Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 29 đến 35

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 29 đến 35

Ngày soạn: Ngày dạy:

TUẦN: 29 môn: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT: 29 bài: một số con vật sống dưới nước.

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức – Kĩ năng:

- Nêu được tên và ích lợi của một số dộng vật sống dưới nước đối với con người.

+ HS khá, giỏi: Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu)

Thái độ:

- Yêu thích cảnh quan môi trường trong sạch, có ý thức bảo vệ môi trường em đang sống.

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh giới thiệu 1 số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60 – 61.

- 1 số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển gắn ghi tên các con vật (sống dưới nước mặn và ngọt).

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS trả lời:

- Hãy nêu tên một vài con vật sống trên cạn và cho biết có ích hay có hại cho con người?

- Hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật có ích? - GV nhận xét.

 

docx 14 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 2 - Tuần 29 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 29	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 29	BÀI: MỘT SỐ CON VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được tên và ích lợi của một số dộng vật sống dưới nước đối với con người.
+ HS khá, giỏi: Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu)
Thái độ:
- Yêu thích cảnh quan môi trường trong sạch, có ý thức bảo vệ môi trường em đang sống.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh giới thiệu 1 số loài vật sống dưới nước như SGK trang 60 – 61.
- 1 số tranh ảnh về các con vật sống dưới nước sưu tầm được hoặc những tấm biển gắn ghi tên các con vật (sống dưới nước mặn và ngọt).
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS trả lời:
- Hãy nêu tên một vài con vật sống trên cạn và cho biết có ích hay có hại cho con người?
- Hãy cho biết chúng ta phải làm gì để bảo vệ các loài vật có ích? - GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
KHỞI ĐỘNG 
 - Gọi 1 HS hát bài hát con cá vàng.
 - Hỏi HS: trong bài hát cá vàng sống ở đâu?
 - Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những con vật sống dưới nước như cá vàng.
Hoạt động 1: Nhận biết các con vật sống dưới nước.
 - Chia lớp thành các nhóm 4, 2 bàn quay mặt vào nhau. 
 - Yêu cầu các nhóm quan sát tranh ảnh ở trang 60, 61 và cho biết: 
 + Tên các con vật trong tranh? + Chúng sống ở đâu? + Các con vật ở các hình trang 60 có nơi sống khác con vật sống ở trang 61 như thế nào?
 - Gọi 1 nhóm trình bày.
 - Tiểu kết: Ở dưới nước có rất nhiều con vật sinh sống, nhiều nhất là các loài cá. Chúng sống trong nước mặn (sống ở biển), sống cả ở nước ngọt (sống ở ao, hồ, sông )
Hoạt động 2: Thi hiểu biết hơn. 
Vòng 1:
 - Chia lớp thành 2 đội: mặn – ngọt – thi kể tên các con vật sống dưới nước mà em biết. Lần lượt mỗi bên kể tên 1 con vật. 1 lần. Đội thắng là đội kể được nhiêøu tên nhất. 
- Ghi lại tên các con vật mà 2 đội kể tên trên bảng
- Tổng hợp kết quả vòng 1.
Vòng 2:
 - GV hỏi về nơi sống của từng con vật: Con vật này sống ở đâu? Đội nào giơ tay xin trả lời trước đội đó được quyền trả lời, không trả lời được sẽ nhường quyền trả lời cho đội kia. Lần lượt như thế cho đến hết các con vật đã kể được. 
 - Cuối cùng GV nhận xét, tuyên bố kết quả đội thắng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lợi ích và bảo vệ các con vật. 
 - Hỏi HS: Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì?
 - Có nhiều loài vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên 1 số con vật này. 
 - Có cần bảo vệ các con vật này không?
 - Chia lớp về các nhóm: Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước.
 + Vật nuôi.
 + Vật sống trong tự nhiên.
 - Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện lên trình bày.
 - Tiểu kết: Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước, ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá cảnh mới sống khoẻ mạnh được.
- 1 HS hát – cả lớp theo dõi.
- Sống trong nước.
- HS về nhóm.
- Nhóm HS phân công nhiệm vụ: 1 trưởng nhóm, 1 báo cáo viên, 1 thư kí, 1 quan sát viên.
 Cả nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi của GV.
- 1 nhóm trình bày bằng cách: Báo cáo viên lên bảng ghi tên các con vật dưới các tranh GV treo trên bảng, sau đó nêu nơi sống của những con vật này (nước mặn và nước ngọt).
 - Các nhóm bổ sung, nhận xét.
- Lắng nghe GV phổ biến luật chơi, cách chơi.
- HS chơi trò chơi: Các HS khác theo dõi, nhận xét đúng hay sai.
- Làm thức ăn, nuôi làm cảnh, làm thuốc (cá ngựa), cứu người (cá heo, cá voi)  
 - Bạch tuộc, cá mập, sứa, rắn 
- Phải bảo vệ tất cả các loài vật.
 - HS về nhóm 4 của mình như ở hoạt động 1 cùng thảo luận về vấn đề GV đưa ra.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, sau đó các nhóm khác trình bày bổ sung. 
 - 1 HS nêu lại các việc làm để bảo vệ các con vật dưới nước.
HS khá, giỏi: Biết nhận xét cơ quan di chuyển của các con vật sống dưới nước (bằng vây, đuôi, không có chân hoặc có chân yếu)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường sống quanh em.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng. Bài sau: “Nhận biết cây cối và các con vật”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 30	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 30	BÀI: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CÁC CON VẬT.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được tên một số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước.
+ HS khá, giỏi: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài vật có cánh)
Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh hoạ trong SGK. Các tranh ảnh về cây con do HS sưu tầm được.
- Giấy, hồ dán, băng dính.
Hình số
Tên cây
Nơi sống
Ích lợi
Những cây khác có cùng nơi sống mà em biết
1
Nơi sống
Con vật ở hình số
Tên con vật
Ích lợi
Các con vật có cùng nơi sống mà em biết
Sống trên cạn
Sống dưới nước
Sống trên không
Vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS trả lời: - Các con vật dưới nước sống có ích lợi gì? - Có nhiều loài vật có ích nhưng cũng có những loài vật có thể gây ra nguy hiểm cho con người. Hãy kể tên 1 số con vật này. - Có cần bảo vệ các con vật này không? - GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: Nhận biết cây cối và các con vật.
Hoạt động 1: Nhận biết cây cối trong tranh vẽ 
 Bước 1: Hoạt động nhóm. 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận biết cây cối trong tranh vẽ theo trình tự sau: 
1. Tên gọi.	2. Nơi sống.	3. Ích lợi.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp. 
 - Yêu cầu: Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày kết quả.
 - Tiểu kết: Cây cối có thể sống ở mọi nơi trên cạn, dưới nước và hút chất bổ dưỡng trong không khí.
 Bước 3: Hoạt động cả lớp. 
 - Hỏi: Hãy quan sát các hình minh hoạ và cho biết: với cây có rễ hút chất dinh dưỡng trong không khí thì rễ nằm ngoài không khí. Vậy với cây sống trên cạn thì rễ nằm ở đâu?
 - Rễ cây sống dưới nước thì nằm ở đâu?
HĐ2: Nhận biết các con vật trong tranh.
 Bước 1: Hoạt động nhóm.
 - Yêu cầu: Quan sát các tranh vẽ, thảo luận để nhận biết các con vật theo trình tự sau.
Tên gọi.	Nơi sống.	Ích lợi.
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - Yêu cầu các nhóm làm nhanh nhất lên trình bày.
 - Tiểu kết: Cũng như cây cối, các con vật cũng có thể sống ở mọi nơi: dưới nước, trên cạn, trên không, và loài sống cả trên cạn lẫn dưới nước.
HĐ3: Xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề.
 Bước 1: Hoạt động nhóm.
 - GV phát cho các nhóm phiếu thảo luận. 
 - Yêu cầu: Quan sát tranh trong SGK và hoàn thành nội dung vào bảng.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - Yêu cầu: Gọi lần lượt từng nhóm lên trình bày.
HĐ4: Bảo vệ các loài cây, con vật.
 - Hỏi: Trong số các loài cây, loài vật mà chúng ta đã nêu tên, loài nào đang có nguy cơ tuyệt chủng? (Giải thích: Tuyệt chủng)
 - Yêu cầu: thảo luận cặp đôi về các vấn đề sau:
a. Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật.
b. Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và con vật.
- HS lắng nghe. 1, 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS thảo luận.
 - Đại diện của nhóm hoàn thành sớm nhất lên trình bày. Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
- Nằm trong đất (để hút chất bổ dưỡng trong đất).
- Ngâm trong nước (hút chất bổ dưỡng trong nước).
 - 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ.
- HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.
- Hình thức thảo luận: HS dán các bức tranh vẽ mà các em sưu tầm được vào phiếu.
- Lần lượt các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- HS giơ tay trả lời (1- 2 HS)
 - HS thảo luận cặp đôi.
 - Cá nhân HS trình bày.
HS khá, giỏi: Nêu được một số điểm khác nhau giữa cây cối (thường đứng yên tại chỗ, có rễ, thân, lá, hoa) và con vật (di chuyển được, có đầu, mình, chân, một số loài vật có cánh)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Yêu cầu HS nhắc lại những nơi mà cây cối và loài vật có thể sống.
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường sống quanh em.
5. Dặn dò: HS về nhà dán các tranh đã sưu tầm được theo chủ đề và tìm hiểu thêm về chúng.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 31	BÀI: MẶT TRỜI.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
+ HS khá, giỏi: Hình dung (tưởng tượng) được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
Thái độ:
 ...  GV gọi tên.
- Gọi 6 HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi (3 – 4 lần).Sau mỗi lần chơi cho HS nhận xét bổ sung.
- GV tổng kết, yêu cầu HS trả lời: nêu 4 phương chính. Nêu cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường sống quanh em.
5. Dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ tranh ngôi nhà của mình đang ở và cho biết nhà của mình quay về hướng nào? Vì sao em biết?
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 33	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 33	BÀI: MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Khái quát hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm.
Thái độ:
- Yêu thích cảnh quan môi trường trong sạch, có ý thức bảo vệ môi trường em đang sống.
II. Chuẩn bị
- Các tranh, ảnh trong SGK trang 68, 69.
- 1 số các bức tranh về trăng sao. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời: Phương Mặt Trời mọc cố định người ta gọi là phương gì? Phương Mặt Trời lặn cố định người ta gọi là phương gì? - Ngoài 2 phương Đông, Tây các em còn nghe nói tới phương nào?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài. - Hỏi: Vào buổi tối, ban đêm, trên bầu trời không mây, ta nhìn thấy những gì?
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
 - Treo tranh 2 lên bảng, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau: + Bức ảnh chụp về cảnh gì? + Em thấy mặt trăng hình gì? + Trăng xuất hiện đem lại lợi ích gì? + Aùnh sáng Mặt Trăng như thế nào, có giống Mặt Trời không?
 - Treo tranh số 1, giới thiệu về Mặt Trăng (về hình dạng, ánh sáng, khoảng cách với Trái Đất).
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về hình ảnh của Mặt Trăng. 
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau: + Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì? + Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? + Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
 - Yêu cầu 1 nhóm HS trình bày.
 - Kết luận: Quan sát trên bầu trời ta thấy Mặt Trăng có những hình dạng khác nhau: lúc hình tròn, lúc khuyết hình lưỡi liềm  Mặt Trăng tròn nhất vào ngày giữa tháng âm lịch, 1 tháng 1 lần. Có đêm có trăng, có đêm không có trăng (những đêm cuối và đầu tháng âm lịch). Khi xuất hiện, mặt trăng khuyết, sau đó tròn dần, đến khi tròn nhất lại khuyết dần. 
 - Cung cấp cho HS bài thơ. GV giải thích 1 số từ khó hiểu đối với HS: Lưỡi trai, lá lúa, câu liêm, lưỡi liềm
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 
 - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi các nội dung sau: + Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? + Hình dạng của chúng thế nào? + Aùnh sáng của chúng thế nào?
 - Yêu cầu HS trình bày.
 - Tiểu kết: Các vì sao có hình dạng như đốm lửa tự phát sáng giống Mặt Trăng nhưng ở rất xa Trái Đất. Chúng là Mặt Trăng của các hành tinh khác.
- Thấy trăng và các vì sao.
 - 1 - 2 HS nhắc tên bài.
- Cảnh đêm trăng. - Hình tròn. - Chiếu sáng Trái Đất vào ban đêm. - Aùnh sáng dịu mát, không chói chang như Mặt Trời.
- 1 Nhóm HS nhanh nhất trình bày.Các nhóm khác chú ý nghe, nhận xét bổ sung.
 - HS nghe, ghi nhớ.
- 1 – 2 HS đọc bài thơ:
Mùng 1 lưỡi trai. Mùng 2 lá lúa. Mùng 3 câu liêm. Mùng 4 lưỡi liềm. Mùng 5 Liềm giật. Mùng 6 thật trăng
- HS thảo luận cặp đôi.
- Cá nhân HS trình bày.
- HS nghe, nhớ.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Đưa ra câu tục ngữ: “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa” và yêu cầu HS giải thích.
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường sống quanh em.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS xem lại các bài đã học từ HK II, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập cuối năm
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 34	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 34	BÀI: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật; nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm.
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
Thái độ:
- Yêu thích cảnh quan môi trường trong sạch, có ý thức bảo vệ môi trường em đang sống.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32.
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời: + Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì? + Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào? + Có phải đêm nào cũng có trăng hay không?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài. – Ôn tập Tự nhiên.
Hoạt động 1: Triển lãm.
 - Chuẩn bị nhiều tranh ảnh liên quan đến chủ đề tự nhiên; chia thành 2 bộ có số cây, con tương ứng về số lượng.
 - Chuẩn bị trên bảng 2 bảng ghi có nội dung sau:
Nơi sống
Con vật
Cây cối
Trên cạn
Dưới nước
Trên không
Trên cạn và dưới nước
 - Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
- GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
 Hoạt động 2: Trò chơi: Ai về nhà đúng.
 - GV chuẩn bị tranh vẽ của HS về ngôi nhà và phương hướng của nhà (mỗi đội 5 bức vẽ).
 - Hỏi tác giả của từng bức tranh.
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 người.
 - Phổ biến cách chơi: chơi tiếp sức.
- GV chốt kiến thức
- Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, 6 người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ. 
- Chia làm 2 đội chơi. Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, dán nhiều hơn, đẹp hơn.
- Sau trò chơi cho 2 đội nhận xét lẫn nhau. 
- GV nhận xét bổ sung. 
- Người thứ 1 lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức gắn hướng ngôi nhà. Đội nào gắn nhanh hơn là đội đó thắng cuộc.
4. Củng cố: Trò chơi: Đại diện các nhóm lên trình bày Phiếu bài tập 
1. Đánh dấu x vào các câu đúng:
+ Cây chỉ sống trên cạn và dưới đất.
+ Loài vật có rất nhiều lợi ích.
+ Loài vật sống được trên cạn, dưới nước, bay lượn trên không.
+ Cây chỉ có ích lợi là che bóng mát cho con người.
2. Hãy kể tên:
+ 2 con vật sống trên cạn 
+ 2 con vật sống dưới nước 
+ 2 cây sống trên cạn 
+ 2 cây sống dưới nước 
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường sống quanh em.
5. Dặn dò: Yêu cầu HS xem lại các bài đã học từ HK II, chuẩn bị cho tiết sau ôn tập cuối năm
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 35	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 35	BÀI: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Kiến thức – Kĩ năng:
- HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các loài cây, con vật và về Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao. Ôn lại kĩ năng xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Có tình yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
Thái độ:
- Yêu thích cảnh quan môi trường trong sạch, có ý thức bảo vệ môi trường em đang sống.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời: + Kể ra cây chỉ sống trên cạn (dưới đất, dưới nước, bay lượn trên không)
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài. – Ôn tập Tự nhiên (tiếp theo)
Hoạt động 1: Hùng biện về bầu trời.
 - Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi: 
 + Em biết gì về bầu trời ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng như thế nào?)
 - Cho nhóm thảo luận, GV đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm. 
 - Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
 - GV chốt ý: + Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dạng? có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ở điểm nào?
- HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
- Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
4. Củng cố: Trò chơi: Đại diện các nhóm lên trình bày Phiếu bài tập 
1. Khoanh tròn vào + các câu đúng:
+ Mặt trời và mặt trăng đều ở rất xa trái đất.
+ Trái đất được chiếu sáng và sưởi ấm bởi Mặt Trời.
+ Hành tinh nào cũng có sự sống.
+ Trăng lúc nào cũng tròn.
+ Trái Đất là hành tinh xa thứ ba đối với Mặt Trời.
2. Hãy kể tên:
+ Vệ tinh tự nhiên của Trái Đất là: 
+ Hành tinh có sự sống là: 
+ Trái Đất có hai chuyển động là 
+ Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo chiều
+ Nhìn lên bầu trời bạn thấy những gì?
GDTT: Yêu thích môn học, ý thức bảo vệ môi trường sống quanh em.
5. Dặn dò: - Nhắc nhở các em ôn tập trong dịp hè: + Giữ gìn vệ sinh, tắm giặc thường xuyên, không được ăn quả xanh, nghịch bẩn, không uống nước lã, Không tự đi tập bơi khi không có người lớn giúp đỡ.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 TNXH 29-35.docx