Giáo án Tuần 07 - Khối Lớp 1

Giáo án Tuần 07 - Khối Lớp 1

Thứ hai : Tuần 07 Ngày dạy : 04/10/ 2010

TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT

Bài 27 : Ôn tập

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc và viết được : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr ; Các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Viết được : các âm và từ ngữ ứng dụng .

- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Tre ngà

+ HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 * Giáo viên : Kẻ bảng ôn viết sẵn như SGK, Tranh truyện kể SGK.

 - Sử dụng tranh ở SGK trang 45

 * Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 19 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 539Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 07 - Khối Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu báo giảng
TUẦN: 07
Từ ngày 04/ 10 đến 08/ 10/2010
Thứ
Ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Hai
04/10
01
02
03
04
05
SHĐT
TV
TV
TOÁN
TC
Bài 27 : Ôn tập
“
Bài : Kiểm tra
Bài : Xé dán hình quả cam ( Tiết 2 )
Ba
05/10
01
02
03
04
 TV
 TV
MT
TOÁN
Bài : Ôn tập âm và chữ ghi âm
“
Bài : Phép cộng trong phạm vi 3
TƯ
06/10
 01
02
03
04
TD
TV
TV
TOÁN
Bài 28 : Chữ thường và chữ hoa
 “
Bài : Luyện tập
NĂM
07/10
 01
02
03
04
05
 TV
TV
AN
TOÁN
ĐĐ
Bài 29 : ia
 “
Bài : Phép cộng trong phạm vi 4
Bài : Gia đình em ( Tiết 1 )
 SÁU
08/10
01
02
03
04
TV
TV
TNXH
SHTT
Tuần 5 – 6 : Cử tạ, thợ xẻ, nho khô, chữ số, nghé ọ.
“
Bài 7 : Thực hành : Đánh răng và rửa mặt
1
Thứ hai : Tuần 07 Ngày dạy : 04/ 10/2010
Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2010
TIẾT 1 : sinh hoạt đầu tuần
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ hai : Tuần 07 Ngày dạy : 04/10/ 2010
TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT
Bài 27 : Ôn tập
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc và viết được : p, ph, nh, g, gh, q, qu, gi, ng, ngh, y, tr ; Các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Viết được : các âm và từ ngữ ứng dụng .
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Tre ngà
+ HS khá, giỏi kể được 2 – 3 đoạn truyện theo tranh .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	* Giáo viên : Kẻ bảng ôn viết sẵn như SGK, Tranh truyện kể SGK.
	- Sử dụng tranh ở SGK trang 45 
	* Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nhận xét
II/ Dạy - Học bài mới:
1/ Giới thiệu bài, ghi bảng :
Bài 21 : Ôn tập
- Cho HS nêu các âm đã học, GV ghi 
 a / Ôn tập 
- Mở bảng ôn sau đó hướng dẫn HS đọc từng âm ghép chữ thành tiếng.
- Hướng dẫn HS đọc :
- Ghép chữ ở cột dọc với chữ ở cột ngang ,đánh vần đọc trơn 
- Ghép tiếng ở cột dọc với dấu ở cột ngang, đánh vần đọc trơn 
- Chỉ bảng cho HS đọc ( thứ tự và không thứ tự) 
b/ Đọc từ ngữ ứng dụng:
 nhà ga tre ngà 
 quả nho ý nghỉ 
- Gọi HS phân tích, đánh vần và đọc
- Chỉnh sửa sai, uốn nắn HS yếu
- Giải nghĩa từ ứng dụng
c/ Hướng dẫn viết bảng con
 - Viết mẫu và hướng dẫn HS viết: tre ngà, quả nho
- Cho HS viết bảng con
- Giúp đỡ HS yếu, nhận xét sửa sai
- 2-3 HS nêu 
- Cá nhân, lớp 
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Cá nhân, cả lớp đọc
- 3- 5 HS đọc
- Cá nhân, cả lớp đọc
- 2 HS gạch chân các tiếng có âm mới ôn 
- Cá nhân, nhóm, cả lớp 
- Cả lớp viết bảng con
TIẾT 2
3/ Luyện tập: 
a/ Luyện đọc: 
- Cho HS đọc lại bài trên bảng ( tiết 1)
- Nhận xét sửa sai cách đọc cho HS
* Đọc câu ứng dụng : 
- Cho HS quan sát tranh ở SGK 
- Giới thiệu câu ứng dụng :
- Tìm tiếng có âm mới ôn và phân tích 
- Gọi HS đọc câu
- Chỉnh sửa sai, đọc mẫu
b/ Kể chuyện :
- Cho HS đọc tên bài kể chuyện 
 Tre ngà
- Kể chuyện cho HS nghe lần 1 và 2
- Hướng đẫn HS quan sát tranh, kể theo từng tranh.
- Cho mỗi em kể lại 1tranh 
- Cho HS nêu ý nghĩa câu chuyện 
Ý nghĩa câu chuyện :
 Truyền thống đánh giặc cứu nước của trẻ nước Nam
c/ Luyện viết:
- Cho HS viết vào vở : tre ngà, quả nho
- Hướng dẫn điểm đặt bút, dừng bút, khoảng cách chữ, con chữ...
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách cầm bút...
- Quan sát HS viết, giúp đỡ HS yếu
4/ Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc lại bài trên bảng
- Nhận xét tiết học
- Dặn : về nhà đọc bài vừa học, viết bài vào vở: tre ngà, quả nho.
- Cá nhân, nhóm, lớp
- Quan sát, nhận xét
- 2 HS tìm
- 3-4 HS đọc
- 2 HS đọc lại
- Quan sát
- Cá nhân kể 
- Cá nhân nêu 
- Cả lớp viết vào vở
- Cá nhân , cả lớp
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 : TOÁN
Bài : Kiểm tra
I/ Mục tiêu 
- Nhận biết số lượng trong phạm vi 10 ; đọc ,viết các số, nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10.
- Nhận biết hình vuơng, hình tam giác.
II/ Đề kiểm tra
Bài 1 : Đếm hình trịn và ghi số thích hợp ơ trống :
Bài 2 : Điền số 
 1
 5
 9
Bài 3 : 
Khoanh vào số lớn nhất : 4	,	7	,	9
b) Khoanh vào số bé nhất : 8,	,	2	,	6
Bài 4 : >, <, =
0 1	 6	 3
9 	 10	 4	 2
Bài 5 : Điền số ?
Có  hình vuông
Có .hình tam giác
III/ Cách cho điểm
Bài 1 : 2 điểm
Bài 2 : 2 điểm
Bài 3 : 2 điểm ( Đúng mỗi ý cho 0,5 đ )
Bài 4 : 2 điểm ( Mỗi ý đúng 0,5 đ )
Bài 5 : 2 điểm ( Mỗi ý đúng 1 đ )
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 5 : THỦ CÔNG
Bài : Xé dán hình quả cam ( Tiết 2 )
i/ Mục tiêu
Xé, dán được hình quả cam, đường xé có thể bị răng cưa. Hình dáng tương đối phẳng, có thể dùng bút màu vẽ cuống và lá.
Với HS khéo tay : Xé, dán được hình quả cam có cuống, lá. Đường xé ít răng cưa, hình dáng phẳng. Có thể kết hợp vẽ trang trí quả cam.
II/ Chuẩn bị
GV : Mẫu xé, dán hình quả cam.
HS : Giấy màu, hồ dán, vở.
III/ Hoạt động dạy – học
GV
HS
A/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
B/ Bài mới
1. Hướng dẫn HS nhắc lại các bước xé, dán.
- Cho xem tranh mẫu và gọi HS nhắc lại các bước xé, dán
- GV chốt lại : Xé cuống và lá các em có thể lấy bút màu vẽ cuống và lá.
3. Học sinh thực hành:
- Yêu cầu HS thực hành
- Nhắc HS vẽ cẩn thận.
- Trình bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4.Nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét tiết học: 
- Đánh giá sản phẩm: 
- Dặn dò: “Xé, dán hình cây đơn giản”
+ Quan sát tranh – nhắc lại các bước xé, dán :
a) Xé hình quả cam:
- Lấy 1 tờ giấy thủ công màu, lật mặt sau đánh dấu và vẽ 1 hình vuông có cạnh không to, không nhỏ quá
- Xé rời hình vuông ra.
- Xé 4 góc của hình vuông theo đường kẻ.
- 2 góc phía trên xé nhiều hơn.
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình quả cam
 b) Xéù hình lá:
- Lấy mảnh giấy màu xanh, vẽ 1 hình chữ nhật
- Xé hình chữ nhật rời khởi giấy màu.
- Xé 4 góc của hình chữ nhật theo đường vẽ.
- Xé chỉnh, sửa cho giống hình chiếc lá. Lật mặt màu để HS quan sát.
c) Xé hình cuống lá:
- Lấy 1 mảnh giấy màu xanh, vẽ và xé một hình chữ nhật 
- Xé đôi hình chữ nhật, lấy 1 nửa để làm cuống.
Có thể xé cuống 1 đầu to, 1 đầu nhỏ.
d) Dán hình.
- Thực hành trên giấy màu
- Trình bày sản phẩm
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ ba : Tuần 07 Ngày dạy : 05/10/ 2010
TIẾT 1 – 2 : TIẾNG VIỆT
Bài : Ôn tập âm và chữ ghi âm
I/ MỤC TIÊU :
Ôn tập các âm đã học : ph, nh, tr, ch, gi, qu, ng, ngh, g, gh,th, kh.
Đọc và viết được các âm đã học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	* Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
-Nhận xét.
B/ Dạy - Học bài mới :
TIẾT 1
a/ Hướng dẫn ôn các âm đã học
- GV gọi HS đọc các âm đã học
- GV chỉnh sửa phát âm - ghi bảng
b/ Hướng dẫn HS phát âm :
- GV hướng dẫn đọc
- Gọi HS đọc
- Chỉnh sửa sai, uốn nắn HS yếu.
c/ Hướng dẫn viết
- GV đọc cho HS viết vào bảng con
- Nhận xét.
TIẾT 2
 a/ Luyện đọc: 
- Cho HS đọc lại bài trên bảng ( tiết 1)
- Nhận xét sửa sai cách đọc cho HS
 b/ Luyện viết:
- Cho HS viết vào vở : g, gh, gà ri, ghế gỗ
- Quan sát HS viết, giúp đỡ HS yếu
3/ Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc lại bài trên bảng
- Nhận xét tiết học
- Dặn : về nhà đọc bài vừa học, viết bài vào vở trắng .
- Cá nhân
- HS còn lại bổ sung
- Cá nhân, cả lớp đọc
- HS đọc : lớp, nhóm , cá nhân .
- HS viết vào bảng con
- HS đọc : cá nhân
- HS còn lại đọc thầm
- Cả lớp viết vào vở .
- Cá nhân, lớp
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 : TOÁN
Bài : Phép cộng trong phạm vi 3
I/ Mục tiêu
Thuộc bảng cộng trong phạm vi 3; Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
Bài tập cần làm 1, 2, 3.
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh minh hoạ SGK
III/ Hoạt động dạy – học
GV
HS
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nhận xét 
2/. Bài mới : 
a/ Giới thiệu phép cộng, bảng cộng
Bước 1 : Hướng dẫn phép cộng 1 + 2
- Yêu cầu HS xem tranh xẽ SGK
- GV nêu : Có 1 con gà thêm 1 con gà. Hỏi có tất cả mấy con gà ?
- Gọi HS trả lời 
- GV ghi bảng 1 + 1 = 2 và gọi HS đọc
Bước 2 : Hướng dẫn phép cộng 1 + 2, 2 + 1 
 ( tương tự )
Bước 3 :
- Gọi HS đọc bảng cộng
b/ Thực hành
Bài 1 :
- GV nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 3 HS làm BT
- Nhận xét sửa chữa .
 Bài 2 :
 - GV nêu yêu cầu BT
- Gọi HS làm BT
- Nhận xét
Bài 3 : Nối phép tính thích hợp
- GV nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 1 HS làm BT
- Nhận xét sửa chữa.
3/ Củng cố - dặn dò 
- Chuẩn bị : Luyện tập chung 
- Nhận xét giờ học.
- HS xem tranh SGK
- HS nêu lại bài toán : lớp, tổ, cá nhân
- HS trả lời : 1 thêm 1 bằng 2
- Cả lớp nhắc lại : 1 thêm 1 bằng 2
- HS đọc 1 + 1 = 2
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS nghe
- HS theo dõi
- Cá nhân lên bảng làm : 
1 + 1 = 2 ; 1 + 2 = 3 ; 2 + 1 = 3
- HS còn lại làm vào bảng con
- Nghe
- HS làm bảng lớp, bảng con
- HS nghe
- HS theo dõi
- Cá nhân lên bảng làm
- HS còn lại làm vào SGK
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ tư : Tuần 07 Ngày dạy :06/10/ 2010
TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT
 ... 
II/ Đồ dùng dạy – học 
 - Tranh minh hoạ SGK
III/ Hoạt động dạy – học
GV
HS
1/ Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
- Nhận xét 
2/. Bài mới : 
a/ Giới thiệu phép cộng, bảng cộng
Bước 1 : Hướng dẫn phép cộng 3 + 1
- Yêu cầu HS xem tranh xẽ SGK
- GV nêu : Có 3 con chim thêm 1 con chim. Hỏi có tất cả mấy con chim ?
- Gọi HS trả lời 
- GV ghi bảng 3 + 1 = 4 và gọi HS đọc
Bước 2 : Hướng dẫn phép cộng 2 + 2, 1 + 3 
 ( tương tự )
Bước 3 :
- Gọi HS đọc bảng cộng
b/ Thực hành
Bài 1 :
- GV nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 3 HS làm BT
- Nhận xét sửa chữa .
 Bài 2 :
 - GV nêu yêu cầu BT
- Gọi HS làm BT
- Nhận xét
Bài 3 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi 1 HS làm BT
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 4 :
- Nêu yêu cầu BT và yêu cầu HS xem tranh SGK
- Hướng dẫn học sinh làm BT : Có 1 con chim bay và thêm 3 con chim đậu. Hỏi tất cả mấy con chim ? 
- Muốn biết bao nhiêu con chim, các em làm tính gì ? Mấy cộng mấy ?
- Yêu cầu HS làm BT
- Quan sát hướng dẫn
- Nhận xét.
3/ Củng cố - dặn dò 
- Chuẩn bị : Luyện tập chung 
- Nhận xét giờ học . 
- HS xem tranh SGK
- HS nêu lại bài toán : lớp, tổ, cá nhân
- HS trả lời : 3 thêm 1 bằng 4
- Cả lớp nhắc lại : 3 thêm 1 bằng 4
- HS đọc 3 + 1 = 4
- HS đọc : cá nhân, tổ, lớp
3 + 1 = 4 ; 2 + 2 = 4 ; 1 + 3 = 4
- HS nghe
- HS theo dõi
- Cá nhân lên bảng làm : 
1 + 3 = 4 ; 2 + 2 = 4 ; 3 + 1 = 4 ; 2 + 1 = 3
1 + 1 = 2 ; 1 + 2 = 3
- HS còn lại làm vào bảng con
- Nghe
- HS làm bảng lớp, bảng con
- HS nêu : >, <, =
- HS theo dõi
- Cá nhân lên bảng làm
- HS còn lại làm vào SGK
2 + 1 3
1+ 3 .3
1 + 1.3
- HS xem tranh SGK
- Có tất cả 4 con chim
- Làm tính cộng : 1 + 3
- HS làm BT SGK
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 5 : ĐẠO ĐỨC
Bài : Gia đình em ( tiết 1 )
I/ Mục tiêu
- Bước đầu biết được trẻ em có quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc.
- Nêu được những việc trem cần làm để thể hiện sự kính trọng, lễ phép,vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Biết trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ ( HS khá – giỏi ).
II/ Tài liệu và phương tiện
Tranh minh hoạ SGK
III/ Hoạt động dạy – học
GV
HS
Giới thiệu bài
GV cho HS hát bài hát bài “ Cả nhà thương nhau “
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS kể vè gia đình mình.
- GV chia nhóm đôi
- Giao nhiệm vụ : Kể về những người trong gia đình mình.
- Gọi HS nói trước lớp
- GV kết luận : Ai cũng có gia đình.
Hoạt động 2 : Kể nội dung theo tranh BT2
- Chia nhóm đôi
- Giao nhệm vụ : xem tranh BT2 và kể lại nội dung trong tranh
- GV chia HS thành nhóm và chia nhiệm vụ cho mỗi nhóm quan sát, kể lại nội dung một tranh
GV chốt : 
Tranh 1 : bố mẹ đang hướng dẫn con học bài
Tranh 2 : bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên
Tranh 3 : một gia đình sum họp bên mâm cơm
Tranh 4 : bạn nhỏ trong tổ
GV kết luận : Các em thật hạnh phúc, sung sướng khi được sống cùng với gia đình. Các em phải cảm thông, chia sẻ với các bạn thật thiệt thòi không được sống cùng gia đình.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm BT3
- HS đóng vai theo các tình huống trong BT 3
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo tình huống trong 1 tranh
Tranh 1 : nói “vâng ạ” và thực hiện đúng lời mẹ dặn 
Tranh 2 : chào bà và cha mẹ khi đi học về 
Tranh 3 : xin phép bà đi chơi
Tranh 4 : nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn
GV kết luận : Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời cha mẹ
Hoạt động 4 : Củng cố – Dặn dò :
- Cả lớp hát bài : Mẹ yêu không nào?
- Thực hiện đúng qua bài học
- Thảo luận nhóm đôi
- HS thực hiện
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhóm thảo luận nội dung tranh được phân công
- Đại diện nhóm kể lại nội dung tranh
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Nhóm đóng vai
- Lớp theo dõi, nhận xét
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS bày trước lớp
- Nhóm khác nhận xét
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ sáu : Tuần 07 Ngày dạy : 08/10/ 2010
TIẾT 1 – 2 : TIẾNG VIỆT
 Tuần 5 – 6 : cử tạ, thợ xẻ, nho khô, chữ số, nghé ọ
I/ MỤC TIÊU :
	- Viết đúng các chữ : cử tạ, thợ xẻ, nho khô, chữ số, nghé ọ, phá cỗ, cá trê kiểu chữ viết thường, cõ vừa theo vở tập viết, tập 1.
	- HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	* Giáo viên :
	- Mẫu chữ viết
	* Học sinh : SGK, vở tập viết, bảng con...
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GV
HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
-Nhận xét.
B/ Dạy - Học bài mới :
TIẾT 1
Giới thiệu bài, ghi bảng 
Giới thiệu hôm nay chúng ta luyện viết: cử tạ, thợ xẻ, chữ số 
Hoạt động 1 : Viết bảng con
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết 
+ cử : đặt bút dưới đường kẻ 3 viết c, lia bút bút nối với ư, cách 1 con chữ o viết tạ
+ thợ xẻ: đặt bút ở đường kè 2 viết t lia bút nốivới h, nối với ơ
+ chữ số: viết c nối với h với ư, dấu ngã ở trên ư. cách 1 con chữ o viết số 
- Giáo viên theo dõi sửa sai
Tiết 2
Hoạt động 2 : Viết vở
- Nêu tư thế ngồi viết
- Cho học sinh viết từng dòng vào vở.
Hoạt động 3 :Củng cố – Dặn dò
- Giáo viên thu bài chấm 
- Nhận xét
- Về nhà viết hết trang
- Ôn lại các bài có âm đã học
- HS quan sát 
- HS quan sát
- Viết vào bảng con
- HS viết vào vở tập viết
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 3 : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài 7 : Thực hành : Đánh răng và rửa mặt
I/ Mục tiêu
Biết đánh răng rửa mặt đúng cách.
II/ Đồ dùng dạy – học
Tranh vẽ SGK
 III/ Hoạt động dạy – học
GV
HS
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1 : Thực hành đánh răng
Mục tiêu : Biết cách đánh răng đúng cách.
Cách tiến hành :
B1 :
GV hỏi : ai có thể chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng?
Hằng ngày em chải răng thế nào ?
GV làm mẫu động tác đánh răng với mô hình hàm răng
B2 :
- Lần lượt gọi HS thực hành trên mô hình hàm răng.
- GV nhận xét chung
+ Chuẩn bị cốc nước sạch
+ Lấy kem đánh răng và bàn chải
+ Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên
+ Lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng
+ Súc miệng kĩ và nhổ ra vài lần 
+ Rửa sạch và cắm bàn chải đúng chỗ (cắm ngược bàn chải)
Kết luận : GV vừa nói vừa cho cả lớp quan sát mô hình hàm răng
“Hàm răng trẻ em có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa. Khi răng sữa hỏng hay đến tuổi thay răng, răng sữa sẽ bị lung lay và rung (khoảng 6 tuổi, chính là tuổi của học sinh lớp 1) khi đó răng sẽ được mọc lên, chắc chắn hơn gọi là răng vĩnh viễn, nếu răng vĩnh viễn bị sâu, bị rung sẽ không mọc lại nữa. Vì vậy việc giữ vệ sinh răng và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng”
HOẠT ĐỘNG 2 : Thực hành rửa mặt
Mục tiêu : Biết rửa mặt đúng cách
Cách tiến hành :
* Bước 1:
GV cho HS trả lời câu hỏi 
- Ai có thể nói cho cả lớp biết : Rửa mặt như thế nào là đúng cách và hợp vệ sinh nhất ? Nói rõ vì sao ?
* Bước 2 : Yêu cầu HS xem tranh vẽ SGK
GV kết luận : Tranh vẽ đó là thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh ; Trước khi rửa mặt các em phải chuẩn bị :
- Chuẩn bị khăn sạch, nước sạch
- Rửa tay bằng xà phòng
- Dùng 2 bàn tay đã sạch để rửa mặt ( nhắm mắt lại, xoa kĩ vùng xung quanh mắt, trán, hai má, miệng và cằm)
- Sau đó dùng khăn mặt lau khô vùng mắt trước.
- Vò sạch khăn và vắt khô dùng khăn lau hai vành tai và cổ.
- Cuối cùng giặt khăn bằng xà phòng và phơi ra nắng.
Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò
- Nên đánh răng súc miệng vào lúc nào thì tốt nhất?
- Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo đồ ngọt ?
- Phải làm gì khi răng bị đau hoặc lung lay?
- GV nhắc nhở HS những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng của mình
- Trả lời cá nhân
- HS thực hành trước lớp
- HS khác nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- HS trả lời câu hỏi
- Trả lời cá nhân
- HS còn lại bổ sung
- HS lắng nghe.
- Đánh răng trước khi đi ngủ và sau bửa ăn
- Ăn nhiều bánh kẹo, đò ngọt sẽ bị hư răng.
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 : SINH HOẠT TẬP THỂ
1/ Nhận xét, đánh giá các hoạt động:
 - Nền nếp ra vào lớp, giờ giấc đến trường, xếp hàng.
 - Giữ vệ sinh trường lớp, thân thể.
 - Giữ gìn, bảo quản sách vở.
	2/ Nhận xét về học tập:
	- Ý thức học tập của HS ở lớp, ở nhà.
	- Nhắc nhở một số HS về việc luyện viết chữ chưa đẹp, chưa thuộc bài.
	3/ Nhận xét thi đua giữa các tổ :
	- Cho HS nhận xét kết quả hoạt động của từng tổ.
	- GV nhận xét tuyên dương các tổ có kết quả tốt.
 4/ Giáo dục HS
 - Ă n mặc gọn gàng sạch sẽ
 - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
 - Cần đến lớp đúng giờ, không mang quà vào lớp .
	5/ Kế hoạch tuần tới
	- Nhắc nhở HS ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
	- Tiếp tục rèn chữ viết.
	- Duy trì nề nếp ra vào lớp, tích cực thi đua giữa các tổ.
 - Kiểm tra vệ sinh cá nhân .
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ký duyệt : tuần 07
Hiệu phó chuyên môn
Tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(136).doc