I. MỤC TIÊU:
- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Đầm sen. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu s hoặc x và các tiếng có phụ âm cuối là t; nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy.
- Ôn các vần en, oen. Học sinh tìm được tiếng có vần en, oen trong bài. Tiếng có vần en, oen ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần en, oen.
- Hiểu: Học sinh hiểu từ ngữ: đài sen, nhị, thanh khiết, ngan ngát. Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen.
- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Đầm sen.
TUẦN 28: Thứ hai ngày 22 tháng 03 năm 2004 Chào Cờ Tiết 1: SINH HOẠT LỚP ------------------------------------------------ Tiết 2: Môn: Tập Đọc Bài: ĐẦM SEN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Đầm sen. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu s hoặc x và các tiếng có phụ âm cuối là t; nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy. Ôn các vần en, oen. Học sinh tìm được tiếng có vần en, oen trong bài. Tiếng có vần en, oen ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần en, oen. Hiểu: Học sinh hiểu từ ngữ: đài sen, nhị, thanh khiết, ngan ngát. Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen. Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Đầm sen. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc. Học sinh: SGK, bảng con, phấn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Giáo viên gọi đọc bài và trả lời câu hỏi: Khi bị đứt tay cậu bé có khóc không? Lúc nào cậu bé mới khóc? Vì sao? Bài này có mấy câu hỏi? - Viết bảng: cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Đầm sen. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài đọc. - Phương pháp: Trực quan–Đàm thoại. a. Giáo viên đọc mẫu lần 1 hoặc học sinh khá, giỏi đọc. Giọng chậm rãi, khoan thai. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: - Luyện đọc các tiếng, từ ngữ. - Giáo viên treo bảng phụ có ghi từ. - Từ nào các em không hiểu? - Giáo viên giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc câu. - Giáo viên cho học sinh đọc trơn từng câu trong bài. - Luyện đọc đoạn, bài. - Giáo viên cho học sinh đọc theo đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến mặt đầm. Đoạn 2: Hoa sen xanh thẫm. Đoạn 3: Phần còn lại. - Giáo viên yêu cầu đọc đồng thanh 1 lần. Hoạt động 2: Ôn lại các vần en, oen. - Mục tiêu: Đọc nhanh các tiếng có vần en, oen. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Tìm tiếng trong bài có vần en, oen. - Tìm tiếng ngoài bài mà em biết có chứa vần en hay oen. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Nói câu chứa tiếng có vần en hay oen. - Tổng kết, khen đội thắng. 4. Hát chuyển tiết 2: Hát - Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - 2 Em viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con. - Học sinh đọc từ. - Học sinh ghép từ khó. - Học sinh trả lời. - Học sinh giải nghĩa trước. - Học sinh đọc CN – ĐT - Nhóm. - Học sinh đọc CN – Tổ – Nhóm ĐT cả lớp. - Học sinh đọc cá nhân, 2 – 3 em đọc cả bài. - Bạn nhận xét. - Học sinh: sen, ven, chen - Học sinh thi đua tìm tiếng. - Học sinh quan sát tranh và đọc câu mẫu. - Học sinh thi nói câu. Tiết 3: Môn: Tiếng Việt Bài: ĐẦM SEN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Đầm sen. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu s hoặc x và các tiếng có phụ âm cuối là t; nghỉ hơi sau dấu chấm, phẩy. Ôn các vần en, oen. Học sinh tìm được tiếng có vần en, oen trong bài. Tiếng có vần en, oen ngoài bài. Nói câu chứa tiếng có vần en, oen. Hiểu: Học sinh hiểu từ ngữ: đài sen, nhị, thanh khiết, ngan ngát. Hiểu nội dung bài: Vẻ đẹp của lá, hoa và hương sen. Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Đầm sen. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc. Học sinh: SGK, bảng con, phấn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Các hoạt động: Hoạt động 1: - Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và nội dung luyện nói theo chủ đề. - Phương pháp: Luyện tập. a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu bài. - Giáo viên gọi một bạn đọc đoạn 1. Tìm những từ ngữ miêu tả lá sen. Giáo viên cho 1 học sinh đọc đoạn 2 và hỏi: Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào? Lá sen và hương sen đẹp còn hương sen thì sao? - Giáo viên cho gọi 2 – 3 học sinh đọc lại. - Giáo viên nhận xét. b. Luyện nói: - Giáo viên cho học sinh quan sát bài luyện nói về đầm sen. - Giáo viên hướng dẫn học sinh nói theo nhiều hướng khác về đầm sen. 4. Củng cố: - Đọc lại toàn bài. - Trpng các loài hoa em thích nhất hoa nào? - Khen ngợi những học sinh có tiến bộ. - Về nhà đọc lại toàn bài. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Mời vào. - 1 Học sinh đọc. - Màu xanh mát, cao thấp chen nhau. - 1 Học sinh đọc đoạn 2. - Hoa sen nở, cách hoa đỏ nhạt, xoè ra - Học sinh đọc câu văn. - 2 – 3 Học sinh đọc lại toàn bài. - Học sinh học thuộc lòng. - Học sinh quan sát tranh minh họa và đọc câu mẫu. - Học sinh đọc và nói. - 1 – 2 Học sinh đọc. - Vỗ tay. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: ---------------------------------------------------------------- Tiết 4: Môn: Đạo Đức Bài: CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh hiểu cần phải chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay, cách chào hỏi, tạm biệt. Hiểu ý nghĩa của lời chào hỏi, tạm biệt. Kĩ năng: Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, lễ độ với mọi người. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: VBT, điều 2 torng công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đồ dùng hóa trang, bài hát. Học sinh: Vở bài tập đạo đức. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Cần chào hỏi khi nào? - Cần tạm biệt khi nào? - Chào hỏi, tạn biệt thể hiện được điều gì? - Giáo viên nhận xét, chấm điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Học sinh làm BT2. - Mục tiêu: Giúp học sinh có thói quen chào hỏi và tạm biệt. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành. - Giáo viên cho học sinh làm bài tập. - Giáo viên chốt ý: Tranh 1: Các bạn nhỏ cần chào hỏi thầy cô giáo. Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách. Hoạt động 2: Thảo luận BT3. - Mục tiêu: Chào hỏi đúng ở mỗi tình huống. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên chia nhóm. - Đại diện lên trình bày. - Giáo viên kết luận: Không nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen trong bệnh viện, rạp hát trong giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy, em có thể chào bạn bằng cách gật đầu hoặc mĩm cười, giơ tay vẫy. Cần chào hỏi khi gặp gỡ, tạm biệt khi chia tay. Chào hỏi, tam biệt thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Giáo viên cho đọc câu tục ngữ: Lời chào cao hơn mâm cỗ. 4. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Chào hỏi và tạm biệt tiết 2. Hát - Học sinh trả lời. - Học sinh làm bài và sửa bài. - Học sinh nhận xét. - Học sinh thảo luận. - Bạn bổ sung. - Học sinh thảo luận và nêu khi chào hỏi gặp gỡ và khi chào chia tay. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: Thứ ba ngày 23 tháng 03 năm 2004 Tiết 1: Môn: Tập Viết Bài: TÔ CHỮ HOA M I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh tô đúng và đẹp các chữ M. Viết đúng và đẹp các vần oe, oen, các từ ngữ: hoa sen, nhoẻn cười. Kĩ năng: Viết đúng, đẹp, đúng cỡ chữ, đúng kiểu chữ, đều nét, đưa bút theo đúng qui trình viết. Cách đúng khoảng cách giữa các con chữ theo chữ mẫu. Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn các vần, từ. Học sinh: Bảng con, phấn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Giáo viên kiểm tra bài viết. - Học sinh viết bảng: ngoan ngoãn, đoạt giải. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Tập tô chữ M hoa. Hoạt động 1: - Mục tiêu: Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên đưa bảng phụ có chữ M và hỏi: Chữ hoa M gồm mấy nét, đó là những nét gì? M M M - Giáo viên vừa viết vừa nêu qui trình viết chữ hoa M. Hoạt động 2: - Mục tiêu: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng, giảng từ, rèn tính thẩm mỹ. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên treo bảng phụ. oe oen hoa sen nhoẻn cười - Giáo viên chỉnh sửa bài viết học sinh. Hoạt động 3: - Mục tiêu: Hướng dẫn viết vở, rèn chữ viết đúng đẹp, chính xác độ cao. - Phương pháp: Thực hành. - Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách cầm bút và tư thế ngồi. - Giáo viên cho học sinh viết vở. - Giáo viên quan sát, uốn nắn. - Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài. 4. Củng cố: - Giáo viên chọn bạn viết đúng. - Về nhà luyện viết phần B. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Tô chữ N hoa. Hát - 3 – 4 Học sinh. - Học sinh viết bảng. - Gồm 4 nét, nét cong trái, nét sổ thẳng, nét lượn phải, nét thẳng cong phải. - Học sinh viết trong không khí, đưa tay theo. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh đọc vần từ ngữ trên bảng. - Phân tích tiếng có vần oe, oen. - Học sinh đọc ĐT. - Học sinh nhắc lại cách nối nét giữa các chữ, khoảng cách các con chữ. - Học sinh tập viết bảng con. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh viết vở tập viết. Tiết 2: Môn: Chính Tả Bài: ĐẦM SEN I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng và đẹp bài ca dao Đầm sen. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả trong SGK. Nhớ được qui tắc chính tả: âm gh đi với các nguyên âm i, ê, e. Thái ... oc ngoài bài. Nói được câu chứa vần oc, ooc. Hiểu: Học sinh hiểu được từ ngữ trong bài. Thấy được vẻ đẹp của lông công, đuôi công, đặc điểm đuôi công từ lúc bé đến lúc công trưởng thành. Tìm và hát bài hát về công. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói. Học sinh: SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ: Mời vào và trả lời câu hỏi. Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà? Gió được mời vào trong nhà bằng cách nào? - Giáo viên cho học sinh viết bảng các từ: kiễng chân, soạn sửa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Mục tiêu: Học sinh đọc các từ khó, đọc giỏi, nhanh cả bài. - Phương pháp: Đàm thoại – Trực quan. a. Giáo viên đọc mẫu. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Giáo viên viết từ bảng lớp. - Giáo viên giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc câu. - Giáo viên cho học sinh đọc nối nhau. - Luyện đọc cả bài. - Chia làm 2 đoạn. Đoạn 1: Từ đầu rẻ quạt. Đoạn 2: Phần còn lại. - Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2: Ôn lại các vần oc, ooc. - Mục tiêu: Tìm tiếng, câu có chứa vần oc, ooc. - Phương pháp: Luyện tập. a. Tìm tiếng trong bài có vần oc. b. Tìm tiếng ngoài bài có vần oc hay ooc. - Thi đua chia thành nhóm. - Giáo viên nhận xét. c. Thi nói nhanh, đúng, câu chứa tiếng có vần oc, ooc. - Giáo viên cho quan sát SGK. - Giáo viên cho học sinh suy nghĩ để tìm câu chứa tiếng. - Giáo viên và cả lớp nhận xét. 4. Hát chuyển tiết 2: Hát - 1 –2 Học sinh đọc. - Học sinh trả lời. - Học sinh viết bảng con. - Học sinh đọc từ 3 – 5 em. - Phân tích từ khó. - Đọc trơn từng câu theo dãy bàn. - CN đọc từng đoạn 4 – 5 em đọc. - Nhóm ĐT, dãy bàn. - Học sinh tìm nhanh: ngọc. - Học sinh thi đua tìm đúng, nhanh, nhiều. - Học sinh tính điểm. - Học sinh đọc câu ứng dụng dưới tranh. Môn: Tập Đọc Bài: CHÚ CÔNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài Chú công. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu ch, tr, n, l, v, r, các thanh hỏi, ngã, các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy. Ôn các tiếng có vần oc, ooc: Học sinh tìm được tiếng có vần oc trong bài. Tìm được tiếng có vần oc, ooc ngoài bài. Nói được câu chứa vần oc, ooc. Hiểu: Học sinh hiểu được từ ngữ trong bài. Thấy được vẻ đẹp của lông công, đuôi công, đặc điểm đuôi công từ lúc bé đến lúc công trưởng thành. Tìm và hát bài hát về công. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, phần luyện nói. Học sinh: SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: - Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc. - Phương pháp: Đàm thoại. a. Tìm hiểu bài. - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì? Chú biết làm những động tác gì? - Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Sau 2 – 3 năm công đẹp như thế nào? Đọc diễn cảm cả bài. b. Luyện nói: - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu của bài. - Giáo viên cho học sinh hát. 4. Củng cố: - Gọi 1 học sinh tả lại vẻ đẹp của câu. - Yêu cầu đọc bài văn diễn cảm. - Giáo viên tuyên dương. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Chuyện ở lớp. Hát - Cả lớp đọc thầm và mời học sinh đọc và trả lời câu hỏi. - 2 – 3 Học sinh đọc bài. - Bài hát về công. - Học sinh hát. - Thi hát. - Học sinh thực hiện. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: ------------------------------------------------------- Tiết 3: Môn: Kể Chuyện Bài: NIỀM VUI BẤT NGỜ I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh nghe giáo viên kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh và sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kĩ năng: Biết cách đổi giọng để phân biệt lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. Thái độ: Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi và thiếu nhi cũng yêu Bác Hồ. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK. Học sinh: Chuẩn bị bài trước. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Kể lại đoạn chuyện mà em thích trong chuyện: Bông hoa cúc trắng. - Truyện có ý nghĩa gì? - Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: - Giới thiệu bài: Niềm vui bất ngờ. Hoạt động 1: Kể chuyện - Mục tiêu: Học sinh nghe nhớ nội dung câu chuyện. - Phương pháp: Kể chuyện. - Giáo viên kể câu chuyện lần 1. - Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - Mục tiêu: Học sinh mạnh dạn kể lại câu chuyện một cách mạch lạc. - Giáo viên treo tranh 1 và hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Em hãy đọc câu hỏi dưới tranh? - Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại nội dung tranh 1. - Tiến hành tương tự với những tranh còn lại. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa. Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Mục tiêu: Học sinh hiểu và rút ra được ý nghĩa câu chuyện. - Phương pháp: Giảng giải – Đàm thoại. - Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì? - Giáo viên nhận xét. 4. Củng cố: - Ai kể được câu chuyện cho cô và các bạn nghe? - Giáo viên liên hệ giáo dục. - Hát bài hát về bác Hồ. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Sói và Sóc. Hát - 2 - 3 Học sinh kể. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh trả lời. - 2 – 3 Học sinh kể tranh 1. - Bạn nhận xét. - 1 – 2 Em kể lại câu chuyện theo phân vai. - 1 – 2 Em kể. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: ------------------------------------------------- Tiết 4: Môn: Toán Bài 108: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại các dạng toán đã học. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng lập đề bài toán rồi tự giải và viết bài giải của bài toán. Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực học tập. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sử dụng các tranh vẽ trong SGK. Học sinh: Sách giáo khoa. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: (1’) 2. Bài cũ: Luyện tập. 3. Bài mới: - Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vài tranh nêu bài toán. Bài 1: Phần a. - Giáo viên cho học sinh đọc bài toán, tự giải và viết bài giải. - Phần b tương tự phần a. Bài 2: Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ rồi tóm tắt. 4. Củng cố: - Giáo viên dưa 1 số tranh ảnh hoặc mô hình để học sinh đặt đề toán. 5 Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Phép cộng trong phạm vi 100. Hát - Học sinh nêu nhiệm vụ bài làm. - Viết phần còn thiếu để hoàn chỉnh bài. - Học sinh làm tóm tắt rồi giải toán. - Học sinh đọc đề tóm tắt. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: --------------------------------------------------------- Tiết 5: Môn: Mỹ Thuật Tên bài dạy: VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG – ĐƯỜNG DIỀM I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của hình vuông và đường diềm có trang trí. Kĩ năng: Biết cách vẽ họa tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm. Vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích. Thái độ: Giáo dục học sinh tính thẩm mỹ, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Một số bài trang trí hình vuông, đường diềm. Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy... III.CÁC HOẠT ĐỘNG: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Nhận xét bài vẽ xe ô tô. 3. Bài mới: Hoạt động 1: - Mục tiêu: Giới thiệu cách trang trí hình vuông và đường diềm. - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại. - Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, đường diềm để học sinh nhận ra vẻ đẹp của chúng. - Giáo viên tóm tắt: Có thể trang trí hình vuông bằng nhiều cách khác nhau. Có thể dùng để trang trí những đồ vật như: khăn quàng, cái thảm, diềm áo Hoạt động 2: - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh cách làm bài. - Phương pháp: Thực hành. - Giáo viên yêu cầu xem hình 2 SGK. - Nhìn hình đã có để vẽ tiếp vào chỗ cần thiết. Chú ý hình vẽ giống nhau cần vẽ bằng nhau. - Gợi ý cách vẽ màu. Tìm màu và vẽ màu theo ý thích. Các hình giống nhau vẽ một màu. Màu nền khác với màu của các hình vẽ. Hoạt động: Thực hành. - Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh thực hành cách vẽ, trang trí. - Phương pháp: Thực hành. - Giáo viên yêu cầu vẽ tiếp hình. - Giáo viên theo dõi và giúp học sinh hoàn thành bài. - Giáo viên chú ý vẽ và độ đậm nhạt. 4. Nhận xét: - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về cách vẽ màu ở vở bài tập. - Tìm ra bài vẽ đẹp. 5. Tổng kết: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bì bài tiếp theo. Hát - Học sinh nhận xét. - Học sinh quan sát. - Học sinh quan sát và nêu nhận xét. - Học sinh vẽ tiếp và vẽ màu theo ý thích vào hình 2. - Học sinh nhận xét. Rút kinh nghiệm: Phần bổ sung: KHỐI TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU
Tài liệu đính kèm: