Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 9

- Biết cách thư giản để vượt qua những cảm xúc tiêu cực .Có hành động giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn khi buồn, khi cáu giận;

- Rèn luyện kĩ năng làm chủ cảm xúc và năng lực thích ứng với những thay đổi của cuộc sống .

 - Yêu thương, chia sẻ khi mọi người xung quanh buồn hay

 

docx 20 trang Người đăng Diệp An An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Năm học 2022-2023 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ 2 ngày 31 tháng 10 năm 2022
TIẾT 1: HĐTN
 HĐDC Theo chủ đề : VƯỢT QUA CẢM XÚC KHÔNG VUI
II. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách thư giản để vượt qua những cảm xúc tiêu cực .Có hành động giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn khi buồn, khi cáu giận; 	
- Rèn luyện kĩ năng làm chủ cảm xúc và năng lực thích ứng với những thay đổi của cuộc sống .
 - Yêu thương, chia sẻ khi mọi người xung quanh buồn hay tức giận.
	II. Đồ dùng dạy học:
Thẻ hình ghi: thở, nói, xé, hét
Hình mặt buồn, mặt cười theo sỹ số lớp. 
	III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1. Sinh hoạt dưới cờ.
- Sinh hoạt chung toàn trường theo nội dung của Đội.
Hoạt động 2. Sinh hoạt trong lớp.
1. Khởi động. Hát
2. Khám phá : HS chơi: Nhảy cùng ngôi sao
Cả lớp cùng nhảy múa theo một bản nhạc mà GV mở với những điệu múa nhảy theo kiểu của mình.
- 3 HS vào vai “Ngôi sao “ : Khi nhạc bật lên 3 “ngôi sao” lần lượt thể hiện các động tác theo nhạc ,cả lớp nhảy theo các động tác của từng “ngôi sao” đó .
- Nêu cảm nhận của mình khi nhận viu nhảy múa cùng bạn.
3. Vận dụng. Về nhà chia sẻ với người thân 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
TIẾT 2: TOÁN
CỘNG TRONG PHẠM VI 9 (tiết 2)
	 I. Yêu cầu cần đạt:
- Cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 9 
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển năng lực giao tiếp toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
- Chia sẻ với bạn, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề để làm được các bài tập cộng trong phạm vi 9.
HS ý thức tích cực , chăm chỉ , hăng say trong học tập .
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Giáo viên: sách mềm ( tư liệu bài giảng), ĐDDH Toán 1( mô hình số)
III. Các hoạt động dạy học :
	1. Khởi động: Trò chơi “ Thỏ tìm cà rốt” 
2. Thực hành
a.Vận dụng thuộc bảng cộng 9 để điền vào ô khởi động củng cố lại các phép cộng trong phạm vi 9. ( Chú ý HS còn chậm :Phát, Quang, M.Đức, Ly )
-HS nối tiếp nêu các phép cộng trong phạm vi 9.
b. HS tìm hiểu nội dung bài toán theo tranh: 
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm phép tính: 5+ 3 = 8
- HS nói phép tính để tìm số lượng quyển truyện cả hai bạn tặng Minh.
- HS nghe chốt: Minh được tặng tất cả 8 quyển truyện.
c.HS đọc bảng cộng 9: Cá nhân, nhóm, lớp. 
	3. Vận dụng:
 Đọc cho người thân nghe các phép tính cộng trong phạm vi 9.
	IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..........
TIẾT 3+4: TIẾNG VIỆT
BÀI 41: ÔN, ÔT
	I. Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc, viết, học được cách đọc vần ôn, ôt và các tiếng/chữ có ôn, ôt. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ôn, ôt; Đọc, hiểu bài: Chia cà rốt. Đặt và trả lời được câu hỏi về điểm đáng khen của nhân vật trong bài.
- Hợp tác nhóm để trả lời câu hỏi trong bài đọc: Chia cà rốt.
- Yêu thương, quan tâm, chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh minh họa.
- Bộ đồ dùng học vần ( Thẻ chữ, dấu thanh và chữ cái ).
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
TIẾT 1
1. Khởi động : HS thi ghép tiếng có vần on, ot 
	2. Khám phá:
 a . Khám phá vần mới
+ Giới thiệu vần ôn, ôt.
	 Vần ôn:
	- HS quan sát tranh và trả lời GV giới thiệu tiếng/ từ mới: con chồn, chồn.
- HS phân tích vần ôn: Vần ôn có 2 âm, âm ô đứng trước, âm n đứng sau.
- HS đánh vần: ô nờ- ôn
- HS phân tích tiếng chồn
- HS đánh vần: chờ- ôn- chôn- huyền- chồn
 Vần ôt: HS thực hiện tương tự như vần ôn
+ Vần ôn, ôt
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học.
b. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS quan sát tranh SGK, đọc thầm TN dưới mỗi tranh.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS quan sát tranh, nghe GV giải nghĩa 1 số từ.
c.Tạo tiếng mới chứa ôn, ôt
- HS chọn phụ âm, dấu thanh ghép với ôn (sau đó là ôt) để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa.
d.Viết bảng con:
- HS quan sát chữ mẫu: ôn, con chồn
- HS quan sát GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- HS viết bảng con: ôn, con chồn
- HS thực hiện tương tự với: ôt, cà rốt.
	 TIẾT 2:
3.Thực hành
a. Đọc bài ứng dụng
+ Giới thiệu Đọc bài Chia cà rốt
- HS quan sát tranh sgk- trả lời câu hỏi
+ Đọc thành tiếng
- HS nghe đọc mẫu. 
- HS đánh vần, đọc trơn.
- HS luyện đọc, phân tích các tiếng có ôn, ôt: rốt, một, bốn
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân ( HS đọc còn non : Quang, M Đức, Ly)
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp.
b.Trả lời câu hỏi, nói và nghe
- HS đọc thầm câu hỏi (Bé Bo chia cà rốt cho bố, mẹ, chị Na, Bo)
- HS luyện nói theo cặp
- 1HS trình bày trước lớp: Bo biết quan tâm, chia sẻ, đếm giỏi,
- Hs liên hệ, chia sẻ về bản thân. Giáo dục HS. 
c.Viết vở tập viết 
- HS viết vở TV: ôn, ôt, con chồn, cà rốt
4. Vận dụng, trải nghiệm:
Chia sẻ với người thân về việc làm tốt của bé Bo trong câu chuyện chia cà rốt. 
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..........
 Thứ 3 ngày 1 tháng 11năm 2022
TIẾT 1+2 : TIẾNG VIỆT
BÀI 42: ơn, ơt
	I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết, học được cách đọc vần ơn, ơt và các tiếng/chữ có ơn, ơt. Mở rộng vốn từ có tiếng chứa ơn, ơt ; Đọc, hiểu bài: Đón mưa. Đặt và trả lời được câu hỏi về tác dụng của mưa.
- Chia sẻ, hợp tác với bạn tìm tiếng ngoại bài chứa vần ơn, ơt.
- Yêu thiên nhiên.
	II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa: con lợn, quả ớt tranh minh họa bài đọc.
	III. Các hoạt động dạy học :
TIẾT 1
1. Khởi động: HS thi ghép tiếng có vần ôn, ôt theo tổ.
2. Khám phá
 a. Khám phá vần mới
+ Giới thiệu vần ơn, ơt
- HS quan sát tranh: Rút từ, tiếng, vần. con lợn - lợn- ơn
+ Đọc vần mới, tiếng/ từ khóa
 Vần ơn:
- Phân tích vần ơn: Vần ơn có 2 âm, âm ơ đứng trước, âm n đứng sau.
- HS đánh vần: ơ- nờ- ơn
- Phân tích tiếng lợn
- HS đánh vần: l- ơn- lơn- nặng- lợn.
Vần ôt: HS thực hiện tương tự như vần ớt
Vần ơn, ơt
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích các vần, tiếng khoá, từ khóa vừa học.
b. Đọc từ ngữ ứng dụng:
- HS quan sát tranh đọc thầm TN dưới mỗi tranh.
- HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, nhóm, lớp.
- Hs quan sát tranh, nghe giải nghĩa 1 số từ
c.Tạo tiếng mới chứa ơn, ơt
- HS chọn phụ âm và dấu thanh ghép với vần ơn, ơt để tạo thành tiếng, chọn tiếng có nghĩa.
d.Viết bảng con:
- HS quan sát chữ mẫu: ơn, con lợn.
- HS quan sát GV viết mẫu, lưu ý độ cao con chữ, nét nối, vị trí dấu thanh
- HS viết bảng con: ơn, con lợn
- HS thực hiện tương tự với:ơt, quả ớt.
TIẾT 2
3: Thực hành
a. Đọc bài ứng dụng
+ Giới thiệu Đọc bài Đón mưa
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Nghe GV giới thiệu vào bài.
+ Đọc thành tiếng
- HS nghe GV đọc mẫu. 
- HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS luyện đọc, phân tích các tiếng có ơn, ơt: chợt, cơn.
- HS luyện đọc từng câu: cá nhân
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm (trong nhóm, trước lớp)
- HS đọc cả bài: cá nhân, nhóm, lớp.
b.Trả lời câu hỏi, nói và nghe.
- HS đọc thầm,trả lời câu hỏi (Bé Bo chia cà rốt cho bố, mẹ, chị Na, Bo)
- HS luyện nói theo cặp. Hs chia sẻ.
c.Viết vở tập viết 
- HS viết vở TV : ơn, ơt, con lợn, quả ớt.
	 4: Vận dụng:
 Chia sẻ cùng người thân tìm 1 tiếng có ơn hoặc ơt.
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
			............
TIẾT 3 : TC TOÁN
 ÔN LUYỆN 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 9
- Thuộc bảng cộng trong vi phạm vi 9 vận dụng làm bài tập. 
- HS yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học: Máy chiếu hoặc tranh ảnh.
III.Hoạt động dạy - học:
1. Khởi động : Tổ chức Trò chơi: Ai nhanh,ai đúng.
2. Thực hành : HS làm bài ở vở BTT. GV theo dõi giúp đỡ các em còn chậm.
Bài 1: 
- Học sinh viết kết quả vào chỗ chấm.
- Nghe GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: Viết số vào ô trống.
- Nghe GV hướng dẫn - HS thực hiện . 
- Theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn.
Bài 3: Viết đủ các phép tính vào các quả trứng của con gà mẹ.
- HS nêu mầu giải thích.
- GV NX, chốt
3. Vận dụng:
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV tổng kết bài học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..........
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
BÀI 4 : EM TỰ GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH. (Tiết 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
Em nhận biết được vì sao cần tự giác làm việc của mình
Em biết được ý nghĩa của việc tự giác làm việc của bản thân
Em thực hiện các hành động tự giác của bản thân trong cuộc sống
- Hs có khả năng hợp tác, lắng nghe, chia sẻ.
- Hs có tinh thần trách nhiệm tự giác làm việc của mình.
II . Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK
III. Hoạt động dạy học:
Khởi động:
- Giới thiệu bài
Thực hành : 
Hoạt động 3. Tìm hành động em có thể tự giác làm.
-HS nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ để tiếp thu bài tốt hơn
- HS hoạt động cá nhân.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ, nhớ lại trải nghiệm cá nhân khi tự làm một số việc của mình ở nhà. Gợi ý cho HS bằng những hình ảnh trong SHS trang 18, 19.
Mời một vài HS xung phong phát biểu.
Nghe GV nhận xét, tuyên dương học sinh đã biết chủ động làm những việc cá nhân.
Hoạt động 4. Em hãy cho biết các bạn trong tranh chưa tự giác làm việc gì.
- HS tự trải nghiệm để hình thành thái độ, suy nghĩ đúng đắn về những việc em có thể tự thực hiện.
- HS thảo luận cặp đôi.
HS quan sát tranh thật kĩ. Có thể đưa ra câu hỏi gợi ý để hỗ trợ HS quan sát đúng đích. Ví dụ: Ở tranh 1 “Sau khi đi chơi về, đầu tiên các em cần làm gì?”...
HS thảo luận, trao đổi và đưa ra đáp án.
+ Cho biết các bạn trong tranh chưa tự giác làm việc gì?
Một vài cặp xung phong phát biểu đáp án.
HS nói về những việc các em đã có thể tự làm, cũng có thể hỏi thêm về cảm xúc của các em khi tự hoàn thành việc của mình để khởi động cho tiết học mới.
3. Vận dụng : Chia sẻ với người thân về bài học 
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
..............................................
BUỔI CHIỀU :
TIẾT 1 : TIẾNG VIỆT
BÀI 43: ÔN TẬP ( T 1 )
	I.Yêu cầu cần đạt:
- Đọc, viết được các vần, các tiếng/chữ chứa các vần đã học: ôn, ôt, ơn, ơt; Đọc, hiểu bài: Rau quả; Viết đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nghe- viết) câu ứng dụng cỡ vừa.
- Hợp tác chia sẻ với bạn cùng khám phá nội dung bài đọc: Rau quả.
- Yêu cây cối, yêu thiên nhiên.
	II. Đồ dùng dạy học:
	Bộ ĐD TV. 
	III. Các hoạt động dạy học :
TIẾT 1
1: Khởi động: HS thi đua kể các vần đã học trong tuần.
	2. Thực hành : 
a. Đọc (Ghép ...  hành
 Bài 1: Tính :
- Học sinh làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả, nêu cách cộng.
Bài 2. Tính : HS nêu cách cộng
Hs làm vở. Đổi vở KT.
Bài 3: Xem tranh rồi nêu số Ba nhóm có tất cả bao nhiêu ?
- HS nêu: 3 + 2 + 4 = 9
4. Vận dụng
- Chia sẻ với người thân về cách cộng ba số.
	IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
			.............
 TIẾT 2 : TIẾNG VIỆT
BÀI 44: ÔN TẬP ( T2 ) 
I.Yêu cầu cần đạt:
	- Ôn tập đọc, viết được các vần đã học. Viết đúng quy tắc chính tả các tiếng mở đầu bằng c, k, g, gh, ng, ngh; Đọc, hiểu bài: Thỏ con che mưa. Có kĩ năng xử lí tình huống khi gặp trời mưa;Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn- viết) cỡ vừa câu ứng dụng.
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm.
- Yêu cây cối, yêu thiên nhiên.
	II. Đồ dùng dạy học:
	 - Slide minh họa,tranh minh họa bài đọc.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : Hát 
2. Thực hành 
a. Đọc bài ứng dụng: Thỏ con che mưa
+ Giới thiệu 
- HS quan sát tranh
- HS nghe giới thiệu bài bằng câu hỏi.
+Đọc thành tiếng
- HS nghe đọc mẫu. 
 - HS đánh vần, đọc trơn nhẩm từng tiếng
- HS luyện đọc từng câu trong nhóm
- HS đọc nối tiếp câu theo nhóm.
- HS đọc cả đoạn: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS trả lời câu hỏi: Khi mưa, thỏ con làm gì? Thỏ ngắt lá sen để che.
b. Viết vở chính tả (nhìn – viết)
- HS nghe, đọc to câu: Thỏ con vừa đi vừa hát. 
- HS viết chữ dễ viết sai vào bảng con: vừa
- HS đánh vần từng tiếng rồi viết vào vở, viết xong lại đánh vần, đọc trơn lại.
- HS chỉ bút soát lại bài, sửa lỗi
- HS đổi vở soát bài cho nhau.
 3: Vận dụng
 Chia sẻ với bài đọc
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
....
BUỔI CHIỀU :
TIẾT 1,2 : TIẾNG VIỆT 
BÀI 45: LUYỆN TẬP (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Luyện tập, kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu. Trả lời được các câu hỏi đơn giản liên quan đến các chi tiết được thể hiện từơng minh trong bài; Luyện tập, kiểm tra kĩ năng viết: Viết được câu trả lời phù hợp với thông tin trong bài đọc; nhìn- viết câu ứng dụng, viết đúng chính tả các tiếng có mở đầu bằng c, k, g, gh ; Ôn luyện, kiểm tra kiến thức tiếng Việt: Viết được tên 2 con vật.
- Giao tiếp, hợp tác trong nhóm để hiểu nội dung bài: Cô lật đật
- Có ý thức học tập chăm chỉ, tập trung. Yêu quý động vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết sẵn: in, it, đèn pin, quả mít.
III. Các hoạt động dạy học: 
TIẾT 1
	1. Khởi động: Cả lớp 
 2. Thực hành
	 a. Hs đọc - hiểu: Đọc bài: Cô lật đật.
 - HS đọc bài khoảng 10 phút
 - HS khoanh vào đáp án đúng trong vở BTTV khoảng 20 phút.
 - HS nêu đáp án cho từng câu hỏi:
 1: a, 2: a, 3: Lật đật ra dáng một cô gái/ giống một cô gái.
TIẾT 2
 2. Thực hành
b.. Viết :
- HS nghe yêu cầu: Nhìn- viết câu có độ dài 7 chữ; điền đúng c hay k, g hay gh, viết đúng tên 2 con vật vào vở BTTV
- HS làm bài vào vở BTTV khoảng 25 phút
- HS nghe chữa bài, lưu ý những lỗi sai phổ biến
- HS nhớ lại quy tắc chính tả.
- HS nêu đáp án điền âm:
- HS kể tên 2 con vật:cá, gà/ thỏ, mèo,
 3. Vận dụng
 	 Chia sẻ với người ngời thân bài viết.
	IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ( Nếu có )
................................................
TIẾT 3: HĐTN
HĐGDTCĐ: VƯỢT QUA CẢM XÚC KHÔNG VUI
	II. Yêu cầu cần đạt:
- Có hành động giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn khi buồn, khi cáu giận; Chọn lời nói và cách nói lịch sự; Dùng những lời nói đẹp hàng ngày; Thực hiện được cách nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và cảm nhận được ý nghĩa của lời nói lịch sự, phân biệt được cách nói lời đề nghị lịch sự với lời ra lệnh và đòi hỏi, phát triển kĩ năng giao tiếp.
 	- Thư giãn, xả giận để vượt qua những cảm xúc tiêu cực.
 	 - Yêu thương, chia sẻ khi mọi người xung quanh buồn hay tức giận.
	II. Đồ dùng dạy học:
Thẻ hình ghi: thở, nói, xé, hét
Hình mặt buồn, mặt cười theo sỹ số lớp. 
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động: HS chơi:Nhảy cùng ngôi sao
	2. Khám phá
a. HS thảo luận nhóm đôi : “ Làm gì để vui lên khi buồn”
- HS chia sẻ, thực hành các động tác như hét to,khóc, thở sâu
- HS bày tỏ ý kiến tình cảm của mình.
b. HS nghe kể câu chuyện: “Câu thần chú”
 - Học sinh lần lượt thực hiện cách nói lịch sự với các tình huống theo tranh vẽ trang 24 SGK
 - HS nghe kết luận : Mỗi chúng ta đều có thể mang đến niềm vui, cảm giác dễ chịu cho mọi người nhờ “câu thần trú” của một người lịch sự.
 - HS bày tỏ ý kiến tình cảm của mình.
3. Thực hành
 1. Đi tìm cách thư giãn
- HS nêu các cách thư giãn khi tức giận để cảm thấy vui vẻ, thoải mái dễ chịu hơn (hít thở sâu, cười nói, trò chuyện chơi cùng nhau)
-Học sinh thực hiện lại các động tác theo nhóm 4.
- Hs (nhóm 2) trình bày trước lớp.
2. Hoạt động xử lý tình huống- Đóng vai
 - HS nghe nêu các tình huống
 - HS bày tỏ ý kiến thể hiện cách nói của mình
	4. Vận dụng:
	HS chia sẻ lại cách thư giãn mình đã được biết và cùng người thân thể hiện hàng ngày để luôn cùng nhau cười vui vẻ.
	IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
Thứ 6 ngày 4 tháng 11năm 2022
TIẾT 1 : TIẾNG VIỆT
 TẬP VIẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng kiểu chữ thường ,cỡ vừa các TN ứng dụng; Viết đúng chữ số cỡ nhỏ; Viết (Chính tả nhìn - viết) cỡ vừa câu ứng dụng.
- Chia sẻ với bạn về ĩ năng viết đẹp, viết đúng. Ngồi đúng tư thế khi viết.
- Tự giác viết bài. Viết đúng, đẹp. Trình bày sạch sẽ.
	II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Khởi động :Trò chơi: Thi Ai nhanh, ai đúng.
2. Thực hành :
a.Giới thiệu
- HS quan sát mẫu chữ: nhào lộn, cơn mưa, đốt lửa, thớt gỗ
b. Viết bảng con
- HS quan sát từ: nhào lộn
- HS phân tích độ cao độ rộng của các con chữ, khoảng cách giữa các chữ trong từ: nhào lộn
- HS quan sát viết mẫu, lưu ý nét nối các con chữ.
- HS viết vào bảng con, gv quan sát, chỉnh sữa chữ viết cho HS.
c. Viết vở Tập viết:
- HS viết vào vở TV: nhào lộn, cơn mưa, đốt lửa, thớt gỗ
- Hs lưu ý viết đúng: M Đức, Quang, Ly, Kiên
 3. Vận dụng:
 Chia sẻ với người thân cùng viết lại: nhào lộn, cơn mưa, đốt lửa, thớt gỗ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
			.............
TIẾT 2: TIẾNG VIỆT
 KỂ CHUYỆN (XEM KỂ): NHỮNG QUẢ TRỨNG TRONG VƯỜN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Kể được câu chuyện ngắn Những quả trứng trong vườn bằng 4- 5 câu; Biết được hiện tượng trứng nở ra gà, hiểu được cần bảo vệ động vật.
- Chia sẻ với bạn, hợp tác nhóm để kể câu chuyện: “Những quả trứng trong vườn bằng”. 
- Hình thành cho HS phẩm chất nhân ái .
	II. Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh/ ảnh/ slide minh họa bài học.
 III. Các hoạt động dạy- học: 
	1. Khởi động : Cả lớp hát 1 bài
	2. Khám phá : 
	a) Kể theo từng tranh
-HS quan sát tranh 1,2, 3, 4 và trả lời câu hỏi 
 3.Thực hành
- HS kể trong nhóm: Mỗi HS kể 1 tranh.
- HS kể nội dung 4 bức tranh trong nhóm . HS chia sẻ.
- Hs kể toàn bộ câu chuyện. 
- HS chia sẻ.
 4.Vận dụng:
 - Chia sẻ kể lại chuyện “Những quả trứng trong vườn’’ cho người thân nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
			.............
BUỔI CHIỀU: 
TIẾT 1: TC TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc, viết được bài 45, làm bài tập VBT.
- Học sinh viết đúng, đẹp
- Rèn cho học sinh tính cẩn thân, chăm chỉ.
II. Hoạt động dạy học
1. Khởi động	
- GV giới thiệu bài: 
2.Thực hành : 
HĐ 1: Đọc bài trong SGK 
- HS đọc bài nhóm đôi
- HS luyện đọc cá nhân trước lớp 
- Chỉnh sửa và nhận xét cách đọc của học sinh
HĐ 2: Làm  vở bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài ở VBT 
- HS làm vào vở theo hướng dẫn.
- GV kiểm tra nhận xét.
HĐ 3: Luyện viết
- GV đọc cho hs viết:Lộn xộn, thợ sơn .
- Lưu ý : HS còn hạn chế GV phân tích từng tiếng để HS viết.
- GV nhận xét vở của 1 số HS
3.Vận dụng
- Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ( Nếu có )
.................................................	...............
___________________________________
TIẾT 2. T C TOÁN
ÔN LUYỆN 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh biết cộng thành thạo hai số có kết quả trong phạm vi 10
- Thuộc bảng cộng trong vi phạm vi 10.Viết được phép tính cộng có kết quả bằng 10. 
- HS yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy học: Máy chiếu hoặc tranh ảnh.
III.Hoạt động dạy - học: 
1. Khởi động : Tổ chức Trò chơi: Ai nhanh,ai đúng. 
2. Thực hành : HS làm bài ở vở BTT. GV theo dõi giúp đỡ các em còn chậm.( Quang, M Đức,Ly,Phát,)
Bài 1: 
- Yêu cầu Học sinh viết kết quả vào ô trống.
- nhận xét, chữa bài
Bài 2: Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi.
- HS tự thực hiện . 
- Nghe GV NX, chốt lại.
Bài 3: Tìm số con cá ở phía sau hòn đá
- HS tự làm 
- GV NX, chốt
3.Vận dụng
- Chia sẻ với người thân những điều đã học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 
.................................................	...............
___________________________________
 TIẾT 3: HĐTN
SHL: HỌC SINH CHIA SẺ , THU HOẠCH VÀ PHẢN HỒI 
NGẮM CÂY VÀ HOA Ở SÂN TRƯỜNG
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua; Biết cách thư giản, xả giận để vượt qua những cảm xúc tiêu cực. 
- HS biết thích ứng khi cuộc sống thay đổi. Ngắm hoa để tạo cảm giác thư thái, dễ chịu, dịu bớt căng thẳng.
- Yêu thích cây hoa,có ý thức bảo vệ chăm sóc cây, chăm sóc hoa .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa hay sicke khen thưởng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1: Khởi động: 
 2: Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau:
a. Sơ kết tuần học
- Lớp trưởng mời lần lượt các tổ trưởng chia sẻ việc thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Hs chia sẻ, bổ sung.
- Hs nghe gv bổ sung.
b.Xây dựng kế hoạch tuần tới
- Lớp trưởng nêu kế hoạch thực hiện. 
* Hoạt động 3: Tổ chức sinh hoạt theo chủ đề : Ngắm cây, ngắm hoatrong trường
- HS ra sân trường ngắm hoa, hít thở không khí trong lành. 
 - HS chia sẻ cảm giác của mình.
	- HS cả lớp cùng hô “ Vui ’theo 4 cấp độ giọng nói từ nói thì thầm, nói bình thường, nói to đến hét to.
 - HS ngắm nhìn thiên nhiên, lắng nghe thiên nhiên và thưởng thức hương thơm của cây cỏ, hoa lá thật là dễ chịu, bớt cáu gắt, bớt bực bội.
 3. Vận dụng:
 Chia sẻ với người thân những việc tốt trong tuần.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_1_nam_hoc_2022_2023_tuan_9.docx