận xét vở của 1 số HS.
3. Vận dụng. TC: Thi kể nhanh các nét cơ bản đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 4: TĂNG CƯỜNG TOÁN
ÔN SỐ 1, SỐ 2, SỐ 3
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc , viết được các chữ số 1,2,3; biết đếm xuôi :1,2,3 và đếm ngược lại: 3,2,1
- Biết thứ tự của các số 1,2,3.
- Biết hợp tác với bạn trong làm bài.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: VBT Toán.
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động. Hát về các con vật có số 1,2,3
2.Thực hành. 
Bài 1: Viết các số 1,2,3
- Viết vào vở. Chia sẻ bài với bạn cùng bàn.
Bài 2:Viết số vào ô trống( theo mẫu)
- Theo dõi GV nêu yêu cầu và hướng dẫn cách làm. Làm bài cá nhân và chia sẻ trước lớp.
Bài 3:Viết số hoặc vẽ chấm tròn thích hợp
- Theo dõi GV hướng dẫn cách làm.
-Đổi chéo vở và KT KQ cho nhau.
3. Vận dụng.
TC: Thi tìm và ghép các dồ vật có số lượng với số tương ứng. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1 : TIẾNG VIỆT
XEM – KỂ: BUỔI SÁNG CỦA BÉ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được 4- 5 câu bé làm buổi sáng. 
- Nhận biết được những thói quen tốt buổi sáng. 
- Bước đầu hình thành ý thức tự phục vụ, trách nhiệm với bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: Ti vi
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động. Hát. Tập thể dục buổi sáng.
+ Buổi sáng các con đã tự làm được những việc gì? - 1 số HS kể.
2. Khám phá.
Hoạt động 1. Kể theo từng tranh
- Nghe GV kể chuyện theo từng tranh.
- QS tranh 1:+ Nghe tiếng chuông reo, bé làm gì?
(- bé ngồi dậy; vùng dậy; thức dạy ngay,.)
- GV lưu ý HS trả lời thành câu.
- QS tranh 2:+ Bé làm gì?( bé đánh răng, bé rửa mặt)
* Tranh 3:+ sau đó bé làm gì?( bé ăn sáng; ăn cháo, uống sữa,)
* Tranh 4:+ Cuối cùng, bé làm gì?( bé đi học; bé tới trường)
+ Bé đến trường cùng ai?( cùng mẹ đến trường)
+ Khi đến trường bé cảm thấy thế nào? (- Bé cảm thấy vui)
+ Vì sao con biết bé vui?( - vì bé đang cười, nét mặt vui,)
Hoạt động 2. kể toàn bộ câu chuyện:
3. Thực hành.
Hoạt động 1. Kể nối tiếp câu chuyện trong nhóm
- HS kể lại câu chuyện theo nhóm 4 mỗi HS kể 1 tranh.
Hoạt động 2. Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm. Lưu ý HS nói được một câu chuyện có liên kết theo các mức độ, chẳng hạn:
- Mức 1: Nghe tiếng chuông reo, bé ngồi dậy. Bé đánh răng, rửa mặt. Sau đó bé ăn sáng. Cuối cùng bé đi học. Bé cảm thấy rất vui.
- Mức 2: Buổi sáng, nghe tiếng chuông reo, bé choàng tỉnh dậy. Bé đánh răng, rửa mặt thật sạch. Sau đó bé ăn cháo và uống sữa. Cuối cùng bé cùng mẹ đi đén trường. bé cảm thấy rất vui.
Hoạt động 3. Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp
- Một số HS lên bảng chỉ tranh và kể lại nội dung câu chuyện
4. Vận dụng + Bạn nhỏ có gì đáng yêu? Em học tập được bạn nhỏ điều gì? 
- Kể những việc làm buổi sáng của bản thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
ÔN BÀI 4, BÀI 5
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Luyện viết được các nét thẳng, nét ngang, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, cong phải, cong trái, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết. Góp phần hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ ĐDTV , bảng phụ viết các nét.
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động. Ôn lại bảng chữ cái đã học.
2.Thực hành.
Hoạt động 1. Ôn lại các nét: cong trái, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa. - HS quan sát
Hoạt động 2. Viết bảng con:
- HS nhắc lại độ cao, độ rộng các nét.
- Nghe GV nhắc lại tọa độ các nét.
- Theo dõi GV viết mẫu lần lượt từng nét.
- HS luyện viết vào bảng con.
Hoạt động 3. Viết vở Tập viết:
- Nghe GV hướng dẫn HS viết các nét vào vở Tập viết.
- HS nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- Viết bài vào vở ô li. GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn khó khăn khi viết và HS viết chưa đúng.
- Nghe GV nhận xét vở của 1 số bạn.
3. Vận dụng Thi tìm các nét, ẩn trong đồ vật. xung quanh.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
HỌC SINH CHIA SẺ THU HOẠCH VÀ PHẢN HỒI 
CÙNG NGẮM SÂN TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt:
Hs có thêm những hiểu biết mới về ngôi trường của mình.
- Nghe nhận xét về kết quả hoạt động của lớp trong tuần học thứ 1 và phát động thi đua trong tuần 2.
- HS tiếp tục rèn nề nếp, ý thức kỷ luật trong giờ học.
- HS hiểu được 1 số hành động an toàn và nguy hiểm trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy A4 đủ cho mỗi hs 1 tờ, màu vẽ
III. Hoạt động dạy học:
1.Khởi động. TC: Trường em có
2.Khám phá.
- Hs được đi quanh trường, quan sát các cự li gần,xa,toàn cảnh, dùng các giác quan để cảm nhận cảnh vật trong trường.
- Em nhìn thấy những sự vật gì? Em nghe thấy âm thanh gì? Em ngửi thấy mùi hương gì?
3. Thực hành. 
Hoạt động 1: “Ngắm lại và vẽ sân trường em”
- HS nhớ và vẽ bất kì điều gì mình nhớ được về trường mình vào giấy A4.
- Kết luận: Ngắm, quan sát, lắng nghe.. không gian sân trường, em sẽ có nhiều cảm xúc,
yêu quý trường hơn. Như vậy, em đang trải nghiệm cuộc sống.
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp
Nhận xét về tình hình hình học tập, rèn luyện trong tuần 1
- Nghe nhận xét từng tổ sau tuần học đầu tiên: 
+ Về ý thức tổ chức kỉ luật, đồ dùng học tập, nề nếp học tập, trang phục, cháp hành gờ giấc,
- Cả lớp bình chọn HS ngoan và chăm học nhất trong tuần
- Tuyên dương những HS chăm ngoan.
- Nhắc nhở những em khác cần cố gắng
+Phương hướng hoạt động tuần 2
- tiếp tục củng cố, đưa các nề nếp vào ổn định.
- 100% học sinh đi học chuyên cần và có đủ đồ dùng, sách vở
- Khắc phục những hạn chế : một số bạn còn hay mất trật tự trong giờ học
4. Vận dụng. - Hs về nhà hoàn thiện và tô màu bức tranh vừa vẽ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_1.doc