Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 28

Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc trơn được cả bài.

- Tìm được tiếng trong bài có vần en.

- Tìm được tiếng ngoài bài có vần oen – en.

2. Kỹ năng:

- Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s, x và có phụ âm cuối là t: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.

- Phát triển ngôn ngữ tự nhiên.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh minh họa.

2. Học sinh:

- Sách tiếng Việt.

 

doc 29 trang Người đăng NObita95 Lượt xem 3669Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 1 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm .
Tập đọc
ĐẦM SEN (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc trơn được cả bài.
Tìm được tiếng trong bài có vần en.
Tìm được tiếng ngoài bài có vần oen – en.
Kỹ năng:
Phát âm đúng các tiếng có âm đầu s, x và có phụ âm cuối là t: xanh mát, cánh hoa, xòe ra, ngan ngát, thanh khiết.
Phát triển ngôn ngữ tự nhiên.
Thái độ:
Yêu thiên nhiên.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh minh họa.
Học sinh:
Sách tiếng Việt.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Vì bây giờ mẹ mới về.
Đọc bài ở SGK.
Khi bị đứt tay cậu bé co khóc không?
Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao cậu bé khóc?
Bài có mấy câu hỏi? Hãy đọc câu hỏi và câu trả lời đó lên.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài Đầm Sen.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên ghi các từ ngữ cần luyện đọc: xanh mát, thanh khiết.
Giáo viên giải thích từ khó.
Luyện đọc bài.
Hoạt động 2: Ôn vần en – oen.
Tìm tiếng trong bài có vần en.
Tìm tiếng ngoài bài có vần en – oen.
Ghép các tiếng có chứa vần en – oen.
Em hãy nói câu chứa tiếng có vần en – oen.
Giáo viên nhận xét khen đội có nhiều bạn nói tốt.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc bài.
 không khóc.
 mẹ về.
 3 câu hỏi.
Hoạt động lớp.
Học sinh dò theo.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc từ khó.
Học sinh luyện đọc câu nối tiếp nhau từng câu.
Học sinh thi đọc trơn cả bài: đoạn, bài.
 sen, ven, chen.
 khen, len, quen.
Học sinh thi đua tìm nối tiếp nhau.
Học sinh quan sát tranh.
Đọc câu mẫu.
Chia làm 2 tổ.
+ Tổ 1: Nói câu có vần en.
+ Tổ 2: Nói câu có vần oen.
Tập đọc
ĐẦM SEN (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu được nội dung bài: vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
Luyện nói được theo chủ đề: Đầm Sen.
Kỹ năng:
Rèn ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm câu.
Thái độ:
Yêu thiên nhiên.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Giáo viên học sinh đọc cả bài.
Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen.
Gọi học sinh đọc đoạn 2.
Khi nở hoa sen trông thế nào?
Đọc đoạn 3.
Tìm câu văn tả hương sen.
Hoạt động 2: Luyện nói.
Phương pháp: đàm thoại, luyện tập.
Nêu yêu cầu bài.
Đọc câu mẫu.
Giáo viên hướng dẫn để học sinh nói theo nhiều hướng khác nhau về đầm sen.
Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Trong các loại hoa em thích hoa nào nhất? Vì sao?
Nhận xét.
Dặn dò:
Luyện đọc cả bài.
Chuẩn bị bài: Mời vào.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc bài.
Lá màu xanh mát, phủ kín mặt đầm.
Học sinh đọc.
 cánh đỏ nhạt, xòe ra.
Học sinh đọc.
 ngan ngát, .
Học sinh luyện đọc toàn bài.
Hoạt động lớp, nhóm.
 luyện nói chủ đề: Đầm Sen.
Học sinh đọc.
Nhiều học sinh thực hành nói.
Học sinh đọc.
Hát
Ôn tập 2 bài: QUẢ, HÒA BÌNH CHO BÉ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố lại kiến thức đã học bài Quả và bài Hòa bình cho bé.
Kỹ năng:
Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
Biết hát đối đáp (bài Quả) và kết hợp vận động phụ họa.
Thái độ:
Yêu thích âm nhạc.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nhạc cụ gõ.
Học sinh:
Nhạc cụ gõ.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập 2 bài hát: Quả và Hòa bình cho bé.
Hoạt động 1: Ôn bài Quả.
Cho học sinh ôn lời bài hát với hình thức đối đáp nhau.
Cho từng nhóm lên vận động theo nhạc.
Giáo viên sửa sai cho học sinh.
Cho học sinh hát và gõ theo tiết tấu.
Hoạt động 2: Ôn bài Hòa bình cho bé.
Thực hiện tương tự.
Củng cố:
Chia lớp thành 2 đội thi đua hát và vận động theo nhạc.
Nhận xét.
Dặn dò:
Về nhà tập hát và vận động theo nhạc cho thật đều và hay.
Chuẩn bị bài: Đi tới trường.
Hát.
Học sinh hát:
+ Cả lớp.
+ Nhóm.
+ Cá nhân.
Học sinh thực hiện.
Học sinh thực hiện.
Học sinh thi đua.
Toán
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN (tt)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh củng cố về kỹ năng giải và trình bày bài giải toán có lời văn (bài toán về phép trừ).
Tìm hiểu bài toán (bài toán cho biết và hỏi).
Giải bài toán (thực hiện phép tính, trình bày bài giải).
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết dạng toán nhanh và trình bày bài đúng.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính chính xác khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Que tính.
Học sinh:
Que tính.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh viết vào bảng con.
+ Viết các số có 2 chữ số giống nhau.
+ So sánh: 73  76
47  39
19  15 + 4
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài giải toán có lời văn tiếp theo.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách giải và trình bày bài giải.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Cho học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy con làm sao?
Nêu cách trình bày bài giải.
Nêu cho cô lời giải.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: giảng giải, luyện tập.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài.
Bài toán cho gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn lại mấy viên làm sao?
Bài 2, bài 3: Tiến hành tương tự.
Củng cố:
Cách giải bài toán có lời văn hôm nay có gì khác với cách giải bài toán có lời văn mà con đã học?
Dựa vào đâu để biết?
Nếu bài toán hỏi tất cả, cả hai thì dùng tính gì?
Hỏi còn lại thì dùng phép tính gì?
Ngoài ra nếu thêm vào, gộp lại thì thực hiện tính cộng.
Nếu bớt đi thực hiện tính trừ.
Giáo viên đưa ra bài toán.
Dặn dò:
Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Em nào còn sai về nhà làm lại bài.
Hát.
Học sinh làm bài vào bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc.
 nhà An có 9 con gà. mẹ bán 3 con.
 còn lại mấy con?
 làm phép trừ.
9 – 3 = 6 (con gà)
Lời giải, phép tính, đáp số.
Số gà còn lại là
1 em lên bảng giải.
Lớp làm vào nháp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc đề bài.
An có 7 viên bi, cho 3 viên.
An còn lại mấy viên bi?
 tính trừ.
Học sinh ghi tóm tắt.
Học sinh giải bài.
Sửa ở bảng lớp.
Bài giải
Số viên bi còn lại là:
7 – 3 = 4 (viên bi)
 khác về phép tình – tính trừ.
 câu hỏi.
 tính cộng.
 tính trừ.
Học sinh nói nhanh phép tính và kết quả của bài toán.
Thứ ngày tháng năm .
Tập viết
TÔ CHỮ HOA M
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết tô chữ M hoa, viết các vần en – oen, hoa sen, nhoẻn cười.
Kỹ năng:
Viết đúng, đẹp cỡ chữ thường, viết đều nét đúng quy trình, khoảng cách chữ.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng chữ mẫu.
Học sinh:
Bảng con.
Vở viết.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Kiểm tra phần bài viết ở nhà của học sinh.
Viết: ngoan ngoãn, đoạt giải.
Bài mới:
Giới thiệu: Tô chữ hoa M.
Hoạt động 1: Tô chữ hoa.
Phương pháp: giảng giải, trực quan, làm mẫu.
Chữ M gồm mấy nét, đó là nét nào?
Giáo viên vừa nêu quy trình viết vừa tô chữ M.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: luyện tập, trực quan, giảng giải.
Giáo viên treo bảng phụ.
Nhắc lại cách nối nét giữa các chữ.
Viết mẫu.
Hoạt động 3: Viết vở.
Phương pháp: luyện tập.
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên khống chế cho học sinh viết từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
Nhận xét.
Củng cố:
Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần en – oen viết vào bảng con.
Nhận xét.
Dặn dò:
Về nhà viết phần B.
Hát.
Học sinh nộp vở.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
4 nét: nét cong trái, sổ thẳng, nét lượn phải và nét cong phải.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh quan sát và đọc.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
Học sinh thi đua.
Tổ nào có nhiều bạn tìm đúng và ghi đẹp sẽ thắng.
Chính tả
ĐẦM SEN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh chép lại chính xác, viết đẹp, trình bày đúng bài ca dao: Đầm sen.
Làm đúng các bài tập chính tả.
Nhớ được quy tắc ghi với g, gh.
Kỹ năng:
Viết đúng bài.
Viết đúng cỡ chữ, liền mạch.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ có bài viết.
Học sinh:
Vở viết.
Bảng con.
Vở bài tập tiếng Việt.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Giáo viên chấm vở của những em chép lại bài.
Làm bài tập 2, 3.
Bài mới:
Giới thiêu: Học chính tả bài: Đầm sen.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
Phương pháp: trực quan, thực hành.
Treo bảng phụ.
Tìm tiếng khó viết trong đoạn thơ.
Giáo viên ghi bảng.
Giáo viên đọc và chỉ chữ ở bảng.
Giáo viên đọc.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Đọc yêu cầu bài 1.
Treo bảng phụ.
Nêu quy tắc viết g, gh.
Củng cố:
Khen những em học tốt, viết đẹp, em có tiến bộ.
Nhắc nhở những em viết chưa đẹp.
Dặn dò:
Làm bài tập phần còn lại.
Em nào sai nhiều ... 
Bài mới:
Giới thiệu: Học tô chữ N hoa.
Hoạt động 1: Tô chữ hoa.
Phương pháp: giảng giải, trực quan, thực hành.
Chữ N gồm có mấy nét?
Hoạt động 2: Viết vần, từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: thực hành, trực quan, giảng giải.
Giáo viên treo bảng phụ.
Nhắc lại cách nối nét giữa các con chữ.
Viết mẫu.
Hoạt động 3: Viết vở.
Phương pháp: luyện tập.
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên khống chế cho học sinh viết từng dòng.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
Thu chấm.
Nhận xét.
Củng cố:
Thi đua mỗi tổ tìm 1 tiếng có vần ong – oong viết vào bảng con.
Nhận xét.
Dặn dò:
Về nhà viết phần B.
Hát.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
 3 nét: nét cong trái dưới, nét xiên thẳng, nét cong phải trên.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc nội dung viết.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết theo hướng dẫn.
Học sinh thi đua tìm và viết. Tổ nào có nhiều bạn viết đúng, đẹp sẽ thắng.
Chính tả
MỜI VÀO
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nghe và viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 1 và 2.
Làm đúng bài tập chính tả.
Kỹ năng:
Nhớ quy tắc chính tả viết với ngh.
Viết đúng cự li, tốc độ, viết đều, đẹp.
Thái độ:
Luôn kiên trì, cẩn thận.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng phụ.
Học sinh:
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Giáo viên chấm vở của các em viết lại bài.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Viết khổ thơ 1, 2.
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.
Phương pháp: luyện tập, trực quan.
Giáo viên treo bảng phụ.
Tìm những từ ngữ mà con dễ viết sai.
Nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
Giáo viên đọc thong thả từng câu.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Nêu yêu cầu bài 1.
Bài 2 yêu cầu gì?
Nêu quy tắc viết ngh.
Củng cố:
Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
Dặn dò:
Học thuộc quy tắc viết với ngh.
Những em viết sai nhiều về nhà viết lại bài.
Hát.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh đánh vần.
Học sinh viết bảng con.
Học sinh nhắc lại.
Học sinh viết vở.
Học sinh soát lỗi sai và ghi ra lề đỏ.
Hoạt động lớp.
Điền ong – oong.
4 em làm ở bảng lớp.
Học sinh làm vào vở.
Điền ng hay ngh.
nghe nhìn
ngúng nguẩy
Học sinh làm bài vào vở.
Học sinh ghép ở bộ thực hành tiếng Việt.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
Kiến thức:
Củng cố kiến thức đã học vền giải toán có lời văn.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng lập đề toán, giải và trình bày bài giải toán có lời văn.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Đồ dùng phục vụ luyện tập.
Học sinh:
Vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
2 học sinh lên bảng.
Lan hái 16 bông hoa, cho bạn 5 bông, còn lại bao nhiêu bông?
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập chung.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Phương pháp: giảng giải, luyện tập, đàm thoại.
Đọc yêu cầu bài 1.
Nhìn xem đề bài còn thiếu gì? Số trong phần đề bài có không?
Giải được không?
Viết tiếp phần câu hỏi vào (Nhìn tranh rồi viết).
Nhận xét.
Tương tự cho bài 2.
Tóm tắt
Có: 8 con chim
Bay đi: 4 con chim
Còn lại  con chim?
Bài 3 thực hiện tương tự.
Củng cố:
Giáo viên đưa ra 1 số tranh ảnh, mô hình để học sinh nêu bài toán rồi giải.
Gắn 12 hình tam giác xanh và 3 hình tam giác vàng.
Có 7 cái thuyền, cho đi 3 cái thuyền.
Nhận xét.
Dặn dò:
Em nào sai thì sửa lại bài.
Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 100.
Hát.
2 em làm ở bảng lớp, lớp làm nháp.
Nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ chấm 
 câu hỏi.
 không giải được.
Học sinh viết câu hỏi.
Đọc đề toán. My làm được 5 bông hoa, làm thêm 3 bông hoa nữa. Hỏi My làm được tất cả bao nhiêu bông hoa?
Bài giải
My làm được là:
5 + 3 = 8 (bông hoa)
Đáp số: 8 bông hoa.
1 em ghi tóm tắt, 1 em giải.
Bài giải
Số con chim còn lại là:
8 – 4 = 4 (con chim)
Đáp số: 4 con chim.
Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 3 em lên tham gia: 
+ 1 em đọc đề bài.
+ 1 em tóm tắt.
+ 1 em giải.
Nhận xét.
Thứ ngày tháng năm .
Tập đọc
CHÚ CÔNG (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc trơn được cả bài: Chú công.
Tìm tiếng trong bài có vần oc.
Tìm được tiếng ngoài bài có vần oc – ooc.
Kỹ năng:
Phát âm đúng các tiếng có âm đầu ch, tr, n, l, v, r, thanh hỏi, ngã.
Nói được câu có tiếng chứa vần oc – ooc.
Thái độ:
Thấy được vẻ đẹp của con công.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Đọc bài ở SGK.
Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
Gió được mời vào nhà bằng cách nào?
Gió được chủ nhà mời vào nhà để làm gì?
Viết: kiễng chân, soạn sửa, thuyền buồm.
Bài mới:
Giới thiệu: Tập đọc bài: Chú công.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, luyện tập.
Giáo viên đọc mẫu.
Tìm tiếng khó đọc.
Giáo viên ghi bảng: rẻ quạt, nâu, rực rỡ, lóng lánh.
Luyện đọc trơn.
Học động 2: Ôn vần oc – ooc.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
Tìm tiếng trong bài có vần oc.
Tìm tiếng ngoài bài có vần oc – ooc.
Nói câu chứa tiếng có vần oc – ooc.
Nhận xét khen đội có nhiều em nói tốt.
Hát bài tập tầm vông chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc.
Học sinhviết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh dò theo.
Học sinh tìm và nêu.
Học sinh luyện đọc từ.
Học sinh luyện đọc câu.
Học sinh luyện đọc đoạn.
Học sinh luyện đọc cả bài.
Hoạt động lớp.
 ngọc.
Học sinh thi đua tìm và viết vào bảng con và nêu.
Chia 2 đội thi đua tìm.
+ Đội 1: Nói câu chứa tiếng có vần oc.
+ Đội 2: Nói câu chứa tiếng có vần ooc.
Tập đọc
CHÚ CÔNG (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được nội dung bài: Thấy được vẻ đẹp của con công.
Luyện nói được theo chủ đề.
Kỹ năng:
Biết đọc ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu.
Phát triển lời nói tự nhiên.
Thái độ:
Yêu thương và chăm sóc con vật.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1 của bài.
Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì?
Chú đã biết làm động tác gì?
Đọc đoạn 2.
Lúc lớn, bộ lông của chú màu gì?
Hoạt động 2: Luyện nói.
Phương pháp: luyện tập, đàm thoại.
Đọc yêu cầu bài.
“Tập tầm vông, con công nó múa, nó múa làm sao, nó rụt cổ vào, nó xòe cánh ra  là tập tầm vông.”
Củng cố:
Đọc lại toàn bài.
Tìm những từ ngữ tả lại vẻ đẹp của con công.
Khen ngợi những em học tốt.
Dặn dò:
Về nhà luyện đọc lại bài.
Chuẩn bị bài: Chuyện ở lớp.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc.
 màu nâu gạch.
 xòe cái đuôi nhỏ xíu thánh hình rẽ quạt.
Học sinh đọc.
 xiêm áo rực rỡ.
Học sinh đọc trơn lại cả bài.
Hoạt động lớp.
Hát bài hát về con công.
Học sinh hát cá nhân.
Học sinh hát theo bàn, nhóm, lớp hát.
Học sinh đọc.
Kể chuyện
NIỀM VUI BẤT NGỜ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh nhớ và dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện.
Kỹ năng:
Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
Thái độ:
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi, thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Hoạt động dạy và học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Kể lại đoạn truyện mà con thích nhất.
Vì sao con thích?
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Bài mới:
Giới thiệu: Kể chuyện: Niềm vui bất ngờ.
Hoạt động 1: Kể lần 1.
Phương pháp: kể chuyện, trực quan.
Giáo viên kể lần 1.
Giáo viên kể lần 2 kèm tranh.
Tranh 1: Cô giáo dẫn các cháu đi tham quan Phủ Chủ Tịch. Các cháu đòi vào xem.
Tranh 2: Các cháu được mời vào và trò chuyện với Bác.
Tranh 3: Tới giờ Bác chia tay với các cháu.
Hoạt động 2: Học sinh kể từng đoạn theo tranh.
Phương pháp: kể chuyện, động não.
Treo tranh 1.
Tranh vẽ gì?
Đọc câu dưới tranh.
Tiến hành tương tự với các tranh còn lại.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Phương pháp: đàm thoại.
Câu chuyện này giúp con hiểu gì?
Củng cố:
Ai có thể kể cho cô và các bạn nghe câu chuyện về Bác Hồ?
Dặn dò:
Về nhà kể lại cho mọi người cùng nghe.
Hát.
Học sinh kể lại.
Hoạt động lớp.
Học sinh nghe.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ Tịch và đòi cô cho vào thăm.
Học sinh đọc.
2 học sinh kể lại nội dung tranh.
Học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện, các cháu, Bác Hồ.
Hoạt động lớp.
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi cũng rất yêu quý Bác Hồ.
Học sinh nêu.
Học sinh hát bài hát về Bác Hồ.
Rút kinh nghiệm: 	
Khối Trưởng
Ban Giám Hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc