MÔN: HỌC VẦN
BÀI : IM - UM
I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo các vần im, um, các tiếng: chim, trùm.
-Phân biệt được sự khác nhau giữa vần im và um.
-Đọc và viết đúng các vần im, um, các từ chim câu, trùm khăn.
-Đọc được từ và câu ứng dụng
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng.
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 16 Thứ ngày Môn Tên bài dạy Hai Học vần (2) Toán Đạo đức Im-um Luyện tập Trật tự trong trường học (Tiết 1) Ba Mĩ thuật Toán Học vần Vẽ lọ hoa Bảng cộng và trừ trong phạm vi10 Iêm- yêm Tư Kĩ thuật Học vần (2) Toán Gấp cái quạt Uôm- ươm Luyện tập Năm Thể dục Aâm nhạc Học vần (2) TNXH RLTTCB-Trò chơi vận động Nghe hát quốc ca- Kể chuyện âm nhạc Ôn tập Hoạt động ở lớp Sáu Học vần (2) Toán HĐNK HĐTT Ot –at Luyện tập chung ÀATGT: BÀI 6 Sinh hoạt sao Thứ hai ngày15 tháng12 năm 2008 MÔN: HỌC VẦN BÀI : IM - UM I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo các vần im, um, các tiếng: chim, trùm. -Phân biệt được sự khác nhau giữa vần im và um. -Đọc và viết đúng các vần im, um, các từ chim câu, trùm khăn. -Đọc được từ và câu ứng dụng -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh, đỏ, tím, vàng. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa. -Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng. -Tranh minh hoạ luyện nói: Xanh, đỏ, tím, vàng. -Bộ ghép vần của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra vần im, ghi bảng. Gọi 1 HS phân tích vần im. Lớp cài vần im. GV nhận xét. So sánh vần im với am. HD đánh vần vần im. Có im, muốn có tiếng chim ta làm thế nào? Cài tiếng chim. GV nhận xét và ghi bảng tiếng chim. Gọi phân tích tiếng chim. GV hướng dẫn đánh vần tiếng chim. Dùng tranh giới thiệu từ “chim câu”. Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học. Gọi đánh vần tiếng chim, đọc trơn từ chim câu. Gọi đọc sơ đồ trên bảng. Vần 2 : vần um (dạy tương tự ) So sánh 2 vần Đọc lại 2 cột vần. Gọi học sinh đọc toàn bảng. Hướng dẫn viết bảng con: im, chim câu, um, trùm khăn. GV nhận xét và sửa sai. Đọc từ ứng dụng. Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng. Con nhím: Con vật nhỏ có bộ lông là những gai nhọn, có thể dù lên. Tủm tỉm: Cười nhỏ nhẹ không nhe răng và không hở môi. Mũm mĩm: Đưa tranh em bé mập mạp, trắng trẻo và giới thiệu. Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm. Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Con nhím, trốn tìm, tủm tỉm, mũm mĩm. Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên. Đọc sơ đồ 2. Gọi đọc toàn bảng. 3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học. Đọc bài. Tìm tiếng mang vần mới học. NX tiết 1 Tiết 2 Luyện đọc bảng lớp : Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng: Bức tranh vẽ gì? Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: Khi đi em hỏi Khi về em chào Miệng em chúm chím Mẹ có yêu không nào? Gọi học sinh đọc. GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói: Chủ đề: “Xanh, đỏ, tím, vàng”. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Tổ chức cho các em thi nói về các màu sắc em yêu. GV giáo dục TTTcảm. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu 1 lần. GV Nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV (3 phút). GV thu vở một số em để chấm điểm. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài. Trò chơi: Tìm vần tiếp sức: Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học. Cách chơi: Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc. GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 5 -> 8 em N1 : que kem; N2 : ghế đệm. Học sinh nhắc lại. HS phân tích, cá nhân 1 em Cài bảng cài. Giống nhau : kết thúc bằng m. Khác nhau : im bắt đầu bằng i. i – mờ – im. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm ch đứng trước vần im. Toàn lớp. CN 1 em. chờ – im – chim. CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT. Tiếng chim. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau : kết thúc bằng m Khác nhau : um bắt đầu bằng u, im bắt đầu bằng i. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV. HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em. Nhím, tìm, tủm tỉm, mũm mĩm. CN 2 em. CN 2 em, đồng thanh. Vần im, um. CN 2 em Đại diện 2 nhóm. CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh. Em bé chào mẹ để đi học.. HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh. Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên. Học sinh khác nhận xét. Hai nhóm mỗi nhóm 5 em thi tìm các màu sắc ở các đồ vật. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. Toàn lớp. CN 1 em Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 4 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi. Học sinh khác nhận xét. MÔN: TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : -Giúp học sinh củng cố và khắc sâu về phép cộng và trừ trong phạm vi đã học. -Cách đặt đề toán và phép tính theo tranh. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. -Bộ đồ dùng toán 1 III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài, gọi nộp vở. Gọi vài học sinh lên bảng để kiểm tra về bảng trừ trong phạm vi 10. Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh theo bàn đứng dậy mỗi em nêu 1 phép tính và kết quả của phép tính đó lần lượt từ bàn này đến bàn khác. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào? Gợi ý học sinh nêu: Điền số thích hợp vào chỗ chấm để có kết qủa đúng. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cô treo tranh tranh, gọi nêu đề bài toán. Gọi lớp làm phép tính ở bảng con. Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng. 4.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi đã học. 5. Dặn dò: Tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới. 1 em nêu “ Phép trừ trong phạm vi 10” Vài em lên bảng đọc các công thức trừ trong phạm vi 10. Học sinh khác nhận xét. Học sinh nêu: Luyện tập. Học sinh lần lượt làm các cột bài tập 1. Học sinh chữa bài. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để có kết qủa đúng. Học sinh làm VBT. Học sinh nêu đề toán và giải : 8 – 2 = 6 (quả) Học sinh đọc lại phép tính GV ghi để khắc sâu cách giải. Học sinh xung phong đọc bảng cộng và trong phạm vi đã học. MÔN :ĐẠO ĐỨC BÀI : TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1) I.Mục tiêu: -Học sinh hiểu cần phải trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp. -Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em. -Học sinh có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học. II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài. -Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp. -Điều 28 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động học sinh 1.KTBC: Hỏi bài trước: Hỏi học sinh về nội dung bài cũ. GV nhận xét KTBC. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận: GV chia nhóm và yêu cầu học sinh quan sát tranh và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh. Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp. Nêu yêu cầu cho học sinh cả lớp tranh luận: Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong tranh 2? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã. Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ: GV thành lập BGK gồm GV và cán sự lớp. GV nêu YC cuộc thi: Tổ trưởng bết điều khiển các bạn (1 điểm) Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy (1 điểm) Đi cách đều nhau, cầm hoặc mang cặp sách gọn gàng (1 điểm) Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn (1 điểm) 3. Cho các nhóm thực hành. BGK chấm điểm công bố kết qủa và phát thưởng cho tổ xếp tốt nhất. 4..Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi nêu nội dung bài. Nhận xét, tuyên dương. 4.Dặn dò: Học bài, xem bài mới. Cần thực hiện: Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, trật tự HS nêu tên bài học. 4 học sinh trả lời. Vài HS nhắc lại. Học sinh mỗi nhóm quan sát tranh, thảo luận và trình bày trước lớp. Học sinh nhóm khác nhận xét. Các nhóm thực hành xếp hàng ra vào lớp theo điều khiển của lớp trưởng. Thi đua nhau giữa các nhóm. Học sinh nêu tên bài học. Học sinh nêu nội dung bài học. Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. Thứ ba ngày16 tháng12 năm 2008 MÔN: MĨ THUẬT BÀI : VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA. I.Mục tiêu : -Giúp HS thấy được vẽ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa. -Biết cách vẽ hoặc xé được một lọ hoa đơn giản. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tranh ảnh về các loại lọ hoa có các kiểu dáng khác nhau. -Một số bài vẽ của học sinh lớp trước. Hình hướng dẫn cách ... ng sách báo bất kì. -Đọc được từ và câu ứng dụng. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng. -Tranh minh hoạ luyện nói: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát. -Bộ ghép vần của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra vần ot, ghi bảng. Gọi 1 HS phân tích vần ot. Lớp cài vần ot. GV nhận xét. So sánh vần ot với oi. HD đánh vần vần ot. Có ot, muốn có tiếng hót ta làm thế nào? Cài tiếng hót. GV nhận xét và ghi bảng tiếng hót. Gọi phân tích tiếng hót. GV hướng dẫn đánh vần tiếng hót. Dùng tranh giới thiệu từ “tiếng hót”. Hỏi: Trong từ có tiếng nào mang vần mới học. Gọi đánh vần tiếng hót, đọc trơn từ tiếng hót. Gọi đọc sơ đồ trên bảng. Vần 2 : vần at (dạy tương tự ) So sánh 2 vần Đọc lại 2 cột vần. Gọi học sinh đọc toàn bảng. Hướng dẫn viết bảng con: ot, tiếng hót, at, ca hát. GV nhận xét và sửa sai. Đọc từ ứng dụng. Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng. Bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt. Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Bánh ngọt, trái nhót, bãi cát, chẻ lạt. Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn các từ trên. Đọc sơ đồ 2 Gọi đọc toàn bảng 3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học. Đọc bài. Tìm tiếng mang vần mới học. NX tiết 1 Tiết 2 Luyện đọc bảng lớp : Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn: Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng: Bức tranh vẽ gì? Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: Ai trồng cây Người đó có tiếng hát Trên vòm cây Chim hót lời mê say. Gọi học sinh đọc. GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói: Chủ đề: “Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát”. GV treo tranh và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. GV giáo dục TTTcảm Đọc sách kết hợp bảng con GV đọc mẫu 1 lần. GV Nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV (3 phút). GV thu vở một số em để chấm điểm. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài. Trò chơi: Thi hát: GV hướng dẫn 2 đội mỗi đội 5 người. Lần lượt từng đội sẽ hát hoặc đọc câu hát, câu thơ, câu văn có chứa vần ot hoặc at. Đến lượt đội mình mà các bạn trong đội không hát, đọc được thì đếm 5 tiếng và sẽ mất lượt hát, đọc đó. Cuối cùng đội nào được nhiều lượt đọc hoặc hát sẽ thắng GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 5 -> 8 em N1 : lưỡi liềm; N2 : nhóm lửa. Học sinh nhắc lại. HS phân tích, cá nhân 1 em Cài bảng cài. Giống nhau : Bắt đầu bằng o. Khác nhau : ot kết thúc bằng t. o – tờ – ot. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm h đứng trước vần ot và thanh sắc trên âm o. Toàn lớp. CN 1 em. Hờ – ot – hot – sắc - hót. CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT. Tiếng hót. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau : kết thúc bằng t Khác nhau : at bắt đầu bằng a, ot bắt đầu bằng o. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV. HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em. Ngọt, nhót, cát, lạt. CN 2 em CN 2 em, đồng thanh Vần ot, at. CN 2 em Đại diện 2 nhóm CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh. Con cò lộn cổ xuống ao. Hai bạn nhỏ đang trồng và chăm sóc cây, trên cành chim đang hót. HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 5 em, đồng thanh. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của GV. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. Toàn lớp. CN 1 em Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 3 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi. Học sinh khác nhận xét. MÔN: TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : -Giúp học sinh nhận biết số lượng trong phạm vi 10. -Cách viết, đếm các số trong phạm vi 10. -Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. -Rèn kĩ năng ban đầu về giải toán có lời văn. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, SGK, tranh vẽ. -Bộ đồ dùng toán 1. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài. Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính. Cô nhận xét về kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh đếm trong ô có bao nhiêu chấm tròn thì viết vào dưới số thích hợp. Bài 2: Gọi nêu yêu cầu của bài: Gọi học sinh đọc: Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Ở dạng toán này ta thực hiện như thế nào? Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Bài này yêu cầu ta làm gì? GV phát phiếu học tập cho học sinh làm bài 3, 4 vào phiếu. Gọi học sinh nêu miệng bài tập. Bài 5: Câu a. GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng, gọi học sinh nhìn tóm tắt đọc đề toán: Tóm tắt: Có : 5 quả Thêm : 3 quả Có tất cả: ? quả. GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi ta điều gì? Gọi lớp làm phép tính ở bảng con. Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng. Cho học sinh đọc lại bài giải. Câu b Tóm tắt: Có : 7 viên bi Bớt : 3 viên bi Còn : ? viên bi GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi ta điều gì? Gọi lớp làm phép tính ở bảng con. Gọi nêu phép tính, cô ghi bảng. Cho học sinh đọc lại bài giải. 4.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. 5.Dặn dò: Tuyên dương, dặn học sinh học bài, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài “Luyện tập” 5 + 3 = , 10 + 0 = 9 – 6 = , 8 + 2 = 10 – 1 = , 10 + 0 = 10 – 0 = , 9 + 1 = Học sinh nêu: Luyện tập chung. Học sinh lần lượt đếm và viết vào ô trống số chỉ chấm tròn tương ứng. 1 em đọc từ 0 -> 10 1 em đọc từ 10 -> 0 Học sinh khác đọc lặp lại. Viết các số thẳng cột với nhau. Viết số thích hợp vào ô trống. Học sinh làm ở phiếu học tập và nêu kết quả Có 5 quả, thêm 3 quả nữa. Hỏi có tất cả mấy quả? Học sinh nêu và trình bày bài giải. Giải: 5 + 3 = 8 (quả) Có 7 viên bi, bớt 3 viên bi. Hỏi còn lại mấy viên bi? Học sinh nêu và trình bày bài giải. Giải: 7 - 3 = 4 (viên bi) Học sinh nêu tên bài. Một vài em đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. HĐNK:ATGT BÀI 6 NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY I: MỤC TIÊU: SGV/34 II:ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ ở sgk III:CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1: Bài cũ:đưa câu hỏi cho học sinh trả lời 2:Khi đi qua đường phố các em cần phải đi với ai? 2:Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, em phải làm gì? Nhận xét bài cũ 2:Các hoạt động: a :Hoạt động1:Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp, xe máy -Mục tiêu:Hiểu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy -Ghi nhớ các trình tự an toàn khi ngồi trên xe đạp ,xe máy. -Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy b :Cách tiến hành: hỏi: Khi đi đến trường em đi bằng phương tiện gì? Xem tranh thảo luận nhóm4 một số câu hỏi sau: Ngồi trên xe máy có đội mũ không? Đội mũ gì?Tại sao? Bạn nhỏ ngồi trên xe máy như thế nào, ngồi đúng hay sai? Nếu ngồi trên xe máy em sẽ ngồi như thế nào? Giới thiệu tranh ảnh cho học sinh nhận xét đúng sai. Kết luận:sgv/36 Hoạt động2:Thực hành trình tự lên, xuống xe máyvà thực hành đội mũ bảo hiểm Củng cố:Cho học sinh nhắc lại bài học Dặn về xem lại bài. 3 em trả lời Đại diện nhóm trả lời, các nhópm khác nhận xét bổ sung Ghi nhớ thứ tự các động tác khi lên xe đạp xe máy. -Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp ,xe máy.( cho học sinh thực hành đóng vai) HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT SAO Mục tiêu : Học sinh biết nhận lỗi và tư ïkhắc phục lỗi. Tập tính mạnh dạn trước tập thể. Tập hát bài hát của sao.Phát động phong trào thi đua học tốt chào mừng ngày QĐNNVN 22-12. II. Nội dung sinh hoạt : 1 : Tập hợp hàng dọc: Điểm số báo cáo. Học sinh điểm số báo cáo , sao trưởng báo cáo với trưởng sao. Trưởng sao báo cáo với giáo viên. 2 : Lên lớp : a : Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần qua: + Ưu điểm : duy trì tốt mọi hoạt động nề nếp ,sĩ số . Có nhiều sao viên lập nhiều thành tích trong học tập: Sơn, Hân Tuyên dương sao ngoan ngoãn có giúp đỡ bạn trong học tập, chữ viết có nhiều tiến bộ: Hương + Tồn tại : chữ viết cần rèn thêm :Bảo b : Tổ chức hoạt động : Cho học sinh chơi trò chơi “ tự chọn Tổ chức cho học sinh hát những bài hát môi trường Biểu dương những học sinh tiêu biểu và tích cực 3 : Tổng kết : a: giáo viên nhận xét giờ sinh hoạt b: phương hướng tuần tới:Khắc phục tồn tại ,tiếp tục tập đội sao ,rèn vở sạch chữ đẹp. Tổng kết đợt thi đua22-12.Ôn tập tốt để thi cuối học kì.Luôn ăn mặc sạch sẽ, đúng mùa.
Tài liệu đính kèm: