Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 15, 16

Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 15, 16

I. Mục tiêu

 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

 - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1;2;3)

II. Đồ dùng dạy học

 GV: - Tranh minh hoạ trang 114 SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc

 HS: SGK, vở ghi

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 56 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy khối 1 (buổi sáng) - Tuần 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 26 .11.2011 Ngày dạy : Thứ 2/ 28/11/2011
TIẾT 1 : CHÀO CỜ
------------------------------------o0o-------------------------------------
TIẾT 2 : TẬP ĐỌC
BÀI 29 : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
 - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được câu hỏi 1;2;3) 
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Tranh minh hoạ trang 114 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc
 HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Đọc TL bài thơ Hạt gạo làng ta.
Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạtvàng
+ Bài thơ cho em hiểu điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh
GV giới thiệu bài
* HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1
+GV sửa lỗi phát âm 
+GV ghi bảng từ khó
+Gọi HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Yêu cầu HS nêu chú giải
- Luyện đọc theo cặp
- GVHD cách đọc và đọc mẫu 
 b) Tìm hiểu bài 
- Đọc thầm đoạn và câu hỏi:
Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
+ Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"?
+Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
c) Đọc diễn cảm
- Tổ chức HS đọc diễn cảm
+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
4. Củng cố dặn dò
Các em học được điều gì ở người dân Tây Nguyên ?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về học và chuẩn bị bài sau
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi 
+Tranh vẽ ở một buôn làng, người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ
- HS nghe
1 HS đọc toàn bài
HS 1: Căn nhà sàn.... khách quý.
HS 2: Y hoa .... chém nhát dao.
HS 3: Gì Rok đến.... cái chữ nào.
HS 4: Còn lại
(HS yếu đọc nối tiếp câu)
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS nêu chú giải
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- Lớp đọc thầm đoạn và câu hỏi
+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, đến chật ních ngôi nhà sàn, mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi, giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung.Già làng đứng đón.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy;
ND: Người Tây nguyên qúy trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
 1HS đọc
 Lắng nghe
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
3 HS phát biểu
TIẾT 3 : TOÁN
BÀI 71: LUYỆN TẬP (TR.72)
I. Mục tiêu
 - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
 * Bài tập cần làm: Bài 1(a,b,c); Bài 2a; Bài 3.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng, SGK, thước...
 HS : vở, sgk, thước...
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Chữa BT1d; Bài 3 tr.71
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
a.Giới thiệu bài. Ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(a,b,c)
- Cho HS nêu YC, HS tự làm bài.
- GV chữa bài cho HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2a
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học
 -Dặn HS về làm BT1d; BT4 tr.72 
1'
5'
1'
15'
5'
10'
3'
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 17,55 : 3,9 = 4,5
b) 0,603 : 0,009 = 6,7
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
- 1 HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm .
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 1,8 = 72
 = 72 : 18 = 40
- HS nhận xét bài làm của bạn cả cách làm và các kết quả tính.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, 
Bài giải
1lít dầu hoả nặng là:
3,952 = 0,76 (kg)
Số lít dầu hỏa có là:
5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số : 7l dầu
TIẾT 4 : CHÍNH TẢ (NGHE – VIẾT)
BÀI 15: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu
 - Nghe - viết đúng bài cính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm được BT 2 chính tả phân biệt tr/ch
 - HS có ý thức cẩn thận, sạch sẽ
II. Đồ dùng dạy học 
 GV:- Bài tập viết sẵn bảng phụ
 HS: SGK, vở ghi, VBTTV5/1.
III. Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. KTBC 
- Yêu cầu HS viết các từ có âm đầu tr/ ch - NX chữ viết của HS.
3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài. Ghi đâu bài
b) Hướng dẫn viết chính tả
 * Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- YC HS đọc đoạn viết.
Đoạn văn cho em biết điều gì?
 * Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết. HS viết các từ khó vừa tìm được.
* Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết bài
* Soát lỗi và chấm bài
c. Hướng dẫn làm BT chính tả
 Bài 2a
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Cho các nhóm lên bảng làm 
GV nhận xét bổ xung 
Bài 3a( Nếu còn thời gian)
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài bằng cách dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập - GV nhận xét từ đúng
Truyện đáng cười ở chỗ nào?
4. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ ngữ vừa tìm được.
1'
- 2 HS lên viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp
- HS nghe
- HS đọc bài viết
- Đoạn văn nói lên tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực.
- HS viết từ khó
- HS viết bài
(HS yếu viết được 2/3 bài viết) 
- HS soát lại lỗi và thu 7 bài chấm
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận và làm bài tập
+ tra( tra lúa) - cha ( mẹ)
+ trà ( uống trà) - chà( chà sát)
+ trả( trả lại)- chả( bánh chả)
+trao( trao nhau)- chao( chao cánh)
+ tráo( đánh táo)- cháo( bát cháo) 
- HS đọc yêu cầu bài
-HS làm bài vào vở,1HS lên bảng làm
- 1 HS đọc thành tiếng bài đúng
Truyện đáng cười ở chỗ nhà phê bình xin vua cho trở lại nhà giam vì ngụ ý nói rằng sáng tác của nhà vua rất dở.
5'
1'
22'
8'
3'
TIẾT 5 : KHOA HỌC
GV dự trữ dạy
---------------------------------------o0o-------------------------------------
Ngày soạn: 26 .11.2011 Ngày dạy : Thứ 3/29/11/2011
TIẾT 1 : TOÁN
TIẾT 72 : LUYỆN TẬP CHUNG (TR.72)
I. Mục tiêu
 - Biết thực hiện phép tính với số thập phân.
 - So sánh các số thập phân.
 - Vận dụng để tỡm x.
 - Bài tập cần làm: Bài 1(a,b,c); Bài 2(cột 1); Bài 4(a,c)
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng, SGK, thước...
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động dạy
TL
 Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Chữa BT 1d; BT4 tr.72
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài. Ghi đầu bài 
b. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a,b,c
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết phần c) của bài toán lên bảng 100 + 7 + và hỏi : Để viết kết quả của phép cộng trên dưới dạng số thập phân trước hết chúng ta phải làm gì ?
- Em hãy viết dưới dạng số thập phân.
- GV YC HS thực hiện phép cộng.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2(cột 1)
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì 
- GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại, sau đó nhận xét và chữa bài.
Bài 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
4. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1'
5'
1'
15'
 5'
12'
3'
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
+Trước hết chúng ta phải chuyển phân số thành số thập phân.
 = 0,08.
 100 + 7 + 0,08 = 107,08
- 2 HS lên bảng làm bài
BT yêu cầu chúng ta so sánh các số.
- Trước hết chúng ta phải chuyển hỗn số 4 thành số thập phân.
- HS thực hiện chuyển và nêu :
4 = = 23 : 5 = 4,6
4,6 > 4,35
Vậy 4 > 4,35
- 1HS lên bảng làm các phần còn lại , HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm bài
a) 0,8 = 1,2 10
 0,8 = 12
 = 12 : 0,8
 x = 15
b) 210 : = 14,92 – 6,52
 210 : = 8,4
 = 210 : 8,4 
 x = 25
c) 25 : = 16 : 10
 25 : = 1,6
 = 25 : 1,6 
 x = 15,625
d) 6,2 = 43,18 + 18,82
 6,2 = 62
 = 62 : 62 
 x = 1
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI 29 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu 
 - Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm đựoc từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc (BT 4).
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Bài tập 1, 4 viết sẵn trên bảng lớp
 HS: SGK, VBTTV 5/1
III.Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động dạy
TL
 Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS đặt câu có danh từ, động từ. - GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài – ghi đầu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Yêu cầu HS làm trên bảng lớp.
- GVcùng lớp nhận xét bài của bạn
- Yêu cầu HS đặt câu với từ hạnh phúc. - Nhận xét câu HS đặt
Bài tập 2
- G ... Ngày soạn: 6/12/2011 Ngày dạy: Thứ 6/09/12/2011
TIẾT 1 : TOÁN
BÀI 80 : LUYỆN TẬP (TR.79)
I. Mục tiêu
 * Biết làm ba dạng toán cơ bản về tỷ số phần trăm:
 - Tính tỉ số phần trăm của hai số.
 - Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
 - Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm số đó.
 * Bài tập cần làm: Bài 1b; bài 2b; bài 3a.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng, SGK, thước...
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Chữa BT 3 tr.78
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
a.Giới thiệu bài – Ghi đâỡ bài
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1b
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét 
Bài 2b
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Muốn tìm 30% của 97 ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3a
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4 Củng cố – dặn dò 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm +Tính thương của 37 : 42 sau đó nhân thương với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải số đó.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a)Tỉ số phần trăm của 37 và 42 là
37 : 24 = 0,8809
b)Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là: 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
Đáp số : a) 88,09% ; b) 10,5%
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Muốn tìm 30% của 97 ta lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100.
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
a) 30% của 97 là :
97 30 : 100 = 29,1
b) Số tiền lãi của cửa hàng là :
6000 00015:100=900000(đồng)
 Đáp số : a) 29,1
 b) 900 000 đồng
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp
 - Lấy 72 nhân với 100 và chia cho 30.
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
a) Số đó là :
72 100 : 30 = 240
b) Trước khi bán cửa hàng có số gạo là :
420 100 : 10,5 = 4000 (kg)
Đáp số : a) 240 ; b) 4 tấn
TIẾT 2 : ĐỊA LÝ
BÀI 16 : ÔN TẬP
I. Mục tiêu
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đó học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 - Chỉ tên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nhiệp, cảng biển lớn ở nước ta.
 - Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khhí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy - học
 GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
 - Các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
 - Phiếu học tập của HS.
HS: vở, sgk
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. KT bài cũ 
+ Thương mại gồm các hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
+ Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu.
GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
 *Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
Hoạt động 1 :Bài tập tổng hợp
 - GV chia HS thành các nhóm yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập
 - GV mời HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý a, e trong bài tập 2 là sai.
HĐ2: Trò chơi: ô chữ kì diệu
 1'
 5'
1'
10'
15'
 2 HS thực hiện yêu cầu
HS lắng nghe nhắc lại tên bài
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HScùng thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8-15 để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, mỗi nhóm báo cáo về 1 câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) Câu này sai vì dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng và ven biển, thưa thớt ở vùng núi và cao nguyên.
e) Sai vì đường ô tô mới là đường có khối lượng vận chuyển hàng hoá, hành khách lớn nhất nước ta và có thể đi trên mọi địa hình, ngóc ngách 
để nhận và trả hàng. Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển ở nước ta.
- Chuẩn bị
+ 2 bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh)
+ Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ (hoặc chuông).
+ GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc rung chuông.
+ Đội trả lời đúng được nhân được ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình (gắn đúng vị trí).
+ Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi.
+ Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ.
	- Các câu hỏi:
1) Đây là hai tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
2) Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
3) Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
4) Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất ở nước ta.
5) Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
6) Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này.
7) Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8) Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
9) Tỉnh này nổi tiếng với nghề thủ công làm tranh thêu.
10) Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở tỉnh này.
- GV tổng kết tò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
4. Củng cố, dặn dò (3')
- Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn tập các kiến thức, kĩ năng địa lí đã học và chuẩn bị bài sau
TIẾT 3: ÂM NHẠC
HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
I Mục tiêu.
- HS thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát tự chọn. Các em có thêm hiểu biết về 
những bài hát của địa phương.
 - Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
 - Góp phần giáo dục HS thêm yêu cuộc sống bình yên và biết đem niềm vui đến với 
mọi người.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn, nhạc cụ quen dùng
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. hoạt động dạy học
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
Học hát (Bài hát tự chọn)
1. Học bài hát (23’)
- GV giới thiệu tên, xuất xứ của bài hát.
- HS tìm hiểu nội dung (hoặc chép lời) bài hát
HS ghi bài
GV hướng dẫn
- HS học theo các bước thông thường, lưu ý hát đúng chỗ khó, thể hiện sắc thái, tình cảm của bài.( GV gợi cho Hs niềm vui, niềm tự hào khi học bài dân ca hoặc bài hát của địa phương, bài hát của nhà trường).
HS thực hiện
2. GV trình bày bài hát (10’)
- HS hát kết hợp các hoạt động như gõ đệm, vận động theo nhạc hoặc tổ chức trò
HS nghe
Chơi.
- HS trình diễn bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
HS khởi động giọng hát kết hợp hoạt động
3. Củng cố kiểm tra (2’)
-HS trình bày bài hát
-HS thuộc bài hát
- HS về nhà ôn bài học thuộc bài hát.
TIẾT 4 : TẬP LÀM VĂN
BÀI 32: LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
 I. Mục tiêu
 - Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
 - Biết làm một biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT 2).
II. Đồ dùng dạy học
 GV: giấy khổ to và bút dạ, 
 HS : vở, bút, SGK
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn tả em bé - Nhận xét ghi điểm
 3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
 b. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm2 
- HS trả lời câu hỏi của bài GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS
Nhận xét, chốt ý.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS dọc bài viết của mình
- Nhận xét cho điểm 
4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 1'
5'
 1'
10'
20'
 2'
- HS đọc bài của mình
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu và nội dung của BT
- HS thảo luận nhóm2
-Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
* Giống nhau:
- Phần mở đầu: Có tên biên bản, có quốc hiệu, tiêu ngữ
- Phần chính: cùng có ghi
+ Thời gian - Địa điểm - Thành phần có mặt
- Nội dung sự việc
- Phần kết : cùng có ghi: ghi tên - Chữ kí của người có trách nhiệm
*Khác nhau: - Biên bản cuộc họp có; báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có: lời khai của những người có mặt
- HS đọc
- HS tự làm bài 
- 3 HS đọc bài viết của mình
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 16
I. Mục tiêu: 
 Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực,rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 16.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 16
 a. Đạo đức
	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
b. Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Hiền, Hòa, Dung, Trang,...
	- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay nói chuyện riêng như: Thu, Thảo, Giới, Hậu
c. Hoạt động khác
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gon gàng.
	- Việc duy trì đeo khăn quàng đội viên chưa nghiêm túc
	- Đã tiến hành lao động làm nhà vệ sinh khu trường song chưa hoàn thành.
2. Kế hoạch tuần sau
  - Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém, hoàn thành nốt các công việc chưa làm song, duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
 - Tiếp tục xây dựng các phong trào học nhóm.
 - Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 - Học tập, noi gương tác phong anh bộ đội cụ Hồ.
 - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Lớp sinh hoạt văn nghệ
 Cán sự văn nghệ điều khiển lớp
---------------------------------------o0o--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15, 16.doc