Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 6

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 6

- Nhận ra nét độc đáo về vẻ bề ngoài của mình.

- Hào hứng thi nhận ra nét độc đáo của bản thân.

- Thấy được những điểm mình giống và khác mọi người xung quanh.

- Hòa đồng, vui vẻ không phân biệt đối xử với bạn bè.

 

doc 17 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1: HĐTN
SHDC THEO CHỦ ĐỀ: NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI NGƯỜI
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận ra nét độc đáo về vẻ bề ngoài của mình.
- Hào hứng thi nhận ra nét độc đáo của bản thân.
- Thấy được những điểm mình giống và khác mọi người xung quanh.
- Hòa đồng, vui vẻ không phân biệt đối xử với bạn bè.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Sinh hoạt dưới cờ.
- Sinh hoạt chung toàn trường theo nội dung của Đội.
Hoạt động 2. Sinh hoạt trong lớp.
1. Khởi động. Hát
2. Khám phá.
- Các nhóm hoặc tổ nghĩ ra một kiểu chào chung của nhóm ( tổ) mình để trình bày trước lớp.
- Cá nhóm trình bày.
- Nhận ra nét độc đáo riêng của mỗi nhóm.
- Nêu cảm nhận của mình khi nhận ra nét độc đáo của mình và của bạn. 
3. Vận dụng. Về nhà xem trong gia đình em mỗi người có nét độc đáo gì 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
----------------------------------------------------
TIẾT 3: TOÁN
ÔN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc thứ tự các số từ 0 đến 10 và sắp xếp nhanh một số nhóm số theo thứ tự từ bé đến lớn/từ lớn đến bé, tìm được số lớn/bé nhất trong các số đã cho.
- Sử dụng thành thạo các dấu . Biết lấy một số lượng vật đã định trước.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Kèm cặp: My, Vy, Sơn, An..
II. Đồ dùng dạy học : Máy chiếu hoặc tranh ảnh; Mô hình các hình vuông, hình tam giác , các mầu vật
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động. Tổ chức Trò chơi: Gọi thuyền
2. Thực hành.
Hoạt động 1 : (cá nhân)
- HS quan sát tranh các nhóm bi.
- HS nghe câu hỏi của HĐ
- HS nêu kết quả.
- Lắng nghe GV chốt kết quả đúng.
Hoạt động 2 : (cá nhân)
- HS tiến hành như HĐ1, Lưu ý HS quan sát để tìm đúng, đủ các vật của mỗi loại. Trong tranh không có quả na, nên số lượng quả na là 0
- Lắng nghe Gv chốt kết quả đúng
HĐ 3 : (Cá nhân)
- HS nhìn vào sách đoán yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu kết quả. Hãy nêu cách làm của em
3. Vận dụng Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
----------------------------------------------------
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 26: AN – AT 
I. Yêu cầu cần đạt :
- Đọc, viết được các tiếng/ chữ có an, at. MRVT có tiếng chứa an, at. 
- Tìm được các tiếng chưa vần an, at.
- Biết thể hiện lòng biết ơn, nói được lời cảm ơn phù hợp với tình huống.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy-học:
Tiết 1:
1. Khởi động . TC: Ngày hội chữ cái
2. Khám phá.
Hoạt động 1. Khám phá vần mới
a, Vần an:
- Theo dõi Giáo viên treo tranh và giới thiệu vần an
- Theo dõi GV viết bảng. bàn là – bàn- an
b. Vần at
Theo dõi GV thực hiện tương tự như vần an
Hoạt động 2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. Vần an
- Lắng nghe Giáo viên hướng dẫn đánh vần an
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng bàn.
- HS thực hiện theo hiệu lệnh của thước.
b. Vần at
- Thực hiện tương tự như với vần an
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích at theo hiệu lệnh thước.
Hoạt động 3. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS xem SGK và đọc các từ dưới tranh (trong sách/ trên bảng)
- HS tìm tiếng chứa vần an. 
3. Thực hành.
Hoạt động 4. Tạo tiếng mới chứa an, at
- HS dùng bộ đồ dùng chọn phụ âm bất kì ghép với an (sau đó là at) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa.
* Viết bảng con:
- HS quan sát GV viết mẫu: an, at.
- HS viết bảng con. 
- Theo dõi và chia sẻ bài viết của bạn.
- Theo dõi GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh từ bàn là, bát chè. 
4. Vận dụng. Nói lời cảm ơn khi được nhận quà.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1: TIẾNG VIỆT
BÀI 26: AN – AT 
I. Yêu cầu cần đạt :
- Đọc rõ ràng từng tiếng bài Chia quà, đặt và trả lời được câu hỏi liên quan đến chi tiết trong bài đọc với sự gợi ý, hỗ trợ.
- Tìm được các tiếng chưa vần an, at.
- Biết thể hiện lòng biết ơn, nói được lời cảm ơn phù hợp với tình huống.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy-học:
Tiết 2:
1. Khởi động . TC: Ngày hội chữ cái
2. Thực hành.
Hoạt động 5. Đọc bài ứng dụng: Chia quà
a. Giới thiệu bài đọc:
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi:
- Theo dõi GV giới thiệu vào bài.
b. Đọc thành tiếng
- Lắng nghe GV đọc mẫu. 
- HS đọc tiếp sức câu, cả bài. GV nghe và chỉnh sửa
c. Trả lời câu hỏi:
- GV giới thiệu phần chữ in màu xanh là câu hỏi: Ai? Có gì?
- HS đọc các từ ở cột A, B
+ Theo em vì sao bài có tên là “Chia quà”?
d. Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: Khi bố cho quà, bạn sẽ nói gì?
- HS nghe GV đọc câu hỏi trong phần nói và nghe.
- Một số cặp nói trước lớp.
Hoạt động 6. Viết vở tập viết 
- Theo dõi GV HD viết: an, at, bàn là, bát chè (cỡ vừa)
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng theo dõi Gv HD thêm.
- Theo dõi GV nhận xét bài viết.
3. Vận dụng. Nói lời cảm ơn khi được nhận quà.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3 : GDKNS - TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
BÀI 3: SINH HOẠT ĐỒNG DAO VIỆT NAM
I. Yêu cầu cần đạt:
- Qua việc thực hiện nghe và đọc các bài đồng dao giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ cách đọc các vần và nhận biết vần dễ dàng hơn.
- Trẻ yêu thích những bài đồng dao Việt Nam.
- Trẻ thích đọc sách.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bài đồng dao: Con vỏi con voi.
- Một số bài đồng dao.
III.Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động
- Cả lớp chơi trò chơi nu na nu nống
- Lắng nghe GV giới thiệu bài 
2. Khám phá 
- Lắng nghe GV Giới thiệu đồng dao Việt Nam:
 + Xem tranh.
 + Nghe đọc một vài câu ở mỗi bài đồng dao kết hợp gõ đệm hoặc vài động tác phụ hoạ để thu hút trẻ.
- Theo dõi GV Giới thiệu bài đồng dao sẽ hướng dẫn HS đọc: Con vỏi con voi.
- Đọc lần 1: Cả bài đồng dao + động tác phụ hoạ.
- Hướng dẫn đọc bài đồng dao.
3. Thực hành
Trả lời các câu hỏi:
- Tên bài đồng dao vừa đọc là gì?
- Bài đồng dao nói đến con gì?
- Trong bài đồng dao nói đến những bộ phận nào của con voi?
- Giao việc : Vòi (2 chân trước, 2 chân sau, cái đuôi) đi ở đâu?
- Nghe GV chốt lại các ý chính.
- Voi có thể giúp gì cho con người?
4. Vận dụng: Giới thiệu một số bộ sách đồng dao
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 11 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1+ 2 : TIẾNG VIỆT
BÀI 27: AM – AP
I. Yêu cầu cần đạt 
- Đọc, viết, học được cách đọc vần am, ap và các tiếng/chữ có am, ap. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa am, ap; Đọc, hiểu bài: Đố quả, nói được tên gọi một loại quả vào gợi ý.
- Tìm được các tiếng chưa vần am, ap.
- Viết đúng vần am, ap, từ quả cam, xe đạp trong vở tập viết.
- Có ý thức quan sát, ham thích tìm hiểu tên gọi, đặc điểm các loại quả.
- Tích cực tương tác với Gv và bạn để hoàn thành tốt bài học. Chữ viết cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Khởi động. TC: Bông hoa kì diệu
2. Khám phá
Hoạt động 1. Khám phá vần mới: Vần am, ap.
- Tương tự học các vần an, at.
Hoạt động 2. Đọc vần mới, tiếng khóa, từ khóa
a. Vần an
- Đánh vần, phân tích và đọc trơn: am- cam – quả cam
b. Vần ap
- Thực hiện tương tự như với vần am
Hoạt động 3. Đọc từ ngữ ứng dụng
- HS xem SGK và đọc các từ dưới tranh (trong sách/ trên bảng)
- HS tìm tiếng chứa vần am, ap. 
- Đọc trơn từ.
- Theo dõi Gv giải nghĩa từ. 
3. Thực hành.
Hoạt động 4. Tạo tiếng mới chứa am, ap
- HS dùng bộ đồ dùng chọn phụ âm bất kì ghép với am, ap để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa.
Hoạt động 5. Viết bảng con:
- HS quan sát GV viết mẫu: am, ap.
- HS viết bảng con. 
- Theo dõi và chia sẻ bài viết của bạn.
- Theo dõi GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh từ quả cam, xe đạp
Tiết 2
Hoạt động 6: Đọc bài ứng dụng: Đố quả
a. Giới thiệu bài đọc:
- HS đóng vai Tí và chị để đọc phân vai.
- Theo dõi GV chỉnh sửa cách đọc.
b. Trả lời câu hỏi:
- Nghe GV giới thiệu phần câu hỏi: Quả khế thế nào?
c. Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: Quả gì nho nhỏ có vị chua?
Một số cặp luyện nói trước lớp.
Hoạt động 7: Viết vở tập viết 
- Theo dõi Gv HD viết: am, ap, quả cam, xe đạp
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng theo dõi GV HD thêm.
- Theo dõi Gv nhận xét, đánh giá vở của bạn.
4. Vận dụng. Thi tìm từ chứa am, ap và đặt câu với các từ đó. Tìm hiểu thêm về một số loại quả.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
----------------------------------------------------------
TIẾT 3 : TC TOÁN
ÔN LUYỆN LỚN HƠN, BÉ HƠN. DẤU >, <
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận biết nhóm nào có nhiều vật hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước, sắp xếp các số theo thứ tự. 
- Biết sử dụng dấu >, < để biểu thị số này lớn hơn, bé hơn, sắp xếp dãy số
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu hoặc tranh ảnh; Mô hình các hình vuông, các mầu vật
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động .Tổ chức Trò chơi: Thỏ tìm cà rốt 	 
2. Thực hành. HS làm bài ở vở BTT. GV theo dỏi giúp đỡ các em còn chậm.
Bài 1: 
- Học sinh đếm số hạt và trả lời câu hỏi:
- Theo dõi GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Nói có hoặc không
- HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng, so sánh.
Bài 3: Viết số hạt trong mỗi xâu vào ô trống thích hợp
Bài 4 : HS làm cá nhân. 1 HS làm bảng nhóm. Chia sẻ. NX.
3. Vận dụng: Chia sẻ với người thân những điều đã học. 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 4 : ĐẠO ĐỨC
BÀI 2.: EM GIÚP NGƯỜI THÂN LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Em nhận biết vì sao cần giúp người thân việc nhà.
- Em biết được ý nghĩa của việc chia sẻ việc nhà với người thân.
- Em thực hiện giúp việc nhà với người thân thường xuyên trong cuộc sống.
- HS có khả năng lắng nghe, chia sẻ, hợp tác nhóm với bạn.
- HS biết quan tâm giúp đỡ người thân.
II. Đồ dùng dạy học: Bóng và nhạ ...  cả bao nhiêu? Thì phải biết được số lượng vật sau khi đã gộp (thêm vào) từ các nhóm.
- Hiểu câu nói dạng “3 cộng 2 bằng 5” là tìm số lượng vật của cả hai nhóm có 3 vật và có 2 vật
- Học sinh yêu thích môn học.
II. Đồ dùng: Ti vi, máy tính, BĐD
III. Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động: HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi : Hộp quà bí mật
- Bên trái cô cầm 2 cái bút, bên phải cô cầm 1 cái bút, cô cầm tất cả bao nhiêu cái bút ?
- Tổ 1 có 4 bạn nữ, tổ 2 có 1 bạn nữ, cả hai tổ có tất cả bao nhiêu bạn nữ ?
2. Khám phá.
Hoạt động 1 : Nhận biết thế nào là “gộp lại” và trả lời câu hỏi “Có tất cả bao nhiêu”
a) ( Cá nhân) Mỗi nhóm HS chuẩn bị 2 nhóm đồ vật : 1 nhóm có 3, 1 nhóm có 2. 
- HS xếp tất cả các đồ vật đó vào rổ.
- Nhắc lại nhiều lần: “gộp 3 vật với 2 vật với nhau”.
- Vậy gộp 3 vật và 2 vật thì có tất cả bao nhiêu vật?, làm thế nào để biết điều đó?
b) (HĐ cả lớp) Quan sát Gv chiếu tranh của HĐ khám phá và trả lời :
- Có bao nhiêu quả táo đỏ ? Có bao nhiêu quả táo xanh ? Có tất cả bao nhiêu quả ?
Hoạt động 2. Nhận biết: “Thêm vào”
Trả lời các câu hỏi:
Có mấy quả trong đĩa? Thêm vào mấy quả? Có tất cả mấy quả?
Hoạt động 3 : 3 cộng 2 bằng 5
- Lắng nghe Gv giới thiệu dựa vào phần đầu : ta nói 3 cộng 2 bằng 5.
3. Thực hành.
 HĐ1 : (Cá nhân) HS nghe câu hỏi, quan sát tranh phần a.
Có mấy quả khế xanh ? mấy quả khế chín ? Gộp 2 quả khế xanh và 3 quả khế chín thì có tất cả bao nhiêu quả khế ?
Phần b : Làm tương tự câu a
HĐ 2 : Nói số (cá nhân)
- HS quan sát tranh phần a :
Trong phần a có mấy nhóm, mỗi nhóm có mấy con lợn ?
Năm cộng hai có nghĩa là thế nào ? (Tức là gộp 5 và 2 con lợn lại)
Vậy 5 cộng 2 bằng bao nhiêu ? 
- Các phần còn lại HS tự làm và nêu kết quả. Gv chốt câu trả lời đúng. 
4. Vận dụng. Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------
TIẾT 2 : TIẾNG VIỆT
BÀI 29: ANH – ACH (T2)
I. Yêu cầu cần đạt 
- Đọc, hiểu bài: : sách vở sạch sẽ. Nói được cách giữ gìn sách vở.
- Biết giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập cẩn thận, sạch sẽ.
- Tích cực tương tác với Gv và bạn để hoàn thành tốt bài học. 
II. Đồ dùng dạy học: Máy tính, ti vi trình chiếu tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Khởi động. TC: Bông hoa kì diệu
2. Thực hành
Hoạt động 1. Đọc bài ứng dụng: Sách vở sạch sẽ
a. Giới thiệu bài đọc:
- HS quan sát tranh sgk, TLCH
+ Trong tranh vẽ ai ?
+ Mẹ và các con đang làm gì ?
- Nghe GV giới thiệu vào bài.
b. Đọc thành tiếng
- Nghe GV đọc mẫu. 
- HS đọc tiếp sức câu. 
- Nghe GV HD đọc theo vai.
c. Trả lời câu hỏi:
- Nghe GV giới thiệu phần câu hỏi
+ Hạnh mách gì với mẹ ? 
d. Nói và nghe:
- HS luyện nói theo cặp: 
+ Bạn giữ sách vở thế nào?
+ Các bạn trong lớp giữ sách vở thế nào?
- Nghe GVNX 
Hoạt động 2. Viết vở tập viết 
- Nghe Gv HD viết: anh, ach, quả chanh, khách sạn.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút
- HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng nghe GV DH thêm.
- Nghe GVNX vở của 1 số bạn.
4. Vận dụng. Luôn giữ gìn sách vở sạch sẽ, cẩn thận. Đọc bài cho người thân nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
-----------------------------------------------------
TIẾT 4: TIẾNG VIỆT
BÀI 30: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các vần, các tiếng/chữ chứa các vần đã học: an, at, am, ap, ang, ac, anh, ach;MRVT có tiếng chứa: an, at, am, ap, ang, ac, anh, ach
- Đọc bài, viết bài chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: GV: slide minh họa 
III. Hoạt động dạy học:
TIẾT 1
1. Khởi động. TC: Khám phá ô cửa bí mật.
2. Thực hành
Hoạt động 1. Đọc (Ghép âm, vần và thanh thành tiếng)
- HS đọc phần ghép âm vần trong SGK trang 72
- HS ghép âm, vần và dấu thanh thành tiếng 
- Theo dõi GV chỉnh sửa, làm rõ nghĩa tiếng 
Hoạt động 2. Tìm từ ngữ phù hợp với tranh GV sửa phát âm
- Lắng nghe GVNX, trình chiếu kết quả, có thể giải nghĩa thêm 1 số từ ngữ.
Hoạt động 3. Viết bảng con:
- Quan sát GV giới thiệu chữ mẫu: nhà sàn, trạm gác,
- Theo dõi GV viết mẫu: nhà sàn, trạm gác. Lưu ý nét nối con chữ, vị trí dấu thanh và khoảng cách các tiếng.
- HS viết bảng con và chia sẻ bài viết.
Hoạt động 4. Viết vở Tập viết
- Đọc nội dung bài viết: nhà sàn, trạm gác,
- Viết bài. HS khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng được Gv giúp đỡ
- Nghe GVNX vở của 1 số HS
3. Vận dụng. Cùng người thân tìm từ ngữ chứa tiếng/ chữ có âm đã học và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
-----------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 14 tháng 10 năm 2022
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
BÀI 30: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, hiểu bài: Đi sở thú. - Viết(tập viết) đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng;
- Bước đầu hình thành trách nhiệm với cộng đồng.
- Đọc bài, viết bài chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: GV: slide minh họa 
III. Hoạt động dạy học:
TIẾT 2
1. Khởi động. TC: Khám phá ô cửa bí mật.
2. Thực hành
Hoạt động 5. Đọc bài ứng dụng: Đi sở thú
a..Giới thiệu bài đọc
- Theo dõi GV trình chiếu tranh và TLCH: + Những bạn nào được đi sở thú?
+ Ở đó , các bạn thấy những con vật nào?
b. Đọc thành tiếng
- Nghe GV đọc mẫu. 
- Luyện đọc tiếp sức câu, đọc cả bài theo nhóm, lớp, cá nhân.
- GV nghe và chỉnh sửa
c. Trả lời câu hỏi:
- Nghe GV giới thiệu phần câu hỏi: Sở thú có gì? 
Hoạt động 6. Viết vở chính tả (nhìn – viết)
- Nghe GVHD trình bày trong vở chính tả.
- Nhìn và viết bài.
- Nghe GVNX vở 1 số bạn, HD sửa lỗi nếu có
3. Vận dụng. Cùng người thân tìm từ ngữ chứa tiếng/ chữ có âm đã học và đặt câu với từ ngữ tìm được.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
-----------------------------------------------------
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS tập viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa từ ngữ ứng dụng nhãn vở, múa sạp, làng mạc, củ hành.
- Chữ viết rõ ràng.
- Rèn tính cẩn thận khi viết.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng chữa thường, chữ hoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động: Hát
2. Thực hành
Hoạt động 1: Viết bảng con
- HS quan sát Gv viết mẫu: nhãn vở, múa sạp, làng mạc, củ hành nhận xét độ cao con chữ, vị trí dấu thanh
 -HS viết bảng con
- Theo dõi Gv chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Viết vở Tập viết
- HS viết vào vở tập viết TV1/1, tr24.
- NHững HS viets khó khăn được GV giúp đỡ thêm.
- Nghe GV nhận xét một số bài.
3. Vận dụng. Về nhà luyện viết lại bài.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 3: TĂNG CƯỜNG TOÁN
ÔN LUYỆN
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết sắp thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé một nhóm số, biết gộp hai số 
- Nhận biết và biết sắp xếp các số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng toán
III.Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Tổ chức trò chơi Ai nhanh và đúng nhất.
2. Thực hành.
Bài 1a, b: 
- HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
- HS làm bài cá nhân vào vở BTT.
- Theo dõi nhận xét, chữa bài
Bài 2: Lắng nghe GV đọc y/c.
- HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết HS khoanh đúng số, đúng màu.
Bài 3:
- HS tự thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm, trả lời đúng.
3. Vận dụng Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU:
TIẾT 1 : TIẾNG VIỆT
XEM – KỂ : CÁI VỎ CHUỐI
I. Yêu cầu cần đạt: Sau bài học, HS:
- Kể được câu chuyện Cái vỏ chuối bằng 4- 5 câu
- Hiểu được cẫn bình tĩnh, nhanh trí khi xử lí những tình huống khó khăn. 
- Bước đầu hình thành năng lực sáng tạo, phẩm chất chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa câu chuyện: Cái vỏ chuối
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động. Học sinh hát 
2. Khám phá.
Hoạt động 1: Kể theo từng tranh.
- HS quan sát tranh 1 GV trình chiếu
- Lắng nghe GV nêu câu hỏi dưới mỗi bức tranh cho HS nghe
- HS trả lời câu hỏi cá nhân
- Lớp nhận xét đúng, sai
- Tương tự như vậy với các bức tranh còn lại.
3. Thực hành.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Kể chuyện tiếp nối câu chuyện theo nhóm 4
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- HS nhận xét về con chuột.
4. Vận dụng. Em kể lại câu chuyện Con chuột nhanh trí cho người thân nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 3: TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN NỘI DUNG BÀI 30
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc, viết được bài 30, làm bài tập VBT.
- Học sinh viết đúng, đẹp
- Rèn cho học sinh tính cẩn thân, chăm chỉ.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động: Lớp hát
2. Thực hành.
Hoạt động 1: Đọc bài trong SGK 
- HS đọc bài nhóm đôi
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp
- Chỉnh sửa và nhận xét cách đọc của học sinh
Hoạt động 2: Làm  vở bài tập.
- HS làm bài ở VBT 
- HS làm vào vở theo hướng dẫn.
- Theo dõi GV kiểm tra nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện viết
- Quan sát GV treo mẫu chữ cần viết
- HS nhìn viết câu trên 
- Theo dõi GV nhận xét vở của 1 số HS
3. Vận dụng Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
--------------------------------------------------------
TIẾT 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu cần đạt : 
- HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước và cùng nhau kể về dáng vẻ bên ngoài của mình, ai cũng tự tin và nhìn vẻ bề ngoài của người khác bằng góc nhìn tích cực, phát hiện điều thú vị ở hình thức của bạn mình
II. Đồ dùng dạy học: Dây gai, kẹp
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tổng kết tuần
Hoạt động 2: Khám phá nét độc đáo.
- HS ngồi theo tổ, kể cho nhau nghe nét độc đáo của mình do bố mẹ, người thân phát hiện. 
3. Thực hành.
Hoạt động 3: Trò chơi: Mình giống nhau – mình gần nhau.
- Hs chơi trò chơi kết bạn theo đặc điểm chung của cả nhóm.
4. Vận dụng. 
- HS nhớ 1 động tác nào đó thật thú vị, hài hước để mọi người nhớ được mình.
- HS chào nhau.
- Về nhà có thể nghĩ ra một kiểu chào chung cho cả gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_6.doc