Tên bài dạy: Cuộc sống xung quanh
A. MụC tiêu: Giúp HS biết:
- Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
B. Đồ DùNG DạY - HọC:
Một số đồ dùng và dụng cụ như: chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hốt rác, kéo, bút màu.
C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu:
I. ổn định lớp:
II. Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét.
III. Bài mới:
Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 19 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Cuộc sống xung quanh A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương. - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. B. Đồ DùNG DạY - HọC: Một số đồ dùng và dụng cụ như: chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hốt rác, kéo, bút màu... C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường. a. Bước 1: GV giao nhiệm vụ quan sát, phổ biến nội quy khi đi thăm quan. b. Bước 2: Đưa HS đi thăm quan. GV quyết định điểm dừng để cho HS quan sát. c. Bước 3: Đưa HS về lớp 2. Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân a. B1: Thảo luận nhóm b. B2: Đại diện nhóm lên trình bày. 3. Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm với SGK. KL: Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh ở bài 19 vễ về cuộc sống ở thành phố. HS tập quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản xuất, ở khu vực xung quanh trường... HS phải luôn bảo đảm hàng ngũ, không đi tự do, phải trật tự, nghe theo HD của GV. HS xếp 2 hàng đi xung quanh khu vực trường đóng. HS quan sát kỹ và nói với nhau về những gì các em trông thấy. HS nói những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân địa phương. Đại diện nhóm lên nói với cả lớp xem các em đã phát hiện được những công việc chủ yếu nào mà đa số nhân dân ở địa phương làm. Liên hệ những công việc mà bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hàng ngày để nuôi gia đình. HS phân biệt 2 bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố. HS nhận ra những nét nổi bật về cuộc sống ở địa phương mình, hình thành những biểu tượng ban đầu. HS hoạt động trưng bày triển lãm các tranh ảnh giới thiệu các nghề truyền thống của địa phương. 3. CủNG Cố - DặN Dò: Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau học tiếp. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 20 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Cuộc sống xung quanh (đã soạn ở tuần 19) Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 21 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: An toàn trên đường đi học A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Xác định một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học - Quy định về đi bộ trên đường - Tránh một số tình huống nguy hiểm trên đường đi học - Đi bộ trên vỉa hè (đường có vỉa hè), đi bộ sát lề đường bên phải của mình (đường không có vỉa hè) - Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 20 SGK - Chuẩn bị những tình huống cụ thể có thể xảy ra trên đường phù hợp với địa phương mình. - Các tấm bìa tròn màu đỏ, xanh và các tấm bìa vẽ hình xe máy, ô tô ... C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Trả bài kiểm tra, nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Thảo luận tình huống. Chia thành 5 nhóm GV KL: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông, chẳng hạn như: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đang ở trên phương tiện giao thông. 3. Hoạt động 2: Biết quy định về đi bộ trên đường. GV HD HS quan sát tranh. KL: Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè, cần phải đi sát mép đường về bên tay phải của mình, còn trên đường có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè. 4. Hoạt động 3: Biết thực hiện theo những quy định về trật tự an toàn giao thông. GV cho HS biết các quy tắc đèn hiệu. GV dùng phấn kẻ ngã tư đường phố ở sân, ai vi phạm luật sẽ bị phạt. Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống và trả lời theo câu hỏi gợi ý của GV. Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác có thể bổ sung hoặc đưa ra suy luận riêng. Quan sát các tranh và trả lời câu hỏi. HS từng cặp quan sát tranh theo HD của GV. Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. HS chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” Một số HS đóng vai đèn hiệu, 1 số HS đóng vai người đi bộ, 1 số đóng vai ô tô, xe máy... 3. CủNG Cố - DặN Dò: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông như thế nào ? Về ôn lại bài, chuẩn bị bài: Cây rau. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 22 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Cây rau A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên một số cây rau và nơi sống của chúng - Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau - Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn - HS có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch B. Đồ DùNG DạY - HọC: - GV và HS đem các cây rau đến lớp - Hình ảnh các cây rau trong bài 22 SGK, khăn bịt mặt. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Để tránh xảy ra tai nạn trên đường, mọi người phải chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông như thế nào ? nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV và HS giới thiệu cây rau của mình: GV nói tên cây rau và nơi sống của cây rau mà mình đem tới. Ví dụ: Đây là cây rau cải, nó được trồng ở ngoài ruộng (hoặc trong vườn) Hỏi HS: Cây rau em mang tới là gì ? Nó được trồng ở đâu ? a. Hoạt động 1: Quan sát cây rau: HS biết tên các bộ phận của cây rau, biết phân biệt loại rau này với loại rau khác. B1: Chia lớp thành các nhóm nhỏ B2: GV KL: GV giúp HS hiểu những ý sau: có rất nhiều loại rau. Các cây rau đều có: rễ, thân, lá Có loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách... Có loại rau ăn được cả lá và thân như: rau cải, rau muống. Có loại rau ăn thân như: su hào Có loại rau ăn củ như: củ cải Có loại rau ăn hoa như: thiên lý Có loại rau ăn quả như: cà chua b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK B1: Chia nhóm 2 em GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. B2: Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời. B3: Hoạt động cả lớp GV nêu câu hỏi. GV rút ra kết luận c. Hoạt động 3: TRò chơi “Đố bạn rau gì ?” HS nói tên cây rau và nơi sống của cây rau mà em mang đến lớp. Các nhóm quan sát cây rau và trả lời các câu hỏi Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. HS đặt và trả lời câu hỏi dựa trên hình ảnh trong SGK. Biết lợi ích của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn. HS trả lời theo sự gợi ý của GV. HS củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học. 3. CủNG Cố - DặN Dò: Dặn HS nên ăn rau thường xuyên. Nhắc các em phải rửa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 23 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Cây hoa A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên một số cây hoa và nơi sống của chúng - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây hoa - Nói được ích lợi của việc trồng hoa - HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - GV và HS đem cây hoa đến lớp - Hình ảnh các cây hoa trong bài 23 SGK. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Ăn rau có lợi ích gì cho sức khoẻ ? III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: GV cho HS giới thiệu cây hoa của mình GV nói về cây hoa và nơi sống của cây hoa mà mình đem tới. a. Hoạt động 1: Quan sát cây hoa. GV chia lớp thành các nhóm nhỏ. HD các em làm việc theo nhóm. KL: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa, mỗi loại có màu sắc, hương thơm khác nhau. b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK B1: HD HS tìm bài 23 SGK B2: Yêu cầu một số cặp lên bảng. B3: GV nêu câu hỏi, HS thảo luận. GV nêu một số cây hoa ở địa phương. c. Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn hoa gì ?” HS nói tên và nơi sống của cây hoa em mang đến lớp. HS chỉ và nói tên các bộ phận của cây hoa. Phân biệt loại hoa này với loại hoa khác. HS thảo luận câu hỏi. Đại diện một số nhóm lên trình bày trước lớp. HS làm việc theo cặp Đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình trong SGK Biết lợi ích của việc trồng hoa. HS lên hỏi và trả lời nhau trước lớp. Kể tên các loại hoa có trong SGK. Kể tên một số hoa em biết Hoa dùng để trang trí, làm cảnh HS củng cố những hiểu biết về cây hoa. 3. CủNG Cố - DặN Dò: Nêu các bộ phận chính của cây hoa ? ích lợi của việc trồng hoa ? Về xem lại bài, làm BT, chuẩn bị bài: Cây gỗ. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 24 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Cây gỗ A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ - Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ - HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành ngắt lá. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Nêu các bộ phận và ích lợi của cây hoa. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: 2. Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ. KL: Giống như cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá và hoa nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán tỏa bóng mát. 3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK KL: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng vào những việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao. Có tác dụng giữ đất, chắn gió, tỏa bóng mát. Vì vậy cây gỗ thường được trồng nhiều thành rừng hoặc được trồng ở những khu đô thị để có bóng mát, làm cho không khí trong lành. HS nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ. Học sinh đặt và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK. Theo cặp, quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi. Thay nhau đọc và trả lời câu hỏi. Một số HS trả lời, các em khác bổ sung. 3. CủNG Cố - DặN Dò: - Giáo dục HS không phá cây. - Về xem lại bài, làm BT. Chuẩn bị bài: Con cá Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 25 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Con cá A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên một số loài cá và nơi sống của chúng (cá biển, cá sông, cá suối, cá ao, cá hồ) - Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá. - N ... ày về cách phòng để không bị muỗi đốt và cách tiêu diệt muỗi. 3. CủNG Cố - DặN Dò: GV nhận xét, tuyên dương Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 29 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Trời nắng, trời mưa A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa - Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 30 SGK. - GV và HS sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Nơi sống của muỗi ? Tác hại của muỗi ? Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: 2. Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa. B1: Chia lớp thành 3, 4 nhóm. Yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh, ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa. B2: GV KL: Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, mặt trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống, mọi cảnh vật, đường phố khô ráo... Khi trời mưa có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy mặt trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời. 3. Hoạt động 2: Thảo luận B1: Yêu cầu HS tìm bài 30 B2: GV KL: Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón để không bị nhức đầu, sổ mũi... Đi dưới trời mưa phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô để không bị ướt. 4. GV cho HS chơi trò chơi “Trời năng, trời mưa” Nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa. HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa. Mỗi HS trong nhóm nêu lên dấu hiệu của trời nắng. Lần lượt mỗi HS nêu lên dấu hiệu của trời mưa. Đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, trời mưa đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp. HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa. 2 HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK. Một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận. Một HS hô “Trời nắng” các HS khác cầm nhanh những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi nắng Một HS hô “Trời mưa” các HS khác cầm những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi mưa. 3. CủNG Cố - DặN Dò: Về ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: Gió; GV nhận xét, tuyên dương Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 30 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Thực hành quan sát bầu trời A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết. - Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hàng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản. - HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng. B. Đồ DùNG DạY - HọC: Bút chì, bút màu (Vở BT TNXH 1 bài 31) C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Khi trời nắng, trời mưa bầu trời như thế nào ? Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: 2. Hoạt động 1: Quan sát bầu trời. B1: GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát. B2: GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. GV nêu từng câu hỏi và chỉ định 1 số HS dựa theo những gì các em đã quan sát được. KL: Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa... 3. Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình. GV chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp. HS quan sát, nhận xét và sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây. HS đứng dưới bóng mát để quan sát. HS thực hành quan sát. HS vào lớp thảo luận câu hỏi. Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì ? HS dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh các em lấy giấy màu (vở BT) và bút màu để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. HS giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh. 3. CủNG Cố - DặN Dò: Về ôn lại bài, chuẩn bị bài tiết sau: Gió; GV nhận xét, tuyên dương Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 31 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Gió A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Nhận xét trời có gió hay không có gió, gió nhẹ hay mạnh. - Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi có gió thổi vào người. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 32 SGK. - Mỗi HS làm sẵn 1 cái chong chóng. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. KL: Khi trời lặng gió, cây cối đứng im, gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động. Gió mạnh hơn làm cho cành lá nghiêng ngã. 3. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời. GV nêu nhiệm vụ cho HS: ra ngoài trời quan sát. GV đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra. KL: Nhờ quan sát cây cối, mọi vật xung quanh và chính cảm nhận của mỗi người mà ta biết được là khi đó trời lặng gió hay có gió. Khi trời lặng gió cây cối đứng im; Gió nhẹ làm cho lá cây, ngọn cỏ lay động; Gió mạnh hơn có cành lá đung đưa; Khi gió thổi vào người, ta cảm thấy mát (nếu trời nắng). HS (theo cặp) quan sát tranh, trả lời câu hỏi. HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió nhẹ, gió mạnh. HS nhận biết trời có gió hay không có gió, gió mạnh hay gió nhẹ. Làm việc theo nhóm. Nêu những nhận xét của mình với các bạn trong nhóm. Đại diện 1 vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. 3. CủNG Cố - DặN Dò: GV cho HS ra sân chơi chong chóng theo nhóm để đảm bảo em nào cũng được chơi. Về ôn lại bài, chuẩn bị bài: Trời nóng, trời rét. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 32 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Trời nóng, trời rét A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Nhận biết trời nóng hay trời rét. - Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét. - Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 33 SGK. - GV và HS sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Nêu những gì bạn nhận thấy khi gió thổi vào người. Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: 2. Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh mô tả cảnh trời nóng với các tranh, ảnh mô tả cảnh trời rét. GV chia HS trong lớp thành 3, 4 nhóm. Kết thúc hoạt động này, GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi. Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét) Kể tên những đồ vật cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng hoặc lạnh. 3. Hoạt động 2: Trò chơi “Trời nóng, trời rét”. GV nêu cách chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi. Kết thúc trò chơi, GV cho HS thảo luận câu hỏi. Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét ? GV KL: Trang phục phù hợp thời tiết sẽ bảo vệ cơ thể phòng chống được một số bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi... HS phân biệt các tranh, ảnh mô tả trời nóng với các tranh, ảnh mô tả trời lạnh. Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời lạnh. Trời nóng quá, thường thấy trong người bức bối, toát mồ hôi... Trời rét quá, có thể làm cho chân tay tê cóng, người run lên, da sởn gai gốc. Người ta phải mặc nhiều quần áo và quần áo phải được may bằng vải dày hoặc len, dạ có màu sẫm... HS hình thành thói quen mặc phù hợp thời tiết. Đại diện các nhóm lên chơi. HS thảo luận câu hỏi. 3. CủNG Cố - DặN Dò: GV yêu cầu HS mở SGK tìm bài 33 “Trời nóng, trời rét” và gọi 1 số HS đọc và trả lời câu hỏi trong SGK để củng cố bài. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 33 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Thời tiết A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Thời tiết luôn luôn thay đổi - Sử dụng vốn từ riêng của mình để nói về sự thay đổi của thời tiết - Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khỏe. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 34 SGK. - GV và HS đem đến lớp tất cả các tranh ảnh về thời tiết đã học trong các bài trước. - Giấy khổ lớn và băng dính đủ dùng cho các nhóm - Các tấm bìa có vẽ hoặc viết tên một số đồ dùng cần thiết cho trò chơi dự báo thời tiết: mũ, áo đi mưa, khăn quàng, quần áo mùa hè và mùa đông. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét ? Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV giới thiệu bài, ghi đề: GV yêu cầu HS kể tên một số hiện tượng của thời tiết mà các em đã được học. Sau đó, hỏi HS xem các em còn biết những hiện tượng nào khác của thời tiết. GV KL: Các hiện tượng về thời tiết đã học: nắng, mưa, gió, nóng, rét Các hiện tượng khác của thời tiết mà HS quan sát được trong thực tế: bão, sấm, chớp... 2. Hoạt động 1: Làm việc với các tranh ảnh sưu tầm được. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo làm nổi bật nội dung thời tiết luôn thay đổi. GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem sản phẩm của nhóm lên giới thiệu trước lớp và trình bày lý do tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy. 3. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi. Vì sao em biết ngày mai sẽ nắng (hoặc mưa, nóng, rét...) ? Em mặc như thế nào khi trời nóng, khi trời rét ? GV gợi ý cho các em trả lời và kết luận. Chúng ta biết được thời tiết ngày mai sẽ như thế nào là do các bản tin dự báo thời tiết được phát thanh trên đài hoặc phát sóng trên tivi. Phải ăn mặc phù hợp thời tiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. HS biết sắp xếp các tranh, ảnh mô tả các hiện tượng của thời tiết một cách sáng tạo, làm nổi bật nội dung thời tiết luôn thay đổi. Nói lại những hiểu biết của mình về thời tiết với các bạn. HS biết ích lợi của việc dự báo thời tiết. Ôn lại sự cần thiết phải mặc phù hợp với thời tiết. 3. CủNG Cố - DặN Dò: GV cho HS chơi trò chơi “Dự báo thời tiết”
Tài liệu đính kèm: